Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm

doc25 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 1 - Tuần 8 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Nhâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 8
(20 / 10 / 2008 – 24 / 10 / 2008 )
Ngày
Môn
Bài dạy
Ghi chú
Hai
 20 / 10
Học vần
Toán
Đạo đức
Bài 30 : ua, ưa 
Tiết 29 : Luyện tập /48
Gia đình em ( Tiết 2) 
Ba
21 / 10
Toán
Học vần
Mĩ thuật
TNXH
Tiết 30: Phép cộng trong phạm vi 5
Bài 31 : Ôn tập 
Vẽ hình vuông và hình chữ nhật 
An uống hằng ngày.
*
*
Tư
 22/ 10
Thể dục
Học vần
Toán
Đội hình, đội ngũ. Thể dục rèn luyệnTTCB
Bài 32 : oi, ai 
Tiết 31:Luyện tập / 50
*
Năm
 23 / 10
Toán
Học vần
Thủ công
Tiết 32: Số 0 trong phép cộng
Bài 33 : ôi, ơi 
Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 1 )
Sáu
 24 / 10
Âm nhạc
Học vần
HĐTT
ATGT
Học hát : Lý cây xanh (tiết 1)
Bài 34 : ui, ưi 
Sinh hoạt cuối tuần
Bài 7: ôn tập
Thứ hai, ngày 20 tháng10 năm 2008.
Học vần
Bài 30 : ua, ưa
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ
Đọc được câu ứng dụng
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ,tranh, SGK, bảng con
Trò chơi : hái nấm
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Khởi động : Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con – NX
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Hôm nay em học vần ua , ưa – 2 HS – ghi
Học trước vần ua – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần ua, ưa
 ëNhận diện vần ua:
- ua gồm có u ghép với a
- So sánh ua với ia (giống : a ở cuối vần – khác: ua bắt đầu từ u, ia bắt đầu từ i)
HS và GV cài vần: ua – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : cua - ghi - phân tích tiếng
GV và HS cài tiếng: cua - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: cua bể – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : ua ,cua bể
 ë Nhận diện vần ưa:
ưa được tạo từ ư và a
So sánh ưa và ua – dạy tương tự
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   Nô đùa: chơi đùa ồn ào vui vẻ
   Xưa kia: thuở trước, ngày trước
   Tre nứa: là những cây thân cứng, rỗng ruột, gióng dài, dùng làm nhà, phên , làm giấy
HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh. Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói
- Tranh vẽ những gì? Vào lúc nào?
- Sao em biết là giữa trưa? (vì anh nông dân cởi áo đứng dưới tán cây cầm quạt)
- Giữa trưa là lúc mấy giờ? (11 – 13 giờ)
- Buổi trưa em làm gì? Các bạn làm gì?
- Ta có nên chơi đùa vào giữa trưa không? Vì sao? (ngủ cho khỏe, mọi người được nghỉ ngơi) 
.GV chốt ý
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc hái nấm): tua tủa, mua quà, thua, rùa, lúa, búa, mưa, cửa sổ, nữa, rửa, sữa bò NXTH
Chuẩn bị: “Ôn tập”
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 29: Luyện tập /48
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 4.
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng tập hợp 2 phép tính thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
2 Bảng phụ
Trò chơi:hái quả , Mèo uống sũa.
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
Chuyền lá qua bài hát:
HS đọc bảng cộng 3, bảng cộng 4. 
Bảng quay: 1+3=, +2=4, +1=4, 11, 2+13.
HS làm bảng lớp:
Điền dấu >, <, =
4  2 + 1 1 + 1  3 
4  2 + 2 2 + 1  2 
2)Hoạt động2: Luyện tập 
Bài 1 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm bảng con// bảng lớp – NX – Chốt cách đặt tính
Bài 2: Số 
HS nêu yêu cầu bài tập
Trò chơi: hái quả, 2 nhóm thi đua à chọn kết quả phép tính đính vào ô trống – NX – CL đọc – Chốt : thuộc bảng cộng trong PV 3 và 4 thì sẽ làm tính nhanh.
Bài 3 : Tính
 HS nêu yêu cầu bài tập.
