Giáo án Sinh 12 - Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 42
 biến động số lượng cá thể của 
quần thể sinh vật
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Nêu được các hình thức biến động số lượng của quần thể, lấy được ví dụ minh hoạ
- Nêu được các nguyên nhân gây nên biến động số lượng cá thể trong quần thể và nguyên nhân quần thể tự điều chỉnh về trạng thái cân bằng
- Nêu được cách quần thể điều chỉnh số lượng
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kỳ và không theo chu kỳ, nguyên nhân của những biến động đó
	- Các nhân tố sinh thái điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể và trạng thái cân bằng của quần thể
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế như thế nào?
- Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất – nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới sự tăng dân số? Cho ví dụ minh họa qua sự tăng dân số của người Việt Nam
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Biến động số lượng cá thể
1) Biến động theo chu kỳ
- Biến động theo chu kỳ: biến động cảy ra do những thay đổi mang tính chu kỳ của điều kiện môi trường
VD: Biến đọng số lượng thỏ và mèo rừng Canada
2) Biến động không theo chu kỳ
- Biến động không theo chu kỳ: Biến động xảy ra do những thay đổi bất thường của môi trường hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người
VD: Những đợt rét đậm, sương muối ở miền Bắc làm chết nhiều trâu, bò
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về biến động số lượng cá thể
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 và hình 39.1 – sgk
- Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể SV?
- Các hình thức BĐ SLCT của QT?
- Tại sao số lượng thỏ và mèo rừng lại tăng, giảm theo chu kỳ gần giống nhau?
- Thế nào là BĐ theo chu kỳ? VD
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.1 và hình 39.2 – sgk
- Tại sao số lượng thỏ lại giảm?
- Thế nào là biến động không theo chu kỳ? Cho VD?
II – Nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT
1) Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể
a/ Do thay đổi của các nhân tố vô sinh
- NTVS: khí hậu, thổ nhưỡng, nướckhông bị chi phối bởi mật độ cá thể trong quần thể à nhân tố không phụ thuộc mật độ
- Khí hậu tác động thường xuyên và rõ rệt nhất. To không khí quá thấp à ĐV sẽ chết đặc biệt là ĐV biến nhiệt
- NTVS tác động đến trạng thái sinh lý của SV. Điều kiện sống không thuận lợi à giảm sức sinh sản, khả năng thụ tinh, sức sống con non
b/ Do sự thay đổi các nhân tố hữu sinh
- NTHS: SV và mối quan hệ giữa chúngluôn bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể à nhân tố phụ thuộc mật độ
- Các nhân tố hữu sinh ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức sinh sản, sự cạnh tranhgây biến đổi mạnh số lượng cá thể của QT
2) Sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT
- QT sống trong MT xác định luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể ở 1 mức nhất định bằng cách tăng hoặc giảm số lượng cá thể
3) Trạng thái cân bằng của quần thể
- QT luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng về trạng thái cân bằng. Số lượng cá thể ổn định và phù hợp khả năng cung cấp nguồn sống của MT.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về nguyên nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT
* GV yêu cầu HS đọc mục II.1 và các VD về biến động số lượng
- Nguyên nhân gây BĐ SLCT của QT?
- Các nhân tố ST thuộc nhóm VS?
- Tại sao các NTST vô sinh lại thuộc nhóm nhân tố không phụ thuộc vào mật độ cá thể của QT?
- NTVS nào có tác động mạnh nhất tới sự biến động số lượng cá thể của QT? Tại sao?
- VD về sự thay đổi của NTVS dẫn đến sự biến động SL cá thể của QT?
- Các nhân tố ST thuộc nhóm HS?
- Tại sao các NTST hữu sinh lại thuộc nhóm nhân tố phụ thuộc vào mật độ cá thể của QT?
- Các NTHS ảnh hưởng ntn đến số lượng cá thể của QT?
- ý nghĩa của việc nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể của QT trong bảo vệ, khai thác tài nguyên SV? VD?
* GV yêu cầu HS đọc mục II.2
- Tại sao trong tự nhiên, QTSV luôn có xu hướng điều chỉnh số lượng cá thể ở 1 mức nhất định
- VD về sự điều chỉnh số lượng cá thể của QT?
* GV yêu cầu HS đọc mục II.3, hình 39.3 – sgk
- Các NTVS và NTHS ảnh hưởng như thế nào tới trạng thái cân bằng của quần thể? Cho VD minh họa?
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
(Bảng 39 - SGK: Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể)
Quần thể
Nguyên nhân gây biến động của QT
Cáo ở đồng rêu phương Bắc
Phụ thuộc số lượng con mồi (chuột Lemmus)
Sâu hại mùa màng
Mùa có khí hậu ấm áp, sâu hại sinh sản nhanh
Cá cơm vùng biển Peru
Dòng nước nóng làm cá cơm chết hàng loạt
Chim cu gáy
Phụ thuộc nguồn TĂ
Muỗi
Vào tg có To cao, độ ẩm cao, muỗi sinh sản nhiều
ếch nhái
Mùa mưa, ếch nhái sinh sản nhanh
Bò sát ở miền Bắc
Số lượng giảm bất thường khi To quá thấp
Bò sát, chim nhỏ, gặm nhấm
Số lượng giảm mạnh do lũ lụt bất thường
Đ.T.V rừng U Minh Thượng
Số lượng giảm mạnh do cháy rừng
Thỏ ở Ustralia
Tăng, giảm bất thường do nhiễm VR gây bệnh u nhầy
Câu hỏi: Chuồn chuồn, ve sầu có số lượng nhiều vào các tháng xuân, hè, nhưng rất ít vào các tháng mùa đông. Đây là dạng biến động nào?
Không theo chu kỳ
Theo chu kỳ ngày, đêm
Theo chu kỳ tháng
Theo chu kỳ mùa
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 174 - SGK.
- Đọc trước bài “Quần xã sinh vật và một số đặc trưng của quần xã sinh vật”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

File đính kèm:

  • docT42.doc