Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 hay
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Ngữ Văn Lớp 11 hay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 23 – 8 – 2008. Tiết: 01. Baì soạn : Vào phủ chúa trịnh Trích “thượng kinh kí sự” (Lê Hữu Trác) I - Mục tiêu bài học: - Giúp Hs: + Thấy được hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa, tâm trạng thái độ của tác giả khi nhìn thấy bức tranh hiện thực đó. + Thấy được ngòi bút kí sự tài tình của LHT. + Nhận biết và rèn luyện cách phân tích kí sự. II - Phương tiện hỗ trợ dạy học: - SGK + sgv. - Thiết kế ngữ văn 11. - Bảng phụ. III - Nội dung bài học: 1. ổn định lớp: 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt - Gv : Cho Hs đọc và tóm tắt vài nét cơ bản về tác giả ? - Hs : Cho biết nội dung ? Tóm tắt tác phẩm ? - Hs : Theo em những vấn đề cần nắm trong đoạn trích là gì ? - Hs: Hãy tìm những chi tiết cơ bản nhất miêu tả về quang cảnh nơi phủ chúa? Qua những chi tiết đó gợi cho em biết điều gì? - Hs: Cung cách s/h nơi phủ chúa như thế nào? Qua đó gợi cho em suy nghĩ gì? - Gv: Cho Hs tìm vài dẫn chứng cụ thể. - Gv: Đây là chi tiết đắt của câu chuyện. Cho Hs bình. - Hs : Theo em qua sự đối lập đó tác giả gửi gắm điều gì ? - Gv : Em hãy nhận xét về cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa ? Hs: Liên hệ tới những tác phẩm khác nói về quyền uy của chúa? - Gv: Chia nhóm Hs thảo luận. Định hướng cho Hs vấn đề. N1: Thái độ khi đứng trước phủ chúa? N2: Thái độ khi được mời ăn cơm? N3: Thái độ khi miêu tả nơi ở của thế tử? N4: Thái độ khi nói về bệnh trạng và kê đơn cho thế tử? - Hs: Nhóm 1 trình bày. - Hs: Nhóm 2 trình bày. - Hs: Nhóm 3 trình bày. - Gv: Với cách miêu tả về chỗ ở của thế tử như thế gợi cho em suy nghĩ gì? - HS : So sánh cuộc sộng của nhân dân trong thời đại bấy giờ. - HS: Em hiểu gì về đặc điểm Vua chúa phong kiến Việt nam qua Phủ chúa Trịnh? HS: Phân tích sự day dứt, băn khoan của Lê Hữu Trác? - HS: Đọc “ Ghi nhớ”. Nêu nội dung chính cần nắm. - GV: Chuẩn bị bài tập ở bảng phụ. - HS: Luyện tập. Đối chiếu kết quả? - GV: Hệ thống kiến thức mới cho học sinh chủân bị. I. Tiểu dẫn : 1. Tác giả : - Hiệu Hải Thượng Lãn Ông . - Quê ở Hải Dương. - Là một danh y nổi tiếng, vừa viết sách, vừa dạy học và truyền bá y học. Ông có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà. 2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự”. - Thượng kinh kí sự: ghi chép lại những sự việc đến kinh đô, những câu chuyện có thật tương đối hoàn chỉnh. - Nội dung tác phẩm. 3. Đoạn trích : Vào phủ chúa Trịnh : - Nội dung : Việc LHT vào kinh, vào phủ chúa bắt mạch chữa bệnh cho Trịnh Cán. II. Đọc hiểu đoạn trích : 1. