Giáo án Sinh 12 - Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

doc3 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương Ii: quần xã sinh vật
Giáo án số: 43
 quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
- Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật
- Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã. Lấy VD minh họa cho các đặc trưng đó.
- Trình bày được khái niệm quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã và lấy được ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề có liên quan trong sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường ở địa phương
3) Thái độ:
	- Nhận thức đúng đắn về môi trường sống quanh ta và ý thức bảo vệ môi trường sống và các nhân tố sinh học, bảo vệ sự cân bằng sinh thái.
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình Sinh thái học – Vũ Trung Tạng
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
- Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan
III – Trọng tâm bài học:
	- Khái niệm về quần xã sinh vật
	- Các đặc trưng về số lượng và sự phân bố trong không gian của quần xã
	- Phân biệt các mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng trong quần xã
	- Khái niệm về hiện tượng khống chế sinh học
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở, hoạt động nhóm
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể? Nêu nguyên nhân, lấy VD minh họa cho mỗi kiểu biến động số lượng cá thể của QT?
- ý nghĩa của việc nghiên cứu biến động số lượng cá thể của quần thể? VD
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:”
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Khái niệm
- VD: Ao cá, rừng cây
- Quần xã sinh vật: Tập hợp nhiều quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian và thời gian nhất định, nhờ các mối quan hệ sinh thái tương hỗ mà gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất à QX tương đối ổn định.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm QXSV?
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục I và hình 40.1 – sgk
- Lấy VD về 1 số QX ở địa phương?
- Xác định số loài SV, mối quan hệ giữa các loài SV với nhau và với MTS
+ HS: Dựa trên kiến thức SH 9 trả lời
à Quần xã sinh vật là gì?
II – Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1) Đặc trưng về thành phần loài trong QX
- Sự đa dạng về số lượng loài, số lượng cá thể của mỗi loài biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của QXSV
- Loài ưu thế: Loài đóng vai trò quan trọng trong QX do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh
- Loài đặc trưng: Loài ưu thế tiêu biểu nhất hoặc loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.
2) Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian
- Các kiểu phân bố: Chiều ngang – chiều thẳng đứng (chiều cao - độ sâu)
- ý nghĩa: Giảm bớt sự cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số đặc trưng cơ bản của quần xã
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục II, hình 40.2 – sgk và một số hình ảnh về QXSV rừng mưa nhiệt đới, sa mạc, hoang mạc, thuỷ vực
- Xác định số lượng, kể tên các loài SV trong các QX SV
- Thế nào là loài ưu thế, loài đặc 
trưng? Cho VD minh họa
- Các kiểu phân bố cá thể trong không 
gian? VD minh họa? ý nghĩa của sự 
phân bố cá thể trong tự nhiên và trong 
sản xuất
III – Quan hệ giữa các loài trong QX
1) Các mối quan hệ sinh thái 
- Quan hệ hỗ trợ: cộng sinh, hợp tác, hội sinh
- Quan hệ cạnh tranh: cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm, SV này ăn SV khác
2) Hiện tượng khống chế sinh học
- Khống chế sinh học: Hiện tượng số lượng cá thể của 1 loài luôn dao động quanh 1 mức nhất định (không tăng quá cao, không giảm quá thấp) do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch giữa các loài trong quần xã.
- ý nghĩa: Sử dụng thiên địch phòng trừ các sinh vật gây hại trong SX và đời sống.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về quan hệ giữa các loài trong quẫn xã
* GV yêu cầu HS nghiên cứu mục III và hình 40.3 và 40.4
- Các mối quan hệ giữa các loài sinh vật? VD minh họa?
- ý nghĩa của từng mối quan hệ?
- Thế nào là khống chế sinh học? VD?
- ý nghĩa của khống chế sinh học trong tự nhiên và trong sản xuất?
+ HS: dựa trên kiến thức thực tế và tài liệu để trả lời.
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: Dây tơ hang sống trên các tán cây trong rừng là ví dụ về mối quan hệ nào:
	A. Ký sinh	B. Cạnh tranh	C. Hội sinh	D.Cộng sinh
Câu hỏi: Câu ca dao sau đây nói về mối quan hệ nào giữa SV- SV: “Tò vò mà nuôI con nhện, về sau nó lớn nó quyện nhau đi; Tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi,nhện đi đằng nào”
Quan hệ vật ăn thịt – con mồi
Quan hệ ức chế – cảm nhiễm
Quan hệ ký sinh	D. Quan hệ hội sinh
Câu 4 – sgk: Thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật
	Cộng sinh à hợp tác à hội sinh à kí sinh à ức chế – cảm nhiễm à cạnh tranh à sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 5 – sgk: Muôn nuôi được nhiều loài cá trong 1 ao và để có năng suất cao thì chúng ta cần:
- Chọn nuôi các loại cá phù hợp.
- Nuôi cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy
- Nuôi nhiều loại ăn các thức ăn khác nhau
- Mỗi loài có 1 ổ sinh thái riêng nên giữa các loài cá giảm mức độ cạnh tranh với nhau gay gắt: cá trắm cỏ ăn TV và phân bố chủ yếu ở tầng nước mặt, cá mè trắng chủ yếu ăn TV nổi, cá mè hoa ăn TV nổi là chính, cá trắm đen ăn thân mềm và phân bố chủ yếu ở đáy ao, cá trôi ăn tạp và chủ yếu ăn chất hữu cơ ở đáy ao, cá chép ăn tạp
ố Nuôi nhiều loại cá khác nhau như trên sẽ tận dụng nguồn thức ăn trong thiên nhiên và không gian vùng nước, do đó đạt được năng suất cao.
IV. Dặn dò:
- Trả lời tiếp câu hỏi Trang 174 - SGK.
- Đọc trước bài “Diễn thế sinh thái”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
....................
.....

File đính kèm:

  • docT43.doc