Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
Thứ hai ngày 7 tháng 11 năm 2011
Tiết1 Chào cờ
Nội dung do nhà trường triển khai
Tiết 2 Tập đọc
Ông trạng thả diều
I. Mục tiêu 
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.
- Khuyên HS có ý thức vươn lên trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ nội dung bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học - chủ yếu 
1. Kiểm tra bài cũ 
2. Bài mới 
a. Giới thiệu 
b.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc 
- Y/C học sinh đọc nối tiếp từng đoạn văn
- Sửa phát âm, ngắt giọng 
- GV đọc mẫu
* Tìm hiểu bài
- Gv yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
GV chốt : 
+ Đ1: lúc còn bé Nguyễn Hiền rất ham thả diều
+ Đ2: Nguyễn Hiền học rất giỏi và có trí nhớ lạ thường
+ Đ3 : Nhà nghèo nhưng chú bé rất chăm học 
+ Đ4 : Nguyễn Hiền đỗ trạng nguyên
- Nêu nội dung bài. GVKL: SGV.
* Đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2,3 của bài.
- GV nhận xét
- Đánh giá cho điểm
- Đọc nối tiếp các đoạn (4hs) (3 lần)
- Xác định từ cần nhấn giọng 
- XĐ cách ngắt nghỉ
- 3 học sinh đọc toàn bài
- Nghe.
- HS đọc đoạn, đọc thầm.
- HS trả lời - nhận xét.
- HS nêu. HS nêu lại.
- Đọc nối tiếp đoạn (4hs)
- Luyện đọc theo cặp 
- Thi đọc hay
- Bình chọn bạn đọc hay
3. Củng cố - Dặn dò 
 - Nguyễn Hiền là người như thế nào?. Nêu nội dung bài
 - Chuẩn bị bài sau: Có chí thì nên.
Tiết3 Toán
 Nhân với 10, 100, 1000, ....Chia cho 10, 100, 1000, ...
I- Mục tiêu: Giúp học sinh
- Biết cách thực hiện phép nhân 1 số tự nhiên với 10, 100, 1000, ... và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000...
- Vận dụng để tính nhanh khi nhân (hoặc chia) với (hoặc cho) 10, 100, 1000 ....
- GD lòng ham học.
II- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chữa bài tập 3; 1 vài học sinh nhắc lại tính chất giao hoán.
- Nhận xét cho điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn học sinh nhân 1 số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10.
- Giáo viên ghi: 35 x 10 = ?
 35 x 10 = 10 x 35
= 1 chục x 35 = 35 chục = 350
Vậy 35 x 10 = 350 đ Cho học sinh nhận xét thừa số 35 với tích 350 đ nhận xét chung như SGK.
- Từ 35 x 10 = 350 đ 350 : 10 = 35
đ mối quan hệ giữa 35 x 10 = 350 và 350 : 10 = để học sinh tìm ra 350 : 10 = 35.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét như SGK.
3- Hướng dẫn học sinh nhân 1 số với 100, 1000, ... hoặc chia 1 số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000,...
- Giáo viên tiến hành tương tự như trên.
4- Thực hành.
Bài 1: Cho học sinh nêu lại nhận xét rồi yêu cầu học sinh làm bài.
- Khi chữa bài xong lại yêu cầu học sinh nêu nhận xét.
Bài 2: 
+ 1 yến (1 tạ, 1 tấn) = ....kg
+ Bao nhiêu kg bằng 1 yến, tạ, tấn ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài vào vở.
300 kg = ... tạ (ta có 100 kg = 1 tạ)
 nhẩm 300 : 100 = 3
Vậy 300 kg = 3 tạ.
- Thu chấm, nhận xét.
- Hs trao đổi về cách làm
-2-3 HS nhận xét.
- HS nhận xét như SGK.
- HS thực hiện theo y/c của GV.
- 1 HS nêu Y/C của bài.
- HS làm vào SGK. 3 HS làm bảng lớp.
- HS nhận xét.
- HS nắm yêu cầu.
