Giáo án Sinh 12 - Hệ sinh thái

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 772 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Hệ sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Iii: hệ sinh tháI, sinh quyển và bảo vệ môI trường
Giáo án số: 45
 Hệ sinh thái
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Trình bày được khái niệm hệ sinh thái, lấy được ví dụ minh họa và chỉ ra các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, suy luận logic, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở địa phương
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống và hệ sinh thái quanh ta	
- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về hệ sinh thái, các thành phần của 1 hệ sinh thái
	- Phân biệt hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
	- Lấy các ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên (trên cạn và dưới nước) chủ yếu; về hệ sinh thái nhân tạo.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Mô tả quá trình diễn thế của 1 quần xã sinh vật xảy ra ở địa phương hoặc nơi khác mà em biết?
- Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lý của con người có thể coi là hành động “Tự đào huyệt chôn mình” đượckhông? Tại sao?
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Khái niệm về hệ sinh thái
- Hệ sinh thái = QXSV + sinh cảnh
 - Hệ sinh thái: hệ thống sinh học hoàn chỉnh, tương đối ổn định nhờ các SV luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
- Trao đổi chất và năng lượng giữa các SV trong nội bộ quần xã và giữa quẫn xã với sinh cảnh à hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm hệ sinh thái?
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I và hình 42.1 
- Nêu các thành phần chủ yếu của 1 hệ sinh thái
- Sinh cảnh, quần xã SV gồm những thành phần nào? MQH giữa chúng
+ HS:
à Dựa trên câu trả lời của HS + sự bổ sung của GV
- KháI niệm hệ sinh thái? VD về 1 hệ sinh thái ở địa phương
- Hệ sinh thái thường có những đặc điểm gì?
- Tại sao nói hệ sinh thái biểu hiện chức năng của 1 tổ chức sống
II – Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái
- Thành phần vô sinh (sinh cảnh): khí hậu, thổ nhưỡng, nước, xác SV
- Thành phần hữu sinh (QXSV): TV, ĐV, VSV
+ SVSX: SV có khả năng sử dụng NLAS để tổng hợp nên chất HC
+ SV tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV
+ SV phân giảI (VK, nấm): có khả năng phân giải xác chết và chất thải à chất vô cơ
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về các thành 
phần cấu trúc của hệ sinh thái
* GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk mục 
II & hình 42.1
- Các thành phần vô sinh và hữu sinh 
của hệ sinh thái?
+ HS:
à Các thành phần cấu trúc của hệ 
sinh thái?
- Dựa vào các yếu tố nào để phân ra 
các nhóm SV? MQH giữa các nhóm 
SV?
+ HS:
* GV tích hợp nội dung BVMT: Mối 
quan hệ giữa các loài SV trong hệ sinh 
thái, giữ cân bằng trong hệ ST, bảo vệ 
môi trường.
III – Các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
1) Hệ sinh thái tự nhiên
- Hệ sinh thái trên cạn: Rừng nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, savan đồng cỏ, rừng lá rộng ôn đới, rừng thông phương bắc, đồng rêu đới lạnh
- Hệ sinh thái dưới nước: 
+ Nước mặn: Rừng ngập mặn, rạn san hô.
+ Nước ngọt: nước chảy, nước tĩnh
2) Hệ sinh thái nhân tạo
- hệ sinh thái nhân tạo: Đồng ruộng, rừng trồng
- Hệ sinh thái nhân tạo luôn được bổ sung nguồn vật chất – năng lượng và các biện pháp cải tạo
VD: hệ sinh thái nông nghiệp thường được bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về các kiểu hệ sinh thái trên trái đất
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III 
- Trên trái đất có những kiểu hệ sinh thái nào?
- VD về các hệ sinh thái tự nhiên? Con người đã làm gì để bảo vệ, khai thác hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên.
- VD về hệ sinh thái nhân tạo? Nêu các thành phần của hệ sinh thái và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái
* GV tích hợp nội dung GDMT: bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, xây dựng hệ sinh thái nhân tạo; Nâng cao nhận thức về bảo vệ MT thiên nhiên
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 4 – SGK: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: NLMT là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm 1 phần vật chất và có số lượng loài hạn chế
	A. Hệ sinh thái biển	B. Hệ sinh thái thành phố
	C. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới	D. Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu hỏi: Một hệ thực nghiệm có đầy đủ các nhân tố môi trường vô sinh, nhưng người ta chỉ cấy vào đó tảo lục và VSV phân huỷ. Hệ đó được gọi đúng là:
	A. Quần thể SV	B. Quần xã SV
	C. Hệ sinh thái	D. Một tổ hợp SV khác loài
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 190 - SGK.
- Đọc trước bài “Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

File đính kèm:

  • docT45.doc
Đề thi liên quan