Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 13 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13
Thứ hai, ngày 24 tháng 11 năm 2008
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI GỌI VÀ NHẬN ĐIỆN THOẠI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Lịch sự khi mhận và gọi điện thọai là nói năng rõ ràng, từ tốn, lễ phép, nhấc và đặt máy điện thọai nhẹ nhàng.
- Lịch sự khi nhận và gọi điện thọai, thể hiện sự tôn trọng người khác và chính bản thân mình.
- Biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai khi nhận và gọi điện thọai .
- Thực hiện nhận và gọi điện thọai lịch sự .
- Tôn trọng từ tốn lễ phép khi nói chuyện điện thọai.Đồng tình với các bạn có thái độ đúng và không đồng tình với các bạn có thái độ sai khi nói chuyện điện thọai.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tình huống. Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- Khi nhận gọi điện thoại ta phải chào hỏi, nói năng như thế nào?
- Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại thể hiện điều gì? GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
2. Hoạt động 2: Đóng vai
1. HS thảo luận và đóng vai theo cặp
- GV đưa ra một số tình huống:
+ Bạn Nam gọi điện thoại cho bà ngoại để hỏi thăm tình hình sức khỏe.
+ Một người gọi điện nhầm số máy nhà bạn Nam.
+ Bạn Tâm định gọi điện thoại cho bạn nhưng lại bấm nhầm số máy nhà người khác.
2.HS thảo luận trong thời gian 3 phút.Một số cặp lên đóng vai.
3.Thảo luận lớp:
- Cách nói chuyện qua điện thoại như vậy đã lịch sự chưa?
- Vì sao em thấy đã lịch sự? Những điểm nào em chưa đồng ý ?
GV kết luận: Dù trong tình huống nào em cũng phải cư xử lịch sự.
3. Hoạt động 3: Xử lí tình huống
1. GV Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận xử lí 1 tình huống. (VBT )
2. Các nhóm thảo luận (5 phút).
3. Đại diện các nhóm báo cáo kết quả .Các nhóm khác bổ sung.GV nhận xét, bổ sung.
4. GV yêu cầu HS tự liên hệ:
- Những em nào đã gặp tình huống tương tự ?
- Em đã làm gì trong tình huống đó ? Nghĩ lại em thấy thế nào ?
- Nếu gặp lại những tình huống như vậy em sẽ ứng xử như thế nào?
GV kết luận: Cần phải lịch sự khi nhận và gọi điện thoại điều đó thể hiện lòng tự trọng và tôn trọng người khác.
4. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Vận dụng bài học vào thực tế.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:.....................................................................................................
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 37
Tập đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa: lộng lẫy, chần chừ, phân vân, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
- Hiểu nội dung: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ, bảng phụ, bông cúc đại đoá.
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: “ Mẹ”, trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: “Bông hoa niềm vui”
Tuần trước, các em đã đọc truyện Sự tích cây vú sữa và bài thơ Mẹ nói về tình thương yêu của cha mẹ đối với con. Vậy, con cái cần có tình cảm như thế nào với bố mẹ ? Câu chuyện Bông hoa Niềm Vui sẽ nói với em điều đó .
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài: lời người kể thong thả, lời Chi cầu khẩn, lời cô giáo dịu dàng, trìu mến.
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: lộng lẫy, dạy dỗ, chần chừ, mặt trời, buổi sáng.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- GV hướng dẫn HS đọc: 
+ Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh mặt trời buổi sáng.//
- HS đọc chú giải, GV giiải nghĩa từ. GV giải nghĩa thêm: cúc đại đoá, sáng tinh mơ, trái tim nhân hậu.
+ cúc đại đoá (loại cúc to), sáng tinh mơ (sáng sớm, nhìn mọi vật chưia rõ)
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 61
Toán
14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 14-8
- Tự lập, học thuộc bảng công thức 14 trừ đi một số.
- Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 14 – 8 để giải các bài toán có liên quan.
- Bỏ : Bài 1cột cuối câu a, câu b.
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ, 1bó que tính và 4 que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
 - 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con. GV nhận xét, cho điểm.
63 - 38, 33 - 19,63 - 17, 83 - 19
Giới thiệu bài : “14 trừ đi một số: 14-5 ”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ dạng 14-8, lập bảng trừ ( 14 trừ đi một số)
Buớc 1: GV tổ chức cho HS cùng thực hiện
- Nêu bài toán : Có 14 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV nêu 14-8 =?.( GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Thực hiện trên que tính
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép trừ : 14-8 =?
