Giáo án Sinh 12 - Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: ứng dụng di truyền học
Giáo án số: 20
Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được các cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp
	- Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai cũng như phương pháp tạo ưu thế lai.
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
3) Thái độ:
	- Liên hệ với việc bảo vệ môi trường
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng & Đinh Đoàn Long
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có)
III – Trọng tâm bài học:
- Tạo giống lai có ưu thế lai cao.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Sau kiểm tra học kỳ, không kiểm tra
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trong quá trình SSHT, các tổ hợp gen mới luôn được hình thành
- Tự thụ phấn và giao phối gần các cá thể có tổ hợp gen à dòng thuần chủng
- Các dòng TC x với nhau kết hợp với chọn lọc à tổ hợp gen mong muốn
* GV cung cấp thông tin về quy trình chọn giống bao gồm các bước:
- Tạo nguồn nguyên liệu BDDT (BDTH, ĐB, DNA tái tổ hợp)
- Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn
- Tạo ra các giống thuần chủng và đánh giá chất lượng giống
- Đưa giống tốt vào sản xuất
* GV: Có nhiều phương pháp chọn giống khác nhau
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH
* GV yêu cầu học sinh phân tích sơ đồ hình 18.1 & 18.2
- HS quan sát và đưa ra các nhận xét
II - Tạo giống lai có ƯTL cao
1. Khái niệm về ƯTL
- Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu và khă năng ST – PT vượt trội so với các dạng P
2. Giải thích hiện tượng ƯTL
(Cơ sở DT của ƯTL)
a/ Giả thuyết siêu trội : AA aa
b/ Giả thuyết về trạng thái dị hợp theo nhiều gen của cơ thể lai
c/ Giải thuyết về tác động cộng gộp của các gen trội có lợi
3. Các phương pháp tạo ƯTL
- Bước 1: Tạo các dòng TC
Tiến hành các phép lai
a/ Lai thuận nghịch
b/ Lai khác dòng đơn
c/ Lai khác dòng kép
- ƯTL cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ
à F1 chỉ được sử dụng vào mục đích KT (thương phẩm) chứ không sử dụng để làm giống.
4/ Thành tựu ứng dụng ƯTL trong SX nông nghiệp ở VN
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các vấn đề của ưu thế lai
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm ƯTL
* GV đưa ra các ví dụ về ƯTL
- Học sinh nhận xét và rút ra được khái niệm
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cơ sở di truyền của hiện tượng ƯTL
* GV đưa ra các dẫn chứng, hiện tượng 
- HS đưa ra nhận xét
(Do thể dị hợp nhiều nhất ở F1, thế hệ sai giảm dần)
(Do trong tự nhiên, các alen trội thường có lợi nhiều hơn các alen lặn)
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các phương pháp tạo ƯTL
* GV: GV phát vấn :
- Gồm các bước cơ bản nào?
- HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời
* GV lưu ý HS: Tại sao lại chỉ sử dụng con lai F1 tạo ra do ƯTL vào mục địch KT chứ không sử dụng làm giống.
* Hoạt động 2.4: GV cung cấp các thông tin về các thành tựu của ứng dụng ƯTL trong SX nông nghiệp ở VN
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu nào sau đây là đúng khi nói về ƯTL
	A. Người ta không sử dụng con lai có ƯTL cao làm giống vì con lai thường không đồng nhất về kiểu hình
	B. Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ƯTL cao
	C. Lai các dòng thuần chủng ạ xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ƯTL cao
	D. Chỉ có 1 số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ƯTL
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 78 – SGK.
- Đọc trước bài “Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
...........................

File đính kèm:

  • docT20.doc
Đề thi liên quan