Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 13 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 13
(24 / 11 / 2008 – /2811 / 2008 )
Ngày
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
 24/ 11
Học vần
Toán
Đạo đức
Bài 51: ôn tập
Tiết 49 : Phép cộng tron phạm vi 7
Nghiêm trang khi chào cờ ( Tiết 2 )
Ba
25 / 11
Toán
Học vần
Mĩ thuật
TNXH
Tiết 50 : Phép trừ trong phạm vi 7
Bài 52: ong, ông 
Vẽ cá
Công việc ở nhà
Tư
 26/ 11
Thể dục
Học vần
Toán
Thể dục rèn luyện TTCB .Trò chơi vận động
Bài 53: ăng , âng
Tiết 51 : Luyện tập /70
Năm
 27/ 11
Toán
Học vần
Thủ công
Tiết 52 : Phép cộng trong phạm vi 8
Bài 54 : ung , ưng 
 Các qui ước cơ bản về gấp giấy , gấp hình
Sáu
 28 / 11
Âm nhạc
Tập viết
HĐTT
NHĐ
Sắp đến Tết rồi (t1)
T11: nền nhà, nhà in, cá biển 
T12: con ong , cây thông 
 Sinh hoạt lớp
Bài 4
Thứ hai, ngày 24 tháng11 năm 2008.
Học vần
Bài 51: Ôn tập
Mục tiêu :
HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có n ở cuối.
Đọc đúng từ và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Chia phần.
Giảm tải: Giảm nhẹ yêu cầu kể chuyện tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ - Trò chơi: Ghép hoa.
III Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc sách giáo khoa - Viết bảng con.
Hoạt động 2: Ôn tập
GV giới thiệu bài – Đố: a – n à an 
HS quan sát tranh : Hoa gì? Lan có mang vần gì? – HS nêu
Tuần qua học nhiều vần có n ở cuối – ghi tựa
HS cài vần và nêu các vần kết thúc bằng âm n
HS nêu, GV ghi theo thứ tự bảng ôn
Cá nhân, nhóm cả lớp đọc.
GV chỉ bảng – HS đọc âm ở cột dọc, âm ở cột ngang.
GV ghép mẫu âm ở cột dọc với âm ở cột ngang tạo thành vần
HS đọc trơn vần.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
GV ghi các từ ứng dụng – HS nhẩm đọc
Tìm tiếng mang vần vừa ôn?
HS luyện đọc tiếng, từ.
HS đọc cả bài.
Luyện viết các từ ứng dụng
HS viết vào bảng con. Nhận xét.
TIẾT 2
1) Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng.
HS quan sát tranh. Tranh vẽ gì? à HS đọc câu ứng dụng.
GV ghi // HS đọc thầm
Tìm tiếng mang vần vừa ôn?
Tìm tiếng viết hoa trong câu ? Vì sao? 
 HS gạch chân 
HS luyện đọc tiếng, từ, câu – GV đọc mẫu – Thư giãn
2) Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu, nêu kĩ thuật viết
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu y cách ngồi viết, cầm bút
GV chấm 1 số vở. Nhận xét
3) Hoạt động 3:Kể chuyện : Chia phần
HS quan sát các tranh SGK.
GV kể lần 1 – HS nghe
GV kể lần 2 – Kết hợp tranh
Tranh 1: Có 2 người đi săn sóc nhỏ
Tranh 2: Họ cho đi  chẳng ra gì.
Tranh 3: Anh kiếm củi lấy số sóc ra chia.
Tranh 4: Thế là số sóc .về nhà nấy.
Học nhóm: Đôi bạn
HS kể nội dung mỗi tranh
HS kể toàn bài
Gv nêu ý nghĩa: Trong cuộc sống phải biết nhường nhịn nhau.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài.
Trò chơi: Ghép hoa. HS tìm các tiếng mang vần vừa ôn.
- Chuẩn bị : “ ong, ông”
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 49: Phép cộng trong phạm vi 7
Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố về khái niệm phép cộng.
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7
Biết làm tính cộng trong phạm vi 7.
Giảm tải : Bài tập 3 /68 giảm dòng 2 - Vì lượng bài tập nhiều. 
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu bài tập.
Trò chơi: Hái quả.
