Giáo án Sinh 9 - Tiết 13: Di truyền liên kết

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 - Tiết 13: Di truyền liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 08/10/2008 ND: 10/10/2008
 Tiết 13: di truyền liên kết
 A - Mục tiêu:
 1- KT: - Hiểu rõ những ưu thế của ruồi dấm trong nghiên cứu di truyền
 - Mô tả và giải thích được thí nghiệm của MoocGan
 - Hiểu rõ ý nghĩa của di truyền liên kết
 2- KN: - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy thực nghiệm, hoạt động nhóm.
 3- GD: - Giáo dục ý thức học tập, lòng yêu thích bộ môn.
 B - Phơng pháp: Nêu và giải quyết vấn đề + QS, VĐ tìm tòi, tái hiện
 C - Đồ dùng cần chuẩn bị: - Sơ đồ vòng đời của ruồi dấm - Tranh phóng to hình 13
 D - Tiến trình lên lớp :
 I. ổn định tổ chức: (1’)
 II. Kiểm tra : (6’)
 - Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người ? Vì sao trong cấu trúc dân số tỷ lệ
 Nam, nữ xấp xỉ 1 : 1 ? ; - Bài tập 5 : Đáp án b, d.
 III. Bài mới :
 1.Đặt vấn đề:
 Thế nào là di truyền liên kết ? Di truyền liên kết có gì khác với di truyền phân li độc lập? 
 2. Triến khai bài dạy:
 Hoạt động dạy học
 Nội dung bài học
Hoạt đông1: (20’)
- Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Moocgan chọn ruồi dấm làm đối tượng nghiên cứu ?
+ trình bày nội dung thí nghiệm của Moocgan ?
- Học sinh tiếp tục quan sát thật kỹ hình 13, cùng trao đổi nhóm các nội dung sau :
+ Tại sao phép lai giữa ruồi đực F1 và ruồi cái đen cụt đợc gọi là phép lai phân tích ?
+ Móc Gan tiến hành lai phân tích nhằm mục đích gì ?
+ Vì sao dựa vào kết quả 1 :1 Móc Gan lại cho rằng các gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?
- Thực tế đen cụt là lặn à cho ra 1 loại giao tử. Nếu xám dài cho ra 4 loại giao tử như di truyền độc lập à kết quả sẽ thế nào? (gọi 1 HS lên bảng ghi kết quả).
à Em hiểu di truyền liên kết là gì?
- Cách viết kiểu gen di truyền liên kêt thế nào ?
- Gọi học sinh lên bảng viết cơ sở tế bào của thí nghiệm M G ?
- Qua sơ đồ em có nhận xét gì ?
 + Xám dài và đen ngắn luôn di truyền đồng thời với nhau
 + Các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên cùng một NST, cùng phân ly về giao tử và cùng được tổ hợp trong thụ tinh
Hoạt động2:(10’)
- Học sinh đọc kỹ thông tin SGK, cùng suy nghĩ các nội dung sau:
 +Trong tế bào số lợng gen lớn hơn số lợng NST ( vd: ruồi dấm 2n = 8 nhng có tới 4000 gen ) à Sự phân bố các gen trên NST phải như thế nào?
- Khi các gen cùng nằm trên một NST chúng sẽ được phân ly và tổ hợp nh thế nào?
- So sánh kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết
 + DTĐL: xuất hiện biến dị tổ hợp
 + DTLK: Không xuất hiện biến dị tổ hợp
à Di truyền liên kết có ý nghĩa gì?
I. Thí nghiệm của Moóc Gan
- Thí nghiệm :
 P : Xám dài x Đen cụt
 F1 : Xám dài
Lai phân tích
 Đực F1 x cái đen cụt
 FB : 1xám dài, 1 đen cụt
- Phép lai giữa ruồi đực F1 và ruồi cái đen cụt là phép lai phân tích vì đó là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội và cá thể có kiểu hình lặn
- Lai phân tích để xác định kiểu gen của ruồi đực F1
- Kết quả 1 :1 chứng tỏ các gen quy định màu sắc của thân và chiều dài của cánh cùng nằm trên một NST và chúng di truyền liên kết với nhau
- Di truyền liên kết là hiện tợng các gen quy định nhóm tính trạng nằm trên cùng một NST, cùng phân ly về giao tử và cùng được tổ hợp qua thụ tinh.
 P :(XD) BV/ BV x (ĐC) bv/ bv
 G : BV bv
 F1: BV/ bv ( XD)
- Lai phân tích : 
 P: Đực BV/BV x Cái bv/bv
 G : BV, bv bv
 FB: BV/bv bv/bv
II . ý nghĩa của di truyền liên kết
- Trong tế bào số lợng gen lớn hơn số
 lượng NST à Mỗi NST phải mang
 nhiều gen
- các gen phân bố theo chiều dài của
NSTà Tạo thành nhóm gen liên kết
- sự liên kết gen làm hạn chế biến dị tổ hợp
 - Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể à Có ý nghĩa lớn trong chọn giống
 IV- Củng cố - đánh giá: (5’)
 - Tóm tắt nội dung toàn bài - Gọi học sinh đọc kỹ kết luận chung - Hướng dẫn trả lời câu hỏi
 + Câu 3: So sánh kết quả lai phân tích F1 trong hai trường hợp:
 Di truyền độc lập Di truyền liên kết
 - P: Vàng trơn x Xanh nhăn - P : Xám dài x Đen cụt
 AaBb x aabb BV/ bv x bv/ bv
 - Gp: AB,Ab,aB,ab ab - Gp : BV, bv bv
 - FB : AaBb, Aabb, aaBb, aabb - FB : BV/bv , bv/bv
 - Tỷ lệ KG, KH: 1: 1 : 1 : 1 - Tỷ lệ KG,KH: 1 : 1
 - Xuất hiện BDTH - Không xuất hiện BDTH
 V- Dặn dò: (3’)
 + Học kỹ nội dung bài; Trả lời câu hỏi 1 --> 2 và làm BT 3,4 (SGK)
 + Xem lại các bài: Hình thái nhiễm sắc thể, Nguyên phân, Giảm phân. 
 + Đọc trước bài thực hành: (Quan sát hình thái NST).
 * Kiến thức bổ sung

File đính kèm:

  • doctiet13.doc
Đề thi liên quan