Giáo án Toán Lớp 2 - Học kì I - Năm học 2006-2007

doc17 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 - Học kì I - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Thứ hai ngày 15 tháng 1 năm 2007
Chàocờ: 
Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán: Tổng của nhiều số
I/ Mục tiêu:
-HS nắm được cách cộng tổng của nhiều số hạng.
-làm tốt các bài tập áp dụng.
II/ Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu.
HS: Phấn, bảng con, vở, SGK.
III/ Các hoạt động dạy- học: 
Kiểm tra bài cũ:
- HS làm bảng con bảng lớp: 25 + 37; 46 + 19.
- GV nhận xét và hỏi HS đây là tổng của mấy số hạng?
Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài: Đưa phép tính 2 + 3 + 4 = ? để giới thiệu bài.
b/ Dạy bài mới:
HS làm phép tính: 2 + 3 + 4 ra bảng con, bảng lớp theo hàng ngang, cột dọc.
HS nêu cách làm.
GV đưa phép tính: 12 + 34 + 40
HS làm theo hàng ngang, cột dọc, nêu cách làm.
GV nhận xét cách làm của HS và đưa ra cách làm đúng.
GV đưa phép tính: 15 + 46 + 29 + 8 
HS làm theo nhóm
Các nhóm trình bày
GV chốt cách làm đúng.
 c/ Luyện tập: 
Bai 1: -GV nêu yêu cầu bài
	- HS làm bảng con, bảng lớp. 
	- GV chữa bài.
Bài 2: - HS làm vào vở. 2 em lên chữa bài.
	- GV chữa bài , kết luận ý kiến đúng.
Bài 3: - GV giái thích baì toán.
	- HS làm vở.
	- 2 em chữa bài. 
	- GV chữa bài nhận xét.
3/ Củng cố - Dặn dò:	- Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về ôn bài.
Thứ ba ngày 16 tháng 1 năm 2007
TOáN: PHéP NHÂN
I/ Mục tiêu:
	-HS nắm chắc chắn phép nhân lđược chuyển từ phép cộng của nhiều số hạng bằng nhau.
	-HS hiểu và chuyển từ phép cộng về phép nhân và từ phép nhân về phép cộng.
II/ Chuẩn bị:
	-GV: 1số chấm tròn đồ vật để chuyển thành phép nhân.
	-HS: Bộ đồ dùng toán.
III/ Các hoạt động dạy- học:
Kiểm tra bài cũ: 4’
-GV đưa phép tính 3 + 3 + 3 + 3 = ?
-HS làm bảng con bảng lớp.
-GV nhận xét ghi điểm.
Bài mới: 32’
Giới thiệu bài: GV giới thiệu từ phép tính trên.
Dạy bài mới:
-GV gắn 5 bìa hỏi: Có 5 tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu chấm tròn? 
HS trả lời: Có 10 chấm tròn.
Phép cộng có mấy số hạng? ( 5 số hạng ).
Mỗi số hạng bằng mấy? ( bằng 2).
GV giới thiệu phép nhân: 2 ´ 5
HS đọc phép nhân, viết phép nhân ra bảng con .
 GV hỏi: số hạng bằng nhau là số nào? (số 2)
Số 2 được lấy mấy lần? (5 lần)
C/ Thực hành:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu bài.
HS làm bảng lớp, bảng con.
 GV chữa.Yêu cầu HS giải thích cách làm ( VD: 4 + 4 = 8 số 4 được lấy 2 lần nên ta viết : 4´ 2= 8)
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài.
HS làm ra vở.
GV chấm chữa bài. a/ 4 ´ 5 = 20 b/ 9 ´ 3 = 27 c/ 10 ´ 5 = 50
Bài 3: - HS nêu yêu cầu bài.
HS quan sát tranh giải thích bài toán.
Hai đội thi đua làm.
GV chữa bài tổng kết thi đua (a/ 5´ 2=10 vì 5 + 5 = 10 b/ 4´ 3 = 12 vì 4 + 4 + 4 = 12)
3/ Củng cố - Dặn dò: 2’
Nhận xét tiết học .
Dặn HS về ôn bài.
Thứ tư ngày 17 tháng 1 năm 2007
Toán: 
Thừa số - Tích
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc tên gọi thành phần và kết quả phép nhân.
	Làm tốt các bài tập áp dụng .
II. Chuẩn bị 
GV: Tấm bìa ghi: Thừa số , Thừa số, tích, phấn màu.
