Giáo án Sinh Học 6 - Năm học 2012 - 2013

doc135 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 658 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh Học 6 - Năm học 2012 - 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 15 /8 / 2012 Ngày dạy : / 8 / 2012
Tuần 1 - Tiết 1
Bài 1: đặc điểm của cơ thể sống
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm:
 - Phân biệt được vật sống và vật không sống, nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật,gây hứng thú bộ môn cho học sinh 
B.Phương pháp: 
 Hoạt động nhóm, quan sát tìm tòi - nghiên cứu
C.Chuẩn bị :
GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá.) tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật , H.2.1 sgk trang 8
 Bảng phụ mục 2 SGK
HS: Tìm hiểu trước bài học trong sgk, mang vở bài tập sinh 6
D. Tiến trình bài học.
 1). ổn định tổ chức: (1 phút)
 2) Kiểm tra bài cũ: không
3). Bài mới: (2’) Gv giới thiệu các kí hiệu cần dùng trong sgk
 Đặt vấn đề: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật: Cây cối, các con vật khác nhau. Đó là giới vật chất xung quanh chúng ta, chúng bao gồm vật sống và vật không sống. Thế nào là vật sống và vật không sống ? bài học này sẽ giúp các em
Hoạt động gv và học sinh
Hoạt Động1: (20 phút)
 GV yêu cầu HS quan sát môi trường xung quanh và cho biết:
? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật, đồ vật mà em biết.
GV chọn ra mỗi loại 1 ví dụ cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá)
GV chia lớp thành 4 nhóm.nhóm trưởng chỉ đạo
 ? Cây đậu, con gà cần điều kiện gì để sống.
 ?Hòn đá, cái bàn có cần điều kiện giống 2 loại trên không. Tại sao?
 ? Sau một thời gian chăm sóc thì đối tượng nào tăng kích thước, đối tượng nào không tăng kích thước.
HS: thảo luận trả lời các câu hỏi trên
GV sửa chữa các ý kiến của học sinh
? Tìm thêm ví dụ về vật sống và vật không sống ?
 ? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
Đại diện nhóm trả lời
GV: ? xe máy, ô tô có chạy được trên đường, vậy chúng có phải là vật sống không ? em hãy giải thích vì sao
Hs: không là vật sống vì.........
Hoat Động 2: (15 phút)
GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2, các nhóm hoàn thành lệnh sau mục 2 rồi điền vào phiếu học tập
HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả, bổ sung
GV hướng dẫn cho HS làm, chú ý cột 6,7
Gv treo bảng phụ và gọi học sinh lần lượt ở các nhóm trả lời
HS ở các nhóm trả lời, nhận xét
 gv nhận xét, kết luận.
? Qua kết quả bảng phụ trên hãy cho biết cơ thể sống có đặc điểm gì chung.
HS trả lời, GV kết luận
Nội dung kiến thức
1, Nhận dạng vật sống và vật không sống
Quan sát
Trả lời câu hỏi ( sgk)
* Vật sống lấy thức ăn, nước uống, lớn lên và sinh sản 
* Vật không sống thì không lấy thức ăn, không lớn lên
2.Đặc điểm của cơ thể sống.
 (Bảng phụ kẻ sẵn bảng phụ )
Kết luận :
- Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng:
+ Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ chất thải) để tồn tại.
+ Lớn lên và sinh sản
 E. Củng cố (5’)
- Yêu cầu học sinh đọc khung ghi nhớ sgk trang 6,
- Trả lời câu hỏi 1,2 sgk, làm bài tập 2 sgk trang 6
1, Chọn câu đúng trong các câu dưới đây tương ứng với cơ thể sống:
A, Đất C, Cát 
B, Chim D, Con người
2, Cơ thể sống có những đặc điểm gì ? (Hs trả lời )
g Hướng dẫn về nhà : (2 phút)
 Học bài cũ và làm bài tập trong vở bài tập sinh học 6.
 Xem trước bài mới
 Kẻ phiếu học tập sgk trang 7
 Hs: chuẩn bị 1 số tranh ảnh về thựcvật động vật sống trong tự nhiên
Ngày soạn : 18/ 8/ 2012 Ngày dạy : / / 2012
 Tuần 1 - Tiết 2: 
Bài 2: nhiệm vụ của sinh học
A.Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Nêu được một vài ví dụ cho thấy sự đa dạng của sinh vật, kể tên được 4 nhóm sinh vật chính.