- Cho học sinh làm vào vở.
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp.
5- Củng cố, dặn dò.
- Muốn nhân nhẩm với 10, 100, 1000, muốn chia nhẩm cho 10, 100, 1000 ta làm thế nào?
- Giáo viên hệ thống bài, nhận xét, tuyên dương những HS có kết quả học tập cao. 
Tiết 4
Kể chuyện 
Bàn chân kì diệu
I- Mục tiêu
- Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu.
- Hiểu nội dung ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương nguyễn ngọc Kí giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.
-GD HS biết khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập.
II- Đồ dùng dạy - học- Các tranh minh hoạ truyện trong SGK
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh kể lại truyện đã học ở tuần trước.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài - ghi bảng
2- Giáo viên kể chuyện:
- Giáo viên kể lần 1
- Giáo viên kể lần 2, kết hợp với chỉ tranh.
- Giáo viên kể lại 3.
3- Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
a) Kể chuyện theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh kể chuyện.
- Theo dõi các nhóm kể chuyện, giúp học sinh kể.
b) Thi kể trước lớp.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể.
- Theo dõi, nhận xét, chấm điểm.
- Bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, nhận xét lời bạn kể đúng nhất.
- Học sinh lắng nghe - quan sát cử chỉ.
- Học sinh nghe quan sát tranh.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
- Học sinh kể chuyện theo nhóm 3 em hoặc 2 em mỗi em.
- HS thi kể.
- Nhận xét, bình chọn.
4- Củng cố, dặn dò.
- Nêu ý nghĩa và nội dung truyện.
- Nhắc học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị truyện cho bài tuần 12. 
Thứ ba ngày 8 tháng 11 năm 2011
Tiết1
Luyện từ và câu 
Luyện tập về động từ
I- Mục tiêu:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ( đã, đang, sắp).
- Bước đầu biết nhận biết và sử dụng các từ nói trên qua các bài tập thực hành.
- GD HS ý thức sử dụng từ đúng trong giao tiếp.
II- Đồ dùng dạy - học- Bảng phụ chép 1 số bài tập.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên đưa ra bảng phụ chép đoạn văn , yêu cầu học sinh tìm các động từ có trong đoạn văn: Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra cánh hoa màu vàng gắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay ra rập rờn trong bụi cây chanh.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.
2- Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng.
GVKL: Từ chỉ thời gian bổ sung ý nghĩa cho động từ: đã, sẽ, đang...
Bài 2: Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV yêu cầu học sinh nêu kết quả.
- Nhận xét chữa bài.
- GVKL: vẫn( hót),..
Bài 3: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
- Giáo viên hỏi học sinh về tính khôi hài của câu chuyện vui trên.
- Cả lớp đọc thầm các câu văn.
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp đọc thầm câu văn, thơ, suy nghĩ làm bài cá nhân vào SGK.
- 1 học sinh làm bài trên bảng phụ.
- Cả lớp nhận xét chữa bài, chốt kết quả.
- Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả.
- Học sinh trả lời.
3- Củng cố, dặn dò.
- Nêu cách xác định động từ ?
- Yêu cầu học sinh xem lại bài tập kể lại câu chuyện vui trên.
Tiết 2
Toán
 Tính chất kết hợp của phép nhân
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép nhân.
-Bước đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân để tính toán.
- Nâng cao kĩ năng tính toán cho HS.
II- Đồ dùng dạy - học- Bảng kẻ bảng trong phần b - SGK để trống.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi học sinh làm lại bài tập 2 của tiết trước.
 - Nhận xét chữa bài, ghi điểm.
B- Bài mới.
 1- Giới thiệu bài - ghi bảng.
 2- Hướng dẫn học sinh tự tìm và nêu được tính chất kết hợp.
 a) So sánh giá trị của hai biểu thức.
- Giáo viên viết lên bảng:
 (2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4).
- Gọi 2 học sinh lên bảng tính giá trị của hai biểu thức đó.
- Yêu cầu học sinh so sánh hai kết quả để rút ra kết luận.