HS quan sát hình vẽ, nêu nội dung hình
GV hướng dẫn cách tính bài toán 2 phép tính (muốn làm bài này ta làm như thế nào?) - HS làm vở // bảng lớp – NX - Chốt 
+ Bài 4: Viết phép tính thích hợp
HS quan sát hình vẽ, nêu đề toán, viết phép tính vào bảng con –Ai có thể viết phép tính khác?
Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Mèo uống sữa
HS chọn các phép tính có kết quả đúng.
Chuẩn bị : Phép cộng trong phạm vi 5
Rút kinh nghiệm:
Đạo đức
Gia đình em ( Tiết 2 )
 Mục tiêu:
HS hiểu gia đình là nơi em được cha mẹ và những người thân trong gia đình che chở, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ.
HS biết yêu quý gia đình của mình.
Yêu thương, kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ.
Đồ dùng dạy học:
Các tranh ảnh trong sách - Vở bài tập.
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát
Trò chơi :Chiếc hộp bí mật– HS trả lời các câu hỏi:
Gia đình em có những ai? Mọi người làm nghề gì?
Em có bổn phận gì đối với người thân trong gia đình? - NXTD
Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài
GV cho HS chơi trò : Đổi nhà
Học nhóm : đôi bạn
Em cảm thấy thế nào khi mình có một mái nhà?
Còn bạn không có nhà để vào, em cảm thấy ra sao?
Đại diện nhóm kể, nhận xét.
GV chốt ý.
- Ở nhà em lễ phép vâng lời ai?
- Ong bà, cha mẹ thường day bảo , căn dặn em những điều gì?
- Các em đã thực hiện những điều đó như thế nào? Ong bà cha mẹ tỏ thái độ ra sao?
- Hãy kể vài việc , lời nói mà em thường làm đối với ông bà, cha mẹ? NX
HS sắm vai qua các tình huống:
Mẹ đi làm dặn Vũ ở nhà học bài và trông nhà. Bạn đến rủ Vũ đi chơi. Vũ
sẽ như thế nào?
Hải xin bà đi chơi với bạn một chút, mãi chơi Hải để bà đi tìm mới về.
Hải sẽ nói gì? 
-> Hai nhóm sắm vai, giải quyết tình huống trên, nhận xét.
GV chốt:Ở gia đình mình, ông bà ,cha mẹ, rất quan tâm đến các em, thường xuyên khuyên nhủ, dạy bảo những điều hay, lẽ phải như: đi xin phép, về chào hỏi, ăn nói nhẹ nhàng, có thưa gởi, biết cảm ơn, xin lỗi, nghe theo lời chỉ bảo của người lớn Các em phải biết vâng lời, làm theo sự dạy dỗ của người lớn. Có như vậy, em mới là con ngoan, trò giỏi, ông bà, cha mẹ mới vui lòng
Củng cố, dặn dò:
Cả lớp hát : Cả nhà thương nhau
Hs làm bảng con, chọn câu đúng:
Mẹ dặn ở nhà học bài, trông nhà. Bạn đến rủ chơi nhảy dây, em sẽ:
a/ Đi chơi một chút rồi về học.
b/ Học bài xong, đi chơi
c/ Học bài xong, trông nhà.
Về nhà thực hiện những điều đã học.
Chuẩn bị: “ Lễ phép anh chị, nhường nhịn em nhỏ”( Tiết1 )
Rút kinh nghiệm
Thư ba, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Toán
Tiết 30: Phép cộng trong phạm vi 5
Mục tiêu:
Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 5.
Biết làm tính cộng trong phạm vi 3.
Giảm tải: Bài tập 3/ 49 : giảm cột 1, cột 3.
Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – 4/1 táo, 1/4 cam, 3/2 gà, 2/3 thỏ
Trò chơi: Ai nhanh hơn.
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
HS đọc bảng cộng 4
Bảng quay:2+2=, 1+3=, 3+1=, 1+=3, 2+=3 , +2=4
Làm bảng con, bảng lớp
2 + 1 + 1 =
1 + 1 + 2 = NXTD
2)Hoạt động2: Bài mới
GV giới thiệu bài
Hướng dẫn phép cộng 4 + 1 = 5
GV đính hình táo trên bảng, HS quan sát
Có mấy quả táo? Thêm mấy quả táo nữa? Có mấy quả táo? – HS nêu .