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp.
 - Giáo dục cho học sinh tích cực trong học tập.bảo vệ thực vật có lợi cho môi trường
B. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
C.Chuẩn bị:
GV: Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên, tranh vẽ đại nhiện 4 nhóm thực vật, bảng phụ
HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập
D. Tiến trình bài học
 1). ổn định tổ chức: (1 phút)
 2).kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?
 ? Nêu đặc điểm chung của cơ thể sống ?
3. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề. 
 Sinh học là khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên.
Có nhiều loại sinh vật khác nhau: ĐV, TV, vi khuẩn và nấm.
hoạt động của Gv và hs
nội dung kiến thức
Hoạt động 1 :(13')
GV yêu cầu HS thưc hiện lệnh mục a sgk, các nhóm thảo luận và hoàn thành vào phiếu học tập.
Gv gọi đại diện các nhóm trình bàykết quả, nhóm khác bổ xung
- Gv nhận xét, kết luận.
Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật 
Hãy nêu vai trò của chúng ?
HS trả lời, Gv kết luận
 Gv yêu cầu Hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết
Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ? đó là những nhóm nào
HS các nhóm thảo luân dựa vào bảng nôi dung thông tin và quan sát hình 2.1 sgk
HS : đại diện các nhómbáo cáo kết quả.
GV thông báo chương trình sinh học 6 ta sẽ học 3 nhóm còn động vật ta sẽ học trong sinh học lớp 7
Hoạt động 2 (20')
GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà HS được học ở THCS
HS : đọc thông tin ở mục 2 sgk, tìm hiểu và cho biết:
Nhiệm vụ sinh học là gì ?
Nhiệm vụ thực vật học là gì ?
các nhóm khác trả lời và bổ xung
GV nhận xét 
1)Sinh vật trong tự nhiên
a) Sự da dạng của thế giới sinh vật
 (bảng phụ)
Kết luận : sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phongphú, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người.
b) Các nhóm sinh vật trong tự nhiên
Sinh vật gồm 4 nhóm : thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn
2) Nhiệm vụ của sinh học
Kết luận : sinh học nghiên cứu cấu tạo , hình thái đời sống cũng như sự đa dạng của sinh vật nói chung và thực vật học nói riêng để tìm cách sử dụng chúng hợp lý phục vụ đời sống con người.
- Nhiệm vụ của thực vật học (sgk ) trang 8
E. Củng cố (5')
HS đọc phần kết luận cuối bài, trả lời 2 câu hỏi sgk trang 9.
GV nhận xét.
- làm bài tập sau : Những đối tượng nào sau đây được xem là sinh vật
A. cây thông, bèo tấm, giun đất, hòn dá
B.Con cá, con khỉ, cây bàng, cột đèn giao thông.
C. Cây ổi, con rắn, con hổ, san hô.
D. Cây mít, con chuột, cây nến, cây rong.
G: Hướng dẫn về nhà (2')
- Học bài cũ, làm bài tập 3 sgk
- xem trước bài mới : chuẩn bị phiếu học tập mục 2 sgk.
- Chuẩn bị tranh ảnh về các thực vật sống trong các môi trường khác nhau.
 - Kẻ bảng sgk trang 11. lấy 10 loại cây vào bảng trang 13, tìm hiểu về cây có hoa
Xác nhận soạn đủ bài tuần 1
Ngày.tháng.năm 201
 Tổ trưởng :
 Ngày soạn : 23 / 8 /2012 Ngày dạy: / / 2012
 Tuần 2 - Tiết 3 
 Bài 3,4 : đặc điểm chung của thực vật
Có phải tất cả thực vật đều có hoa 
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần.
 - Nêu đặc điểm chung của thực vật, sự phong phú và đa dạng của thực vật.
Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa, cây 1 năm và cây lâu năm
 - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
 - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng.chăm sóc thực vật
B. Phương pháp:
 Quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm
C. Chuẩn bị:
 GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc,tranh phóng to hình 4.1,4.2 sgk
 - bảng phụ ghi ví dụ một số cây có cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng
 HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch.về thực vật sống ở các môi trường khác nhau.một số cây có hoa
D. Tiến trình lên lớp:
 1). ổn định lớp 
2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ?
