Giáo án Sinh 12 - Quá trình hình thành loài

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Quá trình hình thành loài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 31
Quá trình hình thành loài
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được sự cách ly địa lý dẫn đến phân hoá vốn gen giữa các quần thể như thế nào.
	- Giải thích được tại sao các quần đảo lại là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài
- Trình bày được thí nghiệm của Đôtđơ chứng minh cách ly địa lý dẫn đến sự cách ly sinh sản như thế nào.
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
	- Thu thập tài liệu, các hình ảnh về các loài và quá trình hình thành loài
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về các loài, mối quan hệ cũng như sự phân biệt ranh giới và quan hệ họ hàng giữa các loài và lịch sử tiến hoá và quá trình hình thành các loài. 
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Vai trò của cách ly địa lý
	- Một số điểm cần lưu ý của quá trình hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý.
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Khái niệm loài sinh học, nêu và giải thích được các cơ chế cách ly sau hợp tử?
	- Nêu và giải thích được các cơ chế cách ly trước hợp tử
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Hình thành loài khác khu vực địa lý
1) Vai trò của cách ly địa lý
- Là yếu tố quan trọng trong qúa trình hình thành loài mới vì (dẫn đến sự cách ly sinh sản)
+ Do sống trong các ĐK địa lý khác nhau nên CLTN sẽ làm thay đổi TS alen các QT cách ly theo những cách khác nhau.
+ Các yếu tố ngẫu nhiên trong các QT khác nhau cũng góp phần đáng kể tạo nên sự sai khác về TS alen giữa các QT
+ Sự sai khác về TS alen giữa các QT cách ly à sự sai khác về vốn gen à cách ly sinh sản (cách ly tập tính, cách ly mùa vụ) à xuất hiện loài mới
- Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới
- Hình thành loài bằng con đường địa lý thường hay xảy ra đối với ĐV có khả năng phát tán mạnh
- Gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi 
- Hình thành loài bằng con đường địa lý hay xảy ra đối với ĐV có khả năng phát tán mạnh
- Gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi
2) Thí nghiệm chứng minh
a/ Thí nghiệm:
- Chia QT ruồi giấm thành nhiều QT nhỏ, nuôi cấy trên các MT nhân tạo khác nhau (T.B và đường Mantozơ)
- Sau nhiều thế hệ à hình thành 2 QT thích nghi khác nhau.
- Cho 2 QT sống chung với nhau à Ruồi “Mantozơ” có xu hướng thích GP với Ruồi “Mantozơ” hơn ruồi “T.B”
b/ Giải thích:
- Do gen đa hiệu quy định (quy định sự tiêu hoá các loại đường, quy định TP hóa học của vỏ kitin) 
- CLTN đã phân hoá TS alen giữa 2 QT à sự GP có chọn lọc và sự cách ly sinh sản được hình thành
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về hình thành loài khác khu vực địa lý
* GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phát vấn:
- Tại sao nói cách ly địa lý là yếu tố quan trọng trong qúa trình hình thành loài mới ?
+ HS
- GV gợi ý: sống trong các ĐK địa lý khác nhau thì CLTN tác động ntn?
- Sự sai khác về TS alen à ?
* GV: Nhận biết sự cách ly sinh sản giữa các QT ntn?
+ HS: Không GP hoặc có GP nhưng không tạo ra con lai or tạo ra con lai nhưng con lai bất thụ
* GV: Tại sao nói quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới?
+ HS: Giữa các đảo có sự cách ly địa lý tương đối à các SV trên đảo ít khi có ĐK trao đổi vốn gen với nhau; Khoảng cách giữa các đảo thường ko lớn àcác cá thể có thể di cư tới.
* GV bổ sung: Khi có 1 nhóm cá thể SV tiên phong di cư tới đảo mới thì ĐKS mới và sự cách ly tương đối về mặt địa lý sẽ biến QT nhập cư à 1 loài mới.
**) Trả lời câu lệnh – SGK
- Ban đầu do 1 số ít cá thể di cư tới đảo thành lập QT mới thì do SL cá thể ít nên yếu tố ngẫu nhiên đóng vai trò quan trọng phân hoá vốn gen của QT gốc
- Ngoài ra, sự GP ko ngẫu nhiên (sự GP gần giữa các cá thể trong QT nhỏ) à phân hoá vốn gen trong QT
- CLTN là yếu tố quan trọng làm phân hoá vốn gen
à Nhiều NTTH cùng tác động làm cho vốn gen của QT trên đảo trở thành “độc nhất vô nhị” lại ko bị hiện tượng di – nhập gen chi phối nên các đặc điểm thích nghi của chúng sẽ khó tìm thấy ở các nơi khác trên TĐ.
* GV: Hình thành loài bằng con đường địa lý hay xảy ra đối với ĐV nào?
+ HS:
- Có phải lúc nào Ht loài bằng cách ly đia lý cũng gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi? Lấy VD CM?
*) GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I.2 – SGK và trình bày lại thí nghiệm và giải thích
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1 - SGK: 
	Do có sự cách ly địa lý nên QT bị cách ly chịu sự tác động tổng hợp của các NTTH làm cho TS alen và tần số KG bị biến đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự biến đổi về TS alen và tần số KG tích luỹ lại lâu dần có thể xuất hiện sự cách ly sinh sản với QT gốc thì loài mới xuất hiện
Câu 2- SGK:
	Quần đảo gồm nhiều đảo cách ly tương đối với nhau nên các cá thể di cư tới đảo có điều kiện cách ly địa lý với đất liền cũng như với đảo lân cận. Vì vậy loài mới có thể nhanh chóng hình thành. Chính vì thế quần đảo là nơi thích hợp để nghiên cứu quá trình hình thành loài
Câu 3- SGK: 
	Quá trình hình thành loài bằng cách ly địa lý hay xảy ra đối với các loài ĐV vì chúng có khả năng di chuyển tới những vùng địa lý khác nhau tạo nên những QT mới cách ly với nhau. Tuy nhiên, các loài TV cũng có được nhiều khả năng phát tán khác nhau tới các vùng địa lý. VD : phát tán nhờ ĐV, phát tán nhờ gió
Câu 3- SGK : D
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 128 – SGK.
- Đọc trước bài “Loài”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

File đính kèm:

  • docT31.doc
Đề thi liên quan