Vậy (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
 b) Viết các giá trị của biểu thức vào ô trống.
- Giáo viên giới thiệu nội dung bảng và 
hướng dẫn cách làm.
- Cho lần lượt các giá trị của a, b, c tính và so sánh giải thích của (a x b) x c.
- Rút ra tính chất kết hợp.
Bài 1:
- Gọi học sinh nêu yêu cầu: Tính bằng hai cách.
- GV quan sát giúp đỡ học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu cần áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp khi làm bài.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh phân tích đề bài và làm bài vào vở.
- Giáo viên chấm bài, nhận xét chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở nháp.
- 1 học sinh so sánh, kết luận 2 biểu thức có giá trị bằng nhau.
- HS tính giá trị của các biểu thức 
(a x b) x c và a x (b x c) rồi viết vào bảng.
- Học sinh so sánh kết quả để rút ra kết luận.
(a x b) x c = a x ( b x c)
- Cho vài HS nhắc lại TC
- 1 HS đọc yêu cầu và phần mẫu.
- HS làm bài vào vở nháp.
- 1 Học sinh làm bài trên bảng lớp. Nhận xét chữa bài.
- HS làm theo 1 trong 2 cách vào vở. 
- Thu chấm nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò: 
 - Nêu tính chất kết hợp của phép nhân?
 - Chuẩn bị bài sau: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0.	
Tiết3
tập đọc 
Có chí thì nên
I- Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành mạch từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
- Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ. Hiểu được lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm. Khẳng định có ý chí nhất định thành công, khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn, khuyên ngừơi ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
- Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
* GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Lắng nghe tích cực.
II- Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh nối tiếp nhau đọc bài :"Ông Trạng thả diều"
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc.
- Giáo viên theo dõi kết hợp giúp học sinh hiểu các từ mới và khó: nên, hành, lận, keo, cả, rã.
- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
- Giáo viên giúp đỡ hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài.
- Phân tích 1 số ý chính.
- Chốt nội dung bài.
c) Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc và thi đọc diễn cảm toàn bài theo hướng dẫn ở mục I.1 - SGV.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ (2-3 lượt).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
1-2 em đọc cả 7 câu tục ngữ.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm, đối thoại trao đổi về những câu hỏi đặt ra trong SGK dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh luyện đọc cá nhân, theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhẩm thuộc lòng cả bài và thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài.
- Cả lớp nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất, có trí nhớ tốt nhất.
3- Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung bài.
- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng 7 câu tục ngữ
Tiết 5	Toán (T)
Ôn tập về tính chất kết hợp của phép nhân, Tính giá trị của biểu thức.
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách tính giá trị của biểu thức, thực hiện phép tính, vận dụng các tính chất của phép toán để tính nhanh. Vận dụng giải toán có liên quan
- Rèn kĩ năng tính, giải toán cho HS
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. Bài cũ: - Nêu cách tính giá trị của biểu thức?
- Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, phép cộng.
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung
Bài 1: Tính
a. 123456 x 9 b. 234567 x 5 c. 200789 x 7 102347 x 3 12456: 2 345678 : 7
 76894: 5 35886:9 547264 - 96596
 431765 + 36547 
- GV cho HS làm bảng lớp và nháp.
- Nhận xét, nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 2:Tính giá trị biểu thức
a)968 753 – 12 568 x 7
b) ( 4 683 + 32 549) : 4
c) 2345 x 9 + 6375: 5 
d) 34567 - 4 x ( 435: 5 + 78 ) 
- GV cho HS nắm yêu cầu bài.
- HS làm bảng lớp, làm vào vở.
- Nhận xét, chữa bài. Nêu lại cách tính giá trị của biểu thức.
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
12345 + 34567 - 2345 - 4567 
b. 14567 - 4500 - 67
c. 12345 + 24567 + 7655 + 5433 
d. 2 x 4x 5 x 7 
e. 4 x 20 x 3 x 5 
g. 25 x 6 x 4
h. 50 x 6 x 2 x 4 
k. 2 x 50 x 5 x 25 x 2 x4
Bài 4:Một đoàn xe ôtô vận tải gồm có 2 loại xe, trong đó: 6 xe loại lớn, mỗi xe chở được 3 tấn hàng; 4 xe loại nhỏ, mỗi xe chở được 2 tấn hàng. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ hàng?