? Nhiệm vụ của của thực vật học là gì
 3) Bài mới:
Đặt vấn đề:
 Thực vật rấtđa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung ? có phải tất cả thực vật đếu có hoa không ? hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này?
 Hoạt động giáoviên, Học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạtđộng 1: (10 phút)
 GV cho HS quan sát H3.1-3.4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu:
Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK
 Nêu các nơi trên trái đất có thực vật sống ?
Kể thêm một vài cây sống ở đồng bằng, đồi núi, ao hồ, sa mạc ?
Nơi nào thực vật phong phú nơi nào ít thực vật hơn ? vì sao ?
HS : vùng nhiệt đới gió mùa, đồng bằng thực vật có nhiều hơn, vì khí hậu thuận lợi tạo điều kiện tốt cho thực vật
- GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
Kể tên một vài cây gỗ sống lâu năm,to lớn, thân cứng rắn ? 
Hs kể cây bạch đàn,xà cừ..
? em có nhận xét gì về thực vật
HS : thực vật rất đa dạng ,phong phú
Hoạt Động 2: (10 phút)
 HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiếu học tập.
 GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, 
 GV kết luận
-HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết:
? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên.
 HS lần lượt trả lời, bổ sung các câu hỏi
 gv nhận xét.
- GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2 SGK cho biết:
? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung.
- HS trả lời, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
* GV cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK:
1, Sự đa dạng và phong phú của thực vật:
- Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất
- Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống
2, Đặc điểm chung của thực vật.
 Bảngphụ
stt
Têncây
Có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ
Lớn lên
Sinh sản
Di chuyển
1
Cây lúa
+
+
+
-
2
Câyngô
+
+
+
-
3
Câymít
+
+
+
-
4
Cây sen
+
+
+
-
5
Cây xương rồng
+
+
+
-
Kết luận :
-Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung:
+ Tự tổng hợp được chất hữu cơ
+ Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài.
Hoạt động 3 : có phảI tất cả các thực vật đềU có hoa? 15’
.
Hoạt động của giáoviên, học sinh
Nội dung ghi bảng
GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và 4.2 sgk, đọc thông tin trong bảng và làm bài tập từ hình 4.2
? Cây cải có những loại cơ quan nào 
? Chức năng của từng loại cơ quan đó 
HS trả lời, gv gợi ý theo từng loại cơ quan đó
Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa
? Thực vật có hoa gồm những loại cơ quan nào 
HS : gồm 6 loại cơ quan nhỏ
HS thảo luận và làm bài tập phần sgk trang 14 sgk
? kể thêm một số cây có hoa và cây không có hoa
HS : thông, lông cu li, rêu 
Hãy kể tên những cây ra hoa , quả 1 lần trong đời, và những cây ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời ?
HS kể, gv nhận xét
? Vậy thế nào là cây 1 năm và cây lâu năm
Gv lưu ý những cây lương thực thường là cây 1 năm( lúa, ngô, khoai, sắn . )
1.Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
Thực vật có hoa là những thực vật mà cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt. Thực vật không có hoa cơ qua sinh sản không là hoa, quả
- Thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan là 
+ cơ quan sinh dưỡng :rễ, thân ,lá có chức năng chính là nuôi dưỡng cây
+ Cơ quan sinh sản ; Hoa, quả, hạt có chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống
2. Cây một năm và cây lâu năm
Cây 1 năm là cây sống trong vòng 1 năm
Cây lâu năm là cây sống lâu năm, ra hoa tạo quả nhiều lần trong đời
E. Củng cố (2’)
- Đọc ghi nhớ sgk trang 12 và 15
Nêu đặc điểm chung của thực vật ?
 Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa ?
