Giáo án Sinh 12 - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 35 sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất Ngày soạn: / / Ngày giảng: / / A – Chuẩn bị bài giảng: I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần 1) Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là hoá thạch và vai trò của bằng chứng hoá thạch trong nghiên cứu sự tiến hoá của SG - Giải thích được những biến đổi về địa chất luôn gắn chặt với sự phát sinh và phát triển của SG trên TĐ như thế nào - Trình bày được đặc điểm địa lý, khí hậu của TĐ qua các kỷ địa chất và những đặc điểm của các loài SV điển hình của các kỉ và các đại địa chất - Nêu được các nạn đại tuyệt chủng xảy ra trên TĐ và ảnh hưởng của chúng đối với sự tiến hoá của SG 2) Kỹ năng: - Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học - Thu thập tài liệu, các hình ảnh về sự phát triển của SG qua các đại địa chất 3) Thái độ: - Nhận thức đúng đắn về sự sống và sự phát triển của SG II – Chuẩn bị của giáo viên 1– Tài liệu: Sinh học 12 – sách giáo viên. Giáo trình Tiến Hoá - Nguyễn Trọng Lạng 2– Thiết bị dạy học: - Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có). - Tranh phóng to hình SGK và các tài liệu liên quan III – Trọng tâm bài học: - Sự phát sinh và phát triển của SG gắn liền với sự địa chất của TĐ IV – Phương pháp: - Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở. B – Tiến trình bài giảng: I – Mở đầu: 1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Thí nghiệm CM và kết luận quá trình trùng phân tạo ra các đại phân tử hưũ cơ từ chất vô cơ - Giải thích được các cơ chế tự nhân đôi, phiên mã, dịch mã đã có thể được hình thành như thế nào? II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề “:” Nội dung kiến thức Hoạt động của thầy và trò I – Hoá thạch và vai trò của hoá thạch - Là di tích của các SV đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ TĐ * Vai trò: - Bằng chứng trực tiếp về LS phát triển của sinh giới + Dựa vào hoá thạch à LS phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài + Dựa vào hoá thạch à nghiên cứu LS phát triển của vỏ TĐ - Tuổi của hoá thạch: xác định dựa vào các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch hoặc có trong các lớp đất đá chứa hoá thạch + Tuổi tương đôi + Tuổi tuyệt đối * Hoạt động 1: Tìm hiểu về hoá thạch và vai trò của hoá thạch * GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK – 140 và phát vấn: - Hoá thạch là gì ? Bộ hài cốt của các liệt sỹ có được coi là hoá thạch ko? + HS:Không. - Hoá thạch có vai trò ntn? * GV nêu các VD về vai trò của hoá thạch à HS rút ra NX - Xác định tuổi của địa tầngà tuổi SVà Và ngược lại - Sự có mặt của quyết TV chứng tỏ KH ẩm ướt, bò sát chứng tỏ KH khô ráo * GV giới thiệu về PP xác định tuổi hoá thạch – SNC - 181 II – LS phát triển của SG qua các đại địa chất - Những biến đổi lớn về KH, địa chất và các hoá thạch điển hình, các nhà địa chất học chia LS TĐ kèm theo sự sống thành 5 đại: Thái Cổ, Nguyên Sinh, Cổ Sinh, Trugn Sinh,Tân Sinh - Mỗi đại chia thành nhiều kỷ. Mỗi kỷ mang tên loại đá điển hình cho lớp đất đã thuộc kỷ đó (Kỷ C, kỷ Kreta) hoặc tên địa phương mà ở đó lần đầu tiên nguời ta nghiên cứu lớp đất đá thuộc kỷ đó * Bảng 33v - 142 * Hoạt động 2: Tìm hiểu về LS phát triển của SG qua các đại địa chất * GV yêu cầu HS nghiên cứu sgk - Các nhà địa chất phân chia LS TĐ dựa vào đâu? phân chia ntn ? + HS:theo sgk - Các nhà KH gọi tên các kỷ dựa vào đâu? Lấy VD? + HS:. * GV yêu cầu HS tham khảo bảng 33 – 142 và tóm tắt về đặc điểm địa chất, khí hậu cũng như các SV điển hình của từng đại, từng ky. III. Củng cố: - Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài - Đọc phần ghi nhớ. - Trả lời câu hỏi: Câu 1 - SGK: - Hoá thạch có thể là xác SV được bảo quản nguyên vẹn không bị phân huỷ trong các lớp băng, trong hổ phách. Hoá thạch cũng có thể chỉ là các bộ xương hoặc phần cứng của SV được bảo quản trong đất đá hoặc những khuôn mẫu của SV trong đất đá. - Hoá thạch là bằng chứng trực tiếp nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài đã chết với các loài đang sống. Các nhà KH nhận thấy các loài hoá thạch được tìm thấy ở các địa tầng càng gần mặt đất thì hoá thạch càng có nhiều đặc điểm giống với các loài đang sinh sống trên mặt đất, tại nơi tìm thấy hoá thạch Câu 2 - SGK: - Dựa vào biến đổi địa chất, khí hậu và dựa vào các hoá thạch Câu 3- SGK: - Hiện tượng trôi dạt lục địa có ảnh hưởng rất lớn đến ĐK KH, địa chất. VD : Khi các lục địa liên kết với nhau tạo thành siêu lục địa thì vùng trung tâm của siêu lục địa sẽ trở nên khô hạn hơn nhiều và ngược lại. Sự trôi dạt lục địa cũng ảnh hưởng đến sự phát tán và sự tiến hoá của SV. Sự trôi dạt lục địa cũng làm xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thầndẫn đến làm tuyệt chủng nhiều loài SV Câu 5- SGK: - Hiện tượng TĐ nóng dần lên do kết quả của hiệu ứng nhà kính do con người gây ra đang là vấn đề quan tâm của toàn nhân loại. TĐ nóng dần làm tan băng ở các cực của TĐ dẫn đến mực nước biển dâng lên gây ra hàng loạt những ảnh hưởng đến ST học, đe doặ tuyệt chủng của nhiều loài SV. Chúng ta cần phải hạn chế các tác động làm ô nhiễm MT, giảm bớt các khí thải độc hại làm cho TĐ nóng lên, bảo vệ rừng nguyên sinh và trồng thêm rừngXD một nền nông nghiệp vững mạnh IV. Dặn dò: - Trả lời tiếp câu hỏi Trang 143 – SGK. - Đọc trước bài “Sự phát sinh loài Người” Ngày tháng năm 200 Ký duyệt của TTCM V. Rút kinh nghiệm bài giảng: ....................
File đính kèm:
- T35.doc