Các hoạt động dạy học:
 1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
Bảng quay:  + 5= 5 , 6+  = 6 , 1+3+2= , 6-3-1= , 6-3 = , 6-4=
Viết bảng con: Đặt tính rồi tính: 6-6 // 6-0 ; 6-2 // 6-5 - NX
Hoạt động2: Thành lập bảng cộng trong phạm vi 7
Giới thiệu – ghi – HS đọc
Phép cộng 6+1 , 1+6
HS lấy 6 que tính thêm 1 que tính có tất cả bao nhiêu que tính?
6 que tính cộng 1 que tính là mấy que tính? – 6 cộng 1 bằng mấy?
HS cài 6+1=7 – CN – CL – ghi
Nếu đổi chỗ 6 que tính và 1 que tính thì có phép tính gì?
HS cài 1+6=7 – CN – dồng thanh – ghi.
GV: 6 que tính và 1 que tính cũng như 1 que tính và 6 que tính , do đó 6+1 cũng bằng 1+6 – CN – CL đọc : 6+1và 1+6 =7
Phép cộng 2+5 , 5+2 và 3+4 và 4+3 dạy tương tự với hình tam giác và hình vuông
HS đọc thuộc lòng bảng cộng 7 Thư giãn
3) Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bảng con // 2 HS lên bảng - NX.
Bài 2 : Tính – HS nêu yêu cầu bài tập – HS làm SGK – nêu nối tiếp – NX từng cặp 2 phép tính: các sớ & dấu ; kết quả như thế nào? GV chốt.
Bài 3 : Tính :(giảm dòng 2) - HS nêu yêu cầu HS làm vở // 1 HS làm bảng phụ – NX - nêu cách tính CL đọc 
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
a/ HS quan sát hình vẽ, nêu bài toán – 1 HS // CL ghi vào bảng con các phép tính – HS nêu phép tính khác – NX 
b/ dạy tương tự
Củng cố, dặn dò:
HS đọc lại bảng cộng 7 – GV ghi kết quả
TC: đúng , sai : 3+2+2= 5 ; 3+3+1= 7 ; 4+0+2=6
Chuẩn bị : “ Phép cộng trong phạm vi 6 “
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Nghiem trang khi chào cờ ( Tiết 2)
 Mục tiêu:
 HS biết tự hào mình là người Việt Nam , biết tôn kính và yêu quí Tổ quốc Việt Nam
 HS có kĩ năng đứng nghiêm trang khi chào cờ
Đồ dùng dạy học
Vở bài tập, bút màu, giấy vẽ
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát
Trò chơi : Hái quả – HS trả lời các câu hỏi:
Khi chào cờ em phải làm gì? 
Nghiêm trang khi chào cơ để làm gì? (tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu Tổ quốc) - NX
Hoạt động 2: Làm bài tập theo cặp 
HS quan sát bài 3: 
Cô giáo các bạn đang làm gì?
Bạn nào chưa nghiêm trang khi chào cờ? Bạn chưa nghiêm ở chỗ nào?
Cần phải sửa như thế nào cho đúng?
Học nhóm : đôi bạn – HS trình bày klết quả – NX bổ sung
GV chốt ý, liên hệ: Khi mọi người đang nghiêm trang chào cờ thì có 2 bạn đang nói chuyệnriêng với nhau (1 bạn quay ngang, 1 bạn đưa tay ra phía trước)Hai bạn đó cần phải dừng việc nói chuyện riêng, mắt nhìn lá Quốc kì, tay bỏ thẳng
3)Hoạt động 3: Bài tập 4:Vẽ lá Quốc kì
 - HS vẽ vào giấy hoặc tô màu vào vở bài tập đạo đức
- HS thực hành vẽ – GV theo dõi
- HS trình bày sản phẩm - NXTD
Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc câu ghi nhớ
Bài tập : chọn câu đúng
Khi chào cờ, em phải :
 a/ Bỏ mũ nón, tay để vào túi quần
 b/ Đứng nghiêm, quần áo gọn gàng, mắt nhìn hướng Quốc kì
Thực hiện những điều đã học.
