Giáo án Toán Lớp 8 Tuần 30 Tiết 56

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 8 Tuần 30 Tiết 56, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 30
Tiết : 56
Chương IV:HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU
A. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG
§1. HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
Soạn:07/ 04
Dạy: 10/ 04

I. MỤC TIÊU:
Kiến thức cơ bản: 
Học sinh nắm được các yếu tố của hình hộp chữ nhật
Biết xác định số mặt, số đỉnh, số cạnh của một hình hộp chữ nhật
Kỹ năng cơ bản:
Bước đầu nhắc lại khái niệm về chiều cao.
Tư duy:
Làm quen với các khái niệm về điểm, đường thẳng, đoạn thẳng trong không gian, cách viết kí hiệu của hình hộp chữ nhật
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu vấn đề.
III. CHUẨN BỊ : 
GV : SGK , giáo án, phấn màu, thước, bảng phụ, các mô hình hình: hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp, hình lăng trụ đứng
HS : SGK, thước
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu: ( 5 ph)

Giới thiệu một số mô hình đã chuẩn bị sẵn 
Em thấy những vật nào mà ngoài thực tế có dạng hình hộp chữ nhật
 Chỉ tìm hiểu 2 dạng đặc biệt của hình lăng trụ đứng: hình hộp chữ nhật và hình lập phương 
HS quan sát

Hộp phấn, bao diêm, …


Hoạt động 2: Hình hộp chữ nhật: ( 18 ph)
Hình hộp chữ nhật:
Có 6 mặt là các hình chữ nhật, 8 đỉnh và 12 cạnh
Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’

Hai mặt không có điểm chung gọi là 2 mặt đối diện nhau (có thể xem chúng là 2 mặt đáy, còn các mặt còn lại là các mặt bên)

Hình lập phương: là hình hộp chữ nhật có 6 mặt là những hình vuông
Hình hộp lập phương ABCD.A’B’C’D’

HĐ2.1
- Treo bảng phụ hình 69
 
Bằng mô hình hình hộp chữ nhật, giới thiệu các đỉnh, cạnh, mặt
Chú ý: Cạnh của mỗi hình chữ nhật là cạnh của hình hộp chữ nhật
Vậy: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu đỉnh? Bao nhiêu cạnh ? Bao nhiêu mặt?
Hỏi: Đường chéo của một hình chữ nhật là cạnh của hình hộp chữ nhật đúng hay sai ?
 
 Giới thiệu mặt đối diện, mặt đáy
Hướng dẫn vẽ hình hộp chữ nhật trên giấy kẻ ô vuông.
HĐ2.1
Giả sử hình hộp chữ nhật có các mặt là các hình vuông thì gọi là hình gì? (hình lập phương)
Trong các mô hình, hãy chỉ ra đâu là hình lập phương ? và chỉ ra đỉnh, cạnh, mặt của hình lập phương đó
Hình lập phương có bao nhiêu đỉnh? Bao nhiêu cạnh? Bao nhiêu mặt ?
GV treo giấy kẻ ô vuông, gọi HS lên bảng vẽ hình lập phương

- Xem biểu diễn mô hình hình hộp chữ nhật trên một mặt phẳng




- Dựa trên mô hình HS đếm số lượng đỉnh, cạnh, mặt trước lớp:
Có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt
Sai vì đường chéo không phải là cạnh của hình chữ nhật, nên nó không phải là cạnh của hình hộp chữ nhật


HS vẽ vào tập



- Hình lập phương



HS lên bảng chỉ teo yêu cầu của giáo viên 


8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt (hình vuông)

1 HS lên bảng, HS còn lại vẽ vào tập
Hoạt động 3: Mặt phẳng và đường thẳng: ( 12 ph)
Mặt phẳng và đường thẳng:

Các đỉnh: A, B, C, … là các điểm 
Cạnh AB, B’C’, CC’, … là các đoạn thẳng
Mỗi mặt, chẳng hạn mặt ABCD là một phần của mặt phẳng mp(ABCD)
Đường thẳng qua 2 điểm A và B của mp(ABCD) thì nằm trọn trong mặt phẳng đó (tức là mọi điểm của nó đều thuộc mặt phẳng)
HĐ3.1
 Treo bảng phụ hình hộp chữ nhật, gọi HS đọc tên của hình hộp chữ nhật này
Kể tên các đỉnh, các cạnh, các mặt của hình hộp trên ?
 




Đoạn BD có là cạnh của hình hộp chữ nhật này hay không ?
Giới thiệu chiều cao của hình hộp chữ nhật 
Dùng que và mô hình đã chuẩn bị sẵn giới thiệu đường thẳng mặt phẳng trong không gian

Hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’
 
+Các đỉnh A, B, C, D, A’, B’, C’, D’
+ Các cạnh AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’
+Các mặt: ABCD; A’B’C’D’; ABB’A’; BCC’B’; DCC’D’; ADD’A’
Đoạn BD không là cạnh của hình hộp chữ nhật này

Hoạt động 4: Củng cố (9 ph)

Treo bảng phụ hình vẽ bên. Hãy đọc tên tên hình hộp chữ nhật trên? Đọc tên các cạnh, đỉnh, cạnh?
 Kể tên 4 cạnh bằng nhau?



Nếu O là trung điểm của BP. Hỏi O có thuộc cạnh CN hay không ? Vì sao ?
Cho AM = 3, BA = 4; BC = 5. Tính MB, CN ?



K Ỵ DC, hỏi K có thuộc BN hay không? 
Thực hành ghép hình hộp chữ nhật ?
HS trả lời miệng
 Hình hộp chữ nhật ABCD. MNPQ
 
4 cạnh bằng nhau: 
AB = DC = MN = PQ
Hoặc AD = BC = NP = MQ
Hoặc AM = BN = CP = DQ
O Ỵ CN vì hình chữ nhật CBNP có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Theo định lí Pitago:
BM2 = AB2 + AM2 Þ BM = 5
CN2 = BC2 + BN2 = BC2 + AM2 
 = 52 + 32 = 34
 Þ 
- K Ï BN
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1 ph)
Học bài theo SGK.
Làm các bài tập 1,2,3,4 trang 96- 97 SGK.
Xem trước bài “Hình hộp chữ nhật (tt)”
Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docjhadflkgn;alsdfhgasi;fogjajdfaopfkesjbgkldajglks (28).doc