Vậy 4 thêm 1 ta được mấy?
GV : Thêm vào ta thực hiện phép tính gì? 
HS, GV cài bảng : 4 + 1 = 5 - HS đọc – GV ghi bảng.
Hướng dẫn 1 + 4 = 5 , 3 + 2 =5, 2 + 3 = 5 với cam, ga, thỏ: dạy tương tự.
HS đọc thuộc bảng cộng 5.
- GV đính chấm tròn, HS nhìn cài để có 2 phép tính:
   4+1=5 3+2=5
 1+4=5 2+3=5 NX 2 phép tính - chốt
3)Hoạt động 3 : Luyện tập 
Bài 1 : Tính
HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm SGK – nêu miệng – NX – Chốt: muốn tính nhanh phải thuộc bảng cộng 5
Bài 2 : Tính
HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn cách tính hàng dọc.
HS làm bảng con // 2 HS làm bảng lớp – Chốt: các số đặt thẳng hàng.
Bài 3 : Số? ( cột 1 và 3 đưa vào TC củng cố)
Trò chơi : Ai nhanh hơn, 2 nhóm thực hiện – NX – Chốt .
+ Bài 4: HS nêu yêu cầu
- a) HS quan sát tranh SGK – nêu bài toán – HS làm bảng con // 1 HS lên bảng
- Ai có phép tính khác?
- b) Dạy tương tự - NX
Củng cố, dặn dò:
HS đọc bảng cộng 5 – 2 HS lên làm tính nhanh cột 1,3 bài 3 - chốt
Chuẩn bị : Luyện tập
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 31 : Ôn tập 
I Mục tiêu:
HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học.
Đọc đúng từ và đoạn thơ ứng dụng.
Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể : Khỉ và rùa.
Giảm nhẹ yêu cầu kể chuyện tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
II Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ.
Trò chơi: Ghép hoa.
 III Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con.
Hoạt động 2: Ôn tập
Tiếng mía gồm âm gì trước, vần gì sau? Giới thiệu tranh – (múa : dạy tương tự)à ôn tập – ghi tựa
Vừa qua ta đã học những vần gì? – HS cài - HS nêu các vần đã học trong tuần 
GV ghi theo thứ tự bảng ôn
Cá nhân, nhóm, cả lớp đọc.
GV chỉ bảng – HS đọc âm ở cột dọc, âm vần ở cột ngang.
GV ghép mẫu âm ở cột dọc với âm vần cột ngang -> tạo thành tiếng 
HS đọc trơn tiếng.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
GV ghi các từ ứng dụng – HS nhẩm đọc
Tìm tiếng mang vần vừa ôn?
HS đọc tiếng, từ.
HS đọc cả bài.
Luyện viết các từ ứng dụng
HS viết vào bảng con: mùa dưa, ngựa tía - Nhận xét.
TIẾT 2
1) Hoạt động 1: Luyện đọc
 HS đọc bài trên bảng – CL 
HS quan sát tranh. Tranh vẽ gì? HS đọc khổ thơ ứng dụng.
Tìm tiếng mang vần vừa ôn? HS gạch chân 
HS luyện đọc tiếng, từ, câu.
2) Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu - HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút
GV chấm 1 số vở. Nhận xét
3) Hoạt động 3:Kể chuyện 
HS quan sát các tranh SGK
GV kể lần 1 – HS nghe
GV kể lần 2 – Kết hợp tranh
Học nhóm: Đôi bạn
HS kể nội dung mỗi tranh
HS kể toàn bài
GV chốt ý , giáo dục tình cảm HS.
Gv nêu ý nghĩa truyện: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. (Khỉ cẩu thả vì đã bảo bạn ngậm d8uôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốt họa vào thân). Truyện còn giải thích sự tích của mai rùa.
Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài.
Trò chơi: Ghép hoa. HS tìm các tiếng mang vần vừa ôn.