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa : a). Quang cảnh: - Vào phủ phải qua nhiều cửa. - Mỗi cửa có một vệ sĩ canh gác. - Cây cối um tùm, hoa đua thắm. - Ai muốn ra phải có thẻ. - Nhà Đại Đường: Hai bên hai cái kiệu vua chúa đi. Đồ dùng sơn son thiếp vàng. “Phòng trà”: Nơi uống thuốc. Đây là nơi che dấu bệnh tật hay che dấu sự xa hoa, truỵ lạc nơi phủ chúa. Quang cảnh tráng lệ, lộng lẫy. Vị trí của vua chúa trong phủ được coi trọng và đề cao. b). Cung cách sinh hoạt: - Khi mời thầy thuốc vào chữa bệnh được ngồi cáng. - Có tên lính ngồi trước chỉ đường. Cáng chạy như ngựa lồng… Sự việc gấp gáp, khẩn thiết chứng tỏ chức vị của chúa được đề cao. - Lời lẽ nhắc đến chúa và thế tử phải hết sức cung kính, lễ độ. - Chúa Trịnh luôn có phi tần chầu chực. Ta thấy tác giả ko trực tiếp nhìn thấy chúa mà ông chỉ làm theo lệnh của chúa do quan chánh đường truyền. Nội cung trang nghiêm đến nỗi khi vào tác giả phải “nín thở từ xa” “khúm núm trước sập xem mạch”. - Phòng ở của chúa: + Tối om, rộng rãi, có sơn son thiếp vàng cho thế tử ngồi. Khi xem bệnh cho thế tử: 1 thế tử 5 – 6 tuổi 1 cụ gìa quì lạy Ngồi trên sập >< Được khen Lạy khéo. Đây là sự đối lập về quyền lực và địa vị. Tác giả đề cao quyền con người cần được tôn trọng. Như vậy cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa với bao lễ nghi, khuôn phép, nói năng,... cho ta thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng cung c/s xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà chúa Trịnh Sâm. 2. Tâm trạng, thái độ của tác giả khi đến phủ chúa : - Đứng trước phủ chúa xa hoa lộng lẫy tác giả nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Nó gợi nên sự mỉa mai, châm biếm cuộc sống nơi phủ chúa và lại xót xa cho cuộc sống dân tình. - Khi được mời ăn cơm tác giả nhận xét: “Mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn là thứ của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. - Khi miêu tả nơi ở của Thế tử: “ ở trong tối om, ko thấy cửa ngõ gì cả”. Đó là một không khí ngột ngạt, thiếu sinh khí. Người đọc thấy khó thở. - Khi nói về bệnh trạng của Thế tử, ông nhận xét: “ Vì Thế tử ở trong chốn màn che tướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi ”. Cách dùng từ cho thấy tác giả mỉa ma sự thừa thải vô độ của phủ chúa. Một tầng lớp vua chúa yếu ớt, mỏng manh không thể đủ sức để bảo vệ cho cuộc sống của nhân dân. Đó cũng là đặc điểm chung của vua chúa phong kiến Việt nam. Họ là cha mẹ của dân nhưng thực tế thì họ ăn trên mồ hôi, nước mắt của dân. Chỉ khi Vua chúa tự ý thức, tự thay đổi cách sống, môi trường sống thì khi đó sức mới dai, chí mới bền để bảo vệ dân chúng. - T/giả băn khoăn và day dứt giữa: Quyền lợi >< Đức độ của một lương y. ở lại phủ về núi chấp nhận cuộc sống hoà với c/sống dân tình giàu sang. vẹn chữ “tâm – tài”. Cái tâm, đức độ củ người thầy thuốc có trách nhiệm đã giải thoát cho chính ông. Ông dửng dưng trước cái giàu sang, trước sự quyến rủ của vật chất đầy lộng lẫy. Ông hoàn toàn không đồng tình với cuộc sống quá no đủ, thiếu không khí, ngột ngạt, bí, thiếu ánh sáng, ninh khí và gò bó không tự do nơi phủ chúa. Đó là cuộc sống cần lên án, chỉ trích. Đó chính là sự tương phản giữa trong >< đục. Lê Hữu Trác là người tài - đức vẹn toàn. Một thầy thuốc giỏi, dày kinh nghiệm, có ý thức, trách nhiệm và có lương tâm cao quý. 3. Nghệ thuật ký sự độc đáo. - Tài quan sát tỷ mĩ, ghi chép trung thực,, tả cảnh sinh động. - Cách kể chuyện hấp đẫn, có sức lôi kéo và thu hút sự tò mò của người đọc. - Tính chân thực của tác phẩm