Giáo án Thể dục cấp Tiểu học - Tuần 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Thể dục cấp Tiểu học - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20......) KHỐI: 1 BÀI 7: TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG, ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ, QUAY PHẢI, QUAY TRÁI, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG - TRÒ CHƠI “ĐI QUA ĐƯỜNG LỘI” I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng thẳng hàng dọc. - Biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ. - Nhận biết đúng hướng để xoay người theo hướng đó. - Biết Làm quen cách dàn hàng, dồn hàng. - Biết cách tham gia chơi trò chơi. + Kỹ năng: - Thực hành tập hợp hàng dọc và dóng thẳng hàng, biết cách đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải. - Tham gia chơi trò chơi “Đi qua đường lội”. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức khi tập luyện. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị: Còi, kẻ sân trò chơi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục. -Khởi động các khớp. - Đi theo vòng tròn và hít thở sâu. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải: - GV điều khiển cả lớp tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay trái, quay phải. * Dàn hàng, dồn hàng: - GV giải thích và làm mẫu, sau đó cho HS tập. - Chia tổ luyện tập. tổ trưởng điều khiển. - Lớp tập hợp, cán sự lớp điều khiển luyện tập 2 lần. Nhận xét, sửa chữa những lỗi thường sai. * Chơi trò chơi: “Đi qua đường lội”. - Nêu tên trò chơi. Chia 3 nhóm. Hướng dẫn cách chơi. + GV chỉ vào hình vẽ đã chuẩn bị, sau đó làm mẫu. Cho 3 HS lên làm thử. - Cho 3 tổ lên thực hiện. - Nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp 1 - 2, 1- 2... - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. + Dăn dò HS về nhà ôn các động tác đã học. GV hô “Giải tán!”, HS hô to “Khoẻ!”. - HS tập hợp 3 hàng dọc. -HS đi và hít thở sâu. - HS luyện tập. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. HS thực hành tại chỗ 2 - 3 lần HS hô to “Khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20.....) KHỐI: 2 BÀI 13: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY, CHÂN, LƯỜN, BỤNG VÀ TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI: “ BỊT MẮT BẮT DÊ” . I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn và bụng. - Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân của bài TD phát triển chung. - Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi. + Kỹ năng: - HS thực hành động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng và toàn thân của bài TD phát triển chung và tham gia trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức khi tập luyện. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. - Khởi động các khớp. - Trò chơi “Lịch sự”. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn năm động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng: - Thực hiện 2 lần mỗi lần 8 nhịp. - GV vừa làm mẫu vừa hô cho HS tập theo. * Học động tác toàn thân: - GV nêu động tác, làm mẫu chậm và cho HS tập bắt chước 2 lần. - Lần 3 - 4 GV hô cho cả lớp cùng tập. - Chia tổ luyện tập 2 - 3 lần. * Ôn 6 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung; mối động tác 2 lần, mỗi lần 8 nhịp. - Cho 3 HS lên làm lại động tác. - GV nhận xét sửa chữa và biểu dương. * Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” - Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cho 3 HS lên bịt mắt chơi thử. - Tổ chức cho lớp chơi. - Nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Yêu cầu HS thực hiện động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. + Dặn dò HS về nhà tập luyện lại các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài TD. - GV hô “Giải tán!”. HS hô “khoẻ!”