Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 24 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Ngày
Môn học
Tựa bài
Thứ hai
23-2-2009
Học vần
Toán
 Đạo đức
Bài 100: uân uyên
Tiết 93 : Luyện tập /128
Đi bộ đúng quy định( t2 )
Thứ ba
24-2-2009
Toán
Học vần
Mĩ thuật
Tự nhiên XH
Tiết 94 : Cộng các số tròn chục
Bài 101: uât uyêt
Vẽ cây đơn giản
Cây gỗ
Thứ tư
25- 2 -2009
Thể dục
Học vần
Toán
Bài thể dục – Đội hình đội ngũ
Bài 102: uynh uych
Tiết 95 : Luyện tập / 130
Thứ năm
26- 2 -2009
Toán
Học vần
Thủ công
Tiết 96 : Trừ các số tròn chục
Bài 103: Ôn tập
Cắt dán hình chữ nhật (tiết 1)
Thứ sáu
27-2-2009
Âm nhạc
 Tập viết
HĐTT
Học bài Quả
Tuần 21: tàu thủy, giấy pơ luya...
Tuần 22: ôn tập
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai, ngày 23 tháng 2 năm 2009
HỌC VẦN
BÀI 100: UÂN UYÊN 
MỤC TIÊU:
 - Đọc viết được : uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền
 - Đọc được đoạn thơ ứng dụng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Em thích đọc truyện
CHUẨN BỊ :
 - Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần uân , uyên - 2HS đọc – ghi .
Học trước vần uân – ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
a)Nhận diện vần :
uân có âm nào ghép với âm nào?
So sánh uân và ân có gì giống và khác ?
GV đánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + GV cài uân – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn 
Cô có tiếng xuân – ghi– 2HS đọc .Phân tích – đánh vần tiếng 2 lần – 2 HS đánh vần
HS + GV cài chữ xuân – 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu tranh mùa xuân – giảng - 2 HS đọc
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần uân em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
 b) Nhận diện uyên:
 - uyên có âm nào ghép với âm nào ? 
 - So sánh uyên với uân - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện - HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng: 
* huân chương: huy chương thưởng cho người có công với đất nước
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? – giảng - Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.- lưu ý độ rộng, độ cao, khoảng cách
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Em thích đọc truyện 
 - GV hỏi – HS trả lời:
* Tranh vẽ gì? 
* Bạn thích đọc những truyện gì?
* Bạn thích nhất truyện nào?
* Bạn hãy giới thiệu tên truyện, các nhân vật trong truyện mà bạn thích
* Bạn hãy kể một đoạn chuyện hoặc cả câu chuyện mà bạn thích
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: tìm từ mới : quân lệnh, quận huyện, thuận tiện, tuân theo, kể chuyện, quyển sách, tuyển sinh, tuyên huấn...
RÚT KINH NGHIỆM :
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 93: LUYỆN TẬP / 128
MỤC TIÊU:
 Củng cố về đọc , viết, so sánh các số tròn chục
 Bước đầu nhận ra “ cấu tạo” của các số tròn chục ( từ 10 à 90 chẳng hạn : 30 gồm 3 chục và 0 đơn vị)
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK – bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm bài cũ
 1HS đếm xuôi 10 à 90 , 1HS khác đếm 90 à 10
 Bảng quay : 20...10, 60...90,/ 50...70, 30...40, / 40...40.40...80.
 Viết bảng con : 20 , 70 NX
 Hoạt động 1: Luyện tập
 Giới thiệu – HS – ghi
 Bài 1: HS đọc yêu cầu – HS làm SGK // 1 HS làm bảng phụ - CL d-ọc kiểm tra - NX
 Bài 2: HS đọc yêu cầu – HS làm SGK – HS đọc nối tiếp
 Bài 3: HS đọc yêu cầu – hát chuyền hoa – ai có hoa lên đứng thành 2 đội và đọc số - Tổ 1,2 ghi số bé nhất vào bảng con , tổ 3,4 ghi số lớn nhất vào bảng con – đọc - NX
 Bài 4: a/ GV đính các số ở những quả bóng lên bảng – HS viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn vào bảng con – CL đọc – NX
 b/ GV đính các chú thỏ có mang số lên bảng- CL ghi theo thứ tự từ lớn đến bé vào bảng con – đọc - NX
 Hoạt động 2: Củng cố: 
 HS đếm từ 10 à 90, 90 à 10 . Số 90 gồm mấy chục và mấy đơn vị? . NXTH
RÚTKINHNGHIỆM.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
ĐẠO ĐỨC
ĐI BỘ ĐÚNG QUI ĐỊNH ( T2)
MỤC TIÊU: 
 HS thực hiện được đi bộ đúng qui định
CHUẨN BỊ:
 Bài tập Đạo đức – 3 đèn hiệu làm bằng bìa cứng ( đỏ, xanh, vàng hình tròn đường kính 15 hoặc 20cm)
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi đông: Hát và kiểm tra:
 - Ở nông thôn đi bộ phải đi như thế nào?
