Giáo án Toán Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Võ Thị Thang

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 - Tuần 33 - Năm học 2006-2007 - Võ Thị Thang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 30/4/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. MỤC TIÊU :
 Giúp HS .
-Củng cố về đọc, viết, đếm, so sánh các số có 3 chữ số. 
- Rèn kỹ năng đọc, viết, đếm so sánh các số có 3 chữ số thành thạo. Làm đúng các bài tập.
 -Yêu thích học toán . 
II. CHUẨN BỊ : 
 GV : Bảng quay, bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 4.
 2 tờ giấy A3 ghi nội dung bà tập 2, 2 tờ giấy A3 ghi bài tập 5.
 HS : VBT. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Khởi động : (1’)
2.Bài cũ : (5’) Kiểm tra.
GV nhận xét bài tự kiểm tra nêu ưu khuyết điểm – Tổng kết điểm của bài làm.
Cho vài HS lên sửa bài mà lớp sai nhiều (nếu có)
3.Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Đọc viết số trong phạm vi 1000.
MT : Giúp HS ôn luyện về đọc, viết, số , Thứ tự các số trong phạm vi 1000.
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Viết các số :
Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Cho HS tự làm bài .
 Ba trăm hai mươi lăm : 
 Năm trăm bốn mươi : 
 Sáu trăm năm mươi bảy :
 Hai trăm mười bốn : 
 Chín trăm chín mươi chín : 
GV cho HS nhận xét về đặc điểm của một số số trong bài tập :
+ Tìm các số tròn chục trong bài.
+ Tìm các số tròn trăm trong bài.
+ Số nào trong bài là số có ba chữ số giống nhau ?
à Chốt : các số trong bài tập 1 là các số có 3 chữ số trong phạm vi 1000, gồm các trăm, chục và đơn vị.
Bài 2 : Viết các số .
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Đính tờ giấy A3 có nội dung phần a, yêu cầu cả lớp theo dõi.
Từ 425 -> 439 , hỏi : 
Sau 425 là số nào ?
Vì sao ?
Yêu cầu HS viết các số còn lại của phần a.
Đính tờ A3 có nội dung phần b, yêu cầu HS tự làm.
à Chốt : Nhờ đếm mà ta biết ngay sau 425 là 426Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 425 đến 439 và từ 989 đến 1000.
Cho HS đọc 2 dãy số trên.
* Hoạt động 2 : So Sánh số trong phạm vi 1000.
 MT : Giúp HS ôn luyện về so sánh các số có 3 chữ số.
 Cách tiến hành: 
Bài 4 : >, <, =.
Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
Muốn tìm được dấu >, <,=. Trước hết ta làm thế nào ?
Yêu cầu HS tự làm bài. 
 GV khuyến khích HS nêu ý kiến giải thích lí do chọn dấu để điền vào chỗ chấm.
à Khi so sánh các số có 3 chữ số, ta phải xét chữ số ở các hàng của 2 số .
5. Củng cố , dặn dò (3’)
- Dặn dò : Về nhà xem lại bài .
 làm bài tập : 3/ 81 – VBT
 8/ 81 – VBT.
- Chuẩn bị : Oân lại bài tập các số trong phạm vi 1000 (tt).
Hoạt động lớp, nhóm.
1 HS nêu.
HS lớp làm vở.
Sửa bài : Chọn mỗi nhóm 5 HS lên bảng sửa bài lớp đọc số , cho 1 HS lên viết số à nhóm nào làm đúng nhanh -> thắng.
à Lớp nhận xét sửa vở.
540
800
999
Bài tạâp yêu cầu chúng ta viết các số theo thứ tự.
HS : 426
Vì đếm 425, sau đó đếm thêm 1 ta được 426 và cứ thế -> 439.
HS lớp làm vở.
HS tự làm bài .
Sửa bài : Yêu cầu mỗi nhóm chọn 4 HS đại diện lên sửa bài, GV để rổ có các số các nhóm chọn và gắn số vào ô nhóm nào đính nhanh đúng nhóm đó thắng.
à Lớp nhận xét , đổi chéo vở sửa.
2 HS đọc.
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
1 HS nêu : So sánh và điền dấu thích hợp .
HS nêu
HS làm bài vào vở.
Sửa bài : 2 nhóm , mỗi nhóm cử 3 bạn lên thi đua tiếp sức. Nhóm nào nhanh + đúng -> thắng.
à Lớp đưa thẻ Đ, S – sửa vở.
à Lớp nhận xét. 
