Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 26 đến 30 - Nguyễn Lê Kim Sang

doc107 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 5 - Tuần 26 đến 30 - Nguyễn Lê Kim Sang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Môn: Toán
Tiết: 126
Bài: CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ
Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Vận dụng vào giải các bài tập toán đơn giản.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Tính:
2 giờ 34 phút x 5
5 giờ 45 phút x 6
4 giờ 23 phút x 4
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: HD Thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số.
Ví dụ 1:
- Đọc đề bài.
- Tóm tắt.
GVHDHS đặt tính và thực hiện phép tính.
42 phút 30 giây 3
12	 	14 phút 10 giây
 0	 30 giây
	 00
- HS nêu cách thực hiện.
Ví dụ 2:
- Đọc đề bài.
- Tóm tắt.
GVHDHS đặt tính và thực hiện phép tính.
 7 giờ 40 phút 4
3 giờ= 180 phút 1 giờ 55 phút
	 220 phút
	 20
	 0
- HS trình bày bài giải.
Bài giải:
Thời gian vệ tinh quay quanh trái đất 1 vòng:
7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút
Đáp số: 1 giờ 55 phút
2.Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Tính. 
HS thực hiện vào bảng con.
HS giải thích cách làm
Bài 2: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS thực hiện vào vở.
HS giải thích cách làm.
Bài giải:
Thời gian làm 3 dụng cụ:
12 giờ – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 30 phút
Thời gian làm 1 dụng cụ:
4 giờ 30 phút : 3 = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
- GV sửa và chấm bài.
3.Hoạt độn 3: Củng cố.
Thi làm tính nhanh.
C. Dặn dò:
- Luyện tập lại các bài tập.
Chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
Xem nội dung trang 137.
Môn: Tập đọc
Tiết: 51
Bài: NGHĨA THẦY TRÒ
Ngày dạy: Thứ hai ngày 9 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, trang trọng.
Hiểu các từ ngữ câu đoạn trong bài, diễn biến câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân nhắc nhở mọi người cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Đọc và trả lời câu hòi bài “Cửa sông”.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Học sinh quan sát tranh.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV chú ý rèn HS đọc rõ ràng mạch lạc, lưu loát, giọng nhẹ nhàng. 
- GV sửa lỗi phát âm khi HS đọc. 
- Chia đoạn: 3 đoạn.
Đoạn 1: “Từ sáng sớm.mang ơn rất nặng”.
Đoạn 2: “Các môn sinh.tạ ơn thầy”.
Đoạn 3: “Cụ già tóc bạc.nghĩa thầy trò”.
- HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai: sập, tề tựu, thôn Đoài, sáng sủa, kính vái, vỡ lòng,.
- HS đọc nối tiếp lượt 2 kết hợp giảng từ ngữ Sgk.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu.
2.Họat động 2: Tìm hiểu bài.
- HS thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3của bài.
- GV gợi ý giúp đỡ HS khi thảo luận.
- HS trình bày nội dung thảo luận.
Câu 1: Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?
Mừng thọ thầy.
Tìm những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu?
“Từ sáng sớm các môn sinh..cùng theo sau thầy”.
Câu 2: Tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy dạy cụ từ thuở học vở lòng thế nào?
Rất tôn kính..
Tìm những chi tiết biểu hiện tình cảm đó?
Thầy mời học trò cùng tới thăm một người mà thầy đã mang ơn rất nặng, thầy chắp tay cung kính vái cụ đồ. Thầy cung kính thưa với cụ: “Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy”.
Câu 3: Những thành ngữ tục ngữ nào nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ Chu?
Tiên học lễ, hậu học văn.
Uống nước nhớ nguồn.
Tôn sư trọng đạo.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Nêu nội dung chính của bài?
3.Họat động 3: Đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp 1 lượt.
- HDHS đọc diễn cảm đọan 1.
Nhấn giọng: tề tựu, mừng thọ, ngay ngắn, ngồi, dâng biếu, hỏi thăm, bảo ban, cảm ơn, mời tất cả, mang ơn rất nặng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
C.Củng cố-dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài?
- Luyện đọc bài nhiều lần.
- Viết rèn chữ đọan 1.
