Giáo án Ngữ văn - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi

doc6 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 2883 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn - Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH

 Nguyễn Thi
I/-MỤC TIÊU: Giúp HS:
Hiểu được sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, yêu cách mạng, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Hiểu đ ược giá trị nghệ thuật của thiên truyện: nghệ thuật trần thuật đặt sắc, khắc hoạ tính cách và miêu tả tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ gốc cạnh và đậm chất Nam Bộ.
1/ Giáo viên: SGK,Giáo án,Tư liệu có liên quan,Bảng phụ…
2/Học sinh:SGK, Bài soạn,Tập ghi bài.
II/-PHƯƠNG PHÁP :Thuyết giảng, Phát vấn,nêu vấn đề,tạo tình huống,thảo luận nhóm…
III/- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ỔN ĐỊNH LỚP:
2/KIỂM TRA BÀI CŨ:
3/ DẠY BÀI MỚI: Giới thiệu bài: nguyễn Thi là ng ười Nam Định, 15 tuổi vào Sài Gòn vừa đi học vừa đi làm để kiếm sống. Nguyễn Thi rất am hiểu đất và ng ười Phương Nam. Ông hi sinh trong cuộc tổng tiến công Mậu thân 1968 ở tuổi 40 nhưng Nguyễn Thi đã để lại cho nền văn học Việt nam những tp có giá trị trong đó “Những đứa con trong gia đình”->Nguyễn Thi được coi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong cuộc chống Mĩ cứu nước vĩ đại

Hoạt động của GV + HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HS đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
* Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả NT?
-Quê?
- Công tác?
- Hoạt động cách mạng?



* Những tác phẩm NT?












*Hoàn cảnh và mục đích sáng tác tác phẩm này?











Nêu ý nghĩa nhan đề TP?















Tóm tắt TP?

















HS đọc đoạn trích trong SGK

HS thảo luận và phân tích tình huống truyện GV theo dõi, nhận xét góp ý?



Truyện được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật nào? Và phương thức ra sao?











Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Truyền thống nào đã gắn bó những con người trong gia đình với nhau?











Phân tích và so sánh tính cách nhân vật Việt và Chiến để làm rõ sự tiếp nối truyền thống gia đình của những người con.





































































Nghệ thuật của truyện?













 




Nêu tổng kết bài?




















