Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 16 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 16 ( / 12 / 2008 – / 12 / 2008 ) Ngày Môn Bài dạy Ghi chú Hai / 12 Học vần Toán Đạo đức Bài 64: im , um Tiết 61: Luyện tập Trật tự trong giờ học ( Tiết 1 ) Ba / 12 Toán Học vần Mĩ thuật TNXH Tiết 62 : Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 Bài 65 : iêm , yêm Vẽ hoặc xé dán lọ hoa Hoạt động ở lớp Tư / 12 Thể dục Học vần Toán Thể dục rèn luyện TTCB (như bài 15) Bài 66: uôm, ươm Tiết 63 : Luyện tập Năm / 12 Toán Học vần Thủ công Tiết 64: Luyện tập chung Bài 67 : Ôn tập Gấp cái quạt (tiết 2) Sáu / 12 Âm nhạc Học vần HĐTT Nghe hát Quốc ca Bài 68 : ot , at Sinh hoạt lớp Thứ hai, ngày tháng12 năm 2008. Học vần Bài 64 : im um I. Mục tiêu: HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: im , um , chim câu , trùm khăn Đọc được câu ứng dụng: Khi đi không nào? Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Xanh , đỏ , tím , vàng. Giảm tải Luyện nói : GV hỏi HS trả lời. II. Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ, bảng phụ ,tranh , SGK Trò chơi : dê ăn lá III.Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Hát – KTBC Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hôm nay em học vần im, um – 2 HS – ghi Học trước vần im – ghi – 2 HS Hoạt động 3: Dạy vần im , um ëNhận diện vần im: - im được ghép từ những âm nào? - So sánh im với êm (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc HS và GV cài vần: im – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn Cô có tiếng : chim - ghi - phân tích tiếng – đánh vần GV và HS cài tiếng: chim - Ghi - đánh vần - đọc trơn GV giới thiệu tranh: chim câu – ghi – HS đọc trơn từ HS đọc cả bài. HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con ë Nhận diện vần : um - um được ghép bởi các âm nào? - So sánh um và im – dạy tương tự - Thư giãn ë Luyện đọc từ ứng dụng: - GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – HS đọc tiếng , từ - giảng * Mũm mĩm: béo tròn * tủm tỉm : cười mím miệng - HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp. HS đọc SGK – GV chỉ Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muon biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng - GV ghi - HS đọc nhẩm – cất SGK - HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu – Hướng dẫn viết HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi * Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách. GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn Hoạt động 3: Luyện nói HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Xanh, đỏ, tím , vàng GV phóng to tranh * Những vật gì có màu đỏ? (cà chua, ớt chín, gất) * Những vật gì có màu xanh? (lá, quả cau, rau) * Những vật gì có màu tím? (mực viết , nho , cà tím) * Những vật gì có màu vàng? (cam, lê , nắng) * Những vật gì có màu đen? (cặp, mái tóc, hạt nhãn) * Những vật gì có màu trắng? (áo, giấy, phấn) * Em có biết màu gì khác? (xanh dương, cam, nâu hồng) * GV : Các màu nêu trên còn gọi là màu sắc Củng cố, dặn dò: HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu - CL Trò chơi:Thi tìm tiếng mới : cái kim, cái