Chuẩn bị bài: “Hội thổi cơm ở Đồng Vân”.
Luyện đọc bài trả lời câu hỏi sgk.
Môn: Toán
Tiết: 127
Bài: LUYỆN TẬP 	
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Rèn kỹ năng nhân và chia số đo thời gian.
Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài tập toán có liên quan.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Tính:
49 phút 30 giây : 15
30 phút 24 giây : 6
16,8 giờ : 3
7 giờ 15 phút : 5
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Tính.
HS thực hiện vào bảng con.
HS giải thích cách làm.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức. 
HS nêu cách thực hiện.
HS thực hiện vào vở
Bài 3: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS nêu cách làm.
HS thực hiện vào vở.
Bài giải:
Thời gian làm 7 sản phẩm:
1 giờ 8 phút x 7 = 7 giờ 56 phút
Thời gian làm 8 sản phẩm:
1 giờ 8 phút x 8 = 8 giờ 64 phút
Thời gian làm tất cả:
7 giờ 56 phút + 8 giờ 64 phút = 15 giờ 120 phút
 = 17 giờ
Đáp số: 17 giờ
Bài 4: So sánh. 
HS thực hiện vào vở.
HS nêu cách thực hiện.
- GV sửa và chấm bài.
2.Hoạt độn 2: Củng cố.
Thi thực hiện nhân, chia số đo thời gian.
C. Dặn dò:
- Luyện tập lại các bài tập.
Chuẩn bị bài: “Luyện tập chung”.
Xem nội dung trang 137.
Môn: Chính tả (nghe viết).
Tiết: 26
Bài: LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 2 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Nghe- viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
Oân quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài; làm đúng các bài tập.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: HDHS viết chính tả.
- HS đọc đoạn viết.
- HS đọc thầm đoạn viết.
Đoạn văn cho em biết điều gì?
- GVHDHS phân tích từ khó.
Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ
làn sóng
làng: xóm làng,
lan nhanh
	 lang: lang thang,..
đàn áp
đàng: thiên đàng,
xả súng
xã: UBND xã
- HS đọc lại các từ.
- HS viết từ khó vào bảng con.
- GV đọc bài viết.
2.Họat động 2: HS viết bài.
- GV nhắc HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc HS viết vào vở.
3.Họat động 3: Chấm sửa bài.
- HS soát lại bài.
- HS soát lỗi theo từng cặp.
- GV thống kê lỗi của HS viết
4.Họat động 4: Luyện tập.
Bài 2 : Đọc đề bài.
- HS trao đổi nhóm đôi.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày bảng phụ.
Nêu quy tắc viết chính tả tên riêng, tên địa lí nước ngoài?
Nêu danh từ riêng.
Ơ-gien Pô-chi-ê
Pi-e Đơ-gây-tê
Pa-ri
Pháp
- GV sửa bài tập.
C.Củng cố-dặn dò:
- Luyện viết lại từ sai cho đúng.
Chuẩn bị bài: « Cửa sông».
Luyện viết vào vở nháp.
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 51
Bài: MỞ RỘNG VỐN TỪ TRUYỀN THỐNG
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Mở rộng hệ thống hoá vốn từ về truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy truyền thống dân tộc. Từ đó biết hình thành, thực hành sử dụng các từ ngữ đó để đặt câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
- Nối câu ghép bằng cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì ?
- HS đặt câu.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1 : Luyện tập.
Bài 1: Nêu nghĩa của từ Truyền thống.
- HS trao đổi nhóm.
- HS trình bày miệng.
- HS giải thích.
Truyền thống : là lối sống và nếp nghĩ đã hình thành từ lâu đời và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Bài 2: Xếp từ vào nhóm thích hợp.
- HS trao đổi nhóm.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày bảng phụ.
a) Truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.
b) Truyền bá, truyền tin.
c) Truyền máu, truyền nhiễm.
Bài 3: Đọc yêu cầu và nội dung.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày bảng phụ.
- GV sửa bài.
Từ chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
Từ chỉ sự vật: nắm tro bếp thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng, vườn cà bên Sông Hồng đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản.
2.Hoạt động 2: Củng cố
- Thi đặt câu.