 - Ở thành phố đi bộ ở đâu? ( vỉa hè) Khi qua đường như thế nào? (đi theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu và đi vào vạch qui định) NX 
 Hoạt đông 1: Làm bài tập 3
 - HS xem tranh và trả lời câu hỏi
 + Các bạn trong tranh có đi bộ đúng qui định không?
 + Điều gì có thể xảy ra? Vì sao?
 + Khi thấy bạn mình như thế em làm gì?
 - HS trả lời đôi bạn
 - Vài nhóm trình bày kết quả thảo luận – CLNX
 GV: Đi dưới lòng đường là sai qui định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
 Hoạt động 2: Làm BT 4
 - GV giải thích yêu cầu bài tập
 - HS quan sát tranh và tô màu vào tranh đảm bảo đi bộ an toàn
 - Hs nối các tranh đã tô màu với tô màu với bộ mặt tươi cười
 - GV kết luận: tranh 1,2,3,4,6 đúng qui định, tranh 5,7,8 sai qui định
 Đi bộ đúng qui định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác
 Hoạt động 3: TC đèn xanh , đèn đỏ
 - HS đứng tại chỗ - khi có dèn xanh à 2 tay quay nhanh. Khi có đèn vàng à quay từ từ. Khi có đèn đỏ à tay không cử động.
 - CL đọc câu thơ cuối bài. NXTH
RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 24 tháng 2 năm 2009
TOÁN 
CỘNG CÁC SỐ TRÒN CHỤC
MỤC TIÊU
 Biết cộng một số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100 ( đặt tính, thực hiện phép tính)
 Tập cộng nhẩm một số tròn chục với một số tròn chục trong phạm vi 100
CHUẨN BỊ
 Các bó chục que tính
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Khởi động 1: Hát và kiểm tra
 - HS đọc từ 10 à 90, từ 90 à 10
 - 40 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? ( 70, 30 tương tự)
 - Bảng quay : 30.40, 30.20, 50.40, 6080, 90.80 , 7050
 - Viết bảng con: GV ghi 10, 70, 50, 90, 30. CL ghi theo thứ tự từ bé đến lớn NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu cách cộng các số tròn chục theo cột dọc
 - Giới thiệu: 2HS – ghi
 - HS + GV lấy 3 bó que tínhđể lên bàn hỏi : “ có mấy bó que tính?” – 3 bó que tính là bao nhiêu que tính?
 - 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? – GV ghi 3 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị
 - HS + GV lấy 2 bó que tính để ở hàng dưới và hỏi tương tự như trên
 - 3 bó que tính và 2 bó que tính là mấy bó que tính? – Có que rời nào không? – Vậy 5 bó que tính là bao nhiêu que tính? – ghi
 - 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị? – GV ghi 5 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị
 Để biết cách nào ra được 50 ta làm tính cộng. Ai có thể đặt tính được? 1 HS làm // CL làm
 GV: Đặt tính : viết 30 rồi 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đ/ vị viết dấu + , kẻ vạch ngang
 Tính từ phải sang trái
 . Tính 0+0=0 viết 0 ( HS đọc- GV ghi)
 . 3+2=5 viết 5 ( “ ) 
 50 . Vậy 30 + 20 = 50
 GV : Muốn làm tính cộng số tròn chục ta phải đặt tính: chục thẳng cột chục, đ/vị thẳng cột đ/ vị sau đó gạch ngang rồi tính từ phải sang trái – cất que tính
 Hoạt dộng 2: thực hành
 Bài 1: làm bảng con // HS lên bảng NX – chốt
 Bài 2: HS làm SGK - HS đọc nối tiếp – Giảm tải cột 2 đưa vào TC củng cố
 Bài 3: HS làm vở // 1 HS làm bảng lớp – NX – chốt
 Hoạt động 3: củng cố: TC thi làm tính nhanh cột 2 bài 2
RÚT KINH NGHIỆM
HỌC VẦN
BÀI 101: UÂT UYÊT
MỤC TIÊU:
 - Đọc viết được : uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh
 - Đọc được đoạn thơ ứng dụng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp
CHUẨN BỊ :
 - Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần uât , uyêt - 2HS đọc – ghi .