G. Hướng dẫn về nhà(3’)
Về nhà học bài và làm bài tập 4 sgk trang 15
Trả lời câu 3 trang 12 và câu 3 trang 15 sgk
Câu 3 (trang12) : thực vật nước ta phong phú nhưng chúng ta cần phải bảo vệ và trồng thêm cây vì : do dân số tăng nên nhu cầu lương thực tăng
Tình trạng khai thác rừng bừa bãi, làm giảm diện tích rừng, nhiều thực vật quý hiếm bị khai thác đến cạn kiệt
Thực vật có vai trò to lớn đối với đời sống con người
- Về nhà đọc trước bài sau, làm bài tập trong vở bài tập sinh 6, mang 1 cành cây có hoa
Ngày soạn: 23 /8 / 2012 Ngày dạy : / / 2012 
 Tuần 2 - tiết 4 
 Chương I: tế bào thực vật
Bài 5:thực hành - kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần 
 - Nhận biết được các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi và biết cách sử dụng
 - Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính lúp và kính hiển vi
 - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi khi sử dụng.bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường
B. Phương pháp: Quan sát, giải thích
C. Chuẩn bị:
 GV: - Kính lúp, kính hiển vi : 4 cái kính hiển vi; 12 kính lúp
 - Tranh hình 5.1-3 SGK ( nếu có)
 HS: - Chuẩn bị cây hoặc một vài bộ phận của cây như: cành, lá, câu rêu
D. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định: (1 phút)
2. Bài cũ: (7 phút)
? Nêu đặc điểm chung của thực vật 
 ? Nêu sự giống nhau và sự khác nhau giữa thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
 Gv kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà 
3. Bài mới:
 . Đặt vấn đề:
 Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật ta phải dùng kính lúp hay kính hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi là gì ? Cấu tạo như thế nào ?
 . Triển khai bài:
Hoạt động giáo viên, học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt Động 1: (15 phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 1 SGK, đồng thời phát một nhóm 1 kính lúp.
- Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi:
? Trình bày cấu tạo của kính lúp.
? Kính lúp có tác dụng gì.
- HS các nhóm trả lời, bổ sung
- GV nhận xét , kết luận.
- HS quan sát hình 5.2, rồi cho biết:
? Cách quan sát mẫu vật bằng kính lúp như thế nào.
Gv yêu cầu Hs dùng kính lúp để quan sát cây rêu, gv kiểm tra cách dùng kính lúp của hs
? Khi sử dụng kính lúp ta cần chú ý những gì
- HS trả lời, GV kết luận.
Hoạt Động 2: (15 phút)
GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin mục 2 SGK, phát cho một nhóm 1 kính hiển vi 
GV cho HS quan sát tranh cho biết:
? Kính hiển vi có cấu tạo gồm mấy bộ phận chính.
? Hãy kể tên các bộ phận đó.
Hs quan sát kĩ các bộ phận của kính và đối chiếu với sgk
 ? Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất, vì sao ?
Học sinh trả lời , em khác nhận xét
Các bộ phận của kính đều quan trọng 
? Kính hiển vi có tác dụng gì.
HS nghiên cứu thông tin sgk
? Trình bày cách sử dụng kính hiển vi
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV chỉ từng bộ phận của kính và chú ý cách sử dụng kính hiển vi
GV cho HS đọc mục ghi nhớ SGK.
1, Kính lúp và cách sử dụng.
a, Cấu tạo:
- Gồm 2 phần:
 + Tay cầm (nhựa hoặc kim loại ) 
 + Tấm kính: Dày lồi 2 mặt ngoài có khung.
- Kính lúp có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3-20 lần
b, Cách sử dụng.
- Tay trái cầm kính lúp
- Để kính sát vật mẫu
- Nhìn mắt vào mặt kính, di chuyển kính sao cho nhìn rõ vật nhất " quan sát
2,Kính hiển vi và cách sử dụng. 
a, Cấu tạo: 
Gồm 3 bộ phận chính: Chân kính, thân kính và bàn kính.
- Chân kính làm bằng kim loại
- Thân kính gồm:
 + ống kính: 
Thị kính (nơi để mắt quan sát, có chia độ)
Đĩa quay gắn với vật kính
Vật kính có ghi độ phóng đại.
+ ốc điều chỉnh: có ốc to và ốc nhỏ
- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.(Ngoài ra còn có gương phản chiếu, để tập trung ánh sáng)
* Kính hiển vi có thể phóng đại vật thật từ 40- 3000 lần (kính điện tử 10.000- 40.000 lần)
b, Cách sử dụng.
- Điểu chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu
- Đặt tiểu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu đúng ở trung tâm, cố định (không để ánh sang mặt trời chiếu trực tiếp vào kính)
- Đặt mắt vào kính, tay phải vặn ốc to từ từ trên xuống đến gần sát vật kính.
- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải vặn từ từu ốc to dưới lên đến khi thấy vật cần quan sát.
- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ đến khi nhìn rõ vật nhất.
 E. Củng cố (5’) 
 ? Trình bày các bộ phận của kính hiển vi.
 ? Trình bày các bước sử dụng kính hiển vi.
G. hướng dẫn về nhà : (1 phút)
 Học bài cũ, trả lời các câu hỏi sau bài.
 Đọc mục em có biết.
 Xem trước bài mới “ Quan sát Tế bào thực vật”
Mỗi tổ chuẩn bị 1 củ hành khô và 1 quả cà chua chín đỏ , bút chì màu
Reo cây đậu xanh trước 1 tuần trên bông ẩm.
Xác nhận soạn đủ bài tuần 2
Ngày..tháng.năm 201
 Tổ trưởng : Trần Thiệu
 Ngày soạn : 1 / 9 /2012 Ngày dạy : / 9 / 2012
 Tuần 3 - Tiết 5: 
Bài 6: quan sát tế bào thực vật
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này.
 - HS làm được một tiêu bản TBTV (TB vảy hành, TB thịt quả cà chua chín)
 - Rèn luyện kĩ năng làm tiêu bản, quan sát, sử dụng kính hiển vi cho học sinh. Cách vẽ hình quan sát được
 -Kĩ năng quản lí thời gian trong quan sát TBTV và trình bày kết quả quan sát
- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo quản kính hiển vi.giữ gìn phòng học và vệ sinh phòng học
B. Phương pháp:
-Thực hành, quan sát, dạy học nhóm, động não
C. Chuẩn bị:
 GV: - Kính hiển vi : 4 chiếc , lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, kim nhọn , mũi mác, bông thấm, la men, dao cắt
 HS: Xem trước bài, vở bài tập, bút chì.
- Vật mẫu: củ hành, quả cà chua chín.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: (1 phút)
 2 . Bài cũ: (6 phút)
 ? Trình bày cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và cấu tạo kính hiển vi
 3 . Bài mới:
 Triển khai bài:
Hoạt động giáo viên, học sinh
Nội dung kiến thức
Hoạt Động 1: (20 phút)
GV yêu cầu HS quan sát hình 6.1, đồng thời GV trình bày các bước làm tiêu bản tế bào vảy hành.
GV: hướng dẫn học sinh lấy mẫu, cách sử dụng các dụng cụ thực hành
Lưu ý lấy tế bào vảy hành thật mỏng
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản theo các bước đã hướng dẫn.
 - Đặt vào lam kính rồi nhỏ 1 giọt nước cất vào đậy la men lên và cố định vào bàn kính
- điều chỉnh gương phản chiếu để nhìn rõ vật mẫu
- GV theo dõi giúp HS hoàn thiện các bước làm tiêu bản.
- GV hướng dẫn cách quan sát và chọn TB đẹp để vẽ.
- So sánh kết quả, đối chiếu với tranh hình trong sgk
- Tế bào biểu bì vảy hành có hình dạng gì ?
Hoạt Động 2: (16 phút)
- GV hướng dẫn học sinh các bước tiến hành làm tiêu bản, giống như cách làm phần trên.
- Các nhóm tiến hành làm tiêu bản như đã hướng dẫn và nghiên cứu thông tin trong sgk
- GV hướng dẫn cách sử dụng kính hiển vi và quan sát.
- Nhóm trưởng điều chỉnh kính để quan sát rõ TB, các thành viên lần lượt quan sát, rồi vẽ hình vào vở bài tập.
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
? Qua bài học này em rút ra nhận xét gì về tế bào thực vật
Hs: tế bào thực vật có hình dạng khác nhau
1, Quan sát tế bào biểu bì vảy hành dưới kính hiển vi:
a, Tiến hành:
- Bóc 1 vảy hành tươi ra khỏi củ
- Dùng kim mũi mác lột vảy hành(1/3 cm) cho vào đĩa đồng hồ có đựng nước cất
- Lấy 1 bản kính sạch đã giọt sẵn 1 giọt nước. Đặt mặt ngoài TB vảy hành sát bản kính, đậy lá kính, thấm bớt nước
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
b, Quan sát và vẽ hình:
- Thực hiện các bước sử dụng kính hiển vi đã học.