. HS tập hợp 3 hàng dọc. HS chơi. HS thực hiện theo GV 2 lần. HS thực hiện 2 lần. 3 tổ thực hiện. HS thực hiện 2 lần. Cho HS chơi thử. HS chơi. HS thả lỏng. HS hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20......) KHỐI: 2 BÀI 14: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY CHÂN, LƯỜN, BỤNG, TOÀN THÂN VÀ NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ”. I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách thực hiện các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng. - Bước đầu biết thực hiện động tác toàn thân, nhảy của bài thể dục phát triển chung. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được. + Kỹ năng: HS thực hành các động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân và nhảy của bài thể dục phát triển chung, chơi được trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức khi tập luyện. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh an toàn nơi tập. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV yêu cầu HS tập hợp lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. - Khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Lần 1 GV vừa hô vừa làm mẫu cho HS làm theo. * Học động tác nhảy: - GV nêu động tác, làm mẫu chậm và cho HS tập bắt chước 2 lần. - Lần 3 - 4 GV hô cho cả lớp cùng tập. - Chia tổ luyện tập 2 - 3 lần. * Ôn 7 động tác mới học: GV cho HS tập luyện 1 động tác 2 lần 8 nhịp. - GV hô lần lượt từng động tác cho HS tập theo thứ tự. - Lớp trưởng hô cho lớp tập. * Chơi trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” - Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cho 3 HS lên bịt mắt chơi thử. - Tổ chức cho lớp chơi. - Nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - HS thực hiện động tác thả lỏng.. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS về nhà tập lại các động tác đã học. - GV hô “Giải tán!”. - HS tập hợp 3 hàng dọc - HS thực hiện. - HS tập theo cả lớp. 3 tổ trưởng điều khiển tổ tập. - 2 HS nêu - HS chơi. HS đồng thanh hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20......) KHỐI: 3 BÀI 13: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT” I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. + Kỹ năng: HS thực hành tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang. Tham gia chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột”. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh an toàn sân tập. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. - Khởi động các khớp. - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường 50 - 60m. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang - GV điều khiển cả lớp cùng thực hiện. - Lần 1: GV vừa nêu yêu cầu vừa cho HS tập hợp theo đúng hàng ngang. - Lần 2: GV hô, HS thực hiện tập hợp nhanh, đều. - Chia tổ tập luyện, mỗi tổ chực hiện 2 lần. - Nhận xét, sửa chữa các lỗi sai. - Lớp tập luyện, lớp trưởng điều khiển tập 2 lần. * Chơi trò chơi: “Mèo đuổi chuột”. - Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi. - Cho lớp tập hợp thành vòng tròn. + Cho 2 HS 1 làm mèo và 1 làm chuột cùng thực hiện một lúc, nếu mèo đuổi được chuột thì quay lại đổi vai cho nhau, cứ thế tiếp tục trò chơi. Sau đó đổi người chơi. - Nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Yêu cầu HS đi thường theo vòng tròn, thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. + Dặn dò HS về nhà ôn động tác quay trái, quay phải. - GV hô “Giải tán!”. HS tập hợp 3 hàng dọc. HS chạy. HS thực hiện. Tổ trưởng điều khiển. - HS thực hiện. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. - HS đi và thả lỏng. HS hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20......) KHỐI: 3 BÀI 14: ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI TRÒ CHƠI: “ĐỨNG NGỒI THEO LỆNH” I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách đi chuyển hướng phải, trái. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. + Kỹ năng: - HS thực hành đi chuyển hướng phải, trái. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh an toàn nơi tập. - Chuẩn bị: Còi, dụng cụ học động tác đi chuyển hướng phải, trái. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV yêu cầu HS tập hợp lớp. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học. - Khởi động các khớp. - Chạy chậm theo 1 vàng tròn (khoảng 100m) 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, - Lần 1, 2 GV điều khiển lớp tập, lần sau lớp trưởng điều khiển. + Chia lớp thành các tổ luyện tập. * Học động tác đi chuyển hướng phải, trái. - GV nêu động tác, làm mẫu và giải thích động tác, cho HS tập bắt chước. Dùng khẩu lệnh hô cho HS tập. - Cho 3 HS làm mẫu. - Cho HS thành 3 tổ và luyện tập. - Nhắc nhở HS cố gắng và nghiêm túc, an toàn trong tập luyện. - 3 tổ thi xem nhóm nào hoàn thành tốt. - GV nhận xét. * Chơi trò chơi: “Đứng ngồi theo lệnh”. - Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi. - Cho HS toàn lớp chơi thử. - Cho HS chơi tpàn lớp. GV hô. Chú ý: Khi chơi GV có thể dùng còi hoặc hô, có thể lặp lại khẩu lệnh hô để HS rèn luyện tính phản xạ. - Nhận xét, biểu dương 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Đi chậm theo vòng tròn. - GV hệ thống bài, nhận xét giờ học. + Dặn dò HS về nhà: Đi chuyển hướng trái, phải. - Kết thúc GV hô “Giải tán!”. - HS tập hợp. - HS khởi động -HS chạy chậm. - HS tập. - HS tự sửa động tác sai. - HS luyện tập theo 3 tổ. - HS chú ý lắng nghe, nhắc lại. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. - HS đi. HS hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 20.....) KHỐI: 4 BÀI 13: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ, QUAY SAU TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng thẳng, điểm số và quay sau cơ bản đúng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. + Kỹ năng: - HS thực hành tập hợp hàng ngang, dóng hàng thẳng, điểm số và quay sau cơ bản đúng và tham gia trò chơi “Kết bạn”. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Khởi động các khớp. - Trò chơi khởi động “Lịch sự”. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. + Lần 1-2: Cán sự lớp điều khiển tập, có nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. - Chia tổ luyện tập. GV quan sát, nhận xét. * Ôn tổng hợp các nội dung trên. + Tập hợp lớp, GV điều khiển các tổ thi đua thực hành. GV nhận xét, sửa chữa lỗi sai cho HS. * Chơi trò chơi: “Kết bạn”. - Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. - Cho HS chơi thử. + Cả lớp cùng chơi. - Nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Chạy đều theo vòng tròn. - Yêu cầu HS làm động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá giờ học. + Dăn dò HS về nhà thực hành động quay sau. - GV hô “Giải tán!”. HS tập hợp 3 hàng dọc. HS chơi trò chơi. Cán sự đièu khiển lớp tập luyện. Tổ trưởng điều khiển - HS thực hiện. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. HS hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 200......) KHỐI: 4 BÀI 14: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI. TRÒ CHƠI “NÉM TRÚNG ĐÍCH”. I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Biết cách đi đều vòng phải, vòng trái đúng hướng và đứng lại. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. + Kỹ năng: HS thực hành đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại, tham gia các trò chơi đúng luật, nhanh nhẹn, hào hứng. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh nơi tập. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - GV yêu cầu HS tập hợp lớp. Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện. - Khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau. - GV điều khiển lớp tập có nhận xét sửa chữa từng động tác sai cho HS. * Ôn động tác đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại: - GV lầm mẫu lại động tác 2 lần, vừa làm mẫu vừa giảng giải động tác. - Cho tổ 1 HS lên làm thử động tác đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại theo khẩu lệnh. - Chia lớp thành 3 tổ tập luyện. - Tập hợp lớp, cho cả lớp cùng tập theo khẩu lệnh, GV điều khiển. - Nhận xét, sửa chữa, biểu dương. * Chơi trò chơi: “Ném trúng đích”. - Nêu tên trò chơi. Hướng dẫn cách chơi, luật chơi. - Cho HS thực hiện mẫu cách chơi. + Cả lớp cùng chơi. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Cho HS đi nối tiếp thành vòng tròn thực hiện động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá giờ học. + Dăn dò HS về nhà thực hành các động tác: đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại: - Kết thúc giờ học GV hô “Giải tán!”