C. Dặn dò:
- Luyện tập đặt câu có nghĩa.
Chuẩn bị bài: “Luyện tập thay thế từ ngữ”.
Chuẩn bị bài tập trang 86.
Môn: Đạo đức
Tiết: 26
Bài: EM YÊU HOÀ BÌNH (TIẾT 1)
Ngày dạy: Thứ ba ngày 10 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Học xong bài này, học sinh biết :
Giá trị của hoà bình, trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường, địa phương tổ chức.
Yêu hoà bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin.
Mục tiêu : Học sinh hiểu những hậu quả do chiến tranh gây ra và sự cần thiết phải bảo vệ hoà bình.
HS trao đổi nhóm.
HS trình bày.
Em có nhận xét gì về cuộc sống của người dân đặc biệt là trẻ em ở các vùng có chiến tranh ?
Cuộc sống khổ cực, cha mẹ mất, thương tích tàn tật.
Nêu những hậu quả mà chiến tranh để lại ?
Cướp đi nhiều sinh mạng.
Thành phố, làng mạc, đường xá bị phá hoại.
Để thế giới không còn chiến tranh chúng ta cần làm gì ?
Sát cánh cùng nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.
Lên án phê phán cuộc chiến tranh phi nghĩa.
GV kết luận :
Chiến tranh là một tội ác vì vậy chúng ta cần bảo vệ hoà bình chống chiến tranh.
2.Hoạt động 2: Bài tập 1 sgk.
Mục tiêu : HS biết được trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
- HS trao đổi nhóm.
- HS dùng thẻ trình bày ý kiến.
- HS giải thích.
GV kết luận :
Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và bảo vệ hoà bình.
3.Hoạt động 3: Bài tập 2 sgk.
Mục tiêu : HS hiểu những biểu hiện yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày.
- HS trao đổi nhóm.
- HS trình bày ý kiến và giải thích.
GV kết luận :
Để bảo vệ hoà bình trước hết mỗi con người phải có lòng yêu hoà bình.
4.Hoạt động 4: Bài tập 3 sgk.
Mục tiêu : HS biết những hoạt động cần làm để bảo vệ hoà bình.
- HS trao đổi nhóm.
- HS trình bày ý kiến và giải thích.
GV kết luận :
Cac1 em tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp khả năng của mình.
5.Hoạt động 5: Củng cố
- Nêu lại ghi nhớ.
C. Dặn dò:
- Thực hiện tốt các hành vi vừa học.
Chuẩn bị bài: “Em yêu hoà bình (Tiết 2)”.
Vẽ tranh về chủ đề hoà bình.
Môn: Toán
Tiết: 128
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG	
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Sửa bài 4 trang 137.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1: Tính.
HS thực hiện vào bảng con.
HS giải thích cách làm.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức. 
HS thực hiện vào vở.
HS trình bày và giải thích cách làm.
Bài 3: Đọc đề bài.
HS trao đổi nhóm.
HS nêu cách làm.
HS thực hiện vào vở.
Chọn câu đúng.
Bài giải:
Thời gian Hương phải đợi Hồng:
10 giờ 40 phút – 10 giờ 20 phút + 15 phút = 35 phút
Đáp số: 35 phút
b) 35 phút
Bài 4: Đọc đề bài.
HS trao đổi nhóm.
HS nêu cách làm.
HS thực hiện vào vở.
GV sửa và chấm bài.
Bài giải:
Thời gian đi từ ga HàNội đến ga Hải Phòng:
8 giờ 10 phút – 6 giờ 5 phút = 2 giờ 5 phút
Thời gian đi từ ga Hà Nội đến ga Lào Cai:
(24 giờ – 22 giờ) + 6 giờ = 8 giờ
Thời gian đi từ ga Hà Nội đến ga Quán Triều:
17 giờ 25 phút – 14 giờ 20 phút = 3 giờ 5 phút
Thời gian đi từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng:
11 giờ 30 phút – 5 giờ 45 phút = 5 giờ 45 phút
Đáp số: 	2 giờ 5 phút
8 giờ
3 giờ 5 phút
5 giờ 45 phút
2.Hoạt độn 2: Củng cố.
Nêu lại cách thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.