HS: Đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS làm bảng con, bảng lớp: viết phép nhân 5+5 + 5 + 5 = 20; 7 + 7 + 7 = 21
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
GV đưa phép nhân 2 ´ 5 = 10 và giới thiệu: 2 là thừa số; 5 là thừa số; 10 là tích.
HS đọc phép nhân và giới thiệu, đồng thời lấy một số phép nhân khác để giới thiệu.
 	GV lưu ý cho HS 2 ´ 5 cũng được gọi là tích của 2 và 5.
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài
GV phân tích mẫu:
3 ´ 5 = 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15
HS làm bảng con, bảng lớp
GV chữa bài
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. GV chia cho HS làm theo nhóm 4 hoặc 5.
GV cho các nhóm lên chữa bài của nhóm mình.
GV tuyên dương nhóm làm tốt
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài; HS làm ra vở, 1 em lên bảng chữa
GV chấm bài, chữa bài và lưu ý học sinh khi tính tích nhẩm các tổng tương ứng
3. Củng cố, dặn dò:
HS nêu thành phân phép tính nhân
Giáo viên nhắc học sinh ôn lại bài.
Thứ năm ngày 18 tháng 1 năm 2007
Toán:
Bảng nhân 2
I. Mục tiêu:
 	 HS lập và học thuộc bảng nhân 2.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị 
GV: Tấm bìa có 2 chấm tròn.
HS: Đồ dùng học toán.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS làm bảng con, bảng lớp: Chuyển thành phép cộng rồi tính kết quả: 5´ 3 = ;
6´ 2 = 
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
GV gắn 1 tấm bìa có 2 chấm tròn và hỏi: 2 chấm tròn được lấy mấy lần? 
HS trả lời: lấy 1 lần và viết phép nhân 2´1 = 2. Đọc phép nhân.
Tương tự như vậy với các phép nhân 2´ 2 = 4. . . . . . . . . 2´ 10 = 20.
GV hỏi HS các phép nhân này có thừa số thứ nhất là mấy? ( là 2).
Các thừa số thứ 2 như thế nào? ( là các số từ 1 đến 10).
Các tích có gì đáng lưu ý? ( các tích từ 2 đến 20).
Gv giới thiệu đây là bảng nhân 2.
HS luyện đọc và ghi nhớ bảng nhân 2.
b. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
Liên tiếp HS nhẩm kết quả.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán rồi làm và chữa bài.
 GV chữa bài và nhận xét. Lưu ý cho HS cách ghi phép tính:
 2´6 =12(chân).
GV tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
 HS nhận xét đặc điểm của dãy số: Số sau hơn số trước 2 đơn vị là các tích của bảng nhân.
HS đọc dãy số vừa điền được.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Giáo viên nhắc học sinh ôn lại bảng nhân 2.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc hơn bảng nhân 2 qua việc thực hành làm các bài tập.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 2.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 2.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
GV hỏi HS cách làm.
HS trả lời: dựa vào bảng nhân 2 để tính rồi điền kết quả.
HS 2 em đại diện 2 nhóm lên điền; các em khác theo dõi nhận xét.
GV nhận xét chữa bài và tuyên dương đội thắng. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài. GV lưu ý HS cách ghi danh số ở kết quả.
HS làm ra vở, bảng lớp.
GV chấm chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS tóm tắt và giải bài toán ra vở, 1 em làm trên bảng lớp.
GV chấm chữa bài.( lưu ý HS cách ghi danh số VD 2 ´ 8 = 16 (bánh xe) ).
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài, tóm tắt bài toán.
	HS làm theo nhóm ra bảng phụ.
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 4: GV hướng dẫn HS cách điền số.
	HS nối tiếp lên điền từng ô.
 GV nhận xét tuyên dương bạn làm tốt.	
Bài 5: HS nêu yêu cầu bài.
	GV hỏi HS ô trống phải điền là gì? (là tích). 
	Tìm tích ta làm thế nào?(Lấy thừa số nhân với thừa số).
	HS điền trên bảng lớp.
	GV nhận xét chữa bài.	
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về ôn bài.Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2007
Tuần: 20
Chàocờ: 
Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán:
Bảng nhân 3
I. Mục tiêu:
 	 HS lập và học thuộc bảng nhân 3.
	Dựa vào bảng nhân 3 làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị :
GV: Phấn màu, các tấm bìa có 3 chấm tròn. 
