Giáo án Sinh học 8 - Bài 20 đến bài 27

doc14 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 557 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Bài 20 đến bài 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 21 Ngày dạy: 30/10/2012
BÀI 20: 
HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, phế quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình, mô hình.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG TIỆN 
- Mô hình cấu tạo hệ hô hấp.
- Tranh phóng to hình SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
 Ổn định lớp:
 Dạy bài mới:
Mở bài: 
 O2 O2
 Máu Nước mô	Tế bào
 CO2 CO2
-Dựa vào sơ đồ trên GV nêu câu hỏi:
? Nhờ đâu máu lấy được O2 để cung cấp cho các tế bào và thải được CO2 ra khỏi cơ thể
- HS: Nhờ hô hấp, nhờ sự thở ra hít vào...
- GV: Vậy hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào với cơ thể sống?
Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu các vấn đề này.
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống.
Mục tiêu: Trình bày được khái niệm hô hấp và vai trò của hô hấp với cơ thể sống.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H20.1, sơ đồ trang 64 và đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi:
? Hô hấp là gì?
? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?
 ?Sự thở có ý nghĩa gì đối với hô hấp?
? Hô hấp có liên quan như thế nào với các hoạt động sống của tế bào và cơ thể 
- GV gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét.
 - GV viết sơ đồ để giải vai trò của hô hấp
Gluxit + O2 	enzim ATP + CO2 +H2O
ATP cần cho mọi hoạt động của tế bào cơ thể.
- GV giảng giải thêm: Các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ (P, G, L) sẽ bị ôxi hóa bởi ôxi tạo ra năng lượng ATP cần cho mọi hoạt động sống của tế bào
I. Khái niệm hô hấp
- HS quan sát H20.1, sơ đồ trang 64 và đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời các câu h
- Hô hấp là quá trình cung cấp ôxi cho tế bào của cơ thể và thải khí cacbonnic ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp gồm 3 giai đoạn: sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
- Sự thở giúp thông khí ở phổi, tạo điều kiện cho trao đổi khí diễn ra liên tục ở tế bào.
- Nhờ hô hấp mà ôxi được lấy vào để ôxi hóa các chất giải phóng ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát và nghe giảng. 
- HS nghe giảng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng.
 Mục tiêu : Nêu được các cơ quan trong hệ hô hấp ở người và chức năng của chúng.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H20.2, H20.3 trả lời câu hỏi:
? Hệ hô hấp gồm các cơ quan nào?
? Phổi có cấu tạo như thế nào
- GV gọi một số HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
? Cơ quan hô hấp có chức năng như thế nào
GV hỏi thêm: Mặc dù đường dẫn khí đã làm ấm không khí vào phổi nhưng vào mùa đông đôi khi chúng ta vẫn bị nhiễm lạnh. Vì sao?
 Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cơ quan hô hấp?
II. Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng.
- HS quan sát H20.2, H20.3 và trả lời câu hỏi.
- Hệ hô hấp gồm: 
 + Đường dẫn khí: gồm mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản. 
 + Hai lá phổi gồm rất nhiều tế bào phế nang.
- HS trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ sung.
- Chức năng của cơ quan hô hấp:
 + Đường dẫn khí: có chức năng dẫn khí vào và ra, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí.
 + Phổi: Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể mà môi trường ngoài.
- Vì đường dẫn khí chỉ làm ấm không khí vào phổi ở nhiệt độ thường. 
- Phải giữ ấm cơ thể bằng cách : mặc áo ấm, choàng khăn, mang vớ
IV. CỦNG CỐ :
 - Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
 - Nêu cấu tạo của hệ hô hấp và chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp?
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Đọc mục “Em có biết”.
 - Soạn bài mới.
Ngày soạn: 29/10/2012 Tuần 11
Ngày dạy: 2/11/2012 Tiết 22
Bài 21 :
HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
 - Trình bày được động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
 - Nêu rõ khái niệm về dung tích sống.
- Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
- Trình bày được cơ chế TĐK ở phổi và ở tế bào.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, rèn luyện cơ quan hô hấp.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Các hình 21.1-4 SGK phóng to.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
- Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Trình bày cấu tạo và chức năng của các cơ quan hô hấp?
III. Nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: Mối quan hệ giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp? Ở mỗi giai đoạn có những cơ quan nào tham gia?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ chế thông khí ở phổi
 Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi.
 Nêu được khái niệm dung tích sống lúc thở sâu.
 Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS đọc thông tin quan sát H21.1, cho biết: 
? Nhờ vào đâu mà phổi được thông khí
? Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ hoạt động của các cơ nào
? Vì sao khi các xương sườn được nâng lên thì thể tích lồng ngực lại tăng và ngược lại
? Mô tả lại hoạt động của các cơ hô hấp khi hít vào và thở ra
- GV: Ngoài ra còn có sự tham gia của các cơ khác: cơ nâng sườn, cơ ức đòn chũm... khi hít vào gắng sức; cơ liên sườn trong, cơ hạ sườn, ... khi thở ra gắng sức.
- GV yêu cầu HS quan sát đồ thị 21-2 SGK.
? Dung tích sống là gì? Dung tích sống bao gồm những khí nào? 
? Dung tích phổi khi hít vào thở ra phụ thuộc các yếu tố nào?
? Vì sao nên tập hít thở sâu
- GV chuẩn lại kiến thức.
I. Thông khí ở phổi
- HS quan sát H21.1, đọc thông tin hoàn thiện các câu hỏi.
- Sự thông khí ở phổi nhờ cử động hô hấp (hít vào và thở ra).
- Nhờ sự phối hợp của các cơ hô hấp: cơ liên sườn, cơ hoành và lồng ngực.
- Vì khi hít vào xương sườn nâng lên, cơ liên sườn và cơ hoành co, lồng ngực kéo lên rộng và nhô ra. Khi thở ra các xương sườn được hạ xuống, làm cho cơ liên sườn và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ và trở về vị trí cũ.
+ Khi hít vào: cơ liên sườn nâng lên, cơ hoành co làm tăng thể tích lồng ngực.
+ Khi thở ra:cơ liên sườn hạ xuống, cơ hoành dãn làm giảm thể tích lồng ngực.
- HS lắng nge.
- HS quan sát đồ thị 21-2 SGK.
- Dung tích sống: là thể tích không khí lớn nhất mà cơ thể có thể hít vào và thở ra bao gồm: khí bổ sung, khí lưu thông, khí dự trữ. 
- Dung tích phổi phụ thuộc: giới tính, tầm vóc, tình trạng sức khỏe
- Giúp tăng dung tích sống, tận dụng tối đa lượng khí đi qua phổi.
- HS lắng nghe.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Mục tiêu: Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu kết quả thí nghiệm SGK cho biết: 
 ? Nhận xét thành phần khí (O2, CO2) khi hít vào và thở ra? 
Sự trao đổi khí ở đây diễn ra theo cơ chế nào? 
Mô tả sự khuếch tán khí ở phổi và tế bào dựa vào H 21-4 SGK
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm theo từng nội dung hoàn thiện kiến thức.
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
2.Trao đổi khí ở phổi và tế bào
- HS nghiên cứu kết quả thí nghiệm SGK.
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt so với khi hít vào. 
- Tỉ lệ % CO2trong khí thở ra cao rõ rệt so với khi hít vào. 
- Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp.
- Sự trao đổi khí ở phổi:
+ Oxi từ phế nang vào mao mạch máu.
+ Cacbonic từ mao mạch máu vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở tế bào:
+ Oxi từ mao mạch máu vào tế bào.
+ Cacbonic từ tế bào vào mạch máu.
- HS trao đổi nhóm theo từng nội dung hoàn thiện kiến thức.
- HS nghe.
4. CỦNG CỐ:
- Sự thông khí ở phồi phụ thuộc những cơ quan nào?
- Trong ba giai đoạn , theo em giai đoạn nào của hô hấp là quan trọng nhất. vì sao?
5. DẶN DÒ
- Học bài theo câu hỏi SGK.
 - Đọc mục "Em có biết?".
	Tuần 12	 Ngày soạn: 3/11/2012
	Tiết 23	Ngày dạy: 6/11/2012
Bài 22:
VỆ SINH HÔ HẤP
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
- Trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
- Kể các bệnh chính về cơ quan hô hấp (viêm phế quản, lao phổi) và nêu các biện pháp vệ sinh hô hấp. 
- Đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích, khái quát hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ quan hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung, bảo vệ môi trường sống.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Các hình ảnh về ô nhiễm không khí.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp..
2. Kiểm tra bài cũ: 
Trình bày hoạt động hô hấp? Thực chất của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào là gì?
3. Nội dung bài mới:
* Đặt vấn đề: Nêu một số bệnh về đường hô hấp mà em biết? (Viêm phổi, viêm phế quản...)
* Hoạt động 1: Xây dựng biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại.
Mục tiêu: Nêu được các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Nêu được các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV treo hình ảnh về ô nhiễm môi trường yêu cầu HS quan sát và nghiên cứu bảng 22 trả lời câu hỏi: 
? Hãy nêu những loại tác nhân gây hại tới hoạt động hô hấp?
? Hãy đề ra các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại?
? Cơ sở khoa học của các biện pháp đó là gì?
- GV yêu cầu lớp trao đổi hoàn thiện các câu trả lời HS tự rút ra kết luận.
? Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ môi trường sống và môi trường học tập?
1. Cần bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại
- HS quan sát và nghiên cứu bảng 22 trả lời câu hỏi:
- Tác nhân: bụi, chất khí độc, vi sinh vật, gây nên các bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ung thư...
- Biện pháp:
+ Bảo vệ môi trường xung quanh (trồng cây, không vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ bừa bãi)
+ Bảo vệ môi trường làm việc.
+ Bảo vệ cơ thể.
+ Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi
- Xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiễm và tránh các tác nhân có hại.
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi, tự rút ra kết luận.
- Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có bụi, không khạc nhổ, vứt rác bừa bãi, tham gia các buổi lao động do trường xã tổ chức và vận động các bạn tham gia....
Hoạt động 2: Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Mục tiêu: Đề ra được các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi lệnh trang 73 SGK.
? Vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng
? Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong một phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp
? Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
- GV thống nhất ý kiến của các nhóm và rút ra kết luận
GV cùng cả lớp phân tích các yếu tố tạo nên dung tích sống.
2. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh
HS đọc thông tin SGK, liên hệ với thực tế bản thân, thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
- Vì tập thường xuyên từ bé sẽ phát triển khung xương sườn -> Tăng thể tích lồng ngực -> Tăng dung tích phổi -> Dung tích sống li tưởng
- Hít thở sâu sẽ đẩy được nhiều cặn bã ra ngoài.
- Cần luyện tập TDTT kết hợp với tập thở (Thở sâu, giảm nhịp thở,) thường xuyên, từ nhỏ để nâng cao hiệu quả hô hấp, cơ thể khoẻ mạnh.
- Luyện tập theo nguyên tắc: Từ từ, liên tục và nâng cao dần.
- Bảo vệ sức khoẻ hệ tuần hoàn.
- Các nhóm thảo luận, trình bày.
IV. CỦNG CỐ
- Làm thế nào để tăng dung tích sống?
- Đứng trước nguy cơ bùng nổ các tác nhân gây hại hệ hô hấp hiện nay chúng ta cần làm gì?
V. DẶN DÒ
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc "Em có biết?"
- Chuẩn bị bài thực hành: nilon, gối. Đọc kỹ nội dung bài thực hành.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tuần 12 Ngày soạn: 6/11/2012
Tiết 23 Ngày dạy: 10/11/2012
Bài 23: 
THỰC HÀNH: HÔ HẤP NHÂN TẠO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức :
- Hiểu rõ cơ sở khoa học của hô hấp nhân tạo. 
- Nắm được trình tự các bước tiến hành hô hấp nhân tạo.
- Biết phương pháp hà hơi thổi ngạt và phương pháp ấn lồng ngực.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát.
3. Thái độ:
- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, nghiêm túc, giữ vệ sinh trong phòng thực hành.
II. PHƯƠNG TIỆN
Giáo viên: Hình 23-1; 23-2 SGK
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị theo nhóm như đã phân công.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
 Nắm sĩ số, nề nếp lớp..
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Nêu biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh
3. Dạy bài mới:
* Đặt vấn đề: Trong một số trường hợp tai nạn, nạn nhân có thể bị ngừng hô hấp. Trước tình huống đó nếu là bản thân em thì em sẽ làm gì để cấp cứu nạn nhân?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các tình huống cần được hô hấp nhân tạo.