được thể hiện rất rõ. III – Tổng kết. 1. Giá trị hiện thực và giá trị tư tưởng của đoạn trích. - Đoạn trích đã vẽ lại bức tranh của cuộc sống xa hoa, quyền quý nơi phủ chúa. Qua đó cho thấy thái độ mĩa mai, châm biếm sâu xa. Đồng thời là nỗi đau đớn cho ngời dân vô tội. Đó còn là một tài năng Lê Hữu Trác coi thường danh lợi hào hoa. 2. Giá trị nội dung. IV – Củng cố và luyện tập. 1. Luyện tập. - so sánh đoạn trích “ Vào phủ chúa trịnh” với “ Vũ trung tuỳ bút ” ( Phạm Đình Hổ) ở lớp 9 mà em đã học để thấy một hiện thực của Vua chúa Phong kiến Việt nam. 2. Củng cố. a) Kiến thức cần nắm. b) Chuẩn bị kiến thức mới cho bài sau. - Ngôn ngữ - tài sản chung được biểu hiện ở đâu? - Lời nói tại sao là ngôn ngữ riêng? - Cho chủ đề “ Tình bạn”. Nhóm 1,2 trong lớp thảo luận trước tìm ra cái chung – riêng của ngôn ngữ. - Tìm những câu thơ, bài tập viết về mùa thu? Hãy chỉ ra sự khác nhau? Ngày soạn : 24/08/08 Tiết: 02. Baì soạn : từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân I - Mục tiêu bài học: - Giúp Hs: + Thấy được ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội và ngôn ngữ là sản phẩm riêng của cá nhân. + Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ của Hs. + Giáo dục ý thức hs trong việc tôn trọng quy tắc sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo riêng của cá nhân về ngôn ngữ. II - Phương tiện hỗ trợ dạy học: - SGK + sgv. - Thiết kế ngữ văn 11. - Bảng phụ. III - Nội dung bài học: 1. ổn định lớp: 2. Bài mới: Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt - Gv : Dẫn vào bài mới. Cho chủ đề hs thảo luận. Chia nhóm Hs thảo luận. - Hs: Trình bày. - Gv: Nhận xét và kết luận trên bảng phụ cho Hs thấy. - Gv: Chuẩn bị bảng phụ ghi các câu thơ miêu tả mùa thu của các tác giả: NK, XD, LTL…. - Hs: So sánh và chr ra cái riêng? - Gv: Cho học sinh làm luyện tập. - Hs: Các địa phương khác nhau cùng tìm và trình bày ngôn ngữ, lời nói của địa phương mình. - Gv: Hệ thống kiến thức mới. I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội. 1. Chủ đề thảo luận: - Tình bạn. 2. Nhận xét: - Khi sử dụng ngôn ngữ mọi ngườiđều sử dụng mộtm tài sản chung với nhiều biểu hiện ,yếu tố chung. a). âm và thanh : - Nguyên âm và phụ âm. - Thanh trắc và thanh bằng. b). Các tiếng và từ ngữ: c). Các qui tắc, phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng ngôn ngữ: - Vd: Câu đơn Có 1: C – V. d). Phương thức chuyển nghiãn của từ: - Tạo sự đa nghĩa của từ . Vd : Già - Bạn này nom già.(tt) - Ông già được 20.000.(dt) - Sự chín chắn về suy nghĩ. II - Lời nói – sản phẩm riêng của cá nhân . 1. Thảo luận : - Thơ viết về mùa thu. 2. Nhận xét: - Mỗi một cá nhân cáo một cách sử dụng ngôn ngữ chung một cách khác nhau. Đó là sản phẩm riêng của từng người. - Biểu hiện cụ thể: a) Giọng nói, giọng điệu riêng. b) Vốn từ riêng. c) Sự chuyển đỗi sáng tác các từ ngữ quen thuộc. VD: “ Tôi muốn tắt nắng đi”. ( X. Diệu) “ Tắt” : Sự chuyển nghĩa sáng tạo. chỉ sự thay đổi quy luật thời gian, muốn thời gian ngừng trôi cho cuộc sống dài thêm. d) Cách sáng tạo từ mơí riêng. e) Cách sử dụng linh hoạt các quy tắc chung. + Vdụ : Nghệ thuật