Bài 7:Can thứ nhất đựng 12 l nước, can thứ hai đựng 16 l nước. Hỏi can thứ ba đựng bao nhiêu lít nước biết rằng trung bình mỗi can đựng được 15 l nước?
- GV cho HS nêu lại các tính chất của phép cộng, nhân
- HS làm vào bảng lớp, vở.
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nắm yêu cầu bài. Nêu cách tìm TBC của nhiều số.
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
- HS nắm yêu cầu bài. Nêu cách tìm TBC của nhiều số.
- HS làm vào vở, 1 HS làm bảng.
- Chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò: 
-Nêu cách tìm TBC, Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số
- Xem lại bài chuẩn bị bài sau
Tiết6	Khoa học
Ba thể của nước 
I - Mục tiêu: 
- Nêu được trong tự nhiên nước tồn tại ở 3 thể: rắn, lỏng và khí. 
- Làm thí nghiệm về sự chuyển thể của nước ở thể lỏngàkhí và ngược lại.
- GD HS sự tìm tòi, lòng ham hiểu biết.
II - Đồ dùng dạy - học: 
- Chuẩn bị theo nhóm: chai thuỷ tinh, nguồn nhiệt, nước đá, khăn lau, giấy vẽ...
III - Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A - Kiểm tra bài cũ: 
- GV yêu cầu HS lên bảng trả lời câu hỏi: Nêu tính chất của nước?
- Nhận xét cho điểm.
B - Bài mới:
1 - Giới thiệu bài - Ghi tên bài.
2 - HĐ 1: Hiện tượng nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
- Yêu cầu HS làm thí nghiệm như SGK.
- GV nêu yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên rút ra kết luận: Hiện tượng nước ở thể lỏng chuyển thành thể khí và ngược lại.
3-Hoạt động 2: Hiện tượng nước ở thể lỏng chuyển thành thể rắn và ngược lại.
- Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế để rút ra kết luận.
4 - Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.( Làm việc cá nhân)
- Yêu cầu học sinh dựa vào SGK vẽ sơ đồ sự chuyển thể của nước.
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
- GV nhận xét.
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
- Quan sát tranh SGK rút ra nhận xét.
- HS trình bày quá trình nước đông lạnh thành đá và ngược lại nước đá tan ra thành nước ở thể lỏng.
- Rút ra kết luận trong SGK.
- HS thực hành vẽ.
- Một số học sinh trình bày 
trước lớp về nội dung sơ đồ.
- Nhận xét, bổ sung.
4- Củng cố, dặn dò:
 - Một số HS đọc mục bạn cần biết. Nêu các thể của nước.
- Chuẩn bị bài : Mây được hình thành như thế nào....
 Tiếng Việt (T)
Tiết 7 Luyện tập về động từ
I- Mục tiêu:
- Củng cố một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ( đã, đang, sắp).
- Luyện tập cho HS biết nhận biết và sử dụng các từ nói trên qua các bài tập thực hành.
- GD HS ý thức sử dụng từ đúng trong giao tiếp.
II- Đồ dùng dạy - học- Bảng phụ chép 1 số bài tập.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1,KTBC : Thế nào là động từ?
- Lấy VD dộng từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái?
- GV nhân xét cho điểm.
2,Bài mới:
Bài 1, Chọn từ chỉ thời gian( đã, vẫn, đang) thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu thơ sau:
 Ô ......còn đây của các em
 Chồng thư mới mở Bác .....xem
Chắc người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm.
.......như xưa vườn dừa quê nội 
Sao lòng tôi bỗng thấy bâng khuâng
Ôi thân dừa....hai lần máu chảy
Biết bao đâu thương biết mấy oán hờn.