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 1/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (TT)
I. MỤC TIÊU :
 Giúp HS củng cố về :
Đọc viết các số có 3 chữ số.
Phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
Sắp xếp các số theo thứ tự nhất định, tìm đặc điểm của 1 dãy số đó.
 - Phân tích số sắp xếp các số trong phạm vi 1000 thành thạo và chính xác.
 -_Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ : 
 GV bảng quay, bảng phụ, các tờ giấy A3 ghi nội dung các bài tập.
 HS : VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG 
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về các số trong phạm vi 1000.
Sửa bài tập 3/81, 5/81; GV ghi sẵn bài tập 3 lên bảng.
Gọi 2 HS lên bảng sửa bài.
GV thu chấm vài vở à nhận xét .
Bài mới:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Đọc, viết số 
MT : Giúp HS ôn về đọc, viết số có 3 chữ số trong phạm vi 1000.
Cách tiến hành: 
Bài 1 : Nối (theo mẫu)
GV đính nội dung bài tập 1 lên bảng, cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó cho HS tự làm bài.
GV nhận xét đánh giá thi đua. Chốt kiến thức bài tập : Cần đọc, viết đúng số có 3 chữ số trong phạm vi 1000, gồm có trăm, chục và đơn vị .
* Hoạt động 2 : Phân tích số
MT : Giúp HS rèn kỹ năng phân tích các số có 3 chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại.
Cách tiến hành: .
Bài 2 : Viết (theo mẫu)
Mẫu : 482 = 400 + 80 + 2
Hỏi : 482 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị ?
Nhận xét và rút ra kết luận : 
 482 = 400 + 80 + 2 
Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.
à GV chốt : Cần phân tích số có 3 chữ số thành tổng các trăm, các chục, đơn vị.
Đưa bảng phụ có nội dung bài tập 2b.
Mẫu : 200 + 50 + 9 = 259
Cho HS nhận xét : Có 200 , 5 chục, 9 đơn vị thì viết được số mấy ?
GV ta có thể dùng phép cộng để tìm tổng đã cho .
Yêu cầu HS về nhà làm bài.
* Hoạt động 3 : Sắp xếp và viết số theo thứ tự.
 MT : Giúp HS ôn luyện về so sánh các số , thứ tự các số trong phạm vi 1000.
 Cách tiến hành: 
Bài 3 : Viết các số 475, 457, 467, 456 theo thứ tự .
Từ bé đến lớn.
Từ lớn đến bé.
Hỏi : Để viết theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé, trước tiên ta phải làm gì ?
Yêu cầu HS tự làm bài.
GV nhận xét chốt : Để viết số theo thứ tự từ bé đến lớn (và ngược lại) ta cần so sánh số này với nhau, sau đó tìm số bé (lớn) nhất và xếp theo thứ tự tăng (giảm) dần.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
Viết lên bảng dãy số : 877, 878, 879,, và hỏi : 877 và 878 hơn kém nhau mấy đơn vị ?
878 và 879 hơn nhau bao nhiêu đơn vị ?
Vậy 2 số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém bao nhiêu mấy đơn vị ?
GV đây là dãy số đếm thêm 1, muốn tìm số đứng sau, ta lấy số đứng trước cộng thêm 1.
Yêu cầu HS về nhà làm bài.
5. Củng cố , dặn dò : (3’) 
Dặn dò : Xem lại bài .
 Làm bài 2b/ VBT – 82; 4/VBT- 82.
- Chuẩn bị : Oân tập về phép cộng và phép trừ.
Hoạt động lớp, nhóm.
1 HS nêu yêu cầu.
Lớp tự làm bài vào vở.
Sửa bài : chia lớp làm hai nhóm, chơi trò chơi “thi đua nối nhanh”.
Mỗi nhóm 7 bạn thi nối tiếp sức – lớp cổ vũ = 1 bài hát.
à Lớp nhận xét – sửa vở.
Hoạt động lớp, cá nhân
HS đọc bài mẫu.
Số 482 gồm 4 trăm, 8 chục, 2 đơn vị.
HS làm vào vở bài tập.
Sửa bài : Cho HS sửa bài theo trò chơi truyền điện à mỗi HS đọc miệng một bài.
Lớp nhận xét đổi vở sửa
HS : Số 259
HS làm bài.
Cho HS đọc nối tiếp mỗi HS đọc 1 phép tính.
Hoạt động lớp, nhóm.
1 HS đọc yêu cầu bài tập.
Phải so sánh các số với nhau.
HS lớp làm vào vở, 4 HS đại diện 2 nhóm lên làm trên bảng xếp các thẻ theo thứ tự.