-Chọn những TB rõ nhất rồi vẽ hình.So sánh đối chiếu với tranh hình 6.2 SGK
- Tế bào biểu bì vảy hành có hình đa giác
2, Quan sát tế bào thịt quả cà chua chín:
a, Cách tiến hành:
- Cắt đôi quả cà chua chín, dùng kim mũi mác cạo một ít thịt quả.
- Lấy một bản kính đã nhỏ sẵn 1 giọt nước, đưa kim mũi mác vào sao cho TB tan đều trong nước, đậy lá kính, thấm bớt nước.
- Đặt và cố định tấm kính trên bàn kính.
b, Quan sát, vẽ hình:
- Thực hiện các bước sử dụng kính hiển vi như đã học
- Chọn tế bào rõ nhất để vẽ hình.
- So sánh đối chiếu kết quả với hình 6.3 SGK
E. Củng cố ( 2’)
- Đánh giá kết quả thực hành từng nhóm và kết quả chung.
 - Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài vẽ.
 - Hướng dẫn cách lau kính.
G. hướng dẫn về nhà : (1 phút)
 Học bài cũ, trả lời các câu hỏi 1,2 cuối bài.
 Xem trước bài mới “ cấu tạo tế bào thực vật”
 Đánh giá ý thức thực hành của các nhóm
 Yêu cầu các nhóm thu dọn dụng cụ thí nghiệm, dọn vệ sinh phòng học
Ngày soạn: 1 / 9 / 2012 Ngày dạy: /9 / 2012
 Tuần 3 - Tiết 6: 
Bài 7: cấu tạo tế bào thực vật
A. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm.
 - Các cơ quan của thực vât đều được cấu tạo bằng tế bào, những thành phần chủ yếu của tế bào, khái niệm về mô.
 - Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm cho HS.
 - Giáo dục cho HS biết bảo vệ thực vật, yêu thích môn học
B. Phương pháp:
 Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm.
C Chuẩn bị:
 GV: Tranh hình 7.1- 7.5 SGK
 HS: Sưu tầm tranh ảnh về hình dạng và cấu tạo tế bào thực vật.
D. Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp: (1 phút)
2) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 ? Trình bày các bước tiến hành làm tiêu bản TB biểu bì vảy hành. Hình dạng như thế nào?
3) Bài mới:
a. Đặt vấn đề:
 Chúng ta đã quan sát TB biểu bì vảy hành, đó là những khoang hình đa giác xếp sát nhau. Có phải tất cả các tế bào TV, các cơ quan đều có cấu tạo tế bào giống nhau hay không. Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
b. Triển khai bài:
Hoạt động giáo viên, học sinh
Hoạt Động 1:(15 phút)
- GV treo tranh 7.1-3 SGK, yêu cầu HS quan sát và đọc thông tin, các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi:
 ? Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo tế bào rễ, thân, lá của cây.
Hs : các cơ quan của cây đều cấu tạo bằng tế bào
 ? Nhận xét hình dạng tế bào thực vật.
Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
Tế bào thực vật có nhiều hình dạng khác nhau
 GV kết luận, giải thích (ngay trong một cơ quan cũng có nhiều tế bào khác nhau)
- Yêu cầu HS tìm hiểu bảng phụ mục 1 SGK.
 ? Qua bảng phụ em có nhận xét gì về kích thước tế bào thực vật 
- HS trả lời, GV kết luận.
Hoạt Động 2: (14 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.4 và tìm hiểu thông tin mục 2 SGK.
- Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi:
?Tế bào thực vật gồm những phần nào.
? Nêu cấu tạo từng phần của tế bào thực vật, chức năng của chúng ?
- HS: xác định các bộ phận của tế bào thực vật rồi ghi nhớ
 GV gọi một số HS lên bảng chỉ vào tranh các bộ phận của tế bào thực vật
Lưu ý: lục lạp chứa diệp lục làm cho lá cây có màu xanh
- GV nhận xét, kết luận.
Hoạt Động 3: (5 phút)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 7.5 SGK .
- Các nhóm thảo luận hoàn thành lệnh mục 3 SGK.
? mô là gì , kể tên một số loại mô ở thực vật
- HS trả lời, bổ sung
- GV: mô mềm , mô nâng đỡ,mô phân sinh ngọn, mô cơ , mô dẫn, mô bì, mô tiết
- GV kết luận.