HS: Các tấm bìa có 3 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 2.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
Giới thiệu bài : GV giới thiệu.
Lập bảng nhân 3.
GV cùng HS lấy 1 tấm bĩa có 3 chấm tròn và lập phép tính nhân 3´ 1 = 3.
HS lần lượt lên bảng đóng vai cô giáo cùng lớp lấy 2, 3, . . . 10 tấm bìa có 3 chấm tròn và lập các phép tính nhân 3´2 = 3; 3´ 3 = 9; . . . 3´ 10 = 30.
	HS nhận xét bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân 3.
c. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
HS nhẩm theo nhóm đôi. 
Các nhóm trình bày trước lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán.
	HS tóm tắt bài toán. 
GV lưu ý HS: Ta tìm số HS hay số nhóm? (Số HS ). 
	HS làm bài ra vở, 1em làm bảng lớp.
	GV chấm, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài và cho biết 2 số liền nhau hơn kém hau mấy đơn vị?
	HS làm theo nhóm ra bảng phụ.
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
Củng cố, dặn dò: (3’)
 HS nêu bảng nhân 3.
Nhắc HS về học thuộc bảng nhân 3
Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc hơn bảng nhân 3 qua việc thực hành làm các bài tập.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 3.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 3.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
GV hỏi HS cách làm.
HS trả lời: dựa vào bảng nhân 3 để tính rồi điền kết quả.
HS 2 em đại diện 2 nhóm lên điền; các em khác theo dõi nhận xét.
GV nhận xét chữa bài và tuyên dương đội thắng. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
HS làm ra bảng phụ theo nhóm . Các nhóm trình bày bài của nhóm mình.
GV chữa bài, tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS tóm tắt và giải bài toán ra vở, 1 em làm trên bảng lớp.
GV chấm chữa bài.( lưu ý HS cách ghi danh số)
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài, tóm tắt bài toán.
	HS làm theo nhóm ra bảng phụ.
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 5: Hs theo dõi bài toán và nhận xét từng dãy số: 
Hai số gần nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
Hai số gần nhau hơn kém nhau 2 đơn vị.
Hai số gần nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
HS lần lượt nêu cách điền.
GV nhận xét tuyên dương bạn làm tốt.	
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2007
Toán:
Bảng nhân 4
I. Mục tiêu:
 	 HS lập và học thuộc bảng nhân 4.
	Dựa vào bảng nhân 4 làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị :
GV: Phấn màu, các tấm bìa có 4 chấm tròn. 
HS: Các tấm bìa có 4 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 3.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
Giới thiệu bài : GV giới thiệu.
Lập bảng nhân 4.
GV cùng HS lấy 1 tấm bìa có 4 chấm tròn và lập phép tính nhân 4´ 1 = 4.
HS lần lượt lên bảng đóng vai cô giáo cùng lớp lấy 2, 3, . . . 10 tấm bìa có 4 chấm tròn và lập các phép tính nhân 4´2 = 8; 4´ 3 = 12; . . . 4´ 10 = 40.
	HS nhận xét bảng nhân 4 và học thuộc bảng nhân 4.
c. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
HS nhẩm theo nhóm đôi. 
Các nhóm trình bày trước lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán.
	HS tóm tắt bài toán. 
GV lưu ý HS: Ta tìm số HS hay số nhóm? (Số HS ). 
	HS làm bài ra vở, 1em làm bảng lớp.
	GV chấm, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm theo nhóm ra bảng phụ.
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
HS đọc kết quả vừa điền được và nhận xét mỗi số trong 2 ô liền nhau hơn kém nhau 4 đơn vị.	
Củng cố, dặn dò: (3’)
 HS nêu bảng nhân 4.
Nhắc HS về học thuộc bảng nhân 4.Thứ năm ngày 25 tháng 1 năm 2007
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc hơn bảng nhân 4 qua việc thực hành làm các bài tập.
	Nắm chắc tính chất giao hoán của phép nhân.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 4.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 4.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
lần lượt HS nhẩm và nêu kết quả.
	b.HS nhẩm nêu kết quả và nhận xét: Khi ta thay đổi các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
GV hỏi HS dãy tính gồm mấy phép tính?(2 phép tính)
Khi đó ta thực hiện từ trái sang phải.
Gv làm mẫu. Lưu ý HS cách trình bày.
HS kàm theo nhóm ra bảng phụ GS chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS tóm tắt và giải bài toán ra vở, 1 em làm trên bảng lớp.