C. Dặn dò:
- Luyện tập lại các bài tập.
Chuẩn bị bài: “Vận tốc”.
Xem nội dung trang 138.
Môn: Tập đọc
Tiết: 52
Bài: HỘI THỔI CƠM THI Ở ĐỒNG VÂN
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài văn.
Hiểu nội dung bài văn: Qua việc miêu tả lễ hội thổi cơm thi ở Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Đọc và trả lời câu hòi bài “Nghĩa thầy trò”.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Học sinh quan sát tranh.
- Một HS đọc toàn bài.
- GV chú ý rèn HS đọc rõ ràng mạch lạc, lưu loát bài văn. 
- GV sửa lỗi phát âm khi HS đọc. 
- Chia đoạn: 4 đoạn.
Đoạn 1: “Hội thổi cơm thi.bờ sông Đáy xưa”.
Đoạn 2: “Hội thi bắt đầu.bắt đầu thổi cơm”
Đoạn 3: “Mỗi người nấu cơm..người xem hội”.
Đoạn 4: “Sau độ một giờ rưỡi..dân làng”.
- HS đọc nối tiếp lượt 1 kết hợp luyện đọc từ HS đọc sai: trẩy quân, thoăn thoắt, giã thóc, giần sàng, uốn cong, uốn lượn, giật giải,
 - HS đọc nối tiếp lượt 2 kết hợp giảng từ ngữ Sgk.
- HS đọc theo cặp.
- Một HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu.
2.Họat động 2: Tìm hiểu bài.
- HS thảo luận các câu hỏi 1, 2, 3, 4 của bài.
- GV gợi ý giúp đỡ HS khi thảo luận.
- HS trình bày nội dung thảo luận.
Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Từ các cuộc trẩy hội đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông đáy ngày xưa.
Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
Mỗi đội cần phải cử một người leo lên cây chuối được bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm trên ngọn mang xuống châm vào 3 que diêm để hương cháy thành ngọn lửa.
Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với nhau?
Khi một thành viên lo lấy lửa những người khác mỗi người một việc, người ngồi vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người giã thóc, người giần sàng thành gạo. Có lửa, người ta lấy nước nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
Câu 4: Tại sao nói việc giật giải trong cuộc thi là “niềm tự hào khó gì sánh nổi đối với dân làng”?
Vì giật giải là bằng chứng cho thấy đội thi rất tài giỏi khéo léo.
Qua bài văn tác giả thể hiện tình cảm gì đối với một nét đẹp cổ truyền trong văn hoá của dân tộc?
Nói lên tình cảm trân trọng và đầy tự hào của dân tộc.
- Nêu nội dung chính của bài?
3.Họat động 3: Đọc diễn cảm.
- HS đọc nối tiếp 1 lượt.
- HDHS đọc diễn cảm đoạn 2.
Nhấn giọng: lấy lửa, nhanh như sóc, thoăn thoắt, bôi mỡ bóng nhẫy, leo lên, tụt xuống, lại leo lên, châm, ngọn lửa, mỗi người một việc, vót đũa bông, giã thóc, giần sàng, lấy nước, thổi cơm.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc diễn cảm
C.Củng cố-dặn dò:
- Hỏi lại nội dung bài?
- Luyện đọc bài nhiều lần.
- Viết rèn chữ.
Chuẩn bị bài: “Tranh làng hồ”.
Luyện đọc bài trả lời câu hỏi sgk.
Môn: Luyện từ và câu
Tiết: 52
Bài: LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Củng cố hiểu biết về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Sửa bài tập 2 trang 82.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1 : Luyện tập.
Bài 1: Đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi nhóm.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày.
Tìm từ ngữ chỉ nhân vật Phù Đổng Thiên Vương ?
Trang nam nhi, tráng sĩ ấy, người trai làng Phù Đổng
Việc dùng từ ngữ khác thay thế cho nhau có tác dụng gì ?
Tránh việc lặp từ.
Bài 2: Thay thế từ lặp lại bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.
- HS trao đổi nhóm.
- HS thực hiện vào vở.
Câu 2: Người thiếu nữ họ Triệu.
Câu 3: Nàng.
Câu 4: nàng.
Câu 6: người con gái vùng núi Quan Yên.