Bài 2, Chọn từ chỉ thời gian thích hợp điền vào chỗ chấm cho các câu sau:
Chị Nga ơi, em......đi công tác ở Việt Trì. Lần này, em....ghé thăm chị. Em...nói thì em....thực hiện.
Bài 3. Đặt câu với từng từ chỉ thời gian bổ sung cho động từ sau:
đã:.........................................................................
sắp:.......................................................................
đang:......................................................................
sẽ:............................................................................
- HS đọc nội dung bài thơ, rồi điền từ cho phù hợp
- HS làm nhóm, báo cáo
- HS # NX, BS.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài, nêu KQ, GV nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- HS làm bài, nêu KQ, HS # NX, BS.GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò : Một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ là những từ nào ?
- Sử dụng từ đúng trong giao tiếp.
 Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2011
Tiết 7
tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I- Mục tiêu:
- Xác định được đề bài trao đổi, nội dung hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK.
- Bước đầu biết đóng vài trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đặt ra.
- GD HS sự mạnh bạo, tự tin trong giao tiếp, biết xưng hô phù hợp.
* GDKNS : Thể hiện sự tự tin; Lắng nghe tích cực; giao tiếp; Thể hiện sự cảm thông.
II- Đồ dùng dạy - học- Sách truyện đọc lớp 4.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ. 
- Giáo viên công bố điểm kiểm tra giữa kì I, nêu nhận xét chung.
B- Bài mới.
1- Giới thiệu bài - ghi bảng.
2- Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
Giáo viên cùng học sinh phân tích đề bài nhắc học sinh chú ý (SGV 236).
b) Hướng dẫn học sinh thực hiện cuộc trao đổi.
- Giáo viên kiểm tra học sinh đã chuẩn bị cho cuộc trao đổi như thế nào.
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị của HS. 
- Gọi học sinh đọc gợi ýSGK.
- Gọi 2 học sinh giỏi làm mẫu.
- Giáo viên nhận xét.
c) Từng cặp học sinh đóng vai thực hành trao đổi.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét góp ý để hoàn thiện bài tập đọc.
d) Từng cặp học sinh thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- Giáo viên nhận xét
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh nghe.
- Học sinh đọc gợi ý.
- HS lớp theo dõi.
- Học sinh chọn bạn (đóng vai 
người thân) tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết nháp).
- Học sinh thi.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm đóng vai trao đổi tốt nhất.
3- Củng cố, dặn dò. 
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
 - Yêu cầu HS viết lại nội dung trao đổi vào vở, chuẩn bị bài sau: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
	Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2011
Tiết 1 
khoa học
Mây được hình thành như thế nào ? Mưa từ đâu ra ?
I- Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
- Mây, mưa là sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- GDHS ham hiểu biết, ý thức BVMT về các hiện tượng tự nhiên.
II- Đồ dùng dạy - học: Hình trang 46, 47 SGK.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ.
- 1-2 học sinh nhắc lại phần nội dung mục Bạn cần biết của tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài, sửa ý.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài - ghi bảng
2- Hoạt động 1: Tìm hiểu sự chuyển thể của nước trong tự nhiên.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc theo cặp.
- Giáo viên hướng dẫn và nêu nhiệm vụ.
- Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
+ Mây được hình thành như thế nào?
+ Nước mưa từ đâu ra?
- Giáo viên giảng (mục Bạn cần biết - SGK).
- Nhận xét chốt kiến thức.
- Từng cá nhân học sinh nghiên cứu câu chuyện ở trang 46, 47 SGK.
- Kể lại với bạn.
- Học sinh quan sát hình vẽ, đọc lời chú thích và tự trả lời hai câu hỏi.
- 1 số học sinh trình bày.
- Học sinh phát biểu định nghĩa vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2- Hoạt động 2: Trò chơi đóng vai "Tôi là giọt nước"
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm: giọt 
nước, hơi nước, mây trắng, mây đen, giọt mưa.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
- Học sinh làm việc theo nhóm trao đổi với nhau về lời thoại.
