Giáo án Sinh 12 - Điều hoà hoạt động gen

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Điều hoà hoạt động gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 03
điều hoà hoạt động gen
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: HS cần
	- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
	- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen qua Operon ở SVnhân sơ.
	- Nêu được ý nghĩa điều hoà hoà hoạt động gen ở SV nhân sơ
	- Kỹ năng: Quan sát tranh, hình SGK để phát hiện kiến thức.
II – Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Cơ sở di truyền học – Phan Cự Nhân.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng.
III – Thiết bị dạy học: 
- Tranh vẽ SGK phóng to hình 3.1 – 3.2. (a và b)
- Hình ảnh động về các quá trình liên quan đến nội dung bài
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu
IV – Trọng tâm bài học:
- Cơ chế điều hoà hoạt động gen ở SV nhân sơ
V – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày cơ chế tổng hợp mRNA?
	- Mô tả quá trình tổng hợp protein?
II – Vào bài mới : 
Nội dung
Phương pháp
I – Khái quát về điều hoà hoạt động gen
- Kn: là điều hoà lượng SP của gen tạo ra
- Tb chỉ tổng hợp Pr cần thiết vào lúc thích hợp với 1 lượng cần thiết
- Xảy ra ở nhiều mức độ: 
+ Điều hoà phiên mã (SL mRNA)
+ Điều hoà dịch mã (SL Pr tạo ra)
+ Điều hoà sau dịch mã
- Liên quan đến chất cảm ứng
II - Điều hoà hoạt động gen ở SV nhân sơ
- Phát hiện năm 1961 bởi Jacop & Mono trên đối tượng VK E.coli
- Các gen liên quan về c/n /DNA phân bố thành cụm có chung 1 CC điều hoà --> Operon
- Trong Operon, ngoài vùng mã hoá còn có các vùng điều hoà. Trong vùng điều hoà:
+ Vùng KĐ - Promoter: giúp RNA – polymerase n.b mạch gốc và sao mã
+ Vùng vận hành – Operator: Pr điều hoà gắn vào ngăn cản phiên mã.
1. Cấu tạo Operon Lac theo Jacop & Mono
- Gồm có:
+ Gen cấu trúc: Z, Y, A quy định tổng hợp E tham gia phân giải đường Lac
+ Vùng vận hành – O: 
+ Vùng KĐ - P: 
- Gen điều hoà R tổng hợp Pr ức chế + v.vận hành --> ngăn cản phiên mã
2. Hoạt động của Operon Lac
* MT ko có Lac
- Gen R tổng hợp Pr ức chế + v.vận hành --> phiên mã ko xảy ra.
* MT có Lac
- Chất cảm ứng (Lac) + Pr ức chế --> Pr ức chế ko LK vùng vận hành --> Phiên mã --> dịch mã --> E phân giải Lac
- Khi Lac bị phân giải hết thì Pr ức chế lại LK vùng vận hành --> ngừng phiên mã
III - Điều hoà ở SV nhân thực
- Phức tạp do phần lớn các gen đóng vai trò điều hoà or ko hoạt động. Chỉ 1 phần nhỏ DNA mã hoá TTDT
- Có nhiều mức độ
- Ko thấy có hệ thống điều hoà theo kiểu Operon mà chỉ gặp những đoạn DNA có trình tự cố định luôn đứng trước các gen làm nhiệm vụ sinh tổng hợp Pr. Nếu trình tự các đoạn này bị khuyết thì quá trình phiên mã và dịch mã bị rối loạn
- Cùng 1 loại TB, các mRNA ≠ nhau có t’ thọ ≠ nhau, Pr nào ko còn cần thiết sẽ bị phân giải.
- Có các yếu tố điều hoà:
+ Gen tăng cường: T/đ gen điều hoà --> tăng phiên mã
+ Gen bất hoạt: Ngừng phiên mã.
* HS nghiên cứu thông tin SGK 
- điều hoà hoạt động gen là?
- Pr được tổng hợp khi nào?
- Các cấp độ điều hoà?
* GV bổ sung: Chủ yếu nghiên cứu điều hoà phiên mã ở SV nhân sơ do chúng ko có MN --> PM và DM diễn ra gần như đồng thời
* HS nghiên cứu mô hình cấu trúc Operon Lac ở E.coli.
* GV khái quát về cấu tạo chung của Operon ở sinh vật nhân sơ?
- Gồm các vùng nào?
- Trong vùng điều hoà gồm? Vai trò?
* HS quan sát và đọc các thông tin hình 3.1 – SGK.
- Mô tả cấu trúc của Operon Lac?
- Vai trò của từng thành phần? (dựa vào phần cấu trúc chung của Operon ở SV nhân sơ)?
* HS quan sát và nghiên cứu các thông tin trong hình 3.2a
- Khi MT ko có Lac thì Operon Lac hoạt động ntn?
* HS quan sát và nghiên cứu các thông tin trong hình 3.2b
- Khi MT có Lac thì Operon Lac hoạt động ntn?
* GV bổ sung kiến thức về ý nghĩa của điều hoà hoạt động gen: Giúp TB tổng hợp Pr cần thiết vào lúc cần thiết. Các nhóm Tb ≠ nhau có những nhóm gen nghỉ và hoạt động ≠ nhau --> cơ sở cho sự biệt hoá TB
* GV cung cấp thông tin bổ sung cho HS
- ở nhân thực phần lớn gen có vai trò gì (cấu trúc hay điều hoà)? 
- Nhận xét gì CC điều hoà (đơn giản hay phức tạp)?
* GV bổ sung: Hiện nay chưa thiết lập được sơ đồ hoàn chỉnh về điều hoà hoạt động gen ở SV nhân chuẩn
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Điều hoà hoạt động gen ở SV nhân sơ và nhân thực có điểm gì khác nhau?
Câu 2: Thành phần cấu tạo của Operon Lac bao gồm?
(Vùng KĐ - P; Vùng vận hành – O; Nhóm gen cấu trúc; gen điều hoà - R)
IV. Dặn dò:
Trả lời câu hỏi Trang 18 – SGK.
Đọc trước bài “Đột biến gen”
Ngày tháng năm 200
Ký duyệt TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
......

File đính kèm:

  • docT3.doc