Mục tiêu: Chỉ ra được những tình huống cần được hô hấp nhân tạo.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS 
- GV gọi 1 HS đọc phần I. MỤC TIÊU của bài học. 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm.
GV yêu cầu: Tìm hiểu thông tin mục III SGK trang 75, liên hệ thực tế cuộc sống:
? Hãy nêu những nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng gián đoạn hô hấp cho nạn nhân?
I. Mục tiêu:
- HS đọc phần mục tiêu bài học.
II. Chuẩn bị::
Theo nhóm như đã dặn
III. Nội dung và cách tiến hành
1. Nguyên nhân làm gián đoạn hô hấp 
- HS tìm hiểu thông tin mục III, trả lời câu hỏi.
 Kết luận: Có nhiều nguyên nhân gây ngừng hô hấp: Chết đuối, điện giật, làm việc lâu trong môi trường thiếu khí hoặc có nhiều khí độc,
*Hoạt động 2:Tập cấp cứu nạn nhân bị ngừng hô hấp đột ngột
Mục tiêu: Nêu được các bước tiến hành hô hấp nhân tạo và thực hiện phương pháp hà hơi thổi ngạt và ấn lồng ngực.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV treo hình SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
? Trình bày các bước tiến hành hô hấp nhân tạo
? Trình bày các phương pháp cấp cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp
GV yêu cầu HS thử thực hiện thao tác hô hấp nhân tạo.
GV tổ chức cho các nhóm thực hiện thao tác cấp cứu GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ các nhóm yếu.
- GV nhận xét, đánh giá
2. Phương pháp cấp cứu
- Các nhóm quan sát hình và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
* Các bước tiến hành:
- B1: Trước hết cần loại bỏ nguyên nhân gây gián đoạn hô hấp.
- B2: Tiến hành cấp cứu nạn nhân bằng phương pháp hô hấp nhân tạo.
* Có 2 phương pháp cấp cứu nạn nhân bị gián đoạn hô hấp:
a/ Phương pháp hà hơi thổi ngạt:
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay (ngón trỏ và cái).
- Tự hít vào một hơi đầy lồng ngực rồi ghé sát vào miệng nạn nhân thổi vào hết sức (Lặp lại nhiều lần).
- Thổi liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.
b/ Phương pháp ấn lồng ngực: 
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu hơi ngã ra phía sau.
- Cầm hai cổ tay, dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân để ép không khí ra ngoài (Lặp lại nhiều lần).
- Làm liên tục với nhịp 12 - 20 lần/phút cho đến khi nạn nhân tự hô hấp được.
- Các nhóm thảo luận, trình bày các phương pháp hô hấp nhân tạo. Thực hiện các thao tác của từng phương pháp.
- Các nhóm thực hiện thao tác cấp cứu theo sự hướng dẫn của GV.
* Hoạt động 3: Thu hoạch
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV hướng dẫn HS viết bài thu hoạch như SGK trang 77.
- Yêu cầu HS dọn vệ sinh phòng thực hành.
- Các nhóm tổ chức viết bài thu hoạch.
- HS dọn vệ sinh phòng thực hành.
IV. CỦNG CỐ:
- GV đánh giá giờ thực hành của học sinh về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
V. DẶN DÒ:
- Hoàn thành bài thu hoạch.
- Ôn tập cấu tạo hệ tiêu hoá của thú.
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Tuần 13 Ngày soạn: 7/11/2012
Tiết 24	 Ngày dạy: 13/11/2012
 Chương V: TIÊU HÓA
Bài 24: TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức :
- Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hoá.
- Nêu cấu tạo cơ quan tiêu hóa.
- Nêu được vai trò của các cơ quan tiêu hóa trong sự biến đổi thức ăn về hai mặt lí học và hóa học, xác định được vị trí các cơ quan tiêu hoá.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm và độc lập nghiên cứu SGK.
- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, khái quát hoá.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ cơ thể.
II. PHƯƠNG PHÁP:
Giáo viên: Các hình 24-1; 24-2; 24-3 SGK, mô hình cấu tạo hệ tiêu hoá ở người..