Câu 7: bà.
Bài 3: Viết đoạn văn.
- HS thực hiện vào vở.
- HS trình bày bảng phụ.
- GV sửa bài.
2.Hoạt động 2: Củng cố
- Thi đặt câu có sử dụng từ thay thế.
C. Dặn dò:
- Luyện tập đặt câu có nghĩa.
Chuẩn bị bài: “Mở rộng vốn từ: Truyền thống”.
Môn: Kể chuyện
Tiết: 26
Bài: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC.
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Rèn kỹ năng nói:
- Biết tìm và kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Hiểu câu chuyện, biết trao đổi với bạn bè về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
Rèn kỹ năng nghe:
- Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
- HS kể câu chuyện “Vì muôn dân”.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đề bài.
- HS đọc đề bài.
- HDHS phân tích đề bài.
- HS đọc gợi ý Sgk.
GV gợi ý:
Các em hãy tìm một câu chuyện ngoài Sgk để đạt điểm cao nhưng khi kể các em cần kết hợp giọng điệu cử chỉ và nêu được ý nghĩa của truyện, giải đáp được những câu hỏi của bạn.
- HS giới thiệu câu chuyện.
2.Họat động 2: Thực hành kể chuyện.
- Học sinh trao đổi theo cặp (hoặc nhóm 3).
- GV gợi ý giúp HS trao đổi nội dung câu chuyện.
3.Họat động 3: Thi kể chuyện.
- Học sinh kể câu chuyện.
- Nhận xét.
- Bình chọn bạn kể hay nhất
C.Củng cố-dặn dò:
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị bài: “Kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia”.
	Đọc gợi ý tìm câu chuyện.
Môn: Toán
Tiết: 129
Bài: VẬN TỐC	
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Bước đầu có khái niệm về vận tốc, đơn vị đo vận tốc.
Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Sửa bài 4 trang 138.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm về vận tốc.
- HS đọc đề bài toán 1 trang 138.
- HDHS phân tích đề.
- Tóm tắt.
	?km
	170 km
Trình bày bài giải:
Bài giải
Trung bình mỗi giờ ôtô đi được:
170 : 4 = 42,5 (km)
Đáp số: 42,5 km
GV giảng:
Mỗi giờ ôtô đi 42,5 km. Ta nói vận tốc trung bình hay nói vận tốc của ôtô là 42,5 km.
Bài giải:
Vận tốc của ôtô:
170 : 4 = 42,5 (km/giờ)
Đáp số: 42,5 km/giờ
170 km là gì?(Quãng đường)
4 giờ là gì? (Thời gian)
42,5 km/ giờ là gì? (Vận tốc)
Nêu quy tắc.
Công thức:
V = s : t
Em hãy ước lượng và cho biết người đi bộ, đi xe đạp, xe máy, ôtô. Trung bình mỗi giờ đi được bao nhiêu km?
Đi bộ: 5 km/giờ
Xe đạp: 15 km/ giờ
Xe máy: 40 km/giờ
Ôtô: 50 km/giờ
Em hãy cho biết phương tiện nào đi nhanh?
Ô tô
GV giảng:
Vận tốc là chỉ sự nhanh hay chậm của một chuyển động.
HS đọc đề bài 2 trang 139 sgk.
HDHS phân tích đề.
Tóm tắt.
Trình bày bài giải.
Bài giải:
Vận tốc chạy của người đó:
60 : 10 = 6 (m/giây)
Đáp số: 6 m/ giây
2.Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1; 2: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS nêu cách tính.
HS thực hiện vào vở.
Bài 3: Đọc đề bài.
Tóm tắt.
HS trao đổi nhóm.
HS thực hiện vào vở.
HS giải thích cách làm.
GV sửa và chấm bài.
Bài giải:
1 phút 20 giây = 80 giây
Vận tốc chạy cuả người đó:
400 : 80 = 5 (m/ giây)
Đáp số: 5 m/ giây
3.Hoạt độn 3: Củng cố.
Nêu quy tắc công thức tính vận tốc.
C. Dặn dò:
- Luyện tập lại các bài tập.
Chuẩn bị bài: “Luyện tập”.
Xem nội dung trang 139; 140.