Chuẩn bị : “ oi, ai”
Rút kinh nghiệm:
Mĩ thuật
Ve hình vuông và hình chữ nhật
Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết hình vuông và hình chữ nhật.
HS biết cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
Vẽ được các dạng hình vuông, hình chữ nhật và hình có sẵn, vẽ màu theo ý thích.
Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ hình vuông, hình chữ nhật
Bài vẽ mẫu
Vở vẽ, bút màu
Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – Hát
Chuyền hoa qua bài hát.
GV chấm một số vở vẽ “ Vẽ màu vào hình vẽ quả cây “ - Nhận xét. 
Hoạt động 2: Bài mới.
Giới thiệu bài – ghi tựa
GV cho HS quan sát một số đồ vật : quyển vở, cái bảng, mặt bàn, gạch...
HS nhận xét về đặc điểm, hình dáng các hình. 
Gv chốt ý.
Hs quan sát một số tranh vẽ -> Hs nêu, nhận xét các hình
Hình vuông có mấy cạnh? (các cạnh gọi là nét)
Các nét hình vuông như thế nào? (đều nhau)
2 nét ngang vẽ như thế nào? (cách đều nhau từ trái qua)
2 nét dọc vẽ như thế nào? (cách đều nhau từ trên xuống)
Hướng dẫn HS vẽ hình vuông, hình chữ nhật -> tạo thành ngôi nhà.
Vẽ 2 nét ngang hoặc 2 nét dọc bằng nhau, cách đều
Vẽ tiếp 2 nét dọc hoặc 2 nét ngang còn lại.
Hướng dẫn HS tô màu.
Hoạt động 3: Thực hành
HS quan sát 1 số bài vẽ mẫu
HS nêu lại các bước vẽ
HS vẽ , GV theo dõi:
Vẽ màu theo ý thích.
Nhận xét, đánh giá:
HS trình bày bài vẽ.HS nhận xét cách vẽ , vẽ màu - GV tuyên dương 1 số bài vẽ đẹp - Chuẩn bị”Xem tranh phong cảnh”
Rút kinh nghiệm:
Tự nhiên và Xã hội
Bài 8: Ăn uống hằng ngày
I Mục tiêu: 
Giúp HS :
 Biết kể tên những thức ăn hàng ngày cần ăn để mau lớn và khoẻ mạnh. 
HS nói được cần ăn uống như thế nào để có sức khoẻ tốt.
Có ý thức tự giác trong việc ăn, uống của cá nhân, ăn đủ no, uống đủ nước.
I Đồ dùng dạy học:
Tranh sách giáo khoa
Vở bài tập, Trò chơi: Đi siêu thị.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
Chuyền hoa qua bài hát – HS trả lời câu hỏi:
 Hãy kể tên các đồ dùng để chải răng?
 Hãy kể tên các đồ dùng để rửa mặt?
 HS thực hành chải răng.
HS làm bảng con . Hằng ngày em chải răng vào lúc:
 a/ Buổi sáng sau khi thức dậy.
 b/ Buổi tối trước khi đi ngủ
 c/ Cả 2 ý trên.
GV nhận xét, tuyên dương.
 Hoạt động 2 : Bài mới
GV giới thiệu bài
- GV : Hằng ngày bạn ăn uống những gì?
HS kể những thưc ăn, nước uống hằng ngày - Nhận xét.
GV chốt : 
HS quan sát hình 1 SGK.
Tranh vẽ thức ăn, nước uống nào?
Học nhóm : Đôi bạn
HS chỉ và nêu tên các loại thức ăn, nước uống?
Đại diện nhóm nêu, nhận xét. 
GV chốt ý, liên hệ.
GV : Trong các loại thức ăn này, con thích ăn loại thức ăn nào nhất? Thức ăn nào con chưa được ăn?
GV : Con thường uống nước gì trong ngày?
HS nêu, nhận xét.
GV kết luận, giáo dục.
GV : Tại sao chúng ta phải ăn, uống hằng ngày?
HS quan sát hình 2 SGK.
Học nhóm : Đôi bạn
Các hình nào cho biết sự lớn lên của cơ thể?
Các hình nào cho biết các bạn học tập tốt?
Các hình nào cho thể hiện các bạn có sức khoẻ tốt?