kìm, tổ chim, bím tóc, quả sim, cái chum, xúm xít, lim dim, tim tím, khúm núm, Chuẩn bị: “ iêm , yêm” Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 61: Luyện tập / 85 Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về các phép tính trừ trong phạm vi 10. - Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – vịt , táo. Trò chơi: Hái quả. Các hoạt động dạy học: 1)Hoạt động 1: Ổn định – KTBC - Bảng quay: 10- 1 , 10-9 , 10-2 , 10-= 2 , 10-3 , 10-7 , 10-6 , 10-4 , NX - Viết bảng con: Đặt tính rồi tính: 10-4 // 10-6 , 10-10 // 10-0 . NX 2)Hoạt động2: Luyện tập GV giới thiệu bài – HS - ghi Bài 1 : Tính a/ HS nêu yêu cầu – Chia 4 nhóm : gà, mèo ,dê, thỏ, chó – làm bảng nhóm - NX GV chốt b/ HS làm bảng con // bảng lớp NX + Bài 2 : Số - HS nêu yêu cầu - Trò chơi : Hái quả – GV đính phép tính lên bảng – HS hái quả đặt vào chỗ chấm NX Bài 3 : Viết phép tính thích hợp - HS quan sát hình vẽ, nêu đề toán. - HS ghi phép tính vào bảng con – Có thể nêu phép tính khác – NX Củng cố, dặn dò: HS đọc bảng trừ 10 TC đúng sai (hoặc leo bậc thang) 10-2= , 10--4 , 4+6= , 5+=10 , 10-5= , 10 -3= , 3+=10 Chuẩn bị : Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 Rút kinh nghiệm: Đạo đức Trật tự trong tường học (tiết 1) Mục tiêu: Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp Giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, được bảo đảm an toàn của trẻ em.. Đồ dùng dạy học Tranh BT 3 đạo đức. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Ổn định – Hát Trò chơi : chuyền quả – HS trả lời các câu hỏi: Để đi học đều và đúng giờ em cần phải làm gì? (chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước, không thức khuya) Đi học đều đúng giờ có lợi gì? (giúp em học tập tốt, Thực hiện tốt quyền được học tập của mình) Nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: Thực hành GV giới thiệu bài - HS quan sát tranh bài tập 1 về việc ra vào lớp của bạn trong tranh - Học nhóm : đôi bạn * Ở tranh 1: các bạn ra vào lớp như thế nào? * Ở tranh 2: HS ra khỏi lớp như thế nào? * Việc ra khỏi lớp như vậy có tác hại gì? * Các em cần thực hiện theo các bạn ở tranh nào? Vì sao? - HS trình bày – NX bổ sung - GV: Xếp hàng ra vào lớp là biết giữ trật tự – Chen lấn, xô đẩy là gây mất trật tự, có khi bị ngã, nguy hiểm . Các em cần giữ trật tự trong trường học 3) Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp - Để giữ trật tự trong nhà trường các em cần thực hiện các qui định gì? - Để tránh mất trật tự các em không được làm gì trong giờ học? Khi ra vào lớp? Trong giờ ra chơi? - Việc giữ trật tự ở lớp, ở trường có lợi ích gì cho học tập? Rèn luyện của HS - Việc gây mất trật tự có hại gì cho việc học tập, rèn luyện của HS? - GV: Để giữ trật tự trong trường lớp học, các em cần thực hiện các qui định như: trong lớp cần thực hiện yêu cầu của cô giáo, Xếp hàng ra vào lớp cần đi nhẹ nhàng, nói khẽ lần lượt ra khỏi lớp, không tự tiện làm việc riêng, không nói chuyện riêng, không trêu chọc nhau trong lớp, không chen lấn xô đẩy nhau khi ra vào lớp – không la hét trong giờ chơi - Liên hệ thực tế: Trong lớp bạn nào biết giữ trật tự ? Bạn nào chưa? - Bạn nào luôn chăm