Giáo án Sinh 12 - Ôn tập chương trình sinh học cấp THPT

doc5 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Ôn tập chương trình sinh học cấp THPT, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 52
 ôn tập chương trình sinh học cấp THPT
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong toàn bộ chương trình sinh học cấp THPT, HS cần:
1) Về kiến thức:
	- Khái quát hoá được toàn bộ nội dung kiến thức của toàn chương trình theo các cấp tổ chức của sự sống
	- Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của từng cấp bậc tổ chức của sự sống từ cấp tế bào, cơ thể, quần thể và hệ sinh thái
	- Hiểu được cơ chế tiến hoá của sinh giới theo quan niệm của thuyết tiến hoá tổng hợp
	- Nhận biết các mối quan hệ hữu cơ giữa các cấp bậc tổ chức của sự sống
2) Kỹ năng: 	
- Rèn kĩ năng phân tích, suy luận logic và khái quát hoá kiến thức
3) Thái độ:
- Nâng cao ý thức học tập và yêu thích bộ môn và bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí nguồn tài nguyên sinh vật
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 10, 11, 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh học – Philips - Chilton
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Các tài liệu liên quan và giấy roki (Ao)
III – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra
II – Nội dụng ôn tập: 
1) Sinh học tế bào
Câu 1: Lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Bảng: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Cấu trúc
TB nhân sơ
TB nhân thực
Màng sinh chất
- Màng Lipôprotein theo mô hình khảm động
- Màng Lipôprotein theo mô hình khảm động
Tế bào chất
- Chưa phân vùng, chỉ có RBX, thiếu các bào quan quan trọng
- Đã phân vùng, chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau
Nhân
- Chưa phân hoá, chỉ là vùng nhân chứa DNA vòng, kép, trần nằm trong TBC
- Phân hoá thành nhân ngăn cách với TBC bởi màng nhân. Nhân có cấu tạo phức tạp, có chứa NST = DNA + histon
Câu 2: Lập bảng so sánh tế bào ĐV và tế bào TV
Bảng: So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Cấu trúc
Chức năng
TBTV
TBĐV
* Thành TB
Bảo vệ
Thành Xen
Ko có
* Màng SC
Trao đổi chất giữa TB với MT
Màng Lipôpr
Màng Lipôpr
* TBC và bq
- MLNC
- MLNC hạt
- Bộ máy gongi
- Ty thể
- Lục lạp
- Trung tử
- Không bào
- Vi sợi, vi ống
- Chuyển hoá cacborhidrat, Lipit
- Tổng hợp protein
- Đóng gói sản phẩm Pr, Glicôpr
- Hô hấp hiếu khí
- Quang hợp
- Tạo thoi phân bào
- Tạo sức trương, tích luỹ các chất
- nâng đỡ, vận động
- Có
- Có
- Có
- Có
- Có (quag tự dưỡng)
- TV bậc cao ko có
- Có
- ít khi có
- Có
- Có
- Có
- Có
- Ko (dị dưỡng)
- Có
- ít khi có
- Có
* Nhân tế bào
- màng nhân
- NST
- Nhân con
Bộmáyphân bào
- TĐC giữa nhân với TBC
- Chứa thông tin di truyền
- Cung cấp RBX
- Phân chia NST về 2 TB con
- Có
- Có
- Có
- Có thoi phân bào, phân chia TBC bằng vách ngang
- Có
- Có
- Có
- Có thoi phân bào, phân chia TBC bằng cách eo thắt
2) Sinh học vi sinh vật
a/ Sơ lược về virus
b/sinh học vi khuẩn
Câu 3: Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn
Đặc tính sinh học
Đặc điểm
Ví dụ
Phương thức 
dinh dưỡng
- Hoá tự dưỡng
- Hoá dị dưỡng
- Quang tự dưỡng
- Quang dị dưỡng
- VK nitrat hoá
- E.coli
- Vi khuẩn lam
- Vi khuẩn tía
ST – PT
- ST nhanh à tăng nhanh số lượng tế bào trong quần thể theo đơn vị thời gian
- VK E.coli tăng gấp đôi số lượng TB sau 20’ trong nuôi cấy liên tục
Sinh sản
- Phân đôi
- Nảy chồi và tạo bào tử
- E.coli
- Xạ khuẩn
- Có lợi
- Có hại
- Sử dụng trong công nghiệp lên men, CN điều chế kháng sinh, vacxin
- Gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi và con người
- SX bia, rượu, sữa chua, tương, muối dưa, cà
- VK lao gây bệnh lao, VK tả gây bệnh tả
3) Sinh học cơ thể:
Câu 4: So sánh phương thức chuyển hoá vật chất và năng lượng ở TV & ĐV
Phương thức chuyển hoá
Thực vật
Động vật
- Trao đổi nước và chất khoáng
- Hấp thụ nước và chất khoáng qua rễ
- Vận chuyển từ rễ à trung trụ (gian bào, TBC) à thân, lá
- Nước thoát ra ngoài qua KK và bề mặt lá
+ Khí O2,CO2 trao đổi qua KK
+ Chất HC vận chuyển theo mạch rây
- Trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết
- Tiêu hoá
- Không có hệ tiêu hoá (tự dưỡng). Các chất được tổng hợp và phân giải trong tế bào
- Có hệ tiêu hoá + tuyến tiêu hoá, gồm các quá trình:
+ Cơ học: làm nhỏ TĂ
+ Hoá học: nhờ E à chất đơn giản có thể hấp thụ