đảo ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương... Nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt. + Đảo Vị ngữ trước Chủ ngữ… III – Kết luận và luyện tập. Ghi nhớ. Kết luận. Luyện tập. - So sánh ngôn ngữ, lời nói riêng của các địa phương trong lớp. IV – Củng cố. Kiến thức cần nắm. Kiến thức mới cho tiết sau. Ngày soạn: 26/08/08 Tiết 03 – 04. Bài soạn: viết bài làm văn số 01. Nghị luận xã hội – A – Mục tiêu bài viết: 1) Củng cố kiến thức văn nghị luận học sinh đã hock ở lớp 10. 2) Vận dụng kiến thức với những vấn đề cập nhật trong XH hiện nay. B – Phương tiện dạy học. 1) SGK – SGV. 2) Thiết kế ngữ văn 11. 3) Bảng phụ, bài viết học sinh. C – Tiến trình lên lớp. 1) ổn định lớp. 2) Tiến trình lên lớp. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt - Gv : Cho Hs đề bài để làm. I – Cho đề ra. Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay II – Làm bài. * Yêu cầu: - Trật tự. - Chống tiêu cực. III – Thu bài. IV – Củng cố và dặn dò học sinh. 1) Rút kinh nghiệm giờ viết sau. 2) Dổn dò. 3) Chuẩn bị bài mới. Ngày soạn: 26/08/08 Tiết: 05. Bài soạn : tự tình ( Bài 2) - Hồ Xuân Hương - I - Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: - Giúp học sinh thấy được tâm trạng vừa buồn tủi nhưng vừa phẩn uất trước tình cảnh éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương. - Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng vầ phân tích thơ Đừơng luật. - Tích hợp với “ hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ”. II - Phương tiện hỗ trợ dạy học: - SGK + sgv. - Thiết kế ngữ văn 11. - Bảng phụ. III – Tiến trình bài học: Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt - Hs: Tóm tắt một vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương. ( HXH) - Hs: Đọc bài I, II. - Gv: Đọc bài III. - Hs: Cảm nhận chung về bài thơ. - Hs: Chỉ ra bối cảnh tâm trạng của nhân vật trữ tình. - Hs: bàn luận về từ “ trơ”. - Gv: Cho học sinh so sánh với câu: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ ”. ( Truyện Kiều). - Hs: Tìm câu thơ khác có “ trơ”. ( Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt). - Hs: Phát hiện cảnh và tình HXH như thế nào? - Gv: Ghi 2 câu lên bảng phụ. - Hs: Phát hiện sự độc đáo của 2 câu thơ? - Hs: Nhận xét về sức sống của cảnh vật. - Hs: Đọc hai câu cuối. Nêu cảm nhận chung? - Hs: nhận xét về nghệ thuật? - Gv: Hệ thống kiến thức cho bài mới. I – Tiểu dẫn: 1. Tác giả: - Quê: Quỳnh Đôi – Quỳnh Lưu – Nghệ An. - Cuộc đời: Tình duyên gặp nhiều éo le, trắc trở. ( Cuộc đời làm vợ lẽ : Tổng cóc ; Phủ Vĩnh tường). - Là phụ nữ nhưng bà đi rất nhiều, khám phá nhiều, là trường hợp hiếm thấy trong xã hội Phong kiến ( XHPK). - Là nhà thơ của phụ nữ, trào phúng, trữ tình. - Là sự đồng cảm, sẽ chia, khẳng định vẽ đẹp và khát vọng của người phụ nữ. 2. Chùm thơ “ Tự tình”. - Nội dung: Là sự tự bộc lộ tình cảm, cảm xúc về số phận của người phụ nữ. II - Đọc – hiểu bài thơ. - Bài thơ là một nghịch cảnh: Tình muôn màng, lở dở tromh khi thời gian lạnh lùng trôi. Một nỗi buồn tủi, phẩn uất, xót xa. 1. Hai câu đề. - Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn. - Không