Đại diện nhóm lên chỉ và nêu nội dung
GV chốt ý, liện hệ 
Ở lơp mình bạn nào học giỏi? HS nêu
Ban nào khoẻ mạnh? GV cho 2 HS thực hiện trò chơi “ vật tay “
GV chốt ý
HS làm bài tập, chọn câu đúng
Hằng ngày em nên ăn:
a/ Hai bữa chính
b/ Ăn bất kỳ khi đói
c/ Ăn 3 bữa chính.
GV : Trước bữa ăn chúng ta có nên ăn bánh kẹo không? Vì sao? Con tự giác ăn hay để mẹ nhắc nhở?
Gv kết luận
Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Đi siêu thị -> 2 nhóm thi đua, nhận xét.
Về nhà làm vở bài tập.
Kể cho mẹ, những người thân nghe những điều đã học.
Xem bài : Hoạt động và nghỉ ngơi.
Rút kinh nghiệm:
Thứ tư, ngày 22 tháng 10 năm 2008.
Thể dục
Đội hình , đội ngũ. Thể dục rèn luyện 
tư thế cơ bản
I Mục tiêu:
Ôn tập 1 số kĩ năng đội hình, đội ngũ.
Làm quen với tư thế cơ bản và đứng đưa hai tay về trước
Địa điểm – Phương tiện:
Địa điểm : Sân trường
Phương tiện : Còi
III Nội dung – phương pháp : 
Nôi dung
Thời lượng
Phương pháp
1/ Phần mở đầu :
GV ổn định và tập hợp lớp .
HS tập hợp 4 hàng dọc, giãn hàng, khởi động.
Phổ biến nội dung tiết học 
Cả lớp vỗ tay, hát
HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1- 2 
2/ Phần cơ bản : 
Ôn tập dóng hàng, xếp hàng dọc.
Tư thế đứng nghiêm, nghỉ, quay trái, quay phải.
Học tư thế đứng chuẩn bị và đứng đưa 2 tay về phía trước.
Trò chơi: Qua đường lội
3/ Phần kết thúc :
Trò chơi : Mèo đuổi chuột.
Mỗi nhóm trình diễn 2 ĐT : tt đứng cơ bản và đứng đua 2 tay ra trước
GV nhận xét giờ học.
7’
23’
5’
Đội hình 4 hàng dọc
Đội hình 4 hàng ngang
Đội hình 4 hàng dọc
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 32 : oi, ai 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ : oi, ai, nhà ngói, bé gái
Đọc được câu ứng dụng: Chú bói cá  bữa trưa
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le
Giảm yêu cầu luyện nói tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh , SGK, bảng con
Trò chơi : Mèo uống sữa
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 Hôm nay em học vần oi , ai – 2 HS – ghi
Học trước vần oi – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần oi, ai
 ëNhận diện vần oi:
- oi gồm có o ghép với i
- So sánh oi với o (giống : o – khác: i)
HS và GV cài vần: oi – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : ngói - ghi - phân tích tiếng
GV và HS cài tiếng: ngói - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: nhà ngói – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : oi, nhà ngói
 ë Nhận diện vần ai:
ai được tạo từ a và i
So sánh ai và oi – dạy tương tự
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   Ngà voi:răng nanh hàm trên con voi mọc dai ra ngoài, có màu trắng ngả vàng như màu ngà.
HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói
- Tranh vẽ gì? 
Em biết loại chim nào?
Chim bói cá , le le sống ở đâu và thích ăn gì? (nước – cá)
Chim sẻ, chim ri thích ăn gì? (sâu) – Sống ở đâu? (trên cây)
Các chim này có hót hay không? (các chim này hót không hay)
GDTT
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc mèo uống sữa): oi ả, loi choi, chói lọi, sai bảo, cái tai, lai rai, lải nhải,khai báo - NXTH
Chuẩn bị: “Ôn tập”
Rút kinh nghiệm:
Toán
Tiết 31: Luyện tập / 50
Mục tiêu:
Giúp HS củng cố về bảng cộng và làm tính cộng trong phạm vi 5.
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính cộng.