Chuẩn bị: “ Đi học đều và đúng giờ” 
Rút kinh nghiệm
Thư ba, ngày 25 tháng 11 năm 2008
Toán
Tiết 50 : Phép trừ trong phạm vi 7
Mục tiêu:
Tiếp tục củng cố khái niệm phép trừ
Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7
Biết làm tính trừ trong phạm vi 7
Giảm tải: Bài tập 3 / 69 : giảm dòng 2
Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán, 7 cam, 7 que tính, 7 bướm, 7 táo , 7 bóng bay - Bảng phụ
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
HS đọc bảng cộng 7
Bảng quay:7+0 , 0+7 , 1+..=7 , 3+=7 , 5+2= , 5+1+1=
Đúng ghi đ, sai ghi s
5 + 1 + 1 = 7 c , 1 + 4 + 2 = 5 c NX
2)Hoạt động2: Bài mới
 GV giới thiệu bài
 Hướng dẫn phép trừ 7 - 1 = 6 , 7 - 6 = 1
 GV đính hình trên bảng, HS quan sát
GV đính 7 cam , tách 1 cam qua bên phải , hỏi còn mấy cam? 1 HS lập đề toán
7 cam bớt 1 cam còn mấy cam?
GV : bớt ta thực hien phép tính gì? Mấy trừ mấy?
HS, GV cài bảng : 7 - 1 = 6 à HS đọc – CL đọc
Ta còn lập phép trừ nào nữa?
 HS nêu 7 – 6 =1 , cài bảng – HS - CL đọc – ghi
HS đọc : 7 – 1 = 6 , 7 – 6 = 1
 Hướng dẫn 7 – 2 = 5 , 7 – 5 = 2 với que tính à tương tự.
 Hướng dẫn 7 – 3 = 4 , 7 – 4 = 3 với bướm à tương tự
  HS đọc thuộc bảng trừ 7. xóa kết quả
3)Hoạt động 3 : Luyện tập 
 Bài 1 : Tính - HS nêu yêu cầu bài tập
 HS làm bảng con // bảng lớp - NX
 Bài 2 : Tính
 HS nêu yêu cầu bài tập - GV chia 4 nhóm 
 GV phát bảng nhóm , HS thực hiện - HS nhận xét kết quả.
 Bài 3 : Tính (bỏ dòng 2)
 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào vở - GV ghi điểm.
 Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
 HS quan sát tranh – Nêu đề toán - Ghi bảng con // HS lên bảng – Nêu phép tính khác - NX
Củng cố, dặn dò:
HS đọc bảng trừ 7
Chuẩn bị : Luyện tập / 70
* Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 52 : ong , ông 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: ong, ông, cái võng, dòng sông.
Đọc được câu ứng dụng: Sóng nối sóng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: đá bóng
Giảm tải Luyện nói : GV hỏi HS trả lời.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ ,tranh cái võng , sóng biển, dòng sông, SGK
Trò chơi : dê ăn lá
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
 Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Dạy vần ong, ông 
- Giới thiệu bài:
Hôm nay em học vần ong, ông– 2 HS – ghi
Học trước vần ong– ghi – 2 HS
 ëNhận diện vần ong:
- ong được ghép từ những âm nào?
- So sánh ong với on (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc
HS và GV cài vần: ong – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : võng - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: võng - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: cái võng – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần ông :
Giới thiệu chữ ông được ghép với các âm nào?
So sánh ông và ong – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – 
HS đọc tiếng , từ - giảng: 
   công viên: vườn hoa công cộng, nơi mọi người đến vui chơi giải trí.
- HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu y cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Đá bóng
Tranh vẽ cảnh gì?
Em thường xem bóng đá ở đâu?
Em thích cầu thủ nào?
Trong đội bóng , ai là người dùng tay bắt bóng mà không bị phạt?
Trường em có đội bóng không?
Em có chơi đá bóng không? Em thường chơi đá bóng ở đâu?
 GDTT 
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu - CL
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc dê ăn lá): xong xuôi, cái võng, cong vòng, cây thông, số không, cá bống, cái trống, rong rêu
Chuẩn bị: “ăng , âng”
Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật
Vẽ cá.
Mục tiêu:
Nhận biết bộ phận và hình dáng của cá – Biết cách vẽ cá
Vẽ được cá và tô màu tùy thích
Đồ dùng dạy học:
Một số tranh các loại cá – Hình hướng dẫn cách vẽ cá
Vở tập vẽ 1, bút màu.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát.
GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS - Nhận xét. 
Hoạt động 2: Bài mới.
Giới thiệu một số tranh về cá
GV cho HS quan sát : Đây là cá gì?cá có dạng hình gì? (gần tròn, dạng quả trứng hoặc gần như hình thoi)
Cá gồm có bộ phận nào? (đầu , mình , đuôi , vây)
Màu sắc của cá như thế nào? (có nhiều màu khác)
Kể về một loài cá mà em biết
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS vẽ cá
Vẽ mình cá trước
Vẽ đuôi cá
Vẽ các chi tiết (mang, mắt, vây, vẫy)
Vẽ màu vào cá
Hoạt động 4: HS thực hành – GV theo dõi
Vẽ cá to vừa phải so với phần giấy
Vẽ đàn cá to, nhỏ , bơi theo nhiều tư thế khác nhau : bơi ngang, ngược chiều, chúi xuống ngược lên
Vẽ hình cá và chi tiết cá – theo dõi HS
Vẽ màu theo ý thích.
Nhận xét, đánh giá:
HS trình bày bài vẽ – NX (hình chính, phụ cân đối. Màu sắc tươi vui, trong sáng)
 GV tuyên dương 1 số bài vẽ đẹp
Chuẩn bị”Vẽ cá”
Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên và Xã hội
Công việc ở nhà
 I Mục tiêu: HS biết:
- Mọi người trong gia đình phải biết làm việc tùy theo sức của mình
- Trách nhiệm của mỗi HS ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình
- Kể tên một số việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình
- Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gia đình.
- Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người.
Đồ dùng dạy học:
Tranh, ảnh trong sách giáo khoa.
Vở bài tập
Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
Chuyền bướm qua bài hát – HS trả lời câu hỏi:
Nhà em là nhà gì? Rộng hay chật? Có những đặc điểm gì? Số nhà?
GV nhận xét, tuyên dương.
 2) Hoat động 2 : Bài mới
GV giới thiệu : HS hát bài “Quả bóng ham chơi” à Bạn Bóng có ngoan không? Vì sao?
GV: Ở nhà mỗi người đếu phải làm công việc khác nhau tùy theo sức của mình. Hôm nay hocCông việc ở nhà
HS mở SGK/ 28 – quan sát tranh - Học nhóm : đôi bạn – Gợi ý:
Từng người trong mỗi hình ảnh đó đang làm gì?
Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình
Đại diện nhóm nêu - nhận xét,bổ sung.
GV chốt ý: Ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau . Những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ thể hiện sự quan tâm giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình với nhau.
 3) Hoạt động 3 : Thảo luận nhóm
HS quan sát hình trong SGK – Thảo luận nhóm 4 – GV nêu yêu cầu : 
Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mọi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố mẹ ( công việc của em là gì? Công việc của mỗi người trong nhà thường làm là gì?)
Đại diện mỗi nhóm nêu
Em cảm thấy thế nào khi quét nhà sạch sẽ?
Rửa ấm chén có tác dụng gì?
GV chốt ý : Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tùy theo sức của mình.
 4)Hoạt động 4 : Quan sát tranh / 29 và Đôi bạn trả lời câu hỏi
- Điểm giống và khác nhau giữa 2 căn phòng? 
 - Em thích căn phòng nào ? tại sao? 
 - Treo 2 tranh phóng to lên bảng .
 - Đại diện vài nhóm nêu – NX bổ sung
 - GV: Để có căn phòng gọn gàng em phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ?
- Mẹ đi vắng , không dọn nhà cửa được , nhà sẽ như thế nào? Em phải làm gì?
 Mấy bố con bảo nhau cùng dọn dẹp, căn phòng sẽ như thế nào? (gọn gàng , ngăn nắp)
 Khi gọn gàng ngan nắp em thấy thế nào?
 - GV chốt ý: Nếu mỗi người trong gia đình đều quan tâm dọn dẹp nhà cửa thì sẽ gọn gàng ngăn nắp. Ngoài giờ học thì các em có thể giúp đỡ bố mẹ.
Củng cố, dặn dò:
Nếu còn thời gian , GV cho HS vẽ tranh về góc học tập của mình, xem bạn nào có góc học tập đẹp nhất, gọn nhất.