Học trước vần uât – ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
a)Nhận diện vần :
Uât có âm nào ghép với âm nào?
So sánh uât và uân có gì giống và khác ?
GV đánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + GV cài uât – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn 
Cô có tiếng xuất – ghi– 2HS đọc .Phân tích – đánh vần tiếng 2 lần – 2 HS đánh vần
HS + GV cài chữ xuất – 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu tranh sản xuất – giảng - 2 HS đọc
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần uât em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
 b) Nhận diện uyên:
 - uyêt có âm nào ghép với âm nào ? 
 - So sánh uyêt với uât - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : luật giao thông, nghệ thuật, băng tuyết, tuyệt đẹp. HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng: 
* luật giao thông: những qui định đặt ra bắt mọi người tuân teo khi giao thông trên đường
* nghệ thuật: phương tiện dùng những hình tượng nhất định để phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? – giảng - Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.- lưu ý độ rộng, độ cao, khoảng cách
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp
 - GV hỏi – HS trả lời:
* Nước ta có tên gì? Trong tranh có cảnh nào đẹp?
* Em biết đất nước ta có cảnh gì đẹp?( đẹp ở núi rừng , biển, sông, cảnh chùa, nhà rhờ, cảnh các công trình đẹp và lớn...)
* Cảnh đẹp đó ở đâu? Tên cảnh đẹp là gì? ( Đà Lạt, Sa Pa, Vịnh Hạ Long ...)
* Cảnh đẹp nào ở đất nước ta là kì quan của thế giới?
* Em thích cảnh đẹp ở đâu? - GDTT
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: tìm từ mới : khuất núi, truất quyền, năm tuất, trăng khuyết, khuyết điểm, tuyệt vời...
RÚT KINH NGHIỆM :
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
MĨ THUẬT
VẼ CÂY ĐƠN GIẢN
MỤC TIÊU:
 Nhận biết được hình dáng của cây và nhà - Biết cách vẽ cây và nhà
 Vẽ được bức tranh đơn giản có cây có nhà và vẽ mau theo ý thích
 Tích hợp giáo dục môi trường : Kiến thức: Biết vẻ đẹp của thiên nhiên VN – thiên nhiên là môi trường để con người sống và làm việc – Biết một số biện pháp cơ bản bảo vệ môi trường thiên nhiên – Thái độ , tình cảm : Biết yêu mến cảnh đẹp quê hương – Có ý thức giữ gìn môi trường – Kĩ năng hành vi: Biết giữ gìn cảnh quan môi trường. – Mức độ tích hợp : Bộ phận
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: tranh ảnh một số cây và nhà - hình vẽ minh họa một số cây và nhà
 HS: màu vẽ, vở TV, bút chì
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 Kiểm tra ĐDHT – chấm một số vở tập vẽ. - NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu hinh ảnh cây và nhà
 - HS quan sát tranh ảnh có cây và nhà
 + Cây: lá, vòm lá, tán lá ( màu xanh, vàng) Thân cây, cành cây ( màu nâu hay đen...)
 + Ngôi nhà: mái nhà hình thang hay hình tam giác – Tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào...
 - GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh về phong cảnh ( có cây, có nhà, có đường đi, ao , hồ...) GV lồng Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
 Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ cây và nhà
 - GV treo tranh minh họa hoặc hướng dẫn trên bảng cách vẽ cây và nhà
 + Vẽ cây: vẽ thân cây trước , vòm lá sau
 + Vẽ nhà: vẽ mái trước, tường và cửa sau
 + Trước khi vẽ HS xem tranh trước ở vở TV 1
 Hoạt động 3: Thực hành
 - GV gợi ý HS làm bài tập
 * Vẽ cây và nhà theo ý thích
 * HS trung bình chỉ cần vẽ cây và nhà, HS khá cần vẽ các hình phụ
 * Vẽ cây , nhà to vừa phải với khổ giấy, vẽ them trời, mây, người, và các con vật – Gợi ý HS chọn màu và vẽ màu - HS làm bài
 Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá: 
 - Hướng dẫn nhận xèt về: Hình vẽ - màu sắc – Cách sắp xếp hình ảnh HS tìm bài vẽ mà mình thích
 Dặn dò: Quan sát cảnh vật ở xung quanh nơi ở
RÚT KINH NGHIỆM:
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÂY GỖ
MỤC TIÊU: Hs biết
 Kể tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng
 Quan sát phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây gỗ
 Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ
 HS có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành, ngắt lá
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm tra:
 - Các cây hoa có bộ phận gì? ( rễ, thân, lá, hoa)
 - Người ta trồng hoa để làm gì? ( làm cảnh, trang trí, làm nước hoa)
 - Kể tên các loài hoa mà em biết. NX 
 Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ
 -Giới thiệu – ghi tựa – 2HS
 Mục tiêu: nhận ra cây gỗ, phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ
 - Giờ chơi, GV tổ chức CL quan sát chỉ xem cây nào là cây gỗ, tên cây đó là gì? – Cây đó có mấy phần? (rễ, thân, lá – em có nhìn thấy rễ không?)
 - Đặc điểm của cây ( cao hay thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm so với cây rau, cây hoa đã học – HS phát biểu
 KL: Giống các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá, hoa. Nhưng cây gỗ có thân to, cao cho ta gỗ để dùng, cây gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán để tỏa bóng mát
 Hoạt động 2: SGK
 Mục tiêu: HS biết đặt câu hỏi và dựa vào các hình ảnh SGK trả lời câu hỏi – Biết ích lợi của việc trồng cây gỗ
 B1: mở SGK /24đôi bạn quan sát tranh, đặt câu hỏi và trả lời
 B2: 1 vài cặp lên GV hỏi và HS TL:
 - Cây gỗ được trồng ở đâu?
 - Kể tên một số cây gỗ thường gặp ở địa phương
 - Kể tên một số đồ dùng được làm bằng gỗ 
 - Nêu ích lợi của cây gỗ - HS khác bổ sung
 KL: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ, làm đồ dùng và làm nhiều việc khác. Cây gỗ có bộ rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, tỏa bóng mát. Vì vậy cây gỗ thường được trồng nhiều thành rừng ( H1 / 50 là rừng cao su được trồng ở Đắc Lắc) hoặc được trồng ở khu đô thị để có bóng mát, làm cho không khí trong lành ( hình chụp trang 50 phía trên là cây sao ở TPHCM, phía dưới là cây phượng vĩ ở Huế
 Hoạt động 3: Làm bài tập
 HS làm bài tập
RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ tư, ngày 25 tháng 2 năm 2009
THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC – ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
MỤC TIÊU:
 Ôn 6 động tác thể dục đã học. Học động tác điều hòa
 Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc cả lớp
CHUẨN BỊ:
 Sân bãi, 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 NỘI DUNG
THỜI LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP + TC
Phần mở đầu:
Phổ biến ND và YC bài học
 -Đứng vỗ tay hát
 - Xoay khớp cổ tay và các ngón tay(đan các ngón tay của 2 bàn tay lại với nhauà xoay thành vòng tròn)
 - Xoay khớp cổ tay và cẳng tay( co 2 tay ngang ngực rồi xoay cẳng tay đồng thời xoay cổ tay)
 - Xoay đầu gối ( đứng 2 chân rộng bằng vai và khuỵu gối 2 bàn tay chống lên 2 đầu gối xoay theo vòng tròn)
 - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1-2 - TC: tự chọn
 Phần cơ bản: 
Ôn bài TD (lần 3 từng tổ trình diễn)
-Ôn tập họp hàng dọc ,dóng hàng,điểm số theo tổ, đứng nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, dàn hàng, dồn hàng
-ĐT điều hòa: GV nêu tên ĐT, làm mẫu,giải thích ĐT – HS tập
-Tâng cầu: từng HS đứng tại chỗ or di chuyển dùng tay or bóng để tang cầu
-Đứng theo từng đôi để chuyền cầu cho nhau
Phần kết thúc: 
 -Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc
- Ôn 2 ĐT vươn thở , điều hòa
- Đi thường theo vòng tròn hít thở sâu
 Hệ thống bài học – NXTH
 NX giao bài tập về nhà
 1 – 2’
 1 – 2’
5à10 vòng mỗi chiều
 1’
 3 lần 2 x8 nhịp 
30 – 40m
 1 x 8 nhịp
 1’
 1’
 1 – 2’
Đội hình 4 hàng dọc
4 hàng dọc
Lần 3,4 chỉ hô nhịp, không làm mẫu
RÚT KINH NGHIỆM
.