Sửa bài : lớp nhận xét bài làm của 2 bạn.à Sửa vở.
HS nêu yêu cầu.
HS quan sát trả lời.
877 và 878 hơn kém nhau 1 đơn vị.
878 và 879 hơn kém nhau 1 đơn vị.
1 đơn vị.
1 HS lên bảng điền số : 877, 878, 879, 880.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 2/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ 
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS.
Oân tập về cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ với các số có 3 chữ số)
Oân tập về giải toán dạng “ Tìm tổng” và “ít hơn”.
Rèn kỹ năng cộng, trừ và giải toán thành thạo.
Yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ :
 GV Bảng quay, bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, ½ tờ giấy Ao ghi nội dung bài tập 1 
 HS VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG :
 Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về các số trong phạm vi 1000.
Sửa bài tập 2b/ VBT/ 82. GV ghi sẵn bài tập lên bảng.
600 + 70 + 2 = 672 900 + 50 + 1 = 951
300 + 90 + 9 = 399 500 + 20 = 520
400 + 40 + 4 = 444 700 + 3 = 703
Sửa bài 4/ VBT- 82 : Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
a) 877, 878, 880, b) 209, 311, 313, 315.
c) 651, 620, 625, 630.
GV thu chấm vài vở à nhận xét.
Chốt kiến thức của hai bài tập.
Bài mới:
 Hoạt động của Thầy
 Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Cộng, trừ (nhẩn, viết)
 MT : Giúp HS củng cố về cộng, trừ (nhẩm và viết ) có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ với các số có 3 chữ số.
 Cách tiến hành: .
Bài 1 : Tính nhẩm :
Cho HS nêu yêu cầu bài tập (GV đính ½ tờ giấy Ao có nội dung bài tập lên bảng ) 
Có nhận xét gì về nội dung bài .
 Sau đó cho HS tự làm bài.
GV chốt cách tính nhẩm : Cộng qua 10, trừ có nhớ trong phạm vi 100, cộng, trừ các số tròn chục, tròn trăm.
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
Yêu cầu HS nêu cách đặt tính và cách tính , phép tính.
45 + 35 867 – 432
80 – 36 503 + 194 
Cho HS suy nghĩ, tự làm bài.
GV nhận xét , đánh giáthi đua.
Chốt : Cần vận dụng quy tắc cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, và cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000 để làm bài tập : Đặt tính đơn vị phải thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, trăm thẳng cột với trăm. Thực hiện phép tính từ phải sang tái. Lưu ý các phép tính +, - qua 10.
* Hoạt động 2 : Giải toán có lời văn. 
 MT : Giúp HS ôn cách giải toán có lời văn dạng “ít hơn” 
Cách tiến hành:
Bài 4 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán cho gì ?
Bài toán hỏi gì ?
GV tóm tắt bài toán bằng cách vẽ sơ đồ như sau :
Yêu cầu HS nêu dạng bài toán và cách giải 
Cho HS tự làm bài.
GV chốt cách giải dạng toán “ ít hơn”
5. Củng cố – dặn dò (3’).
 Trò chơi : “Thi đua nối nhanh”
GV đính lên bảng bài tập sau :
Nối phép tính với kết quả đúng:
34 + 62 * * 43
765 +361 * * 450
68 – 25 * * 96
Yêu cầu hai đội cử 4 bạn lên tham gia tiếp sức. Đội nào làm đúng + nhanh à thắng .
GV nhận xét đánh giá thi đua.
Dặn dò : Về nhà xem lại bài – Làm toán nhà bài 3, 5 / VBT – 83.
Chuẩn bị : Oân tập về phép cộng và phép trừ (tt) 
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm.
HS lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nêu : Cột 1 : +, - số đơn vị.
 Cột 2 : +, - số chục
 Cột 3 : +, - số trăm.
Sửa bài : 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
Lớp giơ thẻ đúng, sai.
1 HS trả lời.
Vài HS nêu – Lớp nhận xét.
HS làm vở
Sửa bài : 4 nhóm cử đại diện lên bảng sửa bài. Mỗi nhóm 2 HS thi đua tiếp sức. (Nhóm nào nhanh, đúùng + 2đ) 
Lớp nhận xét sửa vở.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Ô tô to chuyển được 980kg gạo. Oâ tô bé chuyển ít hơn ô tô to 250kg gạo.
Ô tô bé chuyển đượcbao nhiêu kg gạo ?
2 HS nêu.
HS lớp làm bài vào VBT, 1 HS làm bảng quay.