+ Sinh học: nhờ VSV
- Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết
- V/c’ nước, chất khoáng qua bó mạch gỗ
- V/c’ chất hữu cơ qua mạch rây
- Bài tiết nước qua KK và cutin
- V/c, phân phối và bài tiết các chất qua hệ tuần hoàn và hệ bài tiết
- Hô hấp
- Sử dụng NL ATP
- Chuyển hoá NL tích luỹ NL từ chất HC (do QH tạo ra) à ATP. Gồm:
+ Đường phân: Glucozơ à a.pyruvic (TBC, ko có O2, 2ATP)
+ Hô hấp hiếu khí: a.pyruvic à CO2, H2O (ty thể, có O2, 36 ATP)
- Trao đổi chủ yếu qua KK
- - Sử dụng NL ATP
- Chuyển hoá NL tích luỹ NL từ chất HC (từ thức ăn) à ATP. Gồm: (tương tự TV)
- Có hô hấp ngoài: TĐK giữa cơ quan hô hấp và MT + V/c’ khí từ cq hô hấp à TB qua máu và dịch mô
- Quang hợp
- Chuyển hoá NL từ quang năng thành NL tích luỹ trong các h/c HC
- Thực hiện ở các phần xanh của cây
- Pha sáng: Màng tilacoit
- Pha tối: Chất nền (stroma) của LL
- Dị dưỡng, không có sắc tố QH và lục lạp à ko có quang hợp
Câu 5: So sánh các phương thức cảm ứng ở TV và ĐV
Phương thức cảm ứng
Thực vật
Động vật
Hướng động
Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định gồm: sáng, nước, hoá chất, trọng lực, tiếp xúc
ứng động
Phản ứng của cây với kích thích không có hướng xác định gồm:
Vận động
Phản ứng với kích thích MT bằng vận động cơ, tuyến tiết thông quan hệ cơ quan cảm giác và TK
- Có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của MT
Câu 6: Phân biệt sinh trưởng và phát triển: 
	- Sinh trưởng: Tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô và cơ quan. VD: sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng của ĐV ở cơ thể trưởng thành
	- Phát triển: là toàn bộ biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm: ST, phân hoá và phát sinh hình thái các cơ quan.VD: Sự ra hoa ở TV, Những biến đổi ở cơ thể ĐV ở giai đoạn trưởng thành
Câu 7: So sánh ảnh hưởng của các nhân tố lên sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và TV?
Nhân tố ảnh hưởng
Thực vật
Động vật
Nhân tố bên trong
- HM kích thích ST gồm: AIA, GA, xitokinin
- HM ức chế ST gồm: C2H4, AAB
- HM ra hoa: Florigen
- HM kích thích ST: GH, thyroxin
- HM biến thái: Juvenin, ecđixon
- HM điều hoà sinh sản: FSH, LH, ostrogen, testosterone, 
Nhân tố bên ngoài
- Gồm: Nước, nhiệt độ, AS, phân bón
- Gồm: TĂ, nhiệt độ, AS, hàm lượng O2,, CO2
Câu 8: So sánh sinh sản ở TV và ĐV
Phương thức sinh sản
Thực vật
Động vật
Vô tính
- Thường xuyên xảy ra. Gồm
+ Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các cơ quan sinh dưỡng của cây
+ Sinh sản bằng bào tử
- ĐV bậc cao ít xảy ra. chỉ có ở ĐV bậc thấp: phân đôi, nảy chồi, phân mảnh
- Trinh sinh là hình thức SSVT đặc biệt
Hữu tính
- Có sự phân hoá giới tính. 
+ Tạo giao tử đực và cái
+ Thụ phấn
+ Kết hợp giao tử đực và cái
+ Thụ tinh kép
- Có sự luân phiên thế hệ: thể giao tử và thể bào tử
- Có sự phân hoá giới tính. 
+ Tạo giao tử đực và cái
+ Kết hợp giao tử đực và cái
- Chỉ tồn tại thế hệ thể bào tử 
(cơ thể trưởng thành)
- Có hình thức SS đặc biệt là mẫu sinh và phụ sinh
ứng dụng
- Công nghệ chiết ghép, nhân giống, lai giống
- Công nghệ nuôi cấy phôi, nhân bản vô tính
4) Sinh học quần thể. Quần xã và hệ sinh thái
(Xem lại tiết 51)
Câu 9: Nêu nội dung cơ sở di truyền của tiến hoá:
Cơ sở
Nội dung
Kết quả
Di truyền phân tử
Đột biến gen
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền tế bào
Đột biến NST
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền MenĐen, các quy luật di truyền
Biến dị tổ hợp trong KG của quần thể
Nguyên liệu của CLTN
Di truyền quần thể
Biến dị trong vốn gen của quần thể
Hình thành loài mới
Câu 10: Phòng chống ô nhiễm môi trường
Hiện tượng
Tác nhân
Hệ quả
Biện pháp phòng chống
Gây ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn
Gây ô nhiễm MT, gây mất CBST, gây bệnh tật, gây thoái hoa, tuyệt diệt các loài SV
Nghiên cứu khoa học, GD luật pháp, hợp tác quốc tế
Mất CBST
Gây ô nhiễm MTS, tuyệt diệt các loài, giảm đa dạng SH
ảnh hưởng đến sinh quyển và cuộc sống con người
Quản lý tài nguyên và phát triển bền vững
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của chương trình sinh học cấp THPT
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi ôn tập (dựa theo các bảng gợi ý).
- Ôn tập tốt để chuẩn bị kiểm tra học kỳ
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

File đính kèm:

  • docT52.doc