gian: Văng vẳng, thanh vắng. - Nhân vật trữ tình: “ Trơ cái hồng nhan”. Giữa đêm khuya thanh vắng, Hồ Xuân Hương cảm nhận, lắng nghe thời gian trôi. Cái nhịp “ dồn ” của trống gấp gáp vừa là bước đi dồn dập của thời gian, vừa là sự hối thúc, rối bời tâm trạng của tác giả. - “ Trơ”: Trơ trọi, cô đơn. Nghệ thuật đảo ngữ đã xoáy sâu vào nỗi đau, sự bẽ bàng tủi hổ của HXH về duyên phận. “ Trơ” kết hợp “cái hồng nhan’’ sự rẽ rúng, mĩa mai. Đó không chỉ là sự dãi dầu mà còn cay đắng. Câu thơ chỉ vẽ cái “ Hồng nhan” nhưng vẫn gợi lên cái “bạc phận”. Nỗi xót xa càng thấm thía, đau lại càng đau. + Nhịp của câu thơ : Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non. Càng nhấn mạnh sự cô đơn, bẽ bàng. + Bên cạnh nỗi đau còn là một bản lĩnh xã hội. Đó là một sự thách thức. Kết hợp “ với nước non” càng làm rõ sự thách đố, sự bền gan. 2. Hai câu thực: Thực cảnh và thực tình của HXH. - Nếu hai câu đầu vừa là ngoại cảnh vừa là tâm cảnh thì hai câu sau (thực) là cảnh tình HXH thể hiện qua hình tượng. + Trăng sắp tàn vẫn khuyết chưa tròn. + Tuổi xuân đã trôi qua mà duyên chưa trọn vẹn. - “ Say lại tỉnh”: HXH mượn rượu để quên sầu nhưng say càng say, sầu càng sầu. HXH vào vòng luẩn quẩn không thể thoát ra được. Tinh duyên trở thành trò đùa của con tao. Câu thơ là sự đồng nhất giã “ trăng ” và “ người”, ngoại cảnh và tâm cảnh. 3. Hai câu luận. Là nỗi niềm phẩn uất của tác giả. - Bên cạnh nỗi đau ta còn thấy một bản lĩnh, một sự phản kháng cao độ của HXH. Cảnh 2 câu thơ mang nặng tâm sự, sự phản kháng của Xuân Hương. - Nghệ thuật đảo ngữ: + Đám rêu: Cỏn con, hèn mọn không chịu mền yếu mọc “ xiên ngang mặt đất”. + Đá: Đã rắn chắc lại rắn chắc hơn, nhọn hoắt hơn để “ đâm toạc chân mây”. Đảo ngữ, đảo đoạn thơ mạnh lên đầu nhấn mạnh, làm nỗi bật sự phẩn uất của thi nhân, của con người. +Đt mạnh k/h những bổ ngữ thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của HXH. Thi nhân vạch trời, vạch đất mà hờn oán cho con người. Nó không đơn thuần là sự hờn oán, phẩn uất mà đó là sự phản kháng cao. Cảnh vật bài thơ căng tràn nhựa sống, một sức sống mãnh liệt, ngang tàng ngay trong tình cảnh bi thảm nhất. 4. hai câu kết. - Là sự chán chường của HXH. + Ngán: Sự chán nản, ngán ngẩm. XH ngán ngẩm nỗi éo le. Bạc bẻo của cuộc đời. + “ Xuân… lại” Tạo một vòng đời luẩn cuẩn. * Xuân Mùa xuân. Tuổi xuân Mùa xuân đi rồi lại trở lại. * Lại: Thêm một lần nữa sự trở lại của mùa xuân. Sự trở lại là sự ra đi của tuổi xuân. - Nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh sự nhỏ bé dần làm tăng nghịch cảnh éo le càng lớn. - Mảnh tình: San sẽ – tí – con con. Đã nhỏ càng nhỏ hơn, càng xót xa tội nghiệp hơn. - Câu thơ được viết ra từ tâm trạng của người mang thân làm lẽ. Đó củng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà hạnh phúc với họ chỉ là cái chăn quá hẹp. - Hồ Xuân Hương vừa đau buồn, vừa gắng gượng thách thức với duyên phận nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của bài thơ. III – Tổng kết – củng cố. 1. Ghi nhớ: SGK. - Nội dung: + Bài thơ là nỗi buồn, là sự thách thức duyên phận nhưng gắng gượng vươn lên vẫn