Sửa vở.
- Các đội suy nghĩ (2’) -> thi đua. 
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 3/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP CỘNG VA ØPHÉP TRƯ Ø(TT)
I.MỤC TIÊU :
Giúp HS củng cố về :
Cộng, trừ nhẩm và viết (có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ các số có 3 chữ số).
Giải toán về cộng, trừ và tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết.
Rèn kỹ năng làm tính và giải toán thành thạo.
Yêu thích môn học.
II.CHUẨN BỊ :
 GV bảng phụ, bảng quay, 1 tờ giấy A3 ghi nội dung bài tập2
 HS VBT.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động : (1’)
2 .Bài cũ : (5’) Oân tập về phép cộng và phép trừ.
Sửa bài 3/ 83 – VBT. GV ghi sẵn tóm tắt bài toán lên bảng.
Cho HS lên bảng sửa bài 
 Bài giải 
 Số học sinh trại hè đó có tất cả là
 475 + 510 = 985 (học sinh)
 Đáp số : 985 học sinh 
GV thu chấm vài vở, nhận xét 
3.Bài mới: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Oân phép cộng, phép trừ 
MT : Giúp HS rèn luyện phép cộng, trừ viết ( có nhớ trong phạm vi 100 , không nhớ các số có 3 chữ số )
Cách tiến hành: 
Bài 2 : Đặt tính rồi tính.
Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Cho vài HS nêu cách đặt tính và cách tính của các phép trừ và phép cộng.
 Cho HS làm trên bộ học toán.
58 100 246 888
 + - + -
 29 65 513 375 
 87 35 759 531
à GV nhận xét, chốt : Cần vận dụng quy tắc cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100, không nhớ với các số có 3 chữ số để làm bài (Đặt tính thẳng cột. Cộng, trừ từ phải sang trái.)
* Hoạt động 2 : Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
MT : Giúp HS ôn luyện về dạng toán tìm số hạng và tìm số bị trừ, tìm số trừ.
Cách tiến hành: 
Bài 3 : Tìm x
Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
Đưa bảng phụ có nội bài tập.
Cho HS nêu tên gọi của các thành phần và nêu cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ của các bài toán a, b, c.
Yêu cầu HS tự làm bài.
X – 45 = 32 b) X + 24 = 86
 X = 32 + 45 X = 86 - 24
 X = 77 X = 66
à GV nhận xét chốt lại cách tìm số hạng, số trừ, số bị trừ, số trừ chưa biết. 
* Hoạt động 3 : Giải bài toán có lời văn.
MT : Giúp HS về kỹ năng giải toán có lời văn dạng “nhiều hơn”
Cách tiến hành: 
Bài 4 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài.
Giúp HS phân tích đề bài.
Buổi sáng cửa hàng bán được mấy lít dầu ?
Buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?
Muốn tìm số lít dầu cửa hàng buổi chiều bán được ta làm thế nào ?
Bài toán này dạng gì?
Yêu cầu HS làm bài , 1 HS lên làm bảng quay.
à GV chốt cách giải toán “nhiều hơn”
5. Củng cố – dặn dò : (3’)
Trò chơi : “ Ai nhanh ai đúng”
GV đính lên bảng bài tập sau :
7 + 8 = 400 + 300 = 
8 + 7 = 300 + 400 =
 15 – 7 = 700 – 400 =
 15 – 8 = 700 – 300 =
Chia lớp thành hai đội , yêu cầu mỗi đội cử 4 bạn lên thi đua.
Nhóm nào làm nhanh + đúng nhất (+5).
GV nhận xét đánh giá thi đua.
Dặn dò : Về nhà xem lại bài . Làm bài tập1/84 – VBT.
Chuẩn bị : Oân tập về phép nhân và phép chia. 
Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân.
HS nêu – Lớp nhận xét.
HS làm trên đồ dùng học toán.
Hoạt động lớp.
HS nêu : Tìm x
3 HS nêu lớp nhận xét.
HS làm bài vào vở.
Sửa bài : 3 HS lên bảng làm thi đua lớp theo dõi nhận xét.
à Sửa vở.
Hoạt động cá nhân, lớp.
325 lít
Bán được nhiều hơn buổi sáng 144 lít dầu.
Ta lấy số dầu bán được buổi sáng cộng với số dầu buổi chiều bán nhiều hơn.
Dạng nhiều hơn.
HS làm bài vào vở.