GV chấm chữa bài.( lưu ý HS cách ghi danh số)
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài.
GV hướng dẫn HS để khoanh kết quả đúng thì phải tính tích
	HS làm theo nhóm đôi.
	Các nhóm trình bày kết quả nhóm mình. 
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Toán:
Bảng nhân 5
I. Mục tiêu:
 	 HS lập và học thuộc bảng nhân 5.
	Dựa vào bảng nhân 5 làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị :
GV: Phấn màu, các tấm bìa có 5 chấm tròn. 
HS: Các tấm bìa có 5 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 4.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a.Giới thiệu bài : GV giới thiệu.
b.Lập bảng nhân 5.
GV cùng HS lấy 1 tấm bìa có 5 chấm tròn và lập phép tính nhân 5´ 1 = 5.
HS lần lượt lên bảng đóng vai cô giáo cùng lớp lấy 2, 3, . . . 10 tấm bìa có 5 chấm tròn và lập các phép tính nhân 5´2 = 10; 5´ 3 = 15; . . . 5´ 10 = 50.
	HS nhận xét bảng nhân 5 và học thuộc bảng nhân 5.
c. Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
HS nhẩm theo nhóm đôi. 
Các nhóm trình bày trước lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài toán.
	HS tóm tắt bài toán. 
GV lưu ý HS: Ta tìm số ngày trong 4 tuần. 
	HS làm bài ra vở, 1em làm bảng lớp.
	GV chấm, chữa bài
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm theo nhóm ra bảng phụ.
	GV chữa bài tuyên dương nhóm làm tốt.
HS đọc kết quả vừa điền được và nhận xét mỗi số trong 2 ô liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị.	
Củng cố, dặn dò: (3’)
 HS nêu bảng nhân 5.
Nhắc HS về học thuộc bảng nhân 5.
Tuần: 21
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2007
Chàocờ: 
Tập trung toàn trường GV trực ban soạn giảng
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 HS nắm chắc hơn bảng nhân 5 qua việc thực hành làm các bài tập.
	Nắm chắc tính chất giao hoán của phép nhân.
	Làm tốt các bài tập áp dụng thực hiện dãy tính.
II. Chuẩn bị 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 5.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
a. Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
a.HS lần lượt nhẩm và nêu kết quả.
	b.HS nhẩm nêu kết quả và nhận xét: Khi ta thay đổi các thừa số thì tích không thay đổi.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
GV hỏi HS dãy tính gồm mấy phép tính?(2 phép tính)
Khi đó ta thực hiện từ trái sang phải.
Gv làm mẫu. Lưu ý HS cách trình bày.
HS làm vào vở. GV chấm, chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS tóm tắt và giải bài toán ra bảng phụ theo nhóm.
Các nhóm chữa bài.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm bài theo nhóm ra bảng phụ.
	Các nhóm chữa bài nhóm mình.
Bài 5: HS nêu yêu cầu bài.
	GV cho HS nhận thấy :
Hai số đứng liền nhau hơn kém nhau 5 đơn vị.
Hai số đứng liền kề nhau hơn kém nhau 3 đơn vị.
Nhiều HS nêu cách điền trước lớp.
GV nhận xét tuyên dương bạn làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 2007
Toán:
đường gấp khúc- độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu:
 	 HS nhận biết được đường gấp khúc.
	Biết cách tính độ dài đường gấp khúc.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS nêu bảng nhân 5.
GV nhận xét.
2. Bài mới: ( 35’)
Giới thiệu bài : 
GVvẽ đường gấp khúc gồm 3 đoạn thẳng.
HS nhận biết và nêu tên đường gấp khúc ABCD.
b.GV giới thiệu cách tính độ dài đường gấp khúc.
HS nêu yêu cầu bài và giới thiệu cho HS cách tính độ dài đường gấp khúc
ba đoạn thẳng: 2 cm + 4cm + 3cm = 9cm.
	Vậy 9cm là độ dài đường gấp khúc ABCD.
Luyện tập:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài.
	HS vẽ đường gấp khúc ABC, ABCD vào vở và đọc tên 2 đường gấp khúc đó.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm ra bảng phụ theo nhóm.
	Các nhóm chữa bài.
	GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS tóm tắt bài toán.
	GV hỏi HS hình đó có phải là đường gấp khúc không?(phải).
	Đường gấp khúc đó gồm mấy đoạn thẳng?(2 đoạn thẳng).