rơi vào b kịch. - ý nghĩa nhân văn: Trong hoàn cảnh đau khổ, rơi vào bi kịch nhưng vẫn gắng gượng vươn lên. - Nghệ thuật: + Sử dụng từ ngữ đặc sắc, hình ảnh gợi cảm. 2. Củng cố. -Kiến thức cơ bản. - Chuẩn bị kiến thức bài mới. Ngày soạn : 28 – 8 - 08. Tiết số :6 Câu cá mùa thu (Thu điếu ) Nguyễn Khuyến A- Mục tiêu bài học Giúp Hs - Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ - cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn thi nhân: tấm lòng yêu thiên nhiên,yêu đất nước,tâm trạng thời thế - Thấy được tài năng thơ nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần,sử dụng từ ngữ B- Chuẩn bị phương tiện * Thầy : Sgk, sgv, tài liệu đọc thêm về Nguyễn Khuyến “NK về tác gia và tác phẩm” * Trò : Đọc Sgk, tìm hiểu bài theo câu hỏi gợi ý của Sgk. Đọc lại 2bài “Thu vịnh” và “Thu ẩm” C – Phương pháp sử dụng : - Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng - Tích hợp so sánh với 2 bài “Thu vịnh”, “thu ẩm” D- Nội dung và tiến trình Hoạt động của Gv - Hs Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1 - ổn định tổ chức – kiểm tra bài cũ) Hoạt động 2 Tìm hiểu tiểu dẫn - Hs đọc Sgk (?) Phần tiểu dẫn trình bày những vấn đề gì ? - hs dựa vào Sgk trình bày - Gv nhận xét, khái quát, giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu, có thể kể một số giai thoại về Nguyễn khuyến ( Thơ chửi Hoàng Cao Khải, Lê Hoan) Hoạt động 3 ( Đọc hiểu văn bản ) - hướng dãn học sinh tìm hiểu bài thơ theo hướng bổ dọc( cảnh thu và tình thu) - Gv yêu cầu hs đọc bài thơ và phát biểu ấn tượng tình cảm của mình khi đọc bài thơ ( bức tranh thu buồn, vắng, chứa đựng nhiều tâm sự ) (?) Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc, từ điểm nhìn đó cảnh thu được tác giả quan sát như thế nào ? - Hs trao đổi thảo luận theo tổ nhóm , cử đại diện trình bày - Gv theo dõi,tổ chức học sinh thảo luận bằng các câu hỏi gợi ý (?) So với “thu vịnh” điểm bao quát của tác giả có gì khác? (?) tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên nét riêng của cảnh thu? - Hs phát hiện những đặc trưng của ao thu, trời thu. * Gv bình giảng : Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được 2 đặc trưng của ao thu là “lạnh lẽo’ và “ trong veo”- ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy.Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là động đến một cái gì rất gần gũi thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật bình dị, chân thành với hồn quê Trời thu trong xanh, NK rất yêu màu của trời thu, cả 3 bài thơ thu ông đều nhắc đến màu xanh. “ Xanh ngắt” là xanh trong, tinh khiết đén tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp (?) Anh chị có nhận xét gì về không gian mùa thu qua những đường nét màu sắc chuyển động, âm thanh? - hs suy nghĩ trả lời, phát hiện những chi tiết tiêu biểu - Gv tổng hợp (?) Không chỉ độc đáo, điển hình cho mùa thu xứ Bắc, bức tranh thu còn gợi cho anh chị những cảm giác gì ? - hs phát biểu tự do - gv khái quát, tổng hợp * Gv nêu vấn đề: bài thơ với nhan đề “ câu cá mùa thu”, theo anh chị có phải Nguyễn Khuyến tập trung miêu tả cảnh câu cá không? Từ cảnh thu đã phân