Xem bài : “An toàn khi ở nhà”
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm 2008.
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - Trò chơi vận động.
Mục tiêu:
Ôn tập 1 số động tác thể dục rèn luyện tư thế cơ bản đã học.
Học động tác đứng đưa 1 chân sang ngang.
Ôn trò chơi : chuyền bóng tiếp sức.
Địa điểm – Phương tiện:
Địa điểm : Sân trường - Phương tiện : Còi
III Nội dung – phương pháp : 
Nôi dung
Thời lượng
Phương pháp
1/ Phần mở đầu :
GV ổn định và tập hợp lớp .
HS tập hợp 4 hàng dọc, giãn hàng, khởi động.
Ôn đứng nghiêm , nghỉ, quay phải , trái
TC: Diệt các con vật có hại
2/ Phần cơ bản : 
Ôn đứng đưa một chân ra sau 2 tay giơ cao thẳng hướng.
 Đứng đưa một chân sang ngang, hai tay chống hông. 
N1: Đưa chân trái sang ngang 2 tay chống hông
N2: về TTĐCB
N3: Đưa chân phải sang ngang 2 tay chống hông
N4: Về TTĐCB
Tập phối hợp tương tự chân trái ra trước, chân phải ra trước- sau đó đến chân trái ra sau, chân phải ra sau..
TC: Chuyền bóng tiếp sức
3/ phần kết thúc 
Trò chơi : hồi tĩnh
GV nhận xét giờ học.
7’
23’
1-2lần
1–2 lần
5’
Đội hình 4 hàng dọc
Đội hình 4 hàng ngang
2x4 nhịp
2x4 nhịp
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 53 : ăng , âng
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: ăng, âng, măng tre, nhà tầng
Đọc được câu ứng dụng: Vần trăng  rì rào
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ
Giảm tải Luyện nói : GV hỏi HS trả lời.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ ,tranh búp măng , nhà tầng, SGK
Trò chơi : dê ăn lá
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
 Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hôm nay em học vần ăng, âng – 2 HS – ghi
Học trước vần ăng – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần in ,un
 ëNhận diện vần ăng:
- ăng được ghép từ những âm nào?
- So sánh ăng với ang (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc
HS và GV cài vần: ăng – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : măng - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: măng - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: măng tre – ghi – HS đoc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần âng:
Giới thiệu chữ âng được ghép với các âm nào?
So sánh âng và ăng – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – 
HS đọc tiếng , từ - giảng: 
   vầng trăng: vầng mặt trăng hình tròn.
   Nâng niu: chăm chút một cách trìu mến
- HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Vâng lời cha mẹ.
Tranh vẽ ai? 
Em bé trong tranh đang làm gì?
Bố mẹ thường khuyên em điều gì?
Em có hay làm theo lời bố mẹ khuyên không?
Khi em làm đúng lời bố mẹ khuyên, bố mẹ thường nói thế nào?
Đứa con biết vâng lời cha mẹ thường được gọi là đứa con như thế 
 nào? (ngoan) - GDTT
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu - CL
Trò chơi nối tiếng: cô viết tren bìa các tiếng: vầng – nâng – tỏ - lời – trăng- niu – Phát cho 2 dãy – HS lên ghép từ - (xăng dầu, lăng xăng, hăng hái, thân tặng, nâng đỡ , lâng lâng )
Chuẩn bị: “ung, ưng“
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 51 : Luyện tập / 70
Mục tiêu:
 Củng cố về các phép tính cộng trừ trong phạm vi 7.
 Giảm tải: Bài tập 2 / 70 giảm cột 3
 Bài tập 3 / 70 giảm cột 2
Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán, SGK , bảng con
Bảng phụ - Trò chơi: Hái quả.
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
- Bảng quay: 7-6= , 7-7= , 7-3= , 7- =7 , 7-2= , 7-2=
- Viết bảng con: Đặt tính: 7-5, 7-6 NX
2)Hoạt động2: Luyện tập
 GV giới thiệu bài – ghi – 2 HS đọc
 Bài 1 : Tính
 HS nêu cách tính bài toán hàng dọc - HS làm bảng con // bảng lớp - NX
 Bài 2 : Tính (giảm cột 3)
 HS nêu yêu cầu bài tập - Trò chơi : Hái quả, 2 nhóm thi đua – NX – đọc – Chốt mối liên hệ giữa phép cộng và trừ
 Bài 3 : Số (giảm cột 2)
 HS làm SGK - 2 nhóm làm tiếp sức – NX – Chốt.