- HS nêu cách tìm kết quả. Vậy : 14-8 = 6
Bước 3: Đặt tính rồi tính. 
- 1 HS lên bảng đặt tính. Sau đó nêu lại cách làm của mình. 
- HS làm bảng con. Nhiều HS nhắc lại cách trừ.
 *Lập bảng công thức: 14 trừ đi một số.
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép trừ, 2 HS lên bảng lập công thức.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ cột cuối câu a, câu b
HS thi tiếp sức theo nhóm. 
GV nhận xét.
Bài 2: HS làm trên bảng con. 
 - GV nhận xét.
Bài 3: HS làm bài vào vở. 
 - GV nhận xét. ( a.8 b.7 c.3 )
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- GV : Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :8 quạt điện )
4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 14 trừ đi môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 38
Tập đọc
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa: lộng lẫy, chần chừ, phân vân, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê hồn.
- Hiểu nội dung: Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.
 II. Chuẩn bị: 
 -Bảng phụ
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu bài
* Câu 1: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
a. Hái hoa Niềm Vui mang cho bố.
b. Tập thể dục buổi sáng
c. Hít thở không khí trong lành.
* Câu 2: Vì sao Chi không tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
a. Theo nội quy không ai được ngắt hoa.
b. Sợ người khác bắt gặp.
c. Vì hoa không đẹp
* Câu 3: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào?
a. Không được hái
b. Chỉ hái một bông.
c. Hãy hái thêm hai bông hoa nữa.
- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào ?
* Câu 4: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
a. Thật thà, tôn trọng nội quy
b. Thương bố, hiếu thảo
c. Cả hai câu trên
2. Hoạt động 2 :Luyện đọc lại
- Các nhóm tự phân vai thi đọc lại truyện.
- Cả lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét tiết học. 
- Đọc bài ở nhà. Xem trước tiết kể chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 62
Thứ ba, ngày 25 tháng 11 năm 2008 
Toán
34 - 8
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 34 - 8
- Áp dụng phép trừ có nhớ dạng 34 - 8 để giải các bài toán có liên quan.
- Bỏ bài 1 cột 4, 5 cả 2 câu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, 3 bó que tính và 4que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 14 - 6, 14 - 9, 14 - 7, 14 - 5. 
- 5 HS đọc bảng trừ. GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : “ 34 - 8 ”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép trừ 34-8
Buớc 1: GV tổ chức cho HS cùng thực hiện
- Nêu bài toán : Có 34 que tính, bớt đi 8 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV nêu 34 - 8 =?.( GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Thực hiện trên que tính
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép trừ : 34 - 8 =?
- HS nêu cách tìm kết quả. 
Bước 3: Đặt tính rồi tính..
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.
 - 34 · 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6, nhớ 1
 8 · 3 trừ 1 bằng 2, viết 2
 26
- Chú ý tính từ phải sang trái. Vậy : 34 - 8 = 26
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ cột 4, 5 cả hai câu 
- HS làm trên bảng con.
- GV nhận xét.
Bài 2: HS làm bài vào vở. 
- GV nhận xét. (a. 58 b.76 c.85 )
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số : 25 con gà)
Bài 4: HS làm bảng con. GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 13 trừ đi môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 25
Chính tả
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích yêu cầu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài : “Bông hoa Niềm Vui”.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt: iê / yê, r/d, dấu hỏi/ dấu ngã.
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
HS viết bảng con: lặng yên, đêm khuya, tiếng nói, lời ru.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép trên bảng, 2 HS đọc lại.
- Hướng dẫn HS nắm nội dung: 
+ Cô giáo cho Chi hái thêm hai bông hoa nữa cho những ai? Vì sao ?
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
( Viết hoa chữ đầu câu và tên riêng nhân vật, tên riêng bông hoa .)
- HS nêu các tiếng khó, GV phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
b. Học sinh viết bảng con: trái tim, dạy dỗ, nhân hậu, hiếu thảo.
c. GV đọc. Học sinh viết bài vào vở. GV theo dõi, uốn nắn.
d.Chấm, chữa bài :
- HS đổi vở cho nhau soát lỗi, GV hướng dẫn HS soát lỗi.
