Giáo án Sinh 12 - Bài tập chương I và chương II
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Bài tập chương I và chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 16 Bài tập chương i và chương ii Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / A – Chuẩn bị bài giảng: I – Mục tiêu bài học: HS cần - Biết cách ứng dụng xác suất vào giải các bài tập di truyền - Nhận biết các hiện tượng tương tác gen thông qua phân tích kết quả lai. - Nhận biết được các hiện tượng phân ly độc lập, liên kết gen và hoán vịgen thông qua phân tích kết quả lai. - Nhận biết được gen nằm trên NST GT, trên NST thường hay ngoài nhân thông qua kết quả lai. - Kỹ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập di truyền. II – Tài liệu: Sinh học 12 – sách giáo viên. Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng. Bài tập di truyền hay và khó – Vũ Đức Lưu. III – Thiết bị dạy học: - Giấy khổ Ao để các nhóm giải bài tập. IV – Trọng tâm bài học: - Vận dụng các kiến thức đã học trong lý thuyết để giải các bài tập DT V – Phương pháp: - Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở. B – Tiến trình bài giảng: I – Mở đầu: 1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền? II – Vào bài mới : 1. Nhắc lại các kiến thức và 1 số kỹ năng cần nhớ khi giải bài tập. - Nguyên tắc bổ sung. - Bảng mã di truyền. 2. Chữa bài tập sách giáo khoa: 2.1 Bài tập chương I Bài 1: SGK – 64 a) Xác định trình tự Nu của: - Mạch bổ sung: ATA – XXX – GTA – XAT – TAX – XXG - mRNA: AUA – XXX – GUA – XAU – UAX – XXG b) Số codon: 18/3 = 6 codon c) Trình tự các bộ ba đối mã: UAU – GGG – XAU – GUA – AUG – GGX Bài 2: SGK – 64. Tham khảo bảng mã di truyền: a) Codon mã hoá glixin: GG- b) Codon mã hoá lizin: AAA hoặc AAG UUU hoặc UUX c) Lizin Bài 3: SGK – 64 Polypeptide: Arg - Gly - Ser - Phe – Val – Asp – Arg mRNA có thể là: XGU – GGU – AGU – UUU – GUU – GAU – XGU XGX – GGX – AGX – UUX – GUX – GAX – XGX XGA – GGA – UXU - GUA - XGA XGG – GGG – UXX GUG - XGG AGA UXA AGA AGG UXG AGG * Biện luận: Tìm mạch gốc của gen - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba XGU à BB trên DNA là: GXA àko phù hợp - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba XGX à BB trên DNA là: GXG àko phù hợp - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba XGA à BB trên DNA là: GXT àko phù hợp - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba XGG à BB trên DNA là: GXX àko phù hợp - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba AGA à BB trên DNA là: TXT àko phù hợp - Nếu Arg đầu tiên được mã hoá bởi bộ ba AGG à BB trên DNA là: TXX à phù hợp ---> Mạch gốc của gen là mạch có trình tự Nu bắt đầu từ TXX (3’) Vậy mạch gốc của gen và chiều mạch là: 3’ – TXX – XXA – AGG – AAG – XAG – XTA – GXX – 5’ 5’ – AGG – GGT – TXX – TTX – GTX – GAT – XGG – 3’ ố mRNA: AGG – GGU – TXX – UUX – GUX – GAU - XGG Bài 4: SGK – 64 a) Có 4 cođon mã hoá cho đoạn PP đó b) GUU – UGG – AAG – XXA Bài 5: SGK – 65 mRNA: 5’ - XAU – AAG – AAU – XUU – GX – 3’ a) DNA: 3’ – GTA – TTX – TTA – GAA – XG – 5’ 5’- XAT – AAG – AAT – XTT – GX – 3’ b) Tên 4 aa: His – Lys – Asn – Leu c) mRNA sau ĐB: 5’ - XAG – AAG – AAU – XUU – GX – 3’ à trình tự aa thay đổi: Gln – Lys - Asn – Leu d) mRNA sau ĐB: 5’ – XAU – GAA – GAA – UXU - UGX – 3’ à trình tự aa thay đổi: His – Glu – Glu – Ser- Cys e) Đột biến thêm. Bài 6: SGK – 65 - Có 2n = 10 à số thể barr tối đa là 5. Bài 7: SGK – 65 P: 2n x 2n GP: n+1, n - 1 n F1: 2n +1: 2n – 1 Kết luận: Có 2 loại cây con được tạo ra với tỷ lệ 1:1 là cây thể 3 nhiễm ở cặp NST số 2 và cây 1 nhiễm ở cặp NST số 2. Bài 8: SGK – 65: Có 2n = 24 a) Thể đơn bội: n= 12; 3n = 36; 4n = 48 b) Đa bội lẻ: 3n; đa bội chẵn: 4n c) Cơ chế hình thành: - Tam bội: 2n x n - Tứ bội: + NP: NST nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành + GP: 