chú, thực hiện các yêu cầu của GV trong giờ học? - Bạn nào chưa trật tự trong học tập? Vì sao? - Tổ nào thường xuyên thực hiện tốt việc xếp hàng ra vào lớp? Tổ nào chưa? GV chốt – Phát động thi đua Củng cố, dặn dò: HS đọc câu thơ cuối bài Bài tập : chọn câu đúng Để đi học đúng giờ, em phải : a/ Chuẩn bị sách , vở, quần áo từ tối hôm trước. b/ Ngủ dậy muộn một chút c / Nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ. Thực hiện những điều đã hoc - Chuẩn bị: Trật tự trong trường học Rút kinh nghiệm Thư ba, ngày tháng 12 năm 2008 Toán Tiết 62 : Bảng cộng trừ trong phạm vi 10 Mục tiêu: Củng cố bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Biết vận dụng để làm tính Củng co nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ Củng cố phát triển kĩ năng xem tranh vẽ đọc và giải bài tính đúng Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, ĐDHT, bảng con , SGK Các hoạt động dạy học: 1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC Bảng quay: 5 + =10, 8 - =1 , 10 - =4 , 10 - = 8 , 10 – 5 = , 10 – 7 = Viết bảng con: 10 – 3 // 10 – 4 , 10 – 8 //10 - 9 NX 2)Hoạt động2: Ôn tập và ghi nhớ bảng cộng , trừ 10 - Giới thiệu bài – ghi - HS nhắc bảng cộng trừ thuộc phạn vi 10 - Bảng cộng được sắp xếp như thế nào? Bảng trừ như thế nào? - GV : Giữa phép cộng và trừ có mối liên hệ với nhau - HS tính nhẩm một số phép tính trong phạm vi 10 4+6= 10-1= 2+8= 10-7= - HS nêu bảng cộng trừ thuộc 10 – GV ghi - HS đọc thuộc lòng 3) Hoạt động 3 : Thực hành Bài 1 : a/ HS nêu yêu cầu – HS làm SGK – Đọc nối tiếp - NX b/ HS tính bảng con // bảng lớp – NX + Bài 2 : Số - HS nêu yêu cầu – HS làm SGK - // 4 HS làm bảng lớp – đọc cấu tạo 10 gồm 1 và 9 , NX + Bài 3 : Viết phép tính thích hợp Bài a / HS quan sát hình vẽ, nêu đề bài toán – nêu lời giải và giải phép tính vào bảng con // 1 HS lên bảng - NX. Bài b / tương tự Củng cố, dặn dò: Rút kinh nghiệm: Học vần Bài 65 iêm , yêm I. Mục tiêu: HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: iêm, yêm, dừa xiêm , cái yếm Đọc được câu ứng dụng: Ban ngày đàn con Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Điểm mười Giảm tải Luyện nói : GV hỏi HS trả lời. II. Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ, bảng phụ ,tranh , SGK Trò chơi : dê ăn lá III.Các hoat động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Hát – KTBC Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hôm nay em học vần iêm , yêm – 2 HS – ghi Học trước vần iêm – ghi – 2 HS Hoạt động 3: Dạy vần iêm , yêm ëNhận diện vần iêm: - iêm được ghép từ những âm nào? - So sánh iêm với em (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc HS và GV cài vần: iêm – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn Cô có tiếng : xiêm - ghi - phan tích tiếng – đánh vần GV và HS cài tiếng: xiêm - Ghi - đánh vần - đọc trơn GV giới thiệu tranh: dừa xiêm – ghi – HS đọc trơn từ HS đọc cả bài. HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con ë Nhận diện vần : yêm - yêm được ghép bởi các âm nào? - So sánh yêm và iêm – dạy tương tự - Thư giãn ë Luyện đọc từ ứng dụng: - GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – HS đọc tiếng , từ - giảng ë âu yếm : hành động cử chỉ trìu mến ë Quý hiếm : có giá trị lớn và hiếm có ë Yếm dãi: mầm cây non mới mọc, chỉ lứa tuổi thiếu nhi - HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp. HS đọc SGK – GV chỉ Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng - GV ghi - HS đọc nhẩm – cất SGK - HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu – Hướng dẫn viết HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi * Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách. GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn Hoạt động 3: Luyện nói HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Điểm 10 GV phóng to tranh Tranh vẽ gì? Bạn có bao nhiêu điểm 10? Còn em? Khi được cô cho điểm 10, em thấy thế nào? Khi được điểm 10 em khoe ai trước tiên? Muốn có điểm 10 em phải học thế nào? GDTT Củng co, dặn dò: HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu – CL Trò chơi:Thi tìm tiếng mới : thanh kiếm , lúa chiêm , yếm dãi , âu yếm , niềm vui , kiểm tra , khiêm tốn, yểm trợ , yếm khí , yểm hộ , yếm thế Chuẩn bị: “ uôm , ươm” Rút kinh nghiệm: Mĩ thuật Vẽ hoặc xé dán lọ hoa I)Mục tiêu :Giúp HS -Thấy được vẻ đẹp về hình dáng của một số lọ hoa - Vẽ hoặc xé dán 1 lọ hoa đơn giản. II)Chuẩn bị GV: Tranh vẽ sưu tầm, ảnh chụp vài kiểu lọ hoa khác, 1 số bài vẽ của HS HS: vở vẽ ,màu vẽ III) Các hoạt động - Khởi động: Hát và chấm vở - Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét * GV treo tranh - Giới thiệu một số lọ hoa + Lọ hoa này có dáng như thế nào? (thấp, tròn, cao , thon, cổ cao thân phình to phía dưới) Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ , cách xé dán lọ hoa Cách vẽ: Vẽ miệng lọ – Vẽ nét cong của thân lọ – Vẽ màu Cách xé dán: Gấp đôi tờ giấy màu – vẽ Xé dán thân lọ Hoạt động 3: Thực hành GV hướng dẫn HS thực hành Vẽ lọ hoa sao cho phù hợp với phần giấy trong vở TV1 Vẽ màu vào lọ hoẵ Chọ giấy, gấp giấy Xé thân hình: miệng, thân lọ, dán cho phù hợp với khung hình HS khá có thể trang trí vào hình lọ hoa đã vẽ hoặc xé dán. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá Nhận xét về hình vẽ, màu sắc Chọn bài vẽ mình ưa thích Chuẩn bị bài : Vẽ ngôi nhà của em Rút kinh nghiệm: Tự nhiên xã hội Hoạt động ở lớp I.Mục đích:HS biết: - Các hoạt động hoc tập ở lớp học - Mối quan hệ giữa GV & HS, HS & HS trong từng hoạt động học tập - Có ý thức tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp học - Hợp tác, giúp đỡ, chia xẻ với các bạn trong lớp II. Đồ dùng dạy hoc: - Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: 1/ Khởi động: Hát và kiểm tra Tiết trước học bài gì? Lớp học em có những ai? Trong lớp học có những đồ dùng gì? Dùng để làm gì? 2/ Hoạt động 1: Giới thiệu và quan sát Mục tiêu: Biết các hoạt động học tập ở lớp và mối quan hệ GV & HS, HS & HS trong hoạt động học tập B1: Đôi bạn quan sát và nói với bạn các hoạt động thực hiện trong hình B2:HS trình bày Trong các hoạt động vừa nêu, hoạt động nào được thực hiện ở trong lớp? Hoạt động nàođược tổ chức ở ngoài sân? Trong các hoạt động trên GV làm gì? HS làm gì? GV chốt:Ở lớp học có nhiều hoạt động khác nhau. Trong đó có những hoạt động được tổ chức