- Chấm 5,7 bài, GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Làm bài tập
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của bài. 
Cả lớp làm bảng con.
GV nhận xét, chốt lời giải đúng. (yếu, kiến, khuyên)
Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu bài.
- HS đặt câu phân biệt rối / dối, ra / da, mở / mỡ, sửa / sữa.
VD: Em không thích nói dối. Em thích xem múa rối.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà sửa lỗi (nếu có). 
- HS chép chưa đạt về nhà chép lại.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Tự nhiên xã hội
GIỮ SẠCH MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH NHÀ Ở
I. Mục tiêu:
- Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc.
- Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
- HS có ý thức: Thực hiện giữ vệ sinh sân vườn,Nói với thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ trong SGK, phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Khỏi động: “ Trò chơi Bắt muỗi”
- Giới thiệu bài: “ Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở”
1. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo cặp
Mục tiêu: Kể tên những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh và chuồng gia súc. Nêu ích lợi của việc giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5 trong sách trả lời:
+ Mọi người trong từng hình đang làm gì để môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
+ Những hình nào cho biết mọi người trong nhà đều tham gia làm vệ sinh chung quanh nhà ở ?
+ Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở có lợi ích gì ?
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét
- Nêu lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh.GV kết luận
2. Hoạt động 2: Đóng vai
Mục tiêu: HS có ý thức: Thực hiện giữ vệ sinh sân vườn,Nói với thành viên trong gia đình cùng thực hiện giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
+ Ở nhà các em đã làm gì để giữ môi trường xung quanh nhà ở sạch sẽ?
+ Ở xóm em có tổ chức làm vệ sinh ngõ, xóm hàng tuần không?
+ Nói về tình trạng vệ sinh, bàn cách khắc phục và duy trì.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
GV: Em đi học về, thấy một đống rác đổ ngay trước cửa nhà và được biết chi em vừa mới đem rác ra đổ, em sẽ ứng xử thế nào ? 
- Các nhóm bàn nhau đưa ra tình huống.
Bước 3: Đóng vai, chọn cách ứng xử.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Kể chuyện
BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách.
- Dựa vào trí nhớ kể được nội dung câu chuyện.
- Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối của truyện.
2. Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
-Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS kể chuyện: “Sự tích cây vú sữa”. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết dạy.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện đoạn mở đầu.
Mục tiêu: Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách.Lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét lời kể của bạn.
Cách tiến hành:
- Hướng dẫn HS kể phần mở đầu theo 2 cách:
+ Cách 1: Đúng trình tự
+ Cách 2: Đảo vị trí đoạn
- HS kể trước lớp, GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện đoạn 2,3
Mục tiêu: HS kể được đoạn 2,3
Cách tiến hành:
- HS quan sát tranh, nêu ý chính diễn tả trong từng tranh.
+ Tranh 1: Chi vào vườn hoa của trường để tìm bông hoa Niềm Vui.
+ Tranh 2: Cô cho phép Chi hái 3 bông hoa.
- HS tập kể trong nhóm. GV nhắc nhở các em kể bằng lời của mình, không kể theo cách đọc truyện hoặc cố nhớ từng câu chữ trong truyện.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp, GV nhận xét.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn kể đoạn cuối
Mục tiêu: Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối của truyện. 
Cách tiến hành:
- HS tưởng tượng ra lời cảm ơn của Bố mẹ Chi.
- Nhiều HS tiếp nối nhau kể đoạn cuối. Cả lớp, GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò:
- Tập kể chuyện ở nhà. 
- Nhận xét tiết học
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 25
Thể dục
 ÔN TRÒ CHƠI: “ BỎ KHĂN “ VÀ “NHÓM BA NHÓM BẢY”
I. Mục tiêu:
- Ôn trò chơi: “Bỏ khăn” và: “ Nhóm ba nhóm bảy”
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
- Bỏ: Ôn trò chơi: “Bỏ khăn”
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
- Phương tiện: còi.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách một sải tay
- Ôn bài thể dục phát triển chung
2.Phần cơ bản :
- Trò chơi: “ Nhóm ba, nhóm bảy”
GV phổ biến cách chơi, luật chơi. Lúc đầu cho HS đứng tại chỗ chưa đọc vần điệu, GV hô” Nhóm ba! “ để học sinh làm quen hình thành nhóm 3 người, sau đó hô “ Nhóm bảy !” để HS hình thành nhóm bảy người. Sau một số lần GV cho HS đọc vần điệu kết hợp với trò chơi.
