Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương - Năm học 2009-2010

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 5 - Tiết 104: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 17/01/2010
Ngày dạy : 21/01/2010
Bài 104
Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
Mục tiêu :
Giúp HS :
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Nhận biết các đồ vật trong thực tế có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- GD tính tích cực, yêu thích chính xác, thẫm mĩ.
Đồ dùng dạy học : 
- GV : Hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình vẽ.
- HS : SGK, vở nháp, vở, các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
Các hoạt động dạy học :
Thầy
Trò
Điều chỉnh
HĐKĐ : - Ổn định
 - Kiểm tra :
Nêu đặc điểm của : Hình chữ nhật,hình vuông.
Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình chữ nhật.
* Nhận xét-Tuyên dương
 - Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương
MT : HS có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
CTH : 
* Dùng hình hộp chữ nhật để giới thiệu
- Các vật dụng nào có dạng hình hộp chữ nhật ?
* Dùng hình lập phương để giới thiệu
- Các vật dụng nào có dạng hình lập phương ?
- Hình hộp chữ nhật có mấy mặt ?
- Yêu cầu HS mở hình hộp chữ nhật quan sát 6 mặt đó là hình gì ?
- Hướng dẫn : + Hình 1-2 là mặt đáy
 + Hình 3-4-5-6 là bốn mặt bên
 + Những mặt nào bằng nhau ?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy đỉnh ? 
 + Hình hộp chữ nhật có mấy cạnh ?
 + Hình hộp chữ nhật có mấy kích thước ?
 A B
 M 
 D 
 A 
 D N
- Nhận xét-Tuyên dương
* Thực hành :
Yêu cầu HS chỉ các mặt, các đỉnh, các kích thước của hình hộp chữ nhật.
- Gọi 1 số HS nêu lại
- Nhận xét-Tuyên dương
* Thảo luận về đặc điểm của hình lập phương
- Chia 6 nhóm yêu cầu thảo luận trả lời câu hỏi :
+ Hình lập phương có đặc điểm gì ?
+ Nêu điểm giống nhau giữa hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
+ Nêu điểm khác nhau giữa hình hình hộp chữ nhật và hình lập phương .
- Nhận xét, chốt lại, LHTT: Một số vật dụng có 4 mặt là HCN bằng nhau từng đôi một và có 2 mặt là hình vuông bằng nhau cũng là HHCN ( Viên gạch, thùnh bánh ).
HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập
MT : Rèn các kĩ năng đã nêu ở trên.
CTH : 
Bài 1 : Yêu cầu HS làm bài bằng bút chì SGK/108.
- Nhận xét, sửa bài
Bài 3 : Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS trao đổi nhận ra hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương ?
- Gọi HS trình bày
- Nhận xét, tuyên dương.
HĐ3 : Củng cố
MT : Hệ thống kiến thức
CTH :
- Đính bảng phụ, yêu cầu HS hãy chỉ ra những cạnh bằng nhau của hình hộp chữ nhật.
 A B
 M 
 D C
 M
 N
 Q P
- Nhận xét-Tuyên dương-LHGD.
HĐNT : Tổng kết-Dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò : Chuẩn bị bài “ Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật”.
- 8 HS
- Lắng nghe
- Theo dõi
- Hộp que diêm, hộp phấn, cái tủ,
- Theo dõi
- Súc sắc, hộp thuốc,
- HS đếm và nêu có 6 mặt
- Thực hiện và nêu các mặt là hình chữ nhật.
- Chú ý
- HS chỉ và nêu
- 8 đỉnh
- 8 cạnh
- 3 kích thước ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao )
- Thực hiện nhóm đôi
- Thực hiện
- Nhóm trưởng điều khiển , thống nhất, trình bày, nhận xét, bổ sung.
- có 6 mặt đều là hình vuông, có 8 đỉnh, 12 cạnh, có 3 kích thước.
- HHCN-HLP đều có 6 mặt, 12 cạnh, 3 kích thước.
-HHCN có 6 mặt đều là các hình chữ nhật bằng nhau từng đôi một, có 3 kích thước ( chiều dài, chiều rộng, chiều cao ).HLP có 6 mặt đều là hình vuông, có 3 kích thước bằng nhau ( gọi là cạnh ).
- Lắng nghe
- 1 HS thực hiện bảng phụ
+ Hình hộp chữ nhật : có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
+ Hình lập phương : có 6 mặt, 12 cạnh, 8 đỉnh.
- 1 HS đọc, cả lớp chú ý
- Thảo luận theo cặp
- Hình A là hình hộp chữ nhật; Hình C là hình lập phương.
- 3 HS
Phát triển từ bài 2a
Rút kinh nghiệm :
.

File đính kèm:

  • docTOAN-104.doc