Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 8: Tiếng ru

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Lớp 3 - Tuần 8: Tiếng ru, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án: Tập đọc- Học thuộc lòng (thi huyện)
Bài: Tiếng ru
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắt nhịp hợp lý.
- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải thương yêu anh em, bạn bè, đồng chí. (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa, thuộc 2 khổ thơ trong bài. Học sinh khá giỏi thuộc cả bài thơ)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung câu thơ hướng dẫn và nội dung bài thơ.
III. Hoạt động dạy học;
A. Kiểm tra bài cũ:
- Môn Tiếng Việt các em đang học ở chủ điểm nào? (Cộng đồng) Các em đã được học những bài tập đọc nào?
(Trận bóng dưới lòng đường, bận, các em nhỏ và cụ già).
- Cô mời 1 em đọc đoạn 3 và 4 bài Các em nhỏ và cụ già.
? Vì sao khi trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ? 
(Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ thấy bớt cô đơn..)
- 1 em nhận xét => Gv nhận xét cho điểm.
B. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Trong bài tập đọc “Các em nhỏ và cụ già” khuyên chúng ta phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, việc làm đó thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Vậy mọi người, mọi vật xung quanh chúng ta đã làm gì để cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
=> cô mời cả lớp quan sát bức tranh. 
+ ? Em cho biết bức tranh vẽ gì? (Các bạn nhỏ đang vui đùa bên dưới là cánh đồng lúa chín vàng, bên cạnh có hoa nở và ong, bướm bay đến hút mật)
GV: Các em ạ! Trong bức tranh đã thể hiện một phần của cuộc sống của chúng ta. Vậy thì mọi người, mọi vật ấy như thế nào cô trò cùng tìm hiểu bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu.
=> GV ghi: Tiếng ru (2HS nhắc lại)
- Cô mời cả lớp mở SGK-64
2. Nội dung:
a) Luyện đọc:
* Cả lớp quan sát vào SGK và nghe cô đọc bài.
Bài thơ này các em đọc với giọng chậm rãi, tha thiết, tình cảm.
GV: Bây giờ các em luyện đọc câu: mỗi em đọc 2 dòng thơ nối tiếp nhau lần 1.
=> Cô thấy các các em đọc chưa chính xác ở 1 số từ sau: lúa chín, nhân gian, núi cao. (GV viết từ nào gọi 2HS đoc). Gọi 1HS đọc lại 3 từ.
GV: Bây giờ các em đọc nối tiếp lần 2, cô hi vọng các em đọc đúng và chính xác các từ.
- HS đọc nối tiếp lần 2.=> GV nhận xét.
GV: Qua phần luyện đọc câu cô thấy các em chưa biết đọc đúng nhịp thơ. Bây giờ chúng ta cùng luyện đọc theo khổ.
- ? Bài thơ chia làm mấy khổ? (3 khổ)
Khổ 1: từ đầu đến người anh em.
Khổ 2 tiếp đếnmà thôi.
Khổ 3 còn lại.
@ Đúng rồi!
* 1 em đọc to khổ thơ 1 cả lớp theo dõi bạn đọc.
Con ong làm mật/ yêu hoa/
Con cá bơi,/ yêu nước;/ con chim ca,/ yêu trời/
Con người muốn sống/ con ơi/
Phải yêu đồng chí /yêu người anh em//
- 1 em nhận xét. => GV nhận xét.
? Trong khổ thơ này có nói đến “đồng chí” em hiểu từ này như thế nào?
(Người cùng đứng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng)
GV: Đúng rồi! ở khổ thơ này khi đọc các em cần ngắt nhấn giọng vào những TN gợi tả sau và ngắt nhịp 4/2, 3/2 và 4/4.
- 1em đọc => nhận xét ? Bạn đã đọc đúng chưa?
=> GV nhận xét.
* 1 em đọc to khổ thơ 2:
Một ngôi sao/ chẳng sáng đêm/
Một thân lúa chín,/ chẳng nên mùa vàng/
Một người//- đâu phải nhân gian ?//
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !//
- 1 em nhận xét. => GV nhận xét.
-? ở trong khổ thơ có từ “ nhân gian” Vậy nhân gian là chỉ ai? 
(ở đây là chỉ loài người)
GV: Các em a! nhân gian ở đây là chỉ về loài người cùng sống chung tạo thành 1 cộng đồng.
- ? Theo các em thì giọng đọc ở khổ thơ thứ 2 có gì khác so với giọng đọc của khổ thơ thứ nhất ?
GV: Đúng rồi! 2 dòng thơ cuối có dấu gạch ngang, dấu hỏi chấm và dấu chấm than các em nghỉ lâu hơn, lên cao giọng ở cuối câu ngắt nhịp là 2/4. Dòng 1,2 ngắt nhịp 4/4 và nhấn giọng ở những TN sau.
 - 1em đọc => nhận xét ? Bạn đã đọc đúng chưa?
@ GV: Rất tốt. Còn khổ thơ thứ 3 đọc như thế nào cô mời 1 bạn đọc to.