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà, ôn tập kiến thức hệ tiêu hoá ở thú.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định lớp:
 Nắm sĩ số, nề nếp lớp..
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Dạy bài mới:
* Đặt vấn đề: Hàng ngày chúng ta ăn những gì? Các loại thức ăn đó được biến đổi như thế nào và ở đâu?
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về thức ăn và các hoạt động của quá trình tiêu hóa.
Mục tiêu: Trình bày được các nhóm chất trong thức ăn, các hoạt động trong quá trình tiêu hoá và vai trò của tiêu hóa.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS quan sát H24-1 và trả lời câu hỏi:
? Hàng ngày chúng ta ăn rất nhiều thứ. Vậy những thức ăn đó thuộc những loại chất nào? 
? Những chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá?
? Những chất nào trong thức ăn bị biến đổi về mặt hoá học trong quá trình tiêu hoá?
- GV ghi ý kiến trả lời của HS lên bảng.
? Quá trình tiêu hoá thức ăn gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng nhất?
? Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn?
- GV gọi HS trả lời và nhận xét, hoàn thiện kiến thức.
- GV giảng thêm: Thức ăn dù biến đổi bằng cách nào thì cuối cùng cũng phải thành chất mà cơ thể có thể hấp thụ được thì mới có tác dụng đối với cơ thể.
1. Thức ăn và sự tiêu hoá
- HS quan sát H24-1, tự nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi.
- Thức ăn gồm các chất hữu cơ và vô cơ
+ Chất hữu cơ: lipit, gluxit, protein. 
+ Chất vô cơ: nước và muối khoáng
- HS: Vitamin, muối khoáng, nước.
- HS: Gluxit, protein, axit nucleotit, lipit.
- Hoạt động tiêu hoá gồm: Ăn, đẩy thức ăn, tiêu hoá thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân.
Hoạt động tiêu hóa thức ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng là quan trọng
- Nhờ quá trình tiêu hoá, thức ăn được biến đổi thành chất dinh dưỡng và thải bỏ các chất cặn bả ra ngoài.
- HS trả lời, nhận xét.
- HS nghe.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu khái quát về các cơ quan trong hệ tiêu hóa.
Mục tiêu: Xác định được các cơ quan tiêu hóa trên cơ thể người.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho tranh vẽ H.24.3, yêu cầu:
? Hệ tiêu hóa gồm những bộ phận nào?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 24 SGK.
- GV cho HS quan sát mô hình hệ tiêu hoá, yêu cầu HS lên bảng:
? Xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá ở người?
- GV yêu cầu lớp nhận xét, sau đó nhận xét và chỉnh sửa.
?Việc xác định vị trí các cơ quan tiêu hoá có ý nghĩa gì?
2. Các cơ quan tiêu hoá
- HS quan sát tranh vẽ H.24.3.
- Hệ tiêu hóa gồm:
+ Các cơ quan trong ống tiêu hoá: gồm miệng (răng, lưỡi, khoang miệng), hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn.
+ Các tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột.
- HS thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 24.
- HS quan sát mô hình hệ tiêu hoá và lên bảng xác định vị trí các cơ quan tiêu hóa.
- Đại diện lớp nhận xét.
4.Củng cố:
? Quá trình tiêu hoá thức ăn gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng nhất? Vì sao?
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc "Em có biết"
- Chuần bị bài sau: Kẻ bảng 25 vào vở.
TUẦN 14:
Ngày soạn: 15/ 11/ 2012.
Ngày dạy: 16/ 11/ 2012.
Tiết 27.
Bài 26: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ENZIM TRONG NƯỚC BỌT
I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
1. Kiến thức:
 - HS biết đặt các thí nghiệm để tìm hiểu những điều kiện bảo đảm cho enzim hoạt động.
 - HS biết rút ra kết luận từ kết quả so sánh giữa thí nghiệm với đối chứng.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghệm.
3. Thái độ:
 - Có ý thức nghiêm túc học tập trong giờ thực hành.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị hồ tinh bột, nước bọt, ống nghiệm, giá đun, may so, nhiệt kế, hóa chất.
 2. Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm phân công 
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1. Kiểm tra bài củ:
	? Thực chất biến đổi lí học của thức ăn trong khoang miệng là gì?
