Giáo án Sinh 12 - Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 12 - Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án số: 21
Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
Ngày soạn: / /
Ngày giảng: / /
A – Chuẩn bị bài giảng:
I – Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài, HS cần
1) Về kiến thức:
	- Giải thích được quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
	- Nêu được 1 số thành tựu tạo giống thực vật bằng công nghệ tế bào
	- Kỹ thuật nhân bản vô tính ở động vật
2) Kỹ năng: 	
	- Phân tích, khái quát, tổng hợp các kiến thức đã học
3) Thái độ:
	- Liên hệ với việc bảo vệ môi trường
II – Chuẩn bị của giáo viên
1– Tài liệu:
Sinh học 12 – sách giáo viên.
Giáo trình di truyền học - Đỗ Lê Thăng & Đinh Đoàn Long
Công nghệ sinh học trên người và động vật
2– Thiết bị dạy học: 
- Giáo án điện tử, phòng máy chiếu (nếu có).
III – Trọng tâm bài học:
	- Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến
IV – Phương pháp:
	- Trực quan, phát vấn, thảo luận, gợi mở.
B – Tiến trình bài giảng:
I – Mở đầu:
	1. ổn định tổ chức – Kiểm tra sỹ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ: - Ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai 
- Phương pháp tạo ưu thế lai.
II – Vào bài mới : GV đặt vấn đề
Nội dung kiến thức
Hoạt động của thầy và trò
I – Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
1) Khái niệm:
- Là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học nhằm làm thay đổi vật liệu di truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích của con người.
2) Quy trình
- Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến
- Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn
- Tạo dòng thuần chủng
3) Một số thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến ở VN
a) Tác nhân vật lý (tia tử ngoại, phóng xạ, sốc nhiệt)
- Xử lý ĐB giống lúa Mộc Tuyên = tia g à giống MT1 có nhiều đặc tính quý: chín sớm, thấp, cứng cây, chịu chua + phèn, năng suất 15 – 20%.
- Chọn lọc từ 12 dòng ĐB của giống ngô khởi đầu là M1 đã tạo ra giống DT6: chín sớm, năng suất cao, hàm lượng Pr tăng 1,5%
b) Tác nhân hoá học: 5 – BU; EMS – Etyl Metal Sunphonat
- Tạo cây trồng đa bội nhờ conxixin à NS cao (dâu tằm tam bội)
- "Táo má hồng" – 2 vụ/năm : KL tăng, thơm ngon.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương pháp tạo giống bằng gây đột biến
* GV yêu cầu HS:
- Nhắc lại các tác nhân gây ĐB?
+ HS : Các tác nhân vật lý, hoá học
* GV dẫn dắt vào khái niệm
* GV phát vấn:
- Dựa trên quy trình chung về chọn, cho biết tạo giống bằng gây đột biến sẽ ntn?
+ HS biết vận dụng kiến thức để trả lời
- HS lắng nghe và chỉnh sửa, nhận xét. 
* GV cung cấp thông tin về các thành tựu tạo giống và phát vấn:
- Xử lý ĐB giống lúa Mộc Tuyên = tia g là PP sử dụng tác nhân ĐB là gì?
+ HS : vật lý
- Tạo cây trồng đa bội nhờ conxixin là PP sử dụng tác nhân ĐB là gì? 
+ HS: Tác nhân hoá học
- Lấy thêm các VD thực tế
**) Câu lệnh: Với những kiến thức đã học, đề xuất cách thức nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội.
- Kích thước, Khối lượng TB, Lượng VCDT à cơ quan dinh dưỡng to, khoẻ, sức chống chịu tốt; Đa bội lẻ thường không hạt)
II – Tạo giống bằng công nghệ tế bào
1) Công nghệ tế bào thực vật
* Khái niệm: Là công nghệ nuôi cấy các TB, mô thực vật trong ống nghiệm và tái sinh chúng à cây hoàn chỉnh.