- GV gọi sinh đọc phần ghi nhớ cuối bài.
Nội dung kiến thức
1. Hình dạng và kích thước của tế bào
a) Hình dạng
 - Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
- TBTV có hình dạng khác nhau: hình nhiều cạnh, hình trứng, hình sợi, hình sao...
b) kích thước tế bào
- Tế bào thực vật có kích thước khác nhau.
VD: Bảng phụ SGK
2. Cấu tạo tế bào
* Tế bào thực vật gồm:
- Vách tế bào (chỉ có ở TV), tạo thành khung nhất định.
- màng sinh chất, bao bọc chất tế bào
- Chất tế bào là chất keo lỏng, chứa các bào quan như: lục lạp, không bào
- Nhân có cấu tạo phức tạp, có chức năng điều triển mọi hoạt sống của tế bào.
 3. Mô:
 - Mô là nhóm TB có hình dạng cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện một chức năng riêng.
- Các loại mô thường gặp:
 + Mô phân sinh ngọn.
 + Mô mềm.
 + Mô nâng đỡ.mô dẫn
E. Củng cố (7)
* GV tổ chức cho HS trò chơi ô chữ cuối bài
T
H
ự
C
V
ậ
T
N
H
Â
N
T
ế
B
à
O
K
H
Ô
N
G
B
à
O
M
à
N
G
S
I
N
H
C
H
ấ
T
C
H
ấ
T
T
ế
B
à
O
* Thứ tự từ trên xuống từ ô 1- 5.
1, Bảy chữ cái:nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo chất hữu cơ ngoài ánh sáng.
2, Chín chữ cái: một thành phần của TB, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của TB.
3, Tám chữ cái: Một thành phần của TB, chứa dịch TB.
4, Mười hai chữ cái: Bao bọc chất TB.
5, Chín chữ cái: chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và thành phần khác.
G. hướng dẫn về nhà : (3 phút)
- Học bài cũ và trả lời những câu hỏi sau bài.
 - Đọc mục em có biết cuối bài.
 - Xem trước bài mới: Sự lớn lên và phân chia tế bào.
 Xác nhận soạn đủ bài tuần 3
 Ngày soạn: / 9/ 2012 Ngày dạy : / 9 / 2012
 Tuần 4 - Tiết 7:
Bài 8: sự lớn lên và phân chia tế bào
A. Mục tiêu: 
 - HS hiểu ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia TB (TB ở mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia)
 - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, nhận biết, phân tích, so sánh và hoạt động nhóm.
 - Giáo dục cho HS biết bảo vệ môi trường sống của thực vật và yêu quý thực vật.
B. Phương pháp:
Quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm..
C. Chuẩn bị:
 GV: Tranh phóng to hình 8.1-2 SGK, bảng phụ ghi bài tập
 HS: Xem trước bài, ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
D. Tiến trình lên lớp:
 1. ổn định: (1 phút)
 2. Bài cũ: (6 phút)
 ? Tế bào thực vật gồm những phần nào? Nêu đặc điểm , vai trò của từng phần?
? Mô là gì ? kể tên một số loại mô ở thực vật
 3 . Bài mới:
 a. Đặt vấn đề:
 Thực vật cấu tạo bởi TB, như ngôi nhà xây bằng các viên gạch. cơ thể thực vật lớn lên do sự tăng số lượng TB qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng TB. Vậy TBTV lớn lên và phân chia như thế nào, để biết được điều này hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
 b. Triển khai bài:
Hoạt động giáo viên - học sinh
Hoạt Động 1: (15 phút)
- GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung thông tin và quan sát hình 8.1 SGK.
- Các nhóm trao đổi trả lời câu hỏi phần lệnh sau phần 1 SGK.
? TB lớn lên như thế nào.
? Nhờ đâu TB lớn lên được.
- HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung
- GV bổ xung: tế bào trưởng thành là tế bào không lớn thêm lên được và có khả năng sinh sản
Khi tế bào lớn thì bộ phận nào tăng kích thước, bộ phận nào nhiều hơn lên ?
HS: vách tế lớn l

File đính kèm:

  • docgiao an sinh hoc 6.doc
Đề thi liên quan