- Trò chơi: “ Bỏ khăn” : bỏ
3.Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà
8 phút
2’
2’
2’
 60-80m
1’
2 x 8 
20 phút
7 phút
2’
2’
2,
1’
Nhận lớp 
=========
=========
=========
=========
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Thứ tư , ngày 26 tháng 11 năm 2008 
Âm nhạc
HỌC HÁT: BÀI CHIẾN SĨ TÍ HON
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- Hát đồng đều, rõ lời. Biết tên tác giả.
- Biết bài hát dựa trên giai điệu nguyên bản bài hát: “Cùng nhau đi Hồng Binh” của tác giả Đinh Nhu, lời mới Việt Anh.
II. Chuẩn bị:
- Tập hát của lớp 1, nhạc cụ, đàn.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS hát bài Cộc cách tùng cheng. GV nhận xét. 
2. Hoạt động 2: Dạy bài hát “Chiến sĩ tí hon”
Mục tiêu: Hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, rõ lời. Biết tên tác giả. Biết bài hát dựa trên giai điệu nguyên bản bài hát: “ Cùng nhau đi Hồng Binh” của tác giả Đinh Nhu, lời mới Việt Anh.
Cách tiến hành:
a) Giới thiệu bài: “Chiến sĩ tí hon”
Tuổi thơ có nhiều ước mơ thật thú vị. Có một bài hát kể về ước mơ được làm chiến sĩ tí hon. Các em bé vai mang súng bước theo lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng trống nhịp nhàng.
b) Dạy hát
- Giới thiệu tác giả: Nhạc Đinh Nhu, lời mới Việt Anh.
- GV cho HS nghe nhạc.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca.
- Dạy hát từng câu (theo lối móc xích). HS hát cả bài.
- Chia hai dãy hát. Hát lại bài hát.
3. Hoạt động 3: Gõ đệm
Mục tiêu: HS biết cách gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
Cách tiến hành:
- Vừa hát vừa gõ đệm theo phách: 
 Kèn vang đây đoàn quân
 Đều chân ta cùng bước.
 x x x
- Vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca:
Kèn vang đây đoàn quân
 x x x x x
- Tập đứng hát, chân bước đều tại chỗ, vung tay nhịp nhàng.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tập hát ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 63
Toán
54 - 18
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ dạng 54 - 18
- Áp dụng để giải các bài toán co liên quan.
- Củng cố tên gọi các thành phần và kết quả trong phép trừ.
- Củng cố biểu tượng về hình tam giác. Bỏ bài 1 câu b
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ, 5 bó que tính và 4 que tính rời, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 76 - 4, 44 - 5, 94 - 5,64 - 6
- GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : “54-18 ”
2. Hoạt động 2: Tổ chức cho HS tìm kết quả phép trừ 54 - 18
Buớc 1: GV tổ chức cho HS cùng thực hiện
- Nêu bài toán : Có 54 que tính, bớt đi 18 que tính. Hỏi còn lại mấy que tính?
- GV nêu 54 - 18 =? ( GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Thực hiện trên que tính
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép trừ : 54 - 18 =?
- HS nêu cách tìm kết quả. 
Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.
+ 1HS lên bảng đặt tính, cả lớp làm bảng con.
+ Chú ý tính từ phải sang trái Vậy : 54 - 18 = 36
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Bỏ câu b
- HS làm trên bảng con.
Bài 2: HS làm bài vào vở. (a. 27 b. 36 c. 25)
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. (Đáp số : 19 dm)
Bài 4: HS vẽ hình vào vở. 
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 14 trừ đi môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ TÌNH CẢM – DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình)
- Luyện tập về câu kiểu Ai làm gì ?
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bài 1,3. GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình)
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài. 2 HS viết bảng lớp. Cả lớp ghi vào giấy nháp.
- HS trình bày bài làm. GV nhận xét.
(quét nhà, lau nhà, nấu cơm, trông em, cho gà ăn, nhặt rau, rửa li tách, dọn dẹp nhà cửa, rửa rau, rửa bát.)
3. Hoạt động 3: Luyện tập về câu kiểu Ai làm gì ? 
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc cả mẫu, cả lớp đọc thầm.