I.TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác giả:
-Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh Nguyễn Hoàng Ca, quê nam Định
-Sinh ra trong gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tuổi cực từ nhỏ. Năm 1943, Nguyễn Thi theo anh vào Sài Gòn. 1945 tập kết ra Bắc, 1962 trở lại chiến trường Miền Nam.Nguyễn Thi hi sinh trên mặt trận Sài Gòn trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu thân 1968.
-Nguyễn Thi sinh ra ở Miền Bắc nhưng đã gắn bó sâu nặng với nhân dân Miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu”Nhà văn của nông dân Nam Bộ trong cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước”
-Nguyễn Thi sáng tác ở nhiều thể loại: Bút kí, truyện ngắn và tiểu thuyết. “Truyện và kí”(1978), “Nguyễn Ngọc Tấn-Nguyễn Thi toàn tập” (1996).
-Tác phẩm của Nguyễn Thi viết về người nông dân Nam Bộ hồn nhiên bộc trực, trung hậu, có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.
- Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi giàu chất hiện thực nhưng thấm đẫm chất trữ tình. Ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam Bộ.
- Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 
2.Tác phẩm “Những đứa con trong gia đình”:
 a. Hoàn cảnh sáng tác:
 “Những đứa con trong gia đình” là 1 trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2/1966) Sau được in trong “Truyện và kí” Văn học Giải phóng 1978.
 -Truyện kể về Việt và Chiến sinh ra trong 1 gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương CM. Chính sự gắn bó sâu nặng ấy đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
 b. Ý nghĩa nhan đề:
 -Tp “Những đứa con trong gia đình” miêu tả truyền thống gia đình hoà trong truyền thống của đất nước. Hai nhân vật Chiến và Việt, cùng sinh ra trong 1 gia đình có lòng căm thù sâu sắc với đế quốc. Hai chị em cùng các cô, chú du kích đánh giặc, hăng hái tòng quân, tham gia đánh trận, lập nhiều chiến công. Việt bị thương nặng nhưng lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu. Đó là những hình ảnh thật cụ thể của chủ nghĩa anh hùng CM.
 - thông qua hồi tưởng của Việt, t/giả khắc hoạ hình ảnh Chiến ,Việt là những đứa con sinh ra trong gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, hai chị em đã thể hiện bằng hành động quyết tâm tiêu diêt giặc, trả thù cho ba má. Chính truyền thống dân tộc t/cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước đã tạo nên sức mạnh to lớn của con người Việt Nam, dân tộc VN trong cuộc k/c chống Mĩ cứu nước.
 c.Tóm tắt tác phẩm:
 - Việt được đồng đội gọi bằng cái tên âu yếm là cậu Tư. Trận chiến đấu ở vùng cao su với bọn Mĩ, Việt tiêu diệt được 1 xe bọc thép của địch nhưng bị thương khắp người, hai mắt không nhìn thấy gì. Lúc tỉnh Việt cố lết từng đoạn để đi tìm đồng đội.
 - Những lúc thiếp đi, Việt như gặp lại từng người thân trong gia đình. Việt nhớ lúc ở nhà cùng chị Chiến theo du kích đánh tàu Mĩ trên dòng sông Định Thuỷ. Một thằng Mĩ bị bắn chết. Chị Chiến nhường chiến công ấy cho Việt. Nghe tiếng ếch nhái kêu, Việt nhớ những đêm cùng chị Chiến đi bắt ếch…
 -Đến ngày thứ 3, anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm, máy lần đụng địch và cuối cùng gặp được cậu tư trong bụi rậm. Không nhanh miệng lên tiếng trước thì đã ăn đạn của cậu tư rồi. Một ngón tay cậu vẫn còn nhúc nhích, một viên đạn đã lên nòng. Việt được đưa về điều trị ở ở 1 bệnh xá dã chiến.
 - Thông qua hồi tưởng của Việt, t/giả khắc hoạ h/ảnh Chiến, Việt những đứa con sinh ra trong gia đình Nam Bộ có truyền thống yêu nước, thuỷ chung son sắt với quê hương, CM.
 - TP thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Thi: trần thuật qua dòng hồi tưởng của nhân vật, khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm lí sắc sảo, ngôn ngữ phong phú mang đậm chất Nam Bộ.
 