2n x 2n = 4n Bài 9: a) Xác định kết quả phân ly về KG và KH * P: ♀ aaaa x ♂ aaaa GP: 1/2 aa: 1/2 aa 1/2 aa: 1/2 aa F1: 1Aaaa: 1aaaa: 2 aaaa KH: 3 cao: 1 thấp *P ♀ aaaa x ♂ aaaa GP: 4/6aa: 1/6aa, 1/6AA 4/6aa: 1/6aa, 1/6AA ♂ ♀ 1/6 AA 4/6 aa 1/6 aa 1/6 AA 1/36 aaaa (cao) 4/36 aaaa (cao) 1/6 aaaa (cao) 4/6 aa 4/36 aaaa (cao) 16/36 aaaa (cao) 4/36 aaaa (cao) 1/6 aa 1/36 aaaa (cao) 4/36 aaaa (cao) 1/36 aaaa (thấp) F1: Tỷ lệ phân ly KG: 1 aaaa: 8 aaaa: 18 aaaa: 8 aaaa: 1 aaaa Tỷ lệ phân ly KH: 35 cao: 1 thấp b) Đặc điểm khác nhau giữa chuối nhà và chuối rừng: Đặc điểm Chuối rừng Chuối nhà Lượng DNA Bình thường Cao Tổng hợp chất hữu cơ Bình thường Mạnh Tế bào Bình thường To Cơ quan sinh dưỡng Bình thường To Phát triển Bình thường Khoẻ Khả năng sinh giao tử Bình thường à có hạt Ko có k/n sinh giao tử bình thường nên ko có hạt c) Giả thuyết chuối nhà bắt nguồn từ chuối rừng: - Trong quá trình giảm phân của cây chuối rừng, các cặp NST tương đồng không phân ly tạo nên các giao tử 2n - Trong thụ tinh các giao tử 2n x n bình thường à hợp tử 3n - Chuối tam bội có quả to, ngọt, không hạt được con người giữ lại trồng và nhân lên bằng sinh sản sinh dưỡng để tạo chuối nhà như ngày nay. 2.2. Bài tập chương II Bài 1: Xác suất = 1/4 x 2/3 x 2/3 Bài 2: ♂ aaBbCcddEe x ♀ aaBbCcddEe a) F có kiểu hình trội về tất cả các TT là bao nhiêu? - Tỷ lệ kiểu hình trội do gen A quy định là: 1/2 - Tỷ lệ kiểu hình trội do gen B quy định là: 3/4 - Tỷ lệ kiểu hình trội do gen C quy định là: 1/2 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x1/2 - Tỷ lệ kiểu hình trội do gen D quy định là: 3/4 - Tỷ lệ kiểu hình trội do gen E quy định là: 1/2 b) F có kiểu hình giống mẹ là: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x1/2 c) F có kiểu hình giống bố là: (1/2)5 Bài 3: Quy ước: A- bình thường; a – mù màu - Người phụ nữ bình thường: XAX x XAY - Bố của người phụ nữ: XaY à KG của người phụ nữ: XAXa SĐL: P: XAXa x XAY GP: XA, Xa XA, Y F1: XAXA : XAXa : XAY : XaY a) (25%) b) 0% Bài 4: ♀ TC: Nâu, ngắn x ♂ TC Đỏ, dài F1: ♂ Đỏ, ngắn ♀ đỏ, dài F2: 3/8 đỏ, dài ; 3/8 đỏ, ngắn; 1/8 nâu, dài; 1/8 nâu, ngắn * Biện luận: - Xét tỷ lệ đỏ/ nâu = 3:1 à đỏ >> nâu và tính trạng này do gen nằm trên NST thường - Dài : ngắn = 1 : 1 mà tính trạng này phân ly không đồng đều ở 2 giới à TT do gen nằm trên NST giới tính X - Mà mỗi gen lại quy định 1 tính trạng - QƯG: A – Mắt đỏ; a – mắt nâu XB : Cánh dài ; Xb : cánh ngắn * Xác định kiểu gen của ruồi bố, mẹ, F1 và các con F2: - SĐL: P: aaXbXb x AAXbY GP: aXb AXb , AY F1: AaXBXb x AaXbY AXB AXb aXB aXb AXb AAXBXb AAXbXb AaXBXb AaXbXb AY AAXBY AAXbY AaXBY AaXbY aXb AaXBXb AaXbXb aaXBXb aaXbXb aY AaXBY AaXbY aaXBY aaXbY F2 có tỷ lệ kiểu gen và kiểu hình là Tỷ lệ kiểu gen Kiểu hình tương ứng 3A- XBX- 3 ♀ đỏ, dài 3A- XBY 3 ♂ đỏ, dài 3A- XbXb 3 ♀ đỏ, ngắn 3A- XbY 3 ♂ đỏ, ngắn 1aaXBX- 1 ♀ nâu, dài 1aaXBY 1 ♂ nâu, dài 1aaXbXb 1 ♀ nâu,ngắn 1aaXbY 1 ♂ nâu,ngắn * Ghi chú : Nếu ta quy ước giới tính ngược lại là XY: ♀ ; XX: ♂ thì kết quả phép lai vẫn không thay đổi Bài 5: - Dùng phép lai thuận nghịch + Nếu kết quả phép lai thuận nghịch giống nhau à tính trạng do gen/NST thường quy định + Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và tính trạng di truyền theo dòng mẹ à tính trạng di truyền theo quy luật di truyền TBC + Nếu kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau và có tỷ lệ phân ly không đồng đều ở 2 giới à tính trạng do gen nằm trên NST GT quy định. Bài 6: D Bài 7: D III – Củng cố: - Nhắc lại một số điều cần lưu ý và 1 số lỗi hay mắc phải của HS trong quá trình làm bài tập IV – Dặn dò - Hoàn thành các bài tập chương I và II trong sgk - Đọc trước bài “Cấu trúc di truyền của quần thể” Ngày tháng năm 200 Ký duyệt TTCM V. Rút kinh nghiệm bài giảng: ................
File đính kèm:
- T16.doc