- Lần lượt các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét, góp ý và đánh giá.
4- Củng cố, dặn dò
- Mây được hình thành như thế nào? Nước mưa từ đâu ra?
- Nhắc HS ghi nhớ mục Bạn cần biết và chuẩn bị bài: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Tiết 2
luyện từ và câu
Tính từ
I- Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.
- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn ngắn, biết đặt câu với tính từ.
- GD HS cách viết văn hay bằng cách sử dụng tính từ trong khi miêu tả.
II- Đồ dùng dạy - học- phấn màu.
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
A- Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra hai học sinh lên bảng làm lại bài tập 2, 3 tiết trước.
- Nhận xét, chữa bài, ghi điểm.
B- Bài mới
1- Giới thiệu bài - ghi bảng
2- Phần nhận xét
Bài 1, 2:
- Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 1, 2.
- HS làm bài cá nhân vào SGK.
- Giáo viên nhận xét.
- Thống nhất kết quả.
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Nhận xét chốt kết quả
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung bài 1 và 2.
- Học sinh đọc thầm truyện "Cậu học sinh ở ác - boa"
-3 HS làm bài trên bảng lớp. 
- Học sinh phát biểu ý kiến nhận xét.
- HS thảo luận nhóm đôi
- Đại diện 1-2 HS trả lời.
3- Phần ghi nhớ: Gọi học sinh đọc - lấy ví dụ.
4- Phần luyện tập.
Bài1: 
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Nhắc mỗi học sinh đặt nhanh 1 câu theo yêu cầu a hoặc b.
- Giáo viên nhận xét, chữa bài.
-2 Học sinh tiếp nối nhau đọc 2 phần a,b.
- Làm bài vào SGK.
- 1 số học sinh nêu kết quả.
- Nhận xét, chữa bài.
- Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc cá nhân.
-3-4 nêu câu mình vừa đặt được.
- Học sinh viết vào vở.
- Nhận xét chữa bài.
5- Củng cố, dặn dò
- Thế nào là tính từ?
- Chuẩn bị bài tuần 12:Mở rộng vốn từ: ý chí- Nghị lực 
Tiết 3 
Toán
Đề xi mét vuông
I mục tiêu: 
- Học sinh tự hình thành được biểu tượng của đề xi mét vuông.
- Biết đọc và viết ký hiệu của đề xi mét vuông, biểu diễn được mối quan hệ giữa đề xi mét vuông và xăng ti mét vuông.
- Biết được 1 dm 2 = 100cm 2 và ngược lại .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Hình vẽ biểu diễn một hình vuông có cạnh là 1 dm (kẻ ô vuông gồm 100 hình vuông 1 cm- bằng bìa .
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
Cho hình vuông cạnh 10 cm . tính chu vi và diện tích hình vuông đó
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài: y/c HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học ở lớp 3.
2, Giới thiệu đề – xi - mét vuông
- GV gắn hình vuông cạnh 1dm
- Y/c HS tính diên tích của hình vuông này
- GV củng cố , giới thiệu trên hình vuông: Đề -xi - mét vuông , cách đọc và cách viết.
- Y/c HS quan sát hình vuông để nhận biết 1dm2 = 100 cm2
2. Luyện tập:
Bài 1: đọc 
Viết 
Đọc
32 dm2
Ba mươi hai đề-xi-mét vuông
911 dm2
1952 dm2
492000 dm2
 Bài 2: Viết theo mẫu :
Đọc
Viết
Một trăm linh hai đề-xi-mét vuông 
102 dm2
Tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông 
Một nghìn chín trăm sáu mươi chín đề-xi-mét vuông
Hai nghìn tám trăm mười hai đề-xi-mét vuông
Bài 3: Viế số thích hợp vào chỗ chấm :
Mẫu :
1dm2 = 100 c m2
100 c m2 =1 dm2
 48 dm2= 4800 c m2
 2000 c m2= 20 dm2
Bài 4: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm : 
Mẫu : 
a) 210 c m2 = 2 dm210 c m2
 210c m2
b) 6 dm2 3c m2 = 603 c m2
 603 c m2
Bài 5: HS thực hành cắt ghép 
 Đáp án ( a)
4. Củng cố bài
- Nhắc lại dm2 quan hệ giữa dm2 và cm2
+ HS1 tính chu vi; HS2 tính diện tích
+ 2 HS nêu
+ HS quan sát
+HS tính diện tích hình vuông có cạnh là 10 cm.