* 1 HS đọc khổ 3: 
Núi cao/ bởi có đất bồi/
Núi chê đất thấp,/núi ngồi ở đâu?//
Muôn dòng sông đổ biên sâu/
Biển chê sông nhỏ,/ biển đâu nước còn?//
- 1em đọc => nhận xét
?Bạn đã nhấn giọng vào những từ ngữ nào?(sáng, chín, đôm lửa tàn)
- ? Bạn đã ngắt nhịp như thế nào?(2/4, 4/4)
=>GV: Đúng rồi!
- ? Theo em “bồi” có nghĩa như thế ?(thêm vào, đắp nên)
 -1 HS đọc => nhận xét.
=> Rất tốt! Với cách đọc như vậy các em luyện đọc theo nhóm 3.(t/g 3)
- Kiểm tra 1 nhóm => HS nhận xét => GV nhận xét.
GV: Qua phần luyện đọc cô thấy các em luyện đọc rất tốt. Để biết nội dung bài cô cùng các em chuyển sang phần tìm hiểu bài.
* Cả lớp đọc thầm khổ 1 và cho biết:
+? Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao? (Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật - Con cá yêu nước vì có nước cá mới sống. Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
=> Xem tranh
GV chốt: Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. 
 Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được, mới sống được. không có nước cá sẽ chết.
 Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót ca, bay lượn.
? Hai câu thơ cuối khổ 1 cho chúng ta biết điều gì? (con người muốn sống phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình.)
GV: Vì sao con người muốn sống lại phải biết yêu thương đồng chí, anh em của mình. Cô mời cả lớp đọc thầm khổ thơ thứ 2. và nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ đó.
- Câu thơ : + Một ngôi sao chẳng sáng đêm => cho chúng ta thấy Một ngôi sao không làm nên đêm sao sáng.=> Nhiều ngôi sao mới làm nên đêm sao sáng.
=> Xem tranh 
- Em hiểu câu: + Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng như thế nào?(Một cây lúa không thể tạo nên cả mùa lúa.=> Một mùa lúa là thu hoạch từ nhiều cây lúa.)
? Em hiểu từ “mùa vàng” như thế nào? (mùa lúa chín vàng, chín nhiều đồng loạt)
GV: ghi từ ngữ: mùa vàng
=> Xem tranh GV chốt:1 thân lúa chín không làm nên mùa vàng mà nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa vàng.
- Còn câu: + Một người- đâu phải nhân gian? Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi như thế nào?=>Một người không phải là cả loài người. Người sống 1 mình, cô đơn giống như đốm lửa sắp tàn lụi.
? Em hiểu từ “đốm lửa” như thế nào?( ngọn lửa rất nhỏ)
GV: ghi TN: đốm lửa
=>xem tranh GV chốt: Một người không phải là cả loài người. Người sống một mình, cô đơn giống như đốm lửa đang tàn lụi. Nhiều người mới làm lên nhân loại.
* Học sinh đọc khổ thơ 3 và cho biết:
- ? Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ?
( Núi không chê đất tháp vì nhờ có đất bồi mà cao. biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy)
* HS đọc thầm khổ 1 và cho biết:
- ?Câu thơ nào của khổ 1 nói lên ý chính của bài?
( Con người muốn sống con ơi..... anh em)
-? Qua tìm hiểu bài thơ đã khuyên chúng ta điều gì ?
=>ND: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
GV: Các em vừa tìm hiểu nội dung bài. Bây giờ cô trò mình cùng chuyển sang phần luyện đọc HTL. Chúng ta sẽ luyện đọc khổ 1 và 2.
Cô mời 1 bạn đọc to khổ 1 và 2.=> nhận xét ? Bạn đã đọc đúng chưa?
Chúng mình cùng thi đua nhẩm thuộc khổ 1,2 nhé!
Lần 1: Cô sẽ xóa bớt đi một số từ ở các dòng => 1HS đọc => Lớp nhẩm theo.
Lần 2: Cô sẽ xóa bớt đi một số từ nữa ở các dòng =>1HS đọc =>Lớp nhẩm 
Lần 3: Cô chỉ để lại một số từ ở các dòng =>1HS đọc =>Lớp nhẩm 
Lần 4: Cô sẽ xóa hết các từ ở các dòng =>1HS đọc =>Lớp nhẩm 
- Cô cho lớp thời gan 2 phút để nhẩm thuộc khổ thơ 1 và 2.
- Mỗi tổ cử cho cô 1 bạn để thi đọc
- HS nhận xet => GV nhận xét cho điển
3) củng cố dặn dò: 
 ? Qua bài học hôm nay các em đã học được điiều gì? 
? Vậy em đã làm được những việc làm nào thể hiện điều đó?
GV: Các em ạ! đấy chính là các em đã biết thể hiện trách nhiệm của mình với anh em, bạn bè, cộng đồng để làm cho cuộc sống luôn tươi đẹp.
 Đây là bài HTL những ai chưa thuộc các em về nhà học thuộc cả bài.

File đính kèm:

  • docTAP DOC TIENG RU LOP 3hoadoquyen.doc