trong lớp vàcó những hoạt động được tổ chức ngoài sân. 3/ Hoạt động 2: Thảo luân theo cặp Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động ở lớp học của mình - B1: GV nêu yêu cầu - Giới thiệu với các bạn về các hoạt động ở lớp mình. - Những hoạt động nào có trong tranh mà không có trong lớp mình? (hoặc ngược lại) - Hoạt động nào em thích nhất? - Em làm gì để giúp các bạnhọc tập tốt? - B2: Một số HS trình bày trước lớp – HS khác nghe vàbổ sung - Trong các hoạt động , có hoạt động nào em chỉ làm việc một mình mà không có các bạn và cô giáo? (Không có hoạt động nào mà có thể làm việc một mình?) - GV: Trong bất kì hoạt động vui chơi nào em cũng phải biết hợp tác , giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ , để chơi vui hơn. - Củng cố, dặn dò: - HS làm bài tập TN NXTH * RÚT KINH NGHIỆM Thứ tư, ngày tháng 12 năm 2008 Thể dục Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. Mục tiêu: Kiểm tra các động tác TDRLTTCB Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng Địa điểm – Phương tiện: Địa điểm : Sân trường - Phương tiện : Còi III Nội dung – phương pháp : Nôi dung Thời lượng Phương pháp 1/ Phần mở đầu : GV ổn định và tập hợp lớp . Phổ biến nội dung tiết học HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp đ TC: Diệt các con vật có hại Ôn phối hợp: N1:Đứng đưa 2 tay ra trước N2:đứng đưa 2 tay dang ngang N3:đứng đưa 2 tay lên cao chếch chữ v N4: về TTĐCB Ôn 1-2 lần N1: đứng hai tay chống hông, dưa chân trái ra trước. N2:thu chân về, 2 tay chống hông N3:đứng đưa chân phải ra trước N4: về tư thế đứng chuẩn bị 2/ Phần cơ bản : NDKT: mỗi HS thực hiện 2 trong 10 động tác TDRLTTCB 3/ phần kết thúc Đi thường theo nhịp 2,4 Đứng vỗ tay hát GV và HS hệ thống bài GV nhận xét và công bố kết quả 7’ 1-2 lần 1-2lần 23’ 5’ Đội hình 4 hàng dọc Đội hình 4 hàng ngang Đội hình 4 hàng dọc Cách đánh giá: HS thực hiện được 1 hoặc không thực hiện được, GV cho kiểm tra lại Rút kinh nghiệm: Học vần Bài 66 : uôm , ươm I. Mục tiêu: HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: uôm, ươm, cánh buồm, đàn bướm Đọc được câu ứng dụng : Những bông cải từng đàn Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Ong bướm Giảm nhẹ yêu cầu luyện nói, tăng rèn đọc, viết vần , từ. II. Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ, bảng phu, tranh. Trò chơi : Ghép hoa III.Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Hát và kiểm tra - Đọc bảng quay – Viết bảng con – Đọc SGK - NX Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hôm nay em học vần uôm, ươm – 2 HS – ghi Học trước vần uôm – ghi – 2 HS Hoạt động 3: Dạy vần uôm , ươm ëNhận diện vần uôm: - uôm được ghép từ những âm nào? - So sánh uôm với iêm (giống – khác) – GV đánh vần – vài HS đọc HS và GV cài vần: uôm – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn Cô có tiếng : uôm - ghi - phân tích tiếng – đánh vần GV và HS cài tiếng: buồm - Ghi - đánh vần - đọc trơn GV giới thiệu tranh: cánh buồm - giảng: mảnh vải lớn, dây giương lên để hứng gió cho thuyền ghe chạy – ghi – HS đọc trơn từ HS đọc cả bài. HS viết bảng con : GV viết mẫu, hướng dẫn, tô bóng, HS viết bảng con ë Nhận diện vần