Giáo án Sinh 9 - Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 - Tiết 4: Lai hai cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 29/09/08 ND: 01/9/08 
Tiết 4: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG 
A)Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
 KT: - Mô tả được thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen. 
 - Biết phân tích kết quả của thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của MenĐen.
 - Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật phân li của MenĐen. 
 - Giải thích được khái niệm biến dị tổ hợp.
 KN: - Phát triển kĩ năng quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm.
 GD: - Có niềm tin khoa học về bản chất của các hiện tương di truyền và biến dị qua bài học.
B) Phương pháp: 
 *Nêu và giải quyết vấn đề + Quan sát tìm tòi + Thảo luận nhóm.
 C) Phương tiện sử dụng:
 *Tranh phóng to hình 4 + Bảng phụ ghi nội dung bảng 4
D) Tiến trình lên lớp:
 I) Ổn định tổ chức: (1’)
II) Kiểm tra bài cũ: (`6’)
 ? Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng nội cần phải làm gì. Ý nghĩa của việc làm đó. Giải thích vì sao lựa chọn đáp án đúng ở bài 4?
	III) Bài mới:
1.ĐVĐ: Lai một cặp tính trạng thuần chủng tương phản F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ: 
 3 Trội ‏׃ 1 Lặn. Vậy lai 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản tỉ lệ phân li tính trạng ở F2 sẽ như thế nào?
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1
- GV cho HS quan sát h. 4 và thông tin sgk → trình bày thí nghiệm của Menđen.
- HS quan sát h. 4 – nghiên cứu thông tin và thảo luận nhóm – nêu được thí nghiệm:
- Từ kết quả thí nghiệm GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 4 (tr.15).
- Các nhóm thảo luận → hoàn thành bảng 4.
- Đại diện nhóm lên làm trên bảng
(- GV gợi ý: coi 32 là một phần để tính tỉ lệcác phần còn lại )
- GVteo bảng phụ gọi đại diện các nhóm lên điền.
Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- GV chốt lại kiến thức qua bảng.
- từ kết quả bảng 4 GV gọi 1 HS nhắc lại thí nghiệm.
- GV phân tích cho HS thấy rõ tỉ lệ của từng cặp tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2. - HS ghi nhớ kiến thức.
Ví dụ: Vàng, trơn = ¾ vàng x ¾ trơn = 9/16 .
Như vậy mỗi loại kiểu hình ở F2 bằng chính tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó .
- GV phân tích cho HS hiểu các tính trạng di truyền độc lập với nhau ( 3 vàng : 1 xanh) (3 trơn : 1 nhăn) = 9 : 3 : 3 : 1.
- GV cho học sinh làm bài tập điền vào chỗ trống. 
- HS ghi nhớ kiến thức và vận dụng kiến thức ở mục a → Điền được cụm từ “ Tích tỉ lệ ”.
- Gọi 1-2 HS nhắc lại nội dung quy luật.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS nghiên cứu lại kết quả thí nghiệm ở F2 → Trả lời câu hỏi: 
+ Kiểu hình nào ở F2 khác với bố mẹ ? 
- HS nêu được 2 kiểu hình: Vàng, trơn ; xanh, nhăn và chiếm tỉ lệ 6/16.
+ Biến dị tổ hợp là gì ?
+ Nguyên nhân dẫn đến biến dị tổ hợp ?
+ Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ? ( sinh sản hữu tính )
I. Thí nghiệm của Menđen (25’)
a, Thí nghiệm
P: Vàng, trơn x Xanh, nhăn
F1: Vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn
 F2 có 4 loại kiểu hình
K./hình F2
Số hạt
Tỉ lệ KH F2
Tỉ lệ từng cặp t.trạng ở F2
Vg, tr
315
9
V 416 3 
X 140 1
Vg, nh
101
3
X, tr
108
3
Tr 423 3
Nh 133 1
X, nh
32
1
Lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạngtwơng phản:
P: Vàng , trơn x Xanh, nhăn
F1: Vàng , trơn
Cho F1 tự thụ phấn.
F2: 9 vàng, trơn
 3 vàng, nhăn
 3 xanh, trơn 
 1 xanh, nhăn 
b, Quy luật phân li độc lập:
Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ các tính trạng hợp thành nó.
II. Biến dị tổ hợp:(5’)
- Là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ.
- Nguyên nhân: do có sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình khác P.
 IV. Củng cố, đánh giá: (5’)
 1. Phát biểu nội dung quy luật phân li ?
 2. Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ? Ý nghĩa của nó ?
 3. Đánh dấu x vào câu đúng trong các câu sau : 
 3.1) - Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là F2 nhất thiết phải có :
 A. Tỉ lệ phân li của mỗi cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
 B. Tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
 C. Bốn kiểu hình khác nhau.
 D. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp.
 3.2) – Khi lai hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thì kết quả sẽ như thế nào?
 A. Sự phân li của các cặp tính trạng độc lập với nhau.
 B. F1 phân li kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
 C, F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
 D. Cả A và C .
 V. Dặn dò bài tập (3’)
 - Học kĩ bài theo phần tóm tắt - Trả lời câu hỏi 1,2 - Làm bài tập 3 (trang16).
 - Đọc nghiên cứu bài 5 - Kẻ sẵn bảng 5 (trang17) vào vở bài tập
 * Kiến thức bổ sung: 

File đính kèm:

  • doctiet4.doc
Đề thi liên quan