 Bài 4: HS làm vở // 3 HS làm bảng – NX - Chốt
 Bài 5 : Viết phép tính thích hợp
 HS quan sát hình vẽ, nêu đề toán - HS ghi phép tính vào bảng con // 1 HS lên bảng – NX – HS nêu phép tính khác.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc bảng trừ 5
TC đúng, sai vơi các phép tính giảm tải (nếu còn thời gian)
Chuẩn bị : Phép cộng trong phạm vi 8
Rút kinh nghiệm:
Thứ năm, ngày 27 tháng 11 năm 2008
Toán
Tiễt 52 : Phép cộng trong phạm vi 8
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 8).
Biết làm tính cộng 8
Giảm dòng 2 : Bài tập 2/71 giảm cột 2 Vì lượng bài tập nhiều.
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu bài tập.
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
Trò chơi : Chuyền bướm - HS đọc bảng trừ 7
Bảng quay:1+.=5 , +1=7 ,  +2=7 , 4+3= , 3+4= , 7-4= , 7-3= , 6+1=
Làm bảng con :Đúng ghi đ, sai ghi s.
4 + 3 – 2 = 6 c 6 – 3 + 4 = 7 c 
2)Hoạt động2: Thành lập và ghi nhớ phép cộng 8
 a/ Lập phép cong 7+1 , 1+7 
HS quan sát hình vẽ và nêu
Có 7 hình vuông thêm 1 hình vuông nữa ,hỏi có tất cả mấy hình vuông?
GV chỉ và hỏi: 7 cộng 1 bằng mấy? - ghi bảng – CN đọc
Ngược lại 7+1 bằng mấy? – ghi bảng – CN đọc
HS cài 2 phép tính: 7+1=8 , 1+7=8 – CN đọc
GV chốt: 7+1 và 1+7 đều bằng 8
 b/ Các phép cộng 6+2 và 2+6 , 5+3 và 3+5 , 4+4 dạy tương tự
 c/ HS học thuộc lòng : HS đọc bảng cộng 8
3) Hoạt động 3: Thực hành
 Bài 1 : Tính
 HS nêu cách tính bài toán hàng dọc - HS làm bảng con // bảng lớp - NX
 Bài 2 : Tính (giảm cột 2)
 HS làm SGK // 3 HS làm bảng lớp - NX – CL đọc - chốt
 Bài 3 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập. – Làm vở - Thu chấm vài vở - NX
 Bài 4 : Viết phép tính thích hợp
 a/ HS quan sát hình vẽ, nêu đề toán .
 HS ghi phép tính vào bảng con // 1 HS lên bảng lớp -NX 
 b/ tương tự
Củng cố, dặn dò:
- 2HS đọc bảng cộng 8 - TC đúng sai ở cột 2 , bài tập 2
Chuẩn bị : “Phép cộng trong phạm vi 7 “
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 54 : ung, ưng 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: ung , ưng , bông súng , sừng hươu
Đọc được câu ứng dụng: Không sơn  mà rụng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Rừng, thung lũng, suối , đèo.
Giảm tải Luyện nói : GV hỏi HS trả lời.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ ,tranh bông súng, sừng hươu, SGK
Trò chơi : dê ăn lá
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
 Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Hôm nay em học vần ung , ưng – 2 HS – ghi
Học trước vần ung – ghi – 2 HS
Hoạt động 3: Dạy vần ung, ưng
 ëNhận diện vần ung:
- ung được ghép từ những âm nào?
- So sánh ung với ong (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc
HS và GV cài vần: ung – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : súng - ghi - phân tích tiếng – đánh vần
GV và HS cài tiếng: súng - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: bông súng – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bong, HS viết bảng con
 ë Nhận diện vần ưng:
- ưng được ghép bởi các âm nào?