ươm: - ươm được ghép bởi các âm nào? - So sánh ươm và uôm – dạy tương tự - Thư giãn ë Luyện đọc từ ứng dụng: - GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – HS đọc tiếng , từ - giảng: * Ao chuôm:chỗ trũng đọng nước. * Nhuộm vải: nhúng vải vào nước màu để cho thấm màu * Vườn ươm : nơi gieo trồng hạt giống cho đến khi mọc cây non, đủ sức thì bứng đi nơi khác * Cháy đượm : lửa tỏa nhiều nhiệt, cháy lâu tàn. - HS đọc toàn bài – CL – GV đọc mẫu - NXTH. TIẾT 2 Hoạt động 1: Luyện đọc Kiem tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng thứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp. HS đọc SGK – GV chỉ Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng - GV ghi - HS đọc nhẩm – cất SGK Các chữ nào viết hoa? Tại sao? - HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt câu – GV đọc mẫu – 2 HS đọc Giẻ: cây leo cùng họ với na, lá hình bầu dục, hoa có cánh dài và dày màu vang lục, hương thơm ngọt , hoa nở vào đầu mùa hè. Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu – Hướng dẫn viết HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách. GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn Hoạt động 3: Luyện nói HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Ong, bướm, chim, cá cảnh GV phóng to tranh Tranh vẽ con vật gì? Con ong thích gì? (hút mật hoa) Con bướm thích gì? (hoa) Con ong và con chim có ích gì cho các bác nông dân? (hút mật thụ phấn cho hoa, bắt sâu bọ) Nhà em có nuôi cá không? Cá gi? Nuôi ở đâu? (nuôi trong hồ kiếng) Em thích con gì nhất? GDTT Củng cố, dặn dò: HS đọc cả bài // GV chỉ bảng – GV đọc mẫu - CL Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc TC ghép hoa) : nhuốm màu, luộm thuộm, tươm tất, lưỡi gươm Chuẩn bị: “ôn tập “ Rút kinh nghiệm: Toán Tiết 63 : Luyện tập / 88 Mục tiêu: Giúp HS củng cố và rèn luyện kĩ năng cộng trừ trong phạm vi 10 Tiếp tục củng cố kĩ năng tóm tắt bài toán, hình thành bài toán rồi giải toán Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – TC : hái quả Các hoạt động dạy học: 1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC Chuyền lá qua bài hát – HS đọc kết quả các phép tính: 3+7= , 4+=10 , 10-5= , 10-=7 , 2+8= , 1+9= Đặt tính: 10 – 9 //10 - 8 , 6 + 4 // 7 + 3 NX 2)Hoạt động2: Luyện tập - GV giới thiệu bài + Bài 1 : Tính HS nêu yêu cầu bài tập – HS làm SGK – HS đọc nối tiếp – NX – Chốt: mối liên hệ giữa phép cộng và trừ Bài 2 : Số - HS nêu yêu cầu a/ Viết như SGK – 4 HS chơi tiếp sức – NX b/ TC hái quả – Đọc - NX + Bài 3 : ><= HS nêu yêu cầu – Cả lớp làm vở – thu chấm vài vở - NX + Bài 4 : Viết phép tính thích hợp HS đọc tóm tắt – Nêu đề toán -> Ghi phép tính vào bảng con // 1HS lên bảng – NX Ai còn lập phép tính khác ? Vì sao? Củng cố, dặn dò: HS đọc bảng cộng và trừ trong phạm vi 10. TC đúng sai : 2+5=6 , 6-3=6 , 10-5=5 , 10-0=0 Chuẩn bị : Luyện tập / 89 Rút kinh nghiệm: Thứ năm, ngày tháng 12 năm 2008 Toán Tiết 64 : Luyện tập / 89 Mục tiêu: Giúp HS - Giúp HS nhận biết số lượng trong phạm vi 10. Đếm trong phạm vi 10 , thứ tự các dãy số từ 0 đến 10. Củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 Cũng cố thêm một bước các kĩ năng ban đầu của việc giải toan có lời văn. II.Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – que tính, tròn, tam giác – SGK III.Các hoạt động dạy học: 1)Hoạt động 1: Ổn định – KTBC - Bảng quay: 10 - = 5 , 2+3 = , 10 – 7 = , 2+ = 9 , 4+5 5+4 , 9 7+2 - Viết bảng con: 10 1+9 // 8 2+7 , 10 3+3 // 2+2 4+2 NX 2)Hoạt động2: Luyện tập + Bài 1 : HS nêu yêu cầu – GV vẽ sẵn trên bảng như SGK - Chơi đối đáp (1 bạn nêu số chấm tròn – 1 bạn nêu số tương ứng) – 1 HS ghi trên bảng - NX + Bài 2 : Đọc các số từ 0 đến 10 , từ 10 đến 0 HS nêu yêu cầu bài tập – HS đọc - CL đọc - NX Bài 3 : tính: HS nêu yêu cầu bài tập - HS làmbảng con // 3 HS lên bảng – NX GV chốt + Bài 4: Số: HS nêu yêu cầu – HS làm SGK // 2HS lên bảng làm - NX - chốt Bài 5 : Viết phép tính thích hợp HS nêu tóm tắt , đọc đề toán – HS nêu lời giải - HS ghi phép tính vào bảng con // HS lên bảng - NX. ( a và b tương tự) Củng cố, dặn dò: HS đọc bảng cộng trừ 10 Chuẩn bị : Luyện tập / 90 Rút kinh nghiệm: Học vần Bài 67 : ôn tập I. Mục tiêu: HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học có kết thúc bằng m. Đọc đúng câu, từ và đoạn thơ ứng dụng. Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể . Giảm nhẹ yêu cầu kể chuyện tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết. Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ, bảng phu, tranh quả cam. Trò chơi: Ghép hoa. III Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Ổn định – KTBC Đọc bảng quay - Đọc sách giáo khoa - Viết bảng con. Hoạt động 2: Ôn tập GV giới thiệu bài Quan sát tranh đưa ra âm , vần , tiếng Quả gì? Cam có vần gì? HS cài các vần kết thúc bằng âm m HS nêu, GV ghi theo thứ tự bảng ôn Cá nhân, nhóm cả lớp đọc. GV chỉ bảng – HS đọc âm ở cột dọc, âm vần ở cột ngang. GV ghép mẫu âm ở cột dọc với âm vần cột ngang -> tạo thành vần HS đọc trơn vần. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành GV ghi các từ ứng dụng : lưỡi liềm , xâu kim , nhóm lửa – HS nhẩm đọc Tìm tiếng mang vần vừa ôn? HS luyện đọc tiếng, từ – CN – CL – Giảng : Lưỡi liềm : lưỡi cong , dùng vơ cỏ , cắt lúa HS đọc cả bài. Luyện viết các từ ứng dụng: GV viết mẫu HS viết vào bảng con. Nhận xét. TIẾT 2 1) Hoạt động 1: Luyện đọc Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảng. HS quan sát tranh. Tranh vẽ gì? HS đọc câu ứng dụng. Tìm tiếng mang vần vừa ôn? Giới thiệu bài thơ Tìm tiếng viết hoa trong câu ? HS gạch chân HS luyện đọc tiếng, từ, câu. GV đọc mẫu – CL Thư giãn 2) Hoạt động 2: Luyện viết GV viết mẫu, nêu kĩ thuật viết HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút GV chấm 1 số vở. Nhận xét 3) Hoạt động 3:Kể chuyện : Đi tìm bạn HS quan sát các tranh SGK. GV kể lần 1 – HS nghe GV kể lần 2 – Kết hợp tranh Học nhóm: Đôi ban HS kể nội dung mỗi tranh Tranh 1: Sóc và Nhím là đôi bạn thân , chúng chơi nô đùa với nhau Tranh 2: Có một ngày gió lạnh, Sóc đi tìm Nhím nhưng không Thấy , Sóc buồn lắm Tranh 3: Gặp Thỏ, Sóc hỏi nhưng Thỏ không biết , đôi khi nghỉ Dại: sợ Nhím bị Sói ăn thịt. Sóc lại đi tìm khắp nơi. Tranh 4: Mùa xuân đến, Sóc gặp lại Nhím và mới biết cứ mùa đông đến , họ nhà Nhím phải tìm nơi tránh rét. HS kể toàn bài GV nêu ý nghĩa