HỌC VẦN
BÀI 102: UYNH UYCH
MỤC TIÊU:
 - Đọc viết được : uynh, uych, phụ huynh , ngã huỵch
 - Đọc được đoạn thơ ứng dụng
 - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện , đèn huỳnh quang
CHUẨN BỊ :
 - Tranh – SGK – bảng con - ĐDTV 
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 Khởi động : Hát và kiểm tra :
Đọc bảng quay - đọc SGK - viết bảng con - nhận xét .
 Hoạt động 1 : Giới thiệu bài
Hôm nay cô dạy vần uynh, uych - 2HS đọc – ghi .
Học trước vần uynh – ghi – 2HS đoc .
 Hoạt dộng 2 : Dạy vần 
a)Nhận diện vần :
Uynh có âm nào ghép với âm nào?
So sánh uynh và uyêt có gì giống và khác ?
GV đánh vần 2 lần – 3HS đánh vần .
HS + GV cài uynh – 2/3 lớp` đánh vần – đọc trơn 
Cô có tiếng huynh – ghi– 2HS đọc .Phân tích – đánh vần tiếng 2 lần – 2 HS đánh vần
HS + GV cài chữ huynh – 10 HS đánh vần – 3HS đọc trơn .
Giới thiệu tranh phụ huynh – giảng - 2 HS đọc
Đọc cả nội dung bài – HS – CL
Viết bảng : Muốn có vần uynh em viết như thế nào ? 
 GV hướng dẫn viết – tô bóng
 HS viết bảng con .
 b) Nhận diện uych:
 - uych có âm nào ghép với âm nào ? 
 - So sánh uych với uynh - Dạy tương tự.
c)Luyện đọc tiếng từ:
GV ghi từ : luýnh quýnh, khuỳnh tay, huỳnh huỵch, uỳnh uỵch. HS nhẩm
HS tìm tiếng có mang vần – gạch .
HS đọc thứ tự và không thứ tự - giảng: 
* luýnh quýnh: hành động vụng về, lúng túng mất bình tĩnh
* huỳnh huỵch: Tiếng động trầm đục nặng nề do một hoạt động nặng nhọc liên tiếp nào đấy gây ra
* uỳnh uỵch: tiếng động to trầm và liên tiếp như tiếng vật nặng rơi xuống đất
 - 5HS đọc toàn bài – GV đọc mẫu – NXTH.	
.
TIẾT 2
 Hoạt động 3 : Luyện tập :
 Luyện đọc :
HS đọc thứ tự và không thứ tự - 2/3 lớp.
SGK – 5 HS đọc – GV chỉ
Nhìn qua trang bên , quan sát tranh vẽ gì? – giảng - Cất SGK
Cô ghi câu – HS nhẩm.
Tìm chữ viết hoa? Tại sao?
Tìm tiếng có mang vần vừa học – gạch – đọc.
HS đọc tiếng, từ, cụm từ, câu. Thư giãn
 Luyện viết:
Cô treo bảng viết sẵn, hướng dẫn viết từng dòng.- lưu ý độ rộng, độ cao, khoảng cách
HS viết vở TV – Thu chấm vở - NX.
 Luyện nói:
HS đọc chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang
 - GV hỏi – HS trả lời:
* Tên của mỗi loại đèn là gì? 
* Đèn nào dùng điện để thấp sáng, đèn nào dùng dầu để thắp sáng?
* Nhà em có những loại đèn gì? 
* Nói về một loại đèn em vẫn dùng để đọc sách hoặc học ở nhà.( Tên loại đèn là gì? Nó dùng gì để thắp sáng? Khi muốn cho đèn sáng hoặc thôi không sáng nữa em phải làm gì? Khi không cần dùng đèn nữa có nên để đèn sáng không? Vì sao? GDTT
 Củng cố :
Đọc SGK – HS đọc – GV đọc mẫu – CL đọc.