* Các hình thức của công nghệ TBTV
a) Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa TT
- Các hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh MTNC dòng TB đơn bội
- Chọn lọc các dòng đơn bội (Invitro – ống nghiệm)
- Lưỡng bội hoá các dòng đơn bội đã chọn lọc
+ Lưỡng bội n à 2n à cây lưỡng bội 2n
+ Mọc cây đơn bội lưỡng bội hoá cây lưỡng bội 2n
b) Nuôi cấy TBTV Invitro tạo mô sẹo
- Sử dụng MTNC phù hợp + chất K’T’ ST
- Mô sẹo: mô gồm nhiều TB chưa biệt hoá, có khả năng sinh trưởng mạnh biệt hoá mô khác nhau tái sinh cây TT
- Đối tượng: chồi, lá, thân, rễ, hoa
c) Chọn dòng tế bào xoma có BD
- NCTB có 2n NST/MTNCnhân tạo sinh sản
nhiều dòng TB có tổ hợp NST khác nhau có BD cao (BD dòng TB xoma)
- Tạo ra các KG khác nhau of 1 # ban đầu
d) Dung hợp TB trần – Lai TB xoma
- Loại bỏ thành Xenlulozơ à TB trần
- Dung hợp các TB trần à TB lai tái sinh cây lai xoma
- Phạm vi: trong cùng 1 loài, chi, họ, bộ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật
* GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm:
- HS tái hiện lại kiến thức đã có ở lớp 10 (công nghệ 10) và lớp 11 (Sinh) để trả lời
- GV chỉnh sửa à KN chính xác
* GV: Cung cấp các hình thức của công nghệ TB
 * Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về PP nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn 
VD : Tạo giống lúa chiêm chịu lạnh, lấy hạt phấn nuôi cấy trên MT nhân tạo trong điều kiện : 8- 10oC. Dòng nào mọc à dòng chịu lạnh
- GV: cung cấp thông tin về các PP lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
* Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về PP nuôi cấy invitro tạo mô sẹo
- Mô sẹo là gì? Đối tượng nào thường được sử dụng?
+ HS : dựa vào tài liệu trả lời
* Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về PP chọn dòng TB Xoma có BD và PP dung hợp TB trần
- GV cung cấp thông tin về 2 phương pháp tạo giống mới này
- GV lưu ý HS về đối tượng áp dụng PP dung hợp TB trần
2) Công nghệ TBĐV
a) Nhân bản vô tính động vật
- Điển hình: Cừu Dolly. Gồm các bước
B1: Tách TB tuyến vú của cừu cho nhân, nuôi trong phòng TN (Cừu 1)
B2: Tách TB trứng của cừu khác, loại bỏ nhân (Cừu 2)
B3: Chuyển nhân TB tuyến vú (Cừu 1) + TB trứng loại bỏ nhân (Cừu 2)
B4: Nuôi cấy trên MTNC để trứng à phôi.
B5: Chuyển phôi vào tử cung cừu mẹ mang thai hộ (Cừu 3) 1 t/gian Cừu Dolly (# cừu mẹ cho nhân)
ƯD: - Nhân nhanh giống vật nuôi quý hiếm
- Tạo ĐV mang gen người à cấy ghép nội tạng
b) Cấy truyền phôi
- KN: Chia cắt phôi thành nhiều phần (phôi) Cấy vào tử cung các con vật khác nhau à nhiều con vật có KG khác nhau
- Có thể kết hợp 2 hay nhiều phôi à cấy 
* GV ĐVĐ bằng câu lệnh: “Nếu bạn có 1 con chó mang KG quý hiếm, làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều con chó y hệt như con chó của bạn?
+ HS : Nhân bản vô tính
* GV cùng HS nhắc lại các bước nhân bản vô tính cừu Dolly đã học ở SH 11
- Cừu Dolly có mấy bà mẹ?
+ HS : 3
- Dolly có ngoại hình giống cừu mẹ nào?
+ HS : Cừu mẹ cho nhân
- ứng dụng của NBVT?
+ HS vận dụng kiến thức thực tế trả lời: 
*GV: GV giới thiệu nhanh về PP cầy truyền phôi ở động vật
III. Củng cố:
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm, cần nhớ của bài
- Đọc phần ghi nhớ.
- Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Thực chất của phương pháp cấy truyền phôi
	A. Tạo ra nhiều cá thể từ 1 phôi ban đầu
	B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong 1 phôi
	C. Cải biến thành phần của phôi theo hướng có lợi cho con người
	D. Cả A, B, C.
Câu 2: Chọn 1 loại cây thích hợp trong số các loại cây sau để có thể áp dụng chất cônxixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả KT cao
A. đậu tương	B. Lúa	C. Củ cải đường	D. Ngô.
IV. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi Trang 78 – SGK.
- Đọc trước bài “Tạo giống bằng công nghệ gen”
 Ngày tháng năm 200
 Ký duyệt của TTCM
V. Rút kinh nghiệm bài giảng:
..................................

File đính kèm:

  • docT21.doc
Đề thi liên quan