Giáo án Sinh 12 - Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 47
chu trình sinh địa hoá và sinh quyển
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm khái quát về chu trình sinh địa hoá. Nêu được các nội dung chủ yếu của chu trình cacbon, nitơ, nước.
- Nêu được khái niệm sinh quyển, các khu sinh học trong sinh quyển và lấy ví dụ minh họa cho các khu sinh học đó. 
- Giải thích được nguyên nhân của một số hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
2) Kỹ năng: 	
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
3) Thái độ:
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.	
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái quát về chu trình sinh địa hoá, chu trình cacbon, chu trình nitơ và chu trình nước trong tự nhiên
	- Khái niệm về sinh quyển, kể tên và vị trí phân bố của các khu sinh học trên cạn và dưới nước
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là chuỗi và lưới thức ăn? Cho ví dụ minh hoạ?
- Phân biệt 3 loại tháp sinh thái ?
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá
 - Chu trình sinh địa hoá: Chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
 Vật chất trong môi trường đ QXSV qua các bậc dinh dưỡng đ Môi trường tự nhiên. 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I,
hình 44.1 SGK
- Giải thích khái quát sự trao đổi vật chất trong quần xã và chu trình sinh địa hoá ?
- Chu trình sinh địa hoá là gì? Vai trò của chu trình sinh địa hoá?
II – Một số chu trình sinh địa hoá
1. Chu trình cacbon
- Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon đioxit (CO2). 
- Thực vật hấp thu CO2 đ chất hữu cơ đầu tiên thông qua quang hợp.
- Sinh vật sử dụng, phân hủy các hợp chất chứa cacbon đ CO2.
- Nồng độ CO2 trong khí quyển ngày 1 tăng cao đ hiệu ứng nhà kính ...
2. Chu trình nitơ
- Thực vật hấp thụ ni tơ dưới dạng muối amoni (NH4+) và nitrat (NO3-).
- Muối nitơ được tổng hợp chủ yếu qua con đường sinh học.
- Nitơ từ xác sinh vật trở lại môi trường thông qua hoạt động phân giải chất hữu cơ của vi khuẩn, nấm 
3. Chu trình nước
- Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật. 
- Nước mưa rơi xuống đất, 1 phần thấm xuống các mạch nước ngầm nhưng phần lớn được tích lũy trong đại dương, sông hồ 
- Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua sự thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất.
- Các biện pháp bảo vệ nguồn nước: Trồng rừng, chống ô nhiễm ...
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số chu trình sinh địa hoá
* GV yêu cầu HS nghiên cứu Mục II.1, hình 44.2 SGK
- Bằng những con đường nào cacbon đó đi từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật, trao đổi trong quần xã và trở lại môi trường?
- Có phải tất cả lượng cacbon trong quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn lớn hay không? Tại sao?
- Nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?
*HS nghiên cứu: Mục II.2, hình 44.3 SGK
- Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nitơ trong tự nhiên?
- Lượng nitơ được tổng hợp từ con đường nào là lớn nhất?
- Hãy nêu một số biện pháp sinh học làm tăng hàm lượng đạm trong đất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, cải tạo đất?
*HS: Mục II.3, hình 44.4 SGK
- Các dạng nước và vai trò của nước trong tự nhiên?
- Mô tả ngắn gọn sự trao đổi nước trong tự nhiên?
- Nêu các biện pháp bảo vệ nguồn nước?
* GV tích hợp với nội dung GDBVMT: SV và các NTVS trong MT liên quan chặt chẽ với nhau qua các chu trình sinh địa hoá, hình thành nên hệ thống tự nhiên trên toàn cầu...
III. Sinh quyển
- Sinh quyển: Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trời Đất.
- Các khu sinh học trong sinh quyển:
+ Khu sinh học trên cạn.
+ Khu sinh học nước ngọt.
+ Khu sinh học biển
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về sinh quyển
*HS: Mục III, hình 44.5 SGK
- Sinh quyển là gì? Đặc điểm của sinh quyển?
- Hãy kể tên và nêu đặc điểm của các khu sinh học trong sinh quyển?
* GV tích hợp nội dung GDBVMT: Khí CO2 thải vào khí quyển ngày càng tăng (do hô hấp, sản xuất công – nông nghiệp, GTVT, núi lửa...) gây nhiều thiên tai cho trái đất
- Bảo vệ MT không khí, đất, nước, trồng cây xanh, giảm lượng khí thải vào MT
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
1) Trình bày khái quát thế nào là chu trình sinh địa hóa trên trái đất?
2) Trong mỗi chu trình sinh địa hóa có một phần vật chất trao đổi tuần hoàn, một phần khác trở thành nguồn dự trữ hoặc không còn tuần hoàn trong chu trình. Hãy phân biệt hai phần đó và lấy ví dụ minh họa?
3) Nguyên nhân nào làm ảnh hưởng tới chu trình nước trong tự nhiên, gây nên lũ lụt, hạn hán hoặc ô nhiễm nguồn nước? Nêu cách khắc phục?
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 200 - SGK.
- Đọc trước bài “Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái ”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

File đính kèm:

  • docT47.doc
Đề thi liên quan