? Trình bày quá trình nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản?
 2. Bài mới:
	- Khi chúng ta nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt là vì sao? Vậy bài TNo này sẽ giúp các em khẳng định điều đó.
Hoạt động 1:
CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu các tổ báo kết quả chuẩn bị của nhóm mình.
- HS phân công trong nhóm và báo cáo: 
 + 2 HS nhận dụng cụ, vật liệu.
 + 1 HS chuẩn bi nhãn mác.
 + 2 HS chuẩn bị nước bọt hòa loãng, lọc, đun sôi.
 + 2 HS chuẩn bị bình thủy tinh nước 370C.
- GV giới thiệu và ghi lại một số điều định hướng cho HS:
 + Tinh bột + Iốt à màu xanh.
 + Đường + thuốc thử Strôme à màu đỏ nâu.
Hoạt động 2:
NỘI DUNG VÀ CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
- GV yêu cầu HS làm bước 1 và 2 như SGK.
- HS làm bước 1 và 2 như SGK.
- GV lưu ý HS: Khi rót hồ tinh bột không để rót lên thành ống, thao tác nhanh gọn, chính xác.
- GV nêu câu hỏi:
? Đo độ pH trong ống nghiệm để làm gì?
- HS quan sát và ghi kết quả vào bảng 26.1 SGK.
- GV kẻ sẵn bảng 26.1 để ghi kết quả. 
- GV yêu cầu HS tiến hành bước 3 và kiểm tra kết quả của thí nghiệm, giải thích kết quả.
- GV yêu cầu HS chia dung dịch trong các ống A, B, C, D thành 2 phần.
- HS chia dung dịch theo hướng dẫn.
- GV kẻ sẵn bảng 26.2 để ghi kết quả của các tổ.
- GV nêu câu hỏi:
? So sánh màu sắc của các ống ở lô 1 và lô 2?
- GV lưu ý HS:
 + ống nào không có màu nâu đỏ thì tìm hiểu nguyên nhân, chú ý các điều kiện thí nghiệm
 + Tất cả các ống có màu xanh thì cũng xem lại
- GV yêu cầu HS trình bày và rút ra kết luận
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS và yêu cầu HS viết bài thu hoạch
 1. Bước 1:
 - Các bước tiến hành:
 + Dùng ống đong hồ tinh bột rót vào các ống A, B, C, D đặt lên giá 
 + Dùng ống đong khác lấy các vật liệu: ống A: 2ml nước lã 
 ống B: 2ml nước bọt 
 ống C: 2ml nước đun sôi 
 ống D: 2ml nước bọt + HCl
 2. Bước 2: 
 - Đo độ pH của ống nghiệm ghi vào vở
 - Đặt thí nghiệm như hình vẽ SGK
 3. Bước 3:
 - Chia phần dung dịch trong mỗi ống nghiệm thành hai phần 
 + Đặt các ống A1, B1, C1, D1 vào giá 1
(lô 1)
 + Đặt các ống A2, B2, C2, D2 vào giá 2
(lô 2)
 * Lô 1: Dùng ống hút lấy Iốt và nhỏ 1 – 3 giọt vào mỗi ống
 * Lô 2: Nhỏ vào mỗi ống 1 – 3 giọt Strôme và đun sôi
 * Kết quả:
 - Lô 1: 3 ống A1, C1, D1 có màu xanh chứng tỏ tinh bột đã tác dụng với Iốt; 1 ống B1 không có màu xanh chứng tỏ tinh bột đã biến đổi
 - Lô 2: 3 ống không có màu nâu đỏ A2, C2, D2 chứng tỏ không có đường tạo thành; 1 ống B2 có màu nâu đỏ chứng tỏ có đường tạo thành và enzim tham gia.
- Kết luận: 
 + Enzim trong nước bọt biến đổi tinh bột thành đường. 
 + Enzim hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể và môi trường kiềm.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
 - GV nhận xét giờ thực hành, cho điểm những nhóm làm tốt.
V. DẶN DÒ:
 - Học bài.
 - Soạn bài mới.

File đính kèm:

  • docGIAO AN SINH HOC 8 TUAN 11.doc
Đề thi liên quan