	Các đoạn thẳng đó như thế nào?(bằng nhau và đều bằng 4). 
	GV gợi ý HS làm theo 2cách.
	HS làm bài vào vở.
	GV chấm chữa bài. Tuyên dương bạn làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2007
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 	 HS nhận biết và tính được độ dài đường gấp khúc.
	Vận dụng tính đường gấp khúc vào giải toán.
	Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn độ dài đường gấp khúc.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS vẽ đường gấp khúcbất kỳ và đọc tên đường gấp khúc đó.
GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: ( 35’)
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt bài toán.HS làm vào vở, bảng lớp.
	GV chấm chữa bài cho HS.
	Hỏi HS kết quả của phần a) b) là gì?
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm ra bảng phụ theo nhóm.
	Các nhóm chữa bài.
	GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	HS ghi tên rồi đọc đường gấp khúc trong nhóm.
	Các nhóm thi trình bày trước lớp.
	GV tuyên dương nhóm làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2007
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 	 HS ghi nhớ bảng nhân 2, 3, 4, 5. 
 Tính được độ dài đường gấp khúc.
	 Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 2, 3, 4, 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: ( 35’)
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài 
	HS nhẩm kết quả trong nhóm.
	HS nhẩm kết quả trước lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
	HS làm ra bảng phụ theo nhóm.
	Các nhóm chữa bài.
	Hỏi HS cách tìm tích.
	GV nhận xét tuyên dương nhóm làm tốt.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	Hỏi HS cách làm.
HS làm bài vào vở.
	Gv chấm chữa bài và tuyên dương những em làm bài tốt.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài.
	HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
	GV chấm chữa bài.
Bài 5:
HS đo và nêu kết quả đo.
HS tính độ dài đường gấp khúcvừa đovà trình bày trước lớp.
	GV tuyên dương bạn làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Toán:
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 	 HS ghi nhớ bảng nhân 2, 3, 4, 5. Nhớ tên các thành phầ của phép nhân.
 Tính được độ dài đường gấp khúc.
	 Làm tốt các bài tập áp dụng.
II. Chuẩn bị: 
GV: Phấn màu. 
HS: Ôn bảng nhân 2, 3, 4, 5.
III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ: ( 3’ )
HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5.
GV nhận xét ghi điểm
Bài mới: ( 35’)
GV hướng dẫn HS làm các bài tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài 
	HS nhẩm kết quả trong nhóm.
	HS nhẩm kết quả trước lớp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
	HS nêu cách tìm thừa số khi biết thừa số kia và tích.
	HS làm bảng lớp, bảng con
	GV cùng nhận xét chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	 HS nhận xét cách thực hiện dãy tính.
 HS làm bảng phụ trong nhóm.
	Gv chữa bài và tuyên dương nhóm làm bài tốt.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt bài.
	HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
	GV chấm chữa bài.
Bài 5: HS đo và nêu kết quả đo.
HS tính độ dài đường gấp khúc vừa đo và trình bày trước lớp.
	GV tuyên dương bạn làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 
Toán:
Tuần: 22
Kiểm tra
I. Mục tiêu:
 	 HS làm tốt các bài tập trong bài kiểm tra.
	 HS làm bài nghiêm túc. 
	 Rèn tíh tự giác cho HS.
II. Chuẩn bị: 
GV: Bài kiểm tra.
HS: Giấy kiểm tra.
III.Đề kiểm tra:
Bài 1:Tính:
5 6 
Bài 2: HS nêu yêu cầu bài.
	HS nêu cách tìm thừa số khi biết thừa số kia và tích.
	HS làm bảng lớp, bảng con
	GV cùng nhận xét chữa bài.
Bài 3: HS nêu yêu cầu bài.
	 HS nhận xét cách thực hiện dãy tính.
 HS làm bảng phụ trong nhóm.
	Gv chữa bài và tuyên dương nhóm làm bài tốt.
Bài 4: HS nêu yêu cầu bài và tóm tắt bài.
	HS lên bảng làm, dưới lớp làm vở.
	GV chấm chữa bài.
Bài 5: HS đo và nêu kết quả đo.
HS tính độ dài đường gấp khúc vừa đo và trình bày trước lớp.
	GV tuyên dương bạn làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò: (3’)
Nhận xét tiết học.
 Dặn HS về ôn bài. 

File đính kèm:

  • docTOAN KI 2 DAY DU.doc