Trò chơi: tìm từ mới : huynh đệ, khuynh hướng, 
RÚT KINH NGHIỆM :
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
TIẾT 95: LUYỆN TẬP / 130
MỤC TIÊU:
 Củng cố về làm tính cộng ( đặt tính, tính) và cộng nhẩm các số tròn chục trong phạm vi 100
 Củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng (thông qua các ví dụ cụ thể)
 Củng cố về giải toán
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - SGK – bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Khởi động: Hát và kiểm bài cũ
 - Bảng quay: 20+40, 30+50, 40+30, 70+20, 80+10, 20+30
 - Viết bảng con: Đặt tính rồi tính: 40+30 // 50+40, 70+10 // 20+50 NX
 Hoạt động 1: Luyện tập
 Giới thiệu – HS – ghi
 Bài 1: HS đọc yêu cầu – HS làm bảng con // HS lên bảng
 -Khi đặt tính ta phải đặt như thế nào? ( viết các số thẳng cột) 
 - Cách tính như thế nào? ( tính từ phải sang trái) GV chốt
 Bài 2: HS đọc yêu cầu 
 a/ HS làm SGK – đọc nối tiếp – Hai phép tính ở mỗi cột có điểm gì giống? (khác) – Khi đổi chỗ các số thì kết quả như thế nào? – chốt
 b/ HS làm bảng con // 1HS lên bảng – chốt
 Bài 3: HS nêu bài toán – 1HS tóm tắt – GV ghi – CL giải vào vở // 1HS lên lớp – chấm vở - NX
 Bài 4: GV ghi bảng phụ - 1 HS đọc yêu cầu – CL làm SGK – 8 HS lên chơi tiếp sức – NX – CL đọc
 Hoạt động 2: Củng cố: 
 TC đúng sai với các phép tính: 40+40=40, 20+20=40, 60+20=80, 40+30=60 NXTH 
RÚTKINHNGHIỆM.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ năm, ngày 26 tháng 2 năm 2009
TOÁN
 TIẾT 96 : TRỪ CÁC SỐ TRÒN CHỤC
MỤC TIÊU
 Biết làm tính trừ 2 số tròn chục trong phạm vi 100 ( đặt tính , thực hiện phép tính)
 Tập trừ nhẩm hai số tròn chục trong phạm vi 100
 Củng cố về giải toán
CHUẨN BỊ
 Các bó chục que tính
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Khởi động 1: Hát và kiểm tra
 - Bảng quay : 40+20 , 30+30 , 10+70 , 50+40 , 60+20 , 30+40
 - Viết bảng con: 30cm + 40cm // 40cm + 40cm , 50cm + 20cm // 10cm + 40cm - NX
 Hoạt động 1: Giới thiệu cách trừ 2 số tròn chục 
 - Giới thiệu: 2HS – ghi
 - HS + GV lấy 5 bó que tínhđể lên bàn hỏi : “ có bao nhiêu que tính?” ( 50 que tính)
 - 50 gồm mấy chục và mấy đơn vị? – GV ghi 5 ở cột chục, 0 ở cột đơn vị
 - HS + GV tách 2 bó que tính : tách mấy que tính? ( 20 que tính)
 - 20 gồm mấy chục, mấy đơn vị? – GV ghi 2 ở cột chục dưới 5, 0 ở cột đơn vị - “tách ra” tương ứng với phép tính gì? (phép trừ)
 - Số que tính còn lại gồm mấy bó chục? ( 3 bó chục ) Có que rời không?
 - 30 gồm mấy chục và mấy đơn vị? – GV ghi
 * Để biết cách nào ra được 30 ta làm tính trừ. Ai có thể đặt tính được? 1 HS làm // CL làm bản con – HS nêu cách đặt tính
 * GV: Đặt tính : viết 50 rồi viết 20 sao cho chục thẳng cột với chục, đơn vị thẳng cột với đ/ vị viết dấu - , kẻ vạch ngang 
 HS nêu cách tính : - Tính từ phải sang trái
 . Tính 0 – 0 = 0 viết 0 ( HS đọc- GV ghi)
 30 . 5 – 2 = 3 viết 3 ( “ ) 
 . Vậy 50 – 20 = 30
 GV : Muốn làm tính trừ 2 số tròn chục ta phải đặt tính: chục thẳng cột chục, đ/vị thẳng cột đ/ vị sau đó gạch ngang rồi tính từ phải sang trái 
 Hoạt dộng 2: thực hành
 Bài 1: làm bảng con // HS lên bảng và nêu cách trừ - NX – chốt
 Bài 2: HS nêu YC- HS đọc bài mẫu – GV hướng dẫn- HSlàm SGK- đọc nối tiếp – CL đọc
 Bài 3: HS làm vở // 1 HS làm bảng lớp – NX – chốt
 Bài 4: HS nêu YC – CL làm SGK – 3 HS lên thi đua – NX – chốt
 Hoạt động 3: củng cố: TC đúng sai : 40 – 30 = 10, 70 – 20 = 60, 90 – 10 =80, 50 – 50 = 0 NXTH
RÚT KINH NGHIỆM
.