truyện: Câu chuyện nói lên tình bạn thân thiết giữa Sóc và Nhím, mặc dù chúng có hoàn cảnh sống khác nhau. Củng cố, dặn dò: Hs đọc cả bài. Trò chơi: Ghép hoa. HS tìm các tiếng mang vần vừa ôn. Chuẩn bị : “ ot, at” Rút kinh nghiệm: Thủ công Gấp cái quạt(tiết 2) I Mục tiêu: HS biết gấp và gấp được cái quạt. II Đồ dùng dạy học: Quạt mẫu Vở, giấy màu, chỉ, hồ III Các hoạt động dạy học: 1) Hoạt động 1: Ổn định – KTBC - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. - Kiểm tra HS gấp quạt nháp - NX 2) Hoạt động 2: Thực hành GV nhắc lại các qui trình gấp quạt theo 3 bước : Đặt giấy màu lên mặt bàn và gấp các nếp gấp cách đều. Gấp đôi để lấy dấu giữa, dùng chỉ len buộc chặt phần giữa, bôi hồ lên nếp gấp ngoài cùng Dùng tay ép chặt để 2 phần đã bôi hồ dính sát vào nhau. Hồ khô , mở ra ta được cái quạt. HS thực hành gấp nháp – GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. HS trình bày sản phẩm. Chọn sản phẩm đẹp – NXTD Tinh thần học tập và sự chuẩn bị Mức độ đat kĩ thuật gấp của cả lớp và đáng giá sản phẩm Chuẩn bị: “ gấp cáiví “ Rút kinh nghiệm: Thứsáu, ngày tháng năm 2008. Âm nhạc Nghe hát Quốc ca và kể chuyện âm nhạc I Mục tiêu: HS được ngheQuốc ca – Chao cờ có hát Quốc ca Lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang Qua câu chuyện nhỏ , thấy được mối liên quan giữa âm nhạc và đời sống II Chuẩn bị: Song loan, thanh phách – Bài Quốc ca III Các hoạt động dạy học: 1) Hoạt động 1: Ổn định - KTBC HS hát : Sắp đến Tết rồi và Đàn gà con Nhận xét 2) Hoạt động 2: Nghe hát Quốc ca - Quốc ca là bài hát chung của cả nước: Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác. Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạc bài Quốc ca, tất cả mọi người đứng thẳng, nghiêm trang, mắt hướng về Quốc kì - GV hát – HS nghe (hoặc nghe băng) - GV tập cho cả lớp chào cờ khi nghe Quốc ca 3) Hoạt động 3: Kể chuyện Nai và Ngọc ( SGV / 37) - Tại sao các loài vật lại quên cả việc phá hoại mùa màng nương rẫy? (do mãi nghe thiếng hát tuyệt vời của em bé) - Tại sao đêm khuya mà dân làng không ai muốn về? (vì tiếng hát của em bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn) KL: Tiếng hát của Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được các loài muôn thú đến phá hoại nương rẫy lúa ngô. Mọi người đều yêu quý tiếng hát của em bé. Củng cố, dặn dò: Chuẩn bị: “Các bài hát dân ca”. Rút kinh nghiệm: Học vần Bài 68: ot , at I. Mục tiêu: HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ: ot , at , tiếng hót , ca hát Đọc được câu ứng dụng : Ai trồng cây mê say. Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Gà gáy, chim hót, chúng em ca hát Giảm nhẹ yêu cầu luyện nói, tăng rèn đọc, viết vần , từ. II. Đồ dùng dạy học: Bộ ghép chữ, bảng phu, tranh. Trò chơi : Ghép hoa III.Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 Hoạt động 1: Hát và kiểm tra - Đọc bảng quay – Viết bảng con – Đọc SGK - NX Hoạt động 2: Giới thiệu bài Hôm nay em học vầnot , at – 2 HS – ghi Học trước vần ot – ghi – 2 HS Hoạt động 3: Dạy vần ot , at ëNhận diện vần ot: - ot được ghép từ những âm nào? - So sánh ot với om (giống – khác) – GV đá
File đính kèm:
- tuan 16.doc