Môn: Tập làm văn
Tiết: 51
Bài: TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
Ngày dạy: Thứ năm ngày 12 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Biết viết tiếp các lời đối thoại để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
- Nhận xét.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Đọc đoạn trích của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
GVHDHS tìm hiểu:
Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ Quốc Mẫu, người quân hiệu và một số gia nô.
Nội dung của đoạn trích là gì?
Linh Từ Quốc Mẫu khóc lóc phàn nàn với chồng vì bị kẻ dưới coi thường. Trần Thủ Độ bắt người quân hiệu đến kể rõ sự tình, nghe xong ông lấy vàng lụa thưởng cho.
Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó thế nào?
Trần Thủ Độ: nghiêm nghị.
Người quân hiệu: run sợ.
Bài 2: Đọc yêu cầu và nội dung.
- HS trao đổi nhóm.
- Hoàn thành bài tập.
Bài 3: Diễn kịch.
- HS phân vai.
- HS trình diễn.
2.Họat động 2: Củng cố.
Bình chọn nhóm diễn hay nhất.
C. Dặn dò:
- Đọc đoạn văn, bài văn hay.
- Rèn viết đoạn đối thoại đủ ý.
Chuẩn bị bài: “Trả bài văn tả đồ vật”.
Môn: Toán
Tiết: 130
Bài: LUYỆN TẬP	
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 13 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Củng cố cách tính vận tốc.
Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
Nêu quy tắc, công thức tính vận tốc.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Luyện tập.
Bài 1: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS nêu cách thực hiện.
HS thực hiện vào vở.
Bài 2: Đọc yêu cầu. 
HS trao đổi nhóm.
HS thực hiện vào vở.
HS giải thích cách làm.
Bài 3: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS nêu cách thực hiện.
HS thực hiện vào vở.
Bài giải:
Quãng đường đi ô tô:
25 – 5 = 20 (km)
Thời gian đi ô tô nữa giờ: 0,5 giờ
Vận tốc của ô tô:
20 : 0,5 = 40 (km/ giờ)
Đáp số: 40 km/ giờ
Bài 4: Đọc đề bài.
HS tóm tắt.
HS nêu cách thực hiện.
HS thực hiện vào vở.
- GV sửa và chấm bài.
Bài giải:
Thời gian ca nô đi:
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút 	= 1 giờ 15 phút
= 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô:
30 : 1,25 = 24 (km/ giờ)
Đáp số: 24 km/ giờ
2.Hoạt độn 2: Củng cố.
Nhắc lại quy tắc, công thức tinh vận tốc.
C. Dặn dò:
- Luyện tập lại các bài tập.
Chuẩn bị bài: “Quãng đường”.
Xem nội dung trang 140.
Môn: Tập làm văn
Tiết: 52
Bài: TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT
Ngày dạy: Thứ sáu ngày13 tháng 3 năm 2009.
I.MỤC TIÊU:
Học sinh biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả đồ vật theo đề bài đã cho: bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày.
Nhận thức được ưu khuyết điểm của bạn, của mình khi được thầy (cô) chỉ rõ; biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi thầy (cô) yêu cầu; biết viết đoạn cho hay hơn.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
A.Bài cũ:
- Nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
B.Bài mới:
1.Hoạt động 1: Nhận xét chung.
- GV viết 5 đề bài lên bảng.
- HS đọc đề bài. 
- GV phân tích đề.
Nhận xét chung:
Ưu điểm: Đa số các em hiểu đề bài, viết đúng yêu cầu bài văn. Bố cục trình bày rõ ràng. Diễn đạt đầy đủ ý.
Tồn tại: Còn một số em chữ viết cẩu thả, chưa đọc kỹ yêu cầu đề bài, làm bài viết chưa sáng tạo, câu văn lủng củng về nội dung, dùng từ chưa có nghĩa, nghèo ý, sai chính tả nhiều.
Thống kê điểm: 
Điểm 5; 6: 7 em	Điểm 7; 8: 18 em	Điểm 9: 2 em
2.Họat động 2: Hướng dẫn sữa lỗi.
- GVHDHS sửa lỗi chu

File đính kèm:

  • docgiao an hs khiem thinh lop 5.doc