Bài tập 4 : giảm cột 3
Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ -Trò chơi:Ai nhanh hơn, hái quả
Các hoạt động dạy học:
1)Hoạt động 1: Hát - KTBC 
Chuyền lá qua bài hát: 2 HS đọc bảng cộng trong PV 5
HS đọc bảng quay
4 + 1 = 3 + 2 = 2 + 2 = 2 + 3 = 3 + 1 = 1 + 4 =
HS làm bảng lớp: Điền số?
2 +  = 5 4 +  = 5 NX
Hoạt động2: Luyện tập 
Giới thiệu – ghi – HS đọc
Bài 1 : Tính
Trò chơi: hái quả,2 nhóm thi đua -> HS chọn quả có kết quả ứng với phép tính CL đọc – NX hai bài: 2+3=3+2 4+1=1+4
Bài 2: Tính
HS nêu cách đặt tính 
HS làm bảng con// bảng lớp – NX - Chốt
Bài 3 : Tính
 HS nêu yêu cầu bài tập.
Bài toán có mấy phép tính? Con thực hiện như thế nào?
HS làm vào vở// 1 HS làm bảng phụ - sửa bài. 
+ Bài 4: >, <, =
HS nêu yêu cầu bài tập – Cột 3 đưa vào TC củng cố
Trò chơi: Ai nhanh hơn, 2 nhóm thực hiện – CL làm SGK
Bài 5:Viết phép tính thích hợp
a/ HS quan sát hình SGK -> nêu đề toán – HS làm bảng con // 1 HS lê
bảng – Ai có phép tính khác? - NX
b/ tương tự
Củng cố, dặn dò:
 - HS đọc phép cộng thuộc 5 - GV viết phép tính cột 3 bài 4 – 2 HS thi đua làm - NX
- Chuẩn bị : Số 0 trong phép cộng
Rút kinh nghiệm:	
Thứ năm , ngày 23 tháng 10 năm 2008.
Toán
Tiết 32: Số 0 trong phép cộng
Mục tiêu:
Giúp HS bước đầu nắm được phép cộng một số với 0 cho kết quả là chính
số đó, biết thực hành tính trong trường hợp này.
Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán - Bảng phụ – 3/0 táo – chấm tròn
Trò chơi:Ai nhanh hơn, hái quả.
Các hoạt động dạy học:
 1)Hoạt động 1: Ổn định - KTBC 
Chuyền lá qua bài hát: HS đọc bảng cộng 5.
Bảng quay: 3+2=, 2+=5, 4+1=1+, 1+4.5, 4+15, 2+2=
HS làm bảng lớp// bảng con.
Điền số?
1 +  = 5 2 +  = 5 5 =  + 1 NX
2)Hoạt động2: Bài mới
GV giới thiệu bài
Hướng dẫn phép cộng 3 + 0 = 3, 0 + 3 = 3
GV đính 3 / 0 táo trên bảng, HS quan sát
Có mấy quả táo? Thêm mấy quả táo nữa? Có mấy quả táo?
Vậy 3 thêm 0 ta được mấy?
GV : Thêm vào ta thực hiện phép tính gì ?
HS, GV cài bảng : 3 + 0 = 3 -> HS đọc – GV ghi
- GVvà HS lấy 0 que tính, lấy thêm 3 que tính nữa dạy tương tự để có: 0 + 3 = 3
- GV đính chấm tròn như SGK, HS quan sát – nêu phép tính và làm bảng con để có: 3 + 0 = 0 + 3 - 
GV chốt ý : bất kỳ số nào cộng với 0 cũng bằng chính số đó và 0 cộng với bất kì số nào cũng bằng chính số đó
HS đọc thuộc bảng cộng. 
 Thư giãn
3)Hoạt động 3 : Luyện tập thực hành
Bài 1 : Tính: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
 - Trò chơi : hái quả, 2 nhóm thực hiện NX
Bài 2 : Tính: 
- HS nêu yêu cầu bài tập
HS làm bảng con // bảng lớp – Chốt : đặt tính thẳng hàng
Bài 3 : Số?
 - Trò chơi : Ai nhanh hơn, 2 nhóm thực hiện- NX
Bài 4 :Viết phép tính thích hợp
HS quan sát hình vẽ – Nêu đề bài toán, HS nêu phép tính, làm vào bảng
con // bảng lớp – Ai có phép tính khác? - NX
Củng cố, dặn dò:
HS đọc thuộc bảng cộng .
Chuẩn bị: Luyện tập
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 33 : ôi, ơi 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ : ôi, ơi, trái ổi, bơi lội
Đọc được câu ứng dụng: Bé trai bố mẹ.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội
Giảm yêu cầu luyện nói tăng rèn 2 kĩ năng đọc, viết.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ ghép chữ, bảng phụ, tranh , SGK, bảng con
Trò chơi : Mèo uống sữa
III.Các hoạt động dạy học:
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hát – KTBC
Đọc bảng quay - Đọc SGK - Viết bảng con - NX
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
 Hôm nay em học vần ôi, ơi – 2 HS – ghi
Học trước vần ôi – ghi – 2 HS
Hoạt động 2: Dạy vần ôi, ơi
 ëNhận diện vần ôi:
- ôi gồm có ô ghép với i
- So sánh ôi với oi (giống : i – khác: ô và o)
HS và GV cài vần: ôi – 2/3 lớp đánh vần – đọc trơn
Cô có tiếng : ổi - ghi - phân tích tiếng
GV và HS cài tiếng: ổi - Ghi - đánh vần - đọc trơn
GV giới thiệu tranh: ổi – ghi – HS đọc trơn từ
HS đọc cả bài.
HS viết bảng con : ôi, trái ổi
 ë Nhận diện vần ơi:
ơi được tạo từ ơ và i
So sánh ơi và ôi – dạy tương tự
 ë Luyện đọc từ ứng dụng:
GV ghi từ ứng dụng lên bảng – HS nhẩm đọc
HS tìm tiếng mang vần vừa học ? HS nêu - gạch chân – giảng: 
   ngói mới: vật dùng lợp nhà bằng phiến đất nung chín
HS đọc tiếng, từ – CL – GV đọc mẫu - NXTH.
TIẾT 2
Hoạt động 1: Luyện đọc
Kiểm tra đọc tiết 1: HS đọc bài trên bảngthứ tự và không thứ tự – 2/3 lớp.
HS đọc SGK – GV chỉ
 Quan sát tranh: Tranh vẽ gì? Muốn biết tranh vẽ gì em hãy đọc thầm câu ứng dụng – GV ghi - HS đọc nhẩm
- HS tìm tiếng mang vần vừa học? - gạch chân 
HS đọc tiếng, từ, câu – Hướng dẫn ngắt hơi – GV đọc mẫu – 2 HS đọc
Hoạt động 2: Luyện viết
GV viết mẫu – Hướng dẫn viết 
HS viết vào vở từng dòng – GV theo dõi
Lưu ý cách ngồi viết, cầm bút, cách nối nét, khoảng cách.
GV chấm 1 số vở. Nhận xét - Thư giãn
Hoạt động 3: Luyện nói
HS quan sát tranh, nêu chủ đề luyện nói: Lễ hội
- Tranh vẽ những gì? 
- Các anh chị trong tranh ăn mặc như thế nào?
- Các buổi lễ hội người ta thường treo gì? (cờ) Có gì? (múa lân, mọi người ăn mặc đẹp rủ nhau xem lễ hội)
- Em có biết những lễ hội nào? (đua thuyền vào dịp tết, ngày hội đua voi ở Tây Nguyên, lễ hội Đền Hùng vào ngày 10/3 ÂL)
- Vì sao em biết? (xem ti vi)
- Ở Biên Hòa chúng ta có lễ hội nào không? (đua thuyền)
- Em có đi xem lễ hội đó không?
GV: Mỗi khi có lễ hội, mọi người thường được ăn mặc đẹp, đường phố mọi nhà đều treo cờ xí, có múa lân ca hát rất vui. Nước ta có nhiều lễ hội như:  nhất là vùng quan họ Bắc Ninh có nhiều ngày lễ hội. Khi xem lễ hội không nên chen lấn nhau.