- So sánh ưng và ung – dạy tương tự - Thư giãn
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – 
HS đọc tiếng , từ - giảng: 
   Trung thu: rằm tháng 8ÂL, ngày tết của trẻ em.
   vui mừng: vui vẻ, hớn hở.
- HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu y cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Rừng, thung lũng, suối, đèo
GV phóng to tranh – giảng:
Tranh vẽ cảnh gì?
Thung lũng là vùng đất lõm ở giữa 2 dãy núi
Đèo: đường đi qua một ngọn núi
Suối: đường nước từ trong núi chảy ra
Rừng: khoảng rộng mênh mông có nhiều cây cối mọc chằng chịt.
Trong rừng thường có những gì? (cây cối, muông thú)
Em thích thứ gì ở rừng nhất? (tiếng chim kêu, bóng mát)
HS chỉ tranh đâu là thung lũng, suối , đèo
GDTT
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu - CL
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc điền vần) : tung tăng, ung dung, dũng cảm, thung lũng, chim ưng, tưng bừng, bưng bê, muối vừng.
Chuẩn bị :” eng, iêng”
Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Các qui ước cơ bản về gấp giấy, gấp hình
I Mục tiêu:
HS hiểu các kí hiệu về gấp giấy, gấp hình theo kí hiệu qui ước.
II Đồ dùng dạy học:
Mẫu vẽ những kí hiệu qui ước về gấp hình
 Giấy nháp, bút chì, vở TC
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
- GV kiểm tra đồ dùng hoc tập của HS.
2) Hoạt động 2: Giới thiệu và hướng dẫn
 - GV giới thiệu bài
 a/ Kí hiệu đường giữa hình: là đường có dấu gạch chấm (_ . _ . _ . _ . _ .)
_ . _ . _ . _ .
 HS vẽ
 b/ Kí hiệu đường dấu gấp: là đường có nét đứt (- - - - - - - -)
- - - - - - - 
 HS vẽ
 c/ Kí hiệu đường dấu gấp vào: Trên đường dấu gấp có mũi tên chỉ hướng gấp vào. HS vẽ
 d/ Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau: là mũi tên cong
GV vừa giới thiệu vừa đua mẫu từng kí hiệu để HS quan sát – HS vẽ vào giấy nháp
 3) Hoạt động 3 : Nhận xét , dặn dò:
 * Thái độ học tập, chuẩn bị của HS
 * Mức độ hiểu biết về kí hiệu qui ước
 * Đánh giá kết quả học tập của HS
 Dặn dò: Chuẩn bị : Gấp các đoạn thẳng cách đều. NXTH
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2008.
Âm nhạc
Sắp đến Tết rồi (t1)
I Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu lời ca.
HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách và tiết tấu lời ca.. 
HS biết hát kết hợp với vận động phụ hoạ.
II Chuẩn bị:
Song loan, thanh phách.	
Các động tác phụ hoạ.
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định - KTBC
HS hát : Đàn gà con.
Nhận xét
2) Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài 
Dạy hát: 
GV hát mẫu hoặc nghe băng
Hướng dẫn HS d0ọc lời ca
Dạy hát từng câu
Lưu ý: tiếng cuối của mỗi câu hát không ngân, mà chỉ bằng dấu lặng đen (1 phách)
4 nhịp cuối bài cho HS vỗ tay hoặc thanh phách theo tiết tấu như sau:
 ./ ./ ./ / ./ ./ ./ ./ / ./ ./ ./ ./ / ./ ‘
Hát kết hợp vỗ tay theo phcáh
GV làm mẫu – HS thực hiện
Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca
Vừa hát vừa vận động phụ họa
Củng cố, dặn dò:
HS hát kết hợp gõ theo phách, tiết tấu
Cá nhân biểu diễn. Tuyên dương
Chuẩn bị:” Sắp đến tết rồi (t2)”.
Rút kinh nghiệm:
Tập viết
Tuần 11: nền nhà, nhà in, cá biển
I Mục tiêu:
HS viết đúng cỡ chữ, viết đúng tiếng từ, đúng khoảng cách,đúng độ cao, độ rộng, khoảng cách các chữ ,cách nối nét, đặt dấu thanh đúng vị trí
II Chuẩn bị:
Bảng viết mẫu
Vở tập viết
III Các hoạt độn

File đính kèm:

  • doctuan 13.doc