Giáo án Sinh 9 - Tiết 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

doc2 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 744 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh 9 - Tiết 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 10/09/2008 ND: 12/09/2008 
Tiết 6: THỰC HÀNH
 TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI 
A)Mục tiêu: Học xong bài này HS phải:
* Biết cách xác định xác suất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại.
* Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong một cặp tính trạng .
* Rèn kỹ năng thực hành và hoạt động theo nhóm
B) Phương pháp: 
 - Thực hành theo nhóm
 C) Phương tiện sử dụng:
 1.GV: Bảng phụ thống kê kết quả gieo các đồng kim loại của các nhóm.
 2.HS: Kẻ bảng 6.1 và 6.2 vào vở. Mỗi nhóm chuẩn bị 2 đồng kim loại. 
D) Tiến trình lên lớp:
 I) Ổn định tổ chức: (2’)
II) Kiểm tra bài cũ: (5’)
 1. Phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen.
	III) Bài mới: (31’)
1. ĐVĐ: Menđen làm thế nào để tính được tỉ lệ các loại giao tử và các kiểu gen ở F2 trong phép lai một cặp tính trạng?
2. Triển khai bài dạy:
Hoạt động 1 : 
- GV hướng dẫn quy trình thực hành.
* chia lớp thành 8 nhóm.
a. Gieo một đồng kim loại : Lấy 1 đồng kim loại cầm đứng cạnh, thả rơi tự do từ độ cao xác định ( 40 – 50 cm). Khi rơi xuống mặt bàn đồng kim loại có thể là một trong hai mặt sấp ( S ) hay ngữa ( N )
→ thống kê kết quả vào bảng 6.1.
b. Gieo hai đồng kim loại:
- GV hướng dẫn: Lấy hai đồng kim loại cầm đứng cạnh, thả rơi tự do từ độ cao xác định. → thống kê kết quả vào bảng 6.2.
Hoạt động 2:
- GV treo bảng phụ, yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thống kê của nhóm vào bảng tổng hợp chung.
(Theo mẫu sau) 
I.Tiến hành gieo một đồng kim loại.
- HS ghi nhớ quy trình thực hành.
- Các nhóm tiến hành gieo các đồng kim loại.
* Gieo một đồng kim loại:
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê lần rơi mặt sấp , mặt ngữa vào bảng.
Gieo hai đồng kim loại:
- Có thể xảy ra một trong ba trường hợp:
+ Hai đồng sấp ( SS ).
+ Một đồng sấp, một đồng ngữa ( SN ).
+ Hai đồng cùng ngữa ( NN).
- Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê vào bảng 6.2
II.Thống kê kết quả và kết luận.
Đại diện ccác nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp.
TH
NHÓM
Gieo một đồng kim loại
Gieo hai đồng kim loại
S
N
SS
SN
NN
1
2
3
4
5
6
Cộng
SL
Tỉ lệ
- Qua Kết quả của thí nghiệm trên, GV yêu cầu HS liên hệ:
+ Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các giao tứ sinh ra từ con lai F1 Aa.
+ kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai một cặp tính trạng.
- GV lưu ý: Số lượng thống kê càng lớn thì càng đảm bảo độ chính xác.
- HS căn cứ vào kết quả bảng thống kê ,từ đó nêu được:
+ Cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử mang A và a với xác suất ngang nhau ( A = a = ½).
+ Kết quả gieo hai đồng kim loại có tỉ lệ:
 1SS : 2SN : 1NN → Tỉ lệ kiểu gen ở F2 là:
 1AA : 2Aa : 1aa. 
 IV. Củng cố, đánh giá: (4’)
GV nhận xét tinh thần thái độ và kết quả của mỗi nhóm.
Cho các nhóm viết thu hoạch theo mẫu bảng 6.1 và 6.2.
 V. Dặn dò – BT : (3’)
 - Ôn lại 2 quy luật của Menđen – Nghiên cứu trước các BT 1-5 trang 22, 23 (sgk).
 - GV hướng dẫn cách giải BT trắc nghiệm di truyền về lai 1 cặp và 2 cặp tính trạng.
 + Biết kiểu hình của P → xác định tỉ lệ kiểu hình, kiểu gen ở F1 và F2.
 + Biết số lượng hoặc tỉ lệ kểu hình ở đời con → xác định kiểu gen, kiểu hình ở P. 
 * Kiến thức bổ sung :

File đính kèm:

  • doctiet6.doc
Đề thi liên quan