 Củng cố, dặn dò:
HS đọc cả bài – GV chỉ bảng
Trò chơi:Thi tìm tiếng mới (hoặc mèo uống sữa): cái chổi, đôi đũa, xôi vò, lôi thôi, tả tơi, lơi lả, mời gọi, nơi chốn NXTH
Chuẩn bị: “ui, ưi”
Rút kinh nghiệm:
Thủ công
Xé, dán hình cây đơn giản ( Tiết 1 )
I Mục tiêu:
HS nắm cách xé, dán hình cây đơn giản
Xé được hình tán cây, thân cây - Dán hình cân đối.
II Đồ dùng dạy học:
Hình mẫu, qui trình xé hình cây.
Vở, giấy màu, hồ
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định – KTBC
GV nhận xét bài: Xé dán hình quả cam.
2) Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài
HS quan sát hình cây đơn giản, nhận xét
Hãy kể các bộ phận của cây? (rễ, thân, lá)
Thân cây hình gì? To hay nhỏ? Cao hay thấp? Thân cây màu gì?
 Tán lá hình gì? Màu gì? Có màu sắc khác không? ( xanh đậm, xanh nhạt,
màu vàng, màu nâu)
GV hướng dẫn HS nêu cách kẻ hình thân cây, tán lá .
Kẻ hình tán lá cây: hình vuông cạnh 6 ô, lần lượt xé 4 góc để tạo hình tròn, hình chữ nhật dài 8 ô, rộng 6 ô, xé điều chỉnh thành tán lá dài
Kẻ hình chữ nhật dài 6 ô, rộng 1 ô, xé tạo thân cây
Xé các cạnh của hình ra khỏi tờ giấy
 3) Hoạt động 3: Thực hành
HS thực hành, GV theo dõi.
Nhận xét chung:
   chuẩn bị ĐDHT – Vệ sinh ATLĐ
 - Đánh giá SP:
   xé và dán hình cân đối , phẳng
GV tuyên dương các bài xé đẹp.
Chuẩn bị: “Xé dán hình cây đơn giản ( tiết 2 )”
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 24 tháng 10 năm 2008.
Âm nhạc
 Học bài : Lý cây xanh (tiết 1) 
I Mục tiêu:
HS biết bài hát Lý cây xanh là một bài dân ca Nam bộ.
Hát đúng giai điệu lời ca.
Hát đồng đều, rõ lời.
II Chuẩn bị:
Thanh phách, song loan
Các động tác múa biểu diễn	
III Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Ổn định - KTBC
HS hát : Tìm bạn thân.
Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lơi ca.
Cá nhân, nhóm hát, múa phụ hoạ.
2) Hoạt động 2: Bài mới
GV giới thiệu bài hát: là điệu hát dân gian ở các vùng nông thôn Nam bộ. Có nhiều điệu lí như: lí cây bông, lí con quạ, lí ngựa ô, lí cây chanh, lí chiều chiều Lí cây xanh có giai điệu mộc mạc , giản dị, lời ca được hình thành từ câu thơ lục bát.
GV hát mẫu 
Hướng dẫn HS đọc lời ca
GV dạy hát từng câu, cả bài.
Cả lớp hát kết hợp gõ theo phách, theo tiết tấu
Mỗi nhóm thực hiện.
GV hướng dẫn 1 số động tác múa phụ hoạ lời bài hát: (nhún chân theo nhịp – Hai tay chống ngang hông vừa hát vừa nhuán chân, phách mạnh nhún vào chân trái)
Cả lớp vừa hát, vừa múa
Nhóm, cá nhân biểu diễn
Củng cố, dặn dò:
HS hát kết hợp gõ theo phách, tiết tấu
Cá nhân biểu diễn. Tuyên dương
Chuẩn bị: Các động tác múa phù hợp lời ca.
Rút kinh nghiệm:
Học vần
Bài 34 : ui, ưi 
I. Mục tiêu:
HS biết đọc, viết được vần, tiếng , từ :ui,ưi, đồi núi, gửi thư
Đọc được câu ứng dụng: Dì Navui quá.
Phát triển lơi nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi
Giảm yêu cầu luyện nói 

File đính kèm:

  • doctuan 8.doc
Đề thi liên quan