Sửa bài quay bảng, HS lớp nhận xét bài làm của bạn à sửa vở.
v Rút kinh nghiệm:
TUẦN 	: 33 Ngày dạy: 4/5/2007 
Môn	: TOÁN 
Bài dạy : ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. MỤC TIÊU : 
Giúp HS củng cố về .
Nhân, chia trong phạm vi các bảng nhân, chia đã học.
Nhận biết một thành phần của một số (bằng hình vẽ)
Tìm số bi chia và thừa số chưa biết.
Giải toán về phép nhân.
Rèn luyện kỹ năng làm tính và giải toán đúng.
Yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ :
 GV Bảng phụ bảng quay, 4 tờ giấy A3 có hình vẽ bài tập 5 và trò chơi củng cố.
 HS VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG :
Khởi động : (1’)
Bài cũ : (5’) Oân tập về phép cộng phép trừ.
Sửa bài tập 1/ 84. GV ghi sẵn bài lên bảng.
Cho HS lên bảng sửa bài.
GV thu chấm vài vở – Nhận xét.
à Chốt : Quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
3.Bài mới:
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
* Hoạt động 1 : Oân nhân, chia trong phạm vi các bảng 2, 3, 4, 5.
 MT : Giúp HS ôn lại các bảng nhân, chia đã học. Rèn kỹ năng thực hành tính trong các bảng nhân, chia.
Cách tiến hành: 
GV cho HS ôn lại các bảng nhân, chia đã học 2, 3, 4, 5.
Bài 1: Cho HS làm bài: Tính nhẩm.
Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
a) 4 x 8 = 32 15 : 5 = 3
 3 x 8 = 24 12 : 2 = 6
 2 x 9 = 18 27 : 3 = 9
 5 x 7 = 35 40 : 4 = 10.
b) Quay bảng phụ có ghi bài tập
 20 x 2 = 40 30 x 2 = 60
 40 : 2 = 20 60 : 2 = 30
à GV nhận xét, cho vài HS nêu cách tính nhẩm các bài tập ở bảng.
Bài 2 : Tính.
Nêu yêu cầu của bài yêu cầu HS nêu cách thực hiện và cho HS tự làm bài.
 5 x 3 + 5 = 15 + 5 
 = 20
28 : 4 + 13 = 7 +13
 = 20
4 x 9 – 16 = 36 – 16 
 = 20 
à GV nhận xét , lưu ý HS tính lần lượt từ trái sang phải và trìng bày như đã quy định.
* Hoạt động 2 : Tìm số bị chia, thừa số. Giải toán có lời văn.
MT : Giúp HS ôn luyện về tìm số bị chia,thừa số chưa biết. Rèn luyện kỹ năng giải toán bằng một phép tính nhân.
Cách tiến hành: 
Bài 3 : Tìm x .
- Viết lên bảng : X : 4 = 5 5 x X = 40
Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần của phép nhân và phép chia.
Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm sao ?
Muốn tìm số bị chia ta làm thế nào ?
à GV chốt lại cách tìm số bị chia, thừa số.
Bài 4 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài 
Hỏi : Trong vườn có mấy hàng cây ?
Mỗi hàng cây có bao nhiêu cây ?
Vậy để biết trong vườn đó có bao nhiêu cây ta làm thế nào ?
Yêu cầu HS làm bài, 1 HS làm trên bảng quay.
à GV nhận xét , chốt lại cách giải bài toán.
5. Củng cố – dặn dò : (5’)
Dặn dò : về nhà xem lại bài.
 Làm bài : 3, 5 / VBT – 85.
 Chuẩn bị : Oân tập về phép nhân, phép chia (tt).
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm
HS đọc thuộc theo tổ : Mỗi tổ đọc 1 bảng nhân và một bảng chia.
Các tổ còn lại theo dõi nhận xét.
- Làm bài vào vở bài tập.
Sửa bài.
 2 nhóm lần lượt đọc nhanh kết quả nhẩm. Mỗi nhóm 4 bạn đọc, mỗi bạn đọc 1 cột theo dõi giơ thẻ Đ,S – sửa vở.
HS nêu tính lần lượt từ trái sang phải.
Mỗi nhóm 3 HS lên bảng thi đua sửa.
Hoạt động cá nhân, lớp.
1 HS nêu yêu cầu.
2 HS nêu.
Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
lấy thương nhân với số chia. HS làm bài, 2 HS lên bảng lớp sửa.
HS đọc đề VBT
Có 8 hàng.
Mỗi hàng có 5 cây
HS làm VBT.
Sửa bài : Quay bảng, lớp nhận xét bài làm của bạn à Sửa vở.
v Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTOAN 33.doc