+HS tự nêu cách viết ký hiệu.
+ HS nêu và giải thích.
+ HS tự đọc thầm các số đo 
+2-3 HS đọc trước cả lớp.
+HS tự làm bài(ngược lại BT1) 
+ 1 HS lên bảng viết bài.
+ 3 HS lên bảng chữa bài.
+ Cả lớp làm bài vào vở.
+ HS đọc yêu cầu.
+ HS tự làm bài.
+ Đổi vở kiểm tra.
+ HS thực hành cắt ghép để KT lại kết quả ( SGV) 
+ 2 HS 
 - Chuẩn bị bài : Mét vuông
Tiết 4
Chính tả
Nhớ - viết: Nếu chúng mình có phép lạ
Phân biệt s/x
I- Mục tiêu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ. 
- Luyện viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn: s/x
- GD HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II- Đồ dùng dạy - học - phấn màu
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1- Giới thiệu bài - nêu mục đích, yêu cầu của bài.
2- Hướng dẫn học sinh nhớ- viết:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài, gọi 1 học sinh đọc bài.
- Yêu cầu 1 học sinh đọc thuộc lòng 4 khổ thơ đầu bài thơ.
- Yêu cầu học sinh viết ra nháp những từ dễ viết sai: lạ, lặn, thuốc nổ.
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Giáo viên chấm 1 số bài, nhận xét.
3- Thực hành:
Bài 2 a): Giáo viên hướng dẫn, gợi ý và yêu cầu học sinh làm bài vàoSGK.
a) lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng.
Bài 3: 
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh trả lời những câu trên. 
GVKL:
a) Tốt gỗ hơn tốt nớc sơn.
b) Xấu người, đẹp nết.
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
 d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao
Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi.
- 1 học sinh đọc to 4 khổ đầu của bài thơ cần viết trong SGK.
- 1 học sinh đọc.
- Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh viết từ khó vào nháp.
- Học sinh gấp SGK viết bài.
- Học sinh làm bài cá nhân.
- Nhận xét chữa bài.
- 1 HS đọc lại bài.
- Học sinh thảo luận nhóm và trình bày lời giải:
4-Củng cố- Dặn dò: - Nêu nội dung chính của đoạn viết.
 - Cách phân biệt: tiếng có âm s/ x 
Tiết 6 	lịch sử
Nhà Lí dời đô ra Thăng Long
I Mục tiêu:
- Nêu được lí do Nhà Lí nối tiếp nhà Lê và vai trò của Lí Công Uẩn.
- Lí do Lí Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
- Thấy được sự phồn thịnh của kinh thành Thăng Long thời Lí và nêu dược các tên gọi khác của kinh thành Thăng Long.
-HS ham thích tìm hiểu lịch sử 
II. Đồ dùng dạy học :
-Bản đồ hành chính Việt Nam . tranh ảnh về kinh thành Thăng Long qua các thời kỳ
III . Các hoạt động dạy học :
A Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày diễn biến , ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ nhất .
B Bài mới .
Hoạt động 1 .Giới thiệu thông qua bối cảnh lịch sử nước ta từ Nhà Lê đến Nhà Lí .( Cho HS xem ảnh 1 SGK )
Hoạt động 2 . Tìm hiểu Nhà Lí là sự nối tiếp của nhà Lê
- Y/c HS đọc mục chữ nhỏ trong SGK tìm hiểu về tình hình nước ta sau khi vua Lê Dại Hành mất?
 + Tại sao các quan lại lại suy tôn Lí Công Uẩn lên làm vua?
 + Em biết

File đính kèm:

  • docgiao anlop4tuan1.doc