. HS tập hợp theo 3 hàng dọc. HS khởi động HS thực hiện. HS tập luyện 2 lần. HS luyện tập, tổ trưởng điểu khiển, 3 tổ thực hiện. HS tập cả lớp. HS thực hiện. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. - HS vừa đi vừa thả lỏng. HS đồng thanh hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 200.......) KHỐI: 5 BÀI 13: TẬP HỢP HÀNG DỌC, HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG NGANG VÀ HÀNG DỌC, ĐIỂM SỐ, DÀN HÀNG, DỒN HÀNG, - TRÒ CHƠI: “TRAO TÍN GẬY”. I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng (ngang, dọc). - Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. + Kỹ năng: HS thực hành đúng tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng, điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái và tham gia trò chơi. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị: Còi, kẻ vạch trò chơi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - Tập hợp lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học, nội quy luyện tập. - Khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng dọc, ngang, điểm số, dàn hàng, dồn hàng. + Lần 1-2: GV điều khiển tập, có nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. + Chi lớp thành 3 tổ luyện tập 3-4 lần. GV quan sát, nhận xét. + Tập hợp lớp GV điều khiển, các tổ thi đua thực hành. GV nhận xét, sửa chữa lỗi sai cho HS. * Chơi trò chơi: “Trao tín gậy”. - Nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. Hướng dẫn cách chơi. - Cho tổ 1 chơi thử và cho HS chơi theo 3 tổ. - Nếu HS tổ nào phạm quy thì tổ đó sẽ thua. - GV quan sát, nhận xét, biểu dương. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Cho HS các tổ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau đó đứng quay mặt vào trong. - GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá giờ học. + Dặn dò HS về nhà thực hiện tốt ôn luyện các động tác đã học. - GV hô “Giải tán!”. - HS tập hợp theo đội hình hàng dọc. - HS thực hành - 3 tổ tập. - Mỗi tổ thực hiện 1 lần. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. HS hô “khoẻ!”. TUẦN 7 (Từ ngày............ đến ngày..........tháng ....... năm 200.......) KHỐI: 5 BÀI 14: ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP - TRÒ CHƠI: “TRAO TÍN GẬY”. I. Mục tiêu: + Kiến thức: - Thực hiện đúng đi đều vòng phải, vòng trái. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. + Kỹ năng: HS thực hành đúng đi đều vòng phải, vòng trái. Biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp và tham gia trò chơi. + Thái độ: - Giáo dục học sinh có thái độ đúng và tinh thần tập luyện tích cực. II. Địa điểm - Chuẩn bị. - Địa điểm: sân trường sạch sẽ, thoáng mát, đảm bảo an toàn tập luyện. - Chuẩn bị: Còi. III. Hoạt động dạy học. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu (6-7’) - Tập hợp lớp phổ biến nội dung và yêu cầu bài học, nội quy luyện tập. - Khởi động các khớp. 2. Phần cơ bản (20 - 21’). * Ôn đi đều vòng trái, vòng phải, đổi chân khi đi đều sai nhịp. + Lần 1-2: GV điều khiển tập, có nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. + Chi lớp thành 3 tổ luyện tập 3-4 lần. GV quan sát, nhận xét. + Tập hợp lớp GV điều khiển, các tổ thi đua thực hành. GV nhận xét, sửa chữa lỗi sai cho HS. * Chơi trò chơi: “Trao tín gậy”. - Nêu tên trò chơi, cùng HS nhắc lại cách chơi. Hướng dẫn cách chơi. - Lớp tập hợp thành 3 tổ cùng chơi. + HS phạm quy hoặc không chơi đúng theo quy định thì đội đó bị thua cuộc. - GV quan sát, nhận xét. 3. Phần kết thúc:(6-7’) - Cho HS các tổ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa làm động tác thả lỏng, sau đó đứng quay mặt vào trong. - GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá giờ học. + Dặn dò HS về nhà thực hiện tốt ôn luyện các động tác đã học. - GV hô “Giải tán!”. - HS tập hợp theo đội hình hàng dọc. - HS thực hành - 3 tổ tập. - Mỗi tổ thực hiện 1 lần. - Cho HS chơi thử. - HS chơi. HS hô “khoẻ!”.
File đính kèm:
- giao an the duc 12345(4).doc