II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN: 
 1.Tình huống truyện:
 - Đây là câu chuyện của gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Nhân vật này rơi vào 1 tình huống đặc biệt: trong 1 trận đánh, bị thương nặng phải nằm lại giữa chiến trường, anh nhiều lần ngất đi rồi tỉnh lại. Truyện được kể theo dòng nội tâm của nhân vật.
 2. Phương thức trần thuật của truyện:
 - Căn cứ vào ngôn ngữ của nhân vật trong truyện:
 + Phương thức thứ nhất: Nhân vật truyện là đối tượng thuật->kể-> Nên thuộc ngôi thứ 3
 + Phương thức hai: nhân vật tự kể chuyện mình-> ngôi thứ nhất.
 + Phương thức thứ ba: người trần thuật kể lại theo quan điểm, ngôn ngữ, gi ọng điệu của nhân vật.
 -Tác phẩm: “Những đứa con trong gia đ ình” đ ược trần thuật theo phương thức thứ ba. Nghĩa l à người t ần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể theo giọng điệu của nhân vật.-> Lối trần thuật này có tác dụng về mặt nghệ thuật:
Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng 1 lúc tính cách 
Nhân vật cũng được khắc hoạ.
Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mẻ,
hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.=>Nhà văn phải thành thạo tâm lí và ngôn ngữ nhân vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.
 3. Truyền thống của những con người trong gia đình 
 - Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược sâu sắc cho nên tinh thần chiến đấu anh dũng đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau. Lời chú Năm: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đứa 1 khúc mà ghi vào đó”->Thế hệ con là sự tiếp nối không chỉ là huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó, phải hiểu truyền thống của gia đình đó.
 -Chú Năm là người đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (Trong câu hò, trong cuốn sổ).
 -Má Việt cũng là hiện thân của truyền thống. Đó là 1 con người chắc khoẻ, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng.-> ấn tượng sâu đậm ở má Việt là khả năng cắn răng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.
 4. Hai chị em Chiến và Việt
 *Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thống vẫn chảy
 - Hình ảnh người mẹ luôn hiện về trong Chiến:
Chiến mang vóc dáng của má: “Hai bắp tay tròn vo 
sạm đỏ màu cháy nắng...Thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng.
Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ 
đội: Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má. Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lối hứ một cái “Cóc” rồi trở mình. Đến nỗi chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi trong đêm, Việt đã không dưới 3 lần thấy chị giống in má, có khác ở chỗ chị “Không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi” mà thôi. Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hoà vào trong mẹ: “Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy”=> Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng trong cái thời khắc thiên liêng ấy, người mẹ hiện hữu trong lòng của những đứa con.
 -Nét tính cách chung của hai chị em:
+ Hai chị em cùng sinh ra trong một gia đình chịu 
nhiều mất mát đau thương “Cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má”
 + Hai chị em có chung một mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù giặc đã thôi thúc hai chị em cùng môt ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.
 +Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cùng khiêng bàn thờ ba má sang nhà chú Năm.
 +Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan dạ, dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê nhất của hai chị em Việt và Chiến -> Tiêu biểu cho tuổi trẻ Miền Nam trong những năm tháng ấy: “Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù”.
 +Hai chị em Việt đều có những nét rất ngây thơ: “Giành nhau bắt ch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi t ên tòng quân.
 -Nét riêng ở Chiến: Hơn Việt chừng một tuổi nhưng Chiến người lớn hơn hẳn: Chiến có thể bỏ ăn để đánh vân cuốn sổ gia đình. Chiến không chỉ”Nói in như má” mà còn học được cách nói”Trọng trọng” của chú Năm...
 +Tính cách “người lớn” ở Chiến còn thể hiện ở sự nhường nhịn. Tuy có lúc giành nhau với em tranh công bắt ếch, đánh tàu giặc, đi tòng quân nhưng cuối cùng bao giờ cũng vậy cô nhường hết cho em trừ việc đi tòng quân=> nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có cá tính phù hợp với lứa tuổi. Chiến là nhân vật được hồi tưởng qua nhân vật Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.
 -Nét riêng ở Việt: Nếu Chiến có dáng dấp một người lớn thật sự thì ở Việt là sự vô tư của một cậu con trai đang tuổi trưởng thành. Chiến nhường nhịn em bao nhiêu thì Việt hay tranh giành với chị bấy nhiêu.
 +Đêm trước ngày ra đi, Chiến nói với em những lời nghiêm trang thì Việt: “Lăn kềnh ra ván cười khì khì”.Lúc lại rình “Chụp một con đom đóm úp trong lòng tay”.Vào bộ đội, Chiến đem theo tấm gương soi còn Việt lại đem theo môt chiếc súng cao su.
 +Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở nên môt anh hùng ->Ngay từ bé, Việt đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình . Khi đã trở thành một chiến sĩ, mặt dù chỉ có một mình, với đôi mắt không nhìn thấy gì, với hai bàn tay đau đớn, Việt vẫn quyết tâm ăn thua sống chết với kẻ thù.
 =>Nhân vật Việt đươc tác giả xây dựng khá thành công từ tính cách cho đến hành động của một tư thế người chiến sĩ CM.
 5. Hình ảnh chị em Việt khiêng bàn thờ ba má sang gởi chú Năm.
 +Chỗ hay nhất của đoạn văn là không khí thiêng liêng, nó hoán đổi cả cảnh vật lẫn con người->Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn.Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình “Thương chị lạ, mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai”.=>Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp khúc sông của mình trong dòng sông truyền thống gia đình. thế hệ sau sẽ nối tiếp truyền thống cha ông và có thể đi xa hơn nữa trong việc giữ gìn quê hương đất nước.
 6. Chất sử thi của thiên truyện
 -Được thể hiện qua cuốn sổ tay của gia đình với truyền thống yêu nước căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương.
 -Cuốn sổ là lịch sử gia đình qua đó thấy được lịch sử của đất nước, của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
 -Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân Miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.
 -Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp. “Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm..., rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta...”. Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
 -Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu cho truyền thống yêu nước, gánh trên vai trách nhiệm của con người Việt Nam đối với gia đình, Tổ quốc trong công cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
III.TỔNG KẾT:
 -Bút pháp nghệ thuật trần thuật điêu luyện qua sự hồi tưởng của nhân vật, miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật sắc sảo, ngôn ngữ phong phú đậm chất Nam Bộ.
 -Truyện kể về những đứa con trong gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 
 
 
 



























 
 
 
 
 






File đính kèm:

  • docnhung dua con trong gia dinh(1).doc