tích, anh chị cảm nhận điều gì về tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước ? - Hs trao đổi thảo luận, đại diện các nhóm trình bày . - Gv nhận xét tổng hợp (?) Đằng sau sự tĩnh lặng đó, anh chị cảm nhận thấy điều gì biến đổi trong tâm hồn thi nhân? Tại sao thi nhân lại có tâm trạng đó ? - Hs suy nghĩ, trao đổi - Gv tổng hợp Hoạt động 4 ( Tìm hiểu đặc sắc về nghệ thuật ) (?) Đọc lại bài thơ, anh chị có nhận xét gì về cách gieo vần của tác giả? Cách gieo vần như thế có tác dụng gì trong việc diễn tả cảnh thu, tình thu? Hãy nhận xét về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ? - Hs trao đổi thảo luận, đại diện trình bày - Gv tổng hợp Hoạt động 5 ( củng cố, dặn dò ) - Hs đọc ghi nhớ Sgk (?) Qua bài học anh chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến trong bức tranh thu? - Hs suy nghĩ phát biểu theo cảm nhận của cá nhân I) Tiểu dẫn - Nguyễn khuyến 1835 - 1909 - Hiệu Quế Sơn, tên lúc nhỏ Nguyễn Thắng - Sinh tại quê ngoại ở xã Hoằng Xá-ý Yên- Nam định . Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội : Làng Và- xã Yên Đổ- Bình Lục- Hà nam - Xuất thân:gia đình nho học nghèo, là người ham học, thông minh, đỗ đầu cả ba kì thi - Con người cương trực tiết tháo,có cốt cách thanh cao, tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết bất hợp tác với thực dân Pháp - Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn ( trên 800 bài gồm cả thơ văn, câu đối) - Thơ văn nói lên tình yêu quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống thuần hậu của người nông dân, đả kích châm biếm thực dân, phong kiến - Đóng góp nổi bật là mảng thơ Nôm,thơ làng cảnh, thơ trào phúng - Câu cá mùa thu(thu điếu) nằm trong chùm thơ thu 3 bài của Nguyễn II) Đọc hiểu văn bản 1) Cảnh thu a- Điểm nhìn độc đáo: khác với “thu vịnh” ,cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần,lại từ gần đến cao xa, còn “thu điếu” thì ngược lại. + Từ một khung ao hẹp, cảnh thu được mở ra theo nhiều hướng sinh động + Thời gian không phải là một ngày một buổi mà cả một mùa thu b- Cảnh thu độc đáo, rất riêng + Cảnh điển hình hơn cả cho mùa thu làng cảnh Việt Nam * Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc ( Ao thu, gió thu, trời thu) * Nguyễn Khuyến nắm bắt được cái thần thái rất riêng của cảnh thu: Không khí dịu nhẹ, cảnh vật thanh sơ - Màu sắc: nước trong, sóng biếc - Đường nét chuyển động nhẹ nhàng tinh tế ( sống hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây khẽ lơ lửng ...) - Cảnh vật toát lên sự hài hoà, xứng hợp: Ao nhỏ-thuyền bé; gió nhẹ- sóng gợn; trời xanh- nước trong; khách vắng teo- chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng + Cảnh buồn, tĩnh lặng * Không gian tĩnh, vắng người vắng tiếng, hẹp và thu nhỏ trong lòng ao, khu xóm * Các chuyển động khẽ không đủ tạo nên âm thanh. Cả tiếng và hình đều cực nhỏ * Toát lên vẻ vắng lặng hiu quạnh: ấn tượng về một thế giới ẩn dật, lánh đời thoát tục. Đó là cái hồn thu, cái hồn của cuộc sống nông thôn xưa được Nguyễn khuyến ghi nhận, cái tĩnh của một cuộc sống âm ỉ kín đáo 2) Tình thu - Nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng, gửi gắm tâm sự * Cõi lòng tĩnh lặng để + Cảm nhận độ trong veo của nước + Cảm nhận cái hơi gợn của sóng + Cảm nhận độ rơi khẽ của lá ......Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi --> đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, cỗi lòng của thi nhân cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê Việt trong tiết thu. * Không gian tĩnh lặng--> Nỗi cô quạnh uẩn khúc trong tâm hồn của nhà thơ ........Trong bức tranh thu xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh. Cái se lạnh của cảnh thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh của tâm hồn thi nhân đang thấm vào cảnh vật --> Tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn thân song không nhàn tâm, Nkhuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ 3) Thành công về mặt nghệ thuật - Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, có khả năng diễn tả tinh tế những biểu hiện của sự vật, những biến thái tinh vi của tâm trạng( những từ láy được sử dụng thần tình ) - Cách gieo vần tài tình ( vần eo: tử vận rất khó sử dụng) vừa là cách chơi chữ vừa là hình thức biểu đạt nội dung - Bài thơ mang nét đặc sắc của nghệ thuật phương đông, đậm nét nghệ thuật của Đường thi: lối lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình III) Tổng kết chung - Nội dung: Bức tranh thu mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu, làng cảnh Việt Nam; cảnh đẹp song buồn, vừa phản ánh tình yêu đát nước vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả - Nghệ thuật : Thơ thu của Nguyễn vừa có những mặt giống với cách viết về mùa thu trong văn học cổ nhưng có những mặt rất mới : đó là những nét vẽ thực hơn, từ ngữ, hình IV. Luyện tập - So với Thu vịnh và Thu ẩm, Thu điếu có gì giống và khác nhau? a. Giống nhau vì đều tả cảnh thu. Bút pháp của Nguyễn Khuyến đạt tới thống nhất cao ở cả ba bài thơ thu, đều thể hiện sự gắn bó với quê hương làng cảnh. + Đây là hình ảnh của bầu trời: - Thu vịnh: “Trời thu xanh ngắt mấy tàng cao” - Thu điếu: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” - Thu ẩm: “Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt” + Gió thu thổi nhẹ nhàng - Thu vịnh: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu” - Thu điếu: “lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” - Thu ẩm: “Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt” + Nước thu xanh trong mà tĩnh lặng - Thu vịnh: “Sóng biếc trông như tầng khói phủ” - Thu điếu: “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí” - Thu ẩm: “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe” b. Điểm giống thứ hai của cả ba bài thơ thu là đều thể hiện tâm trạng buồn của nhân vật trữ tình: - Thu vịnh: “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào” - Thu điếu: “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được” - Thu ẩm: “Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe” c. Điểm giống thứ ba là cách sử dụng tiếng Việt đạt tới trình độ tinh tế, tài hoa. + Thu vịnh: “Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên kh
File đính kèm:
- Giao an ngu van 11 hay.doc