 HỌC VẦN
BÀI 103: ÔN TẬP
MỤC TIÊU:
 Nhớ cách đọc viết các vần đã học có u ở đầu vần trong các bài 98 - 102
 Biết ghép các âm để tạo vần đã học- Đọc đúng các từ mang vần – Đọc trơn đoạn thơ ứng dụng
 Nghe hiểu và kể lại theo tranh truyện kể: Truyện kể mãi khôpng hết
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Bảng ôn- SGK- ĐDTV – bảng con
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 Khởi động: hát và kiểm tra:
 Bảng quay – SGK – Viết bảng con – NX
 Hoạt động 1: Ôn tập
 HS quan sát tranh vẽ gì? Tuế có vần gì ? uê gồm âm gì ghép với âm gì?- uân tương tự
 Hôm nay... ôn tập tất cả các vần có u ở đầu, trong đó có vần uê,( uân) - GV ghi ôn tập- 2HS đọc.
 Hoạt động 2: Thành lập bảng ôn.
 GV viết sẵn bảng ôn vần như SGK – HS tự cài vần có âm u ở đầu – GV treo bảng ôn
 HS nêu – GV ghi như SGK – NX – 10 vần có gì giống nhau ? 
 HS đọc vần thứ tự và không thứ tự
 Hoạt động 3: Luyện đọc tiếng , từ
 GV ghi // HS đọc thầm: ủy ban, hòa thuận, luyện tập
 HS tìm tiếng mang vần ôn – gạch
 Luyện đọc tiếng, từ - CN – ĐT – giảng:
 + Ủy ban: tổ chức gồm những người được bầu ra để làm một nhiệm vụ nào đó + Luyện tập: rèn luyện tập tành cho thành thạo
 + Hòa thuận: êm ấm không mâu thuẩn xung đột
 HS đọc chốt bài – CN – ĐT 
 Hoạt động 4: Luyện viết:
 GV viết mẫu – hướng dẫn cách viết
 HS viết bảng con.: hòa thuận, luyện tập - NXTH
TIẾT 2
 Hoạt động 3: Luỵện tập:
 a)Luyện đọc:
 - HS đọc các vần trong bảng ôn và các từ ứng dụng - CN
 - Đ ọc SGK – 6 HS
 - Quan sát tranh bên và trả lời câu hỏi – tranh vẽ gì?- ghi đoạn thơ- HS đọc thầm
 - Tìm tiếng có vần ôn- GV giới thiệu bài thơ
 - HS đọc tiếng ,từ, câu – CN
 - GV đọc mẫu - ĐT- Thư giãn
 b)Luyện viết:
 Hướng dẫn viết từng dòng – chấm 1 số bài – NX
 c)Kể chuyện: Truyện kể mãi không hết
 - GV kể kết hợp tranh 2lần
 + Nhà vua ra lệnh cho những người kể chuyện phải kể như thế nào?
 + Những người kể chuyện cho vua nghe đã bị vua làm gì?
 + Em hãy kể lại câu chuyện mà anh nông dân đã kể cho vua nghe
 + Câu chuyện em đã kể hết chưa?
 + Vì sao anh nông dân lại được vua thưởng?
 - HS kể lại từng đoạn
 - Ý nghĩa: Ca ngợi trí thông minh của người nông dân
 Củng cố:
 HS đọc lại bảng ôn – GV chỉ - ĐT – NXTH. 
RÚT KINH NGHIỆM:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
THỦ CÔNG
CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT (Tiết 1)
MỤC TIÊU
 HS kẻ được hình chử nhật và cắt dán hình chữ nhật

File đính kèm:

  • doctuan 24.doc