( Tìm các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai ? Làm gì ?)
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm nháp, GV nhận xét.
a. Cây xoà cành ôm cậu bé.
b. Em học thuộc đoạn thơ.
c. Em làm ba bài tập toán.
Bài 3: 
- GV đọc yêu cầu của bài. 
- GV phân tích mẫu. 
- HS làm bài vào vở. 
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhắc lại nội dung tiết học.
- Tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Thủ công
GẤP CẮT DÁN HÌNH TRÒN ( Tiết 1 )
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn.
- HS hứng thú với giờ học thủ công.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu hình tròn dán trên nền vuông, quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- Giấy gấp thủ công (A4), bút màu, hồ dán, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1Hướng dẫn quan sát và nhận xét mẫu.
Mục tiêu: HS quan sát và nhận xét mẫu.
Cách tiến hành:
- Giới thiệu hình tròn dán trên nền hình vuông:
+ Đây là hình tròn được cắt bằng giấy gấp.
- Nối điểm O với cá điểm M, N, P nằm trên đường tròn. So sánh độ dái các đoạn thẳng OM, ON, OP
GV kết luận: 
- Cho HS so sánh độ dài MN với các cạnh hình vuông.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu: HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS quan sát tranh quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- Bước 1: Gấp hình tròn
+ Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô
+ Gấp tư hình vuông theo đường chéo được hình 2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b.
+ Gấp hình 2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3
- Bước 2: Cắt hình tròn
+ Từ hình 3 lật ra mặt sau được hình 4, dùng bút chì đánh dấu đường CD và cắt ngang phần CD mở ra được hình 5a.
+ Từ hình 5a cắt sửa đường cong được hình 6 (hình tròn)
Bước 3 : Dán hình tròn
- Giáo viên hướnh dẫn HS cách dán
- Cho HS thực hiện các bước gấp trên giấy nháp.
- 1 HS giỏi lên gấp vừa gấp vừa nói lại các bước.
- Chia nhóm gấp cho thành thạo.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành. 
- Nhận xét tiết học.Gấp, cắt, dán hình tròn ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 39
Thứ năm, ngày 27 tháng 11 năm 2008 
Tập đọc
QUÀ CỦA BỐ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi hợp lý.Biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên.
- Hiểu nghĩa: thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá sộp, xập xành, muồm muỗm
- Hiểu nội dung: Tình cảm yêu thương của người bố qua các món quà đơn sơ giành cho các con.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ, tranh minh hoạ trong sách.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài: “ Bông hoa Niềm Vui”.Trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài: “Quà của bố”: HS quan sát tranh minh hoạ.
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: cà cuống, niềng niễng, xập xành, quẫy toé nước, cá sộp, mốc thếch, cánh xoăn
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.(Đoạn1: Từ đầu đến thao láo, Đoạn 2: Còn lại)
- Hướng dẫn HS đọc: Mở thúng câu ra / là cả một thế giới dưới nước cà cuống /, niềng niễng đực/ niềng niễng cái/ bò nhộn nhạo.//
- HS đọc chú giải : thơm lừng, mắt thao láo.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Quà của bố đi câu về có những gì? 
+ Vì sao có thể gọi đó là “ một thế giới dưới nước”?
- Câu 2: Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?
+ Vì sao có thể gọi đó là “một thế giới mặt đất”?
- Câu 3: Những từ nào, câu nào cho thấy các con rất thích những món quà của bố ?
GV: Vì sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lại cảm thấy giàu có quá ?
4. Hoạt động 4 : Luyện đọc lại
- HS thi đọc lại bài.
- Cả lớp, GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 64
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, 34 - 8, 54 - 18.
- Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
- Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ. Biểu tượng về hình vuông.
- Giảm bài 2 cột giữa
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 74 - 26,27 - 17,84 - 39,54 - 33.
- GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài : “Luyện tập”
2. Hoạt động 2:Củng cố phép trừ có nhớ dạng 14 - 8, 34 - 8, 54 - 18. Tìm số hạng chưa biết trong một tổng, số bị trừ chưa biết trong một hiệu.
Bài 1: Tính nhẩm
- HS nhẩm miệng theo bàn. GV nhận xét.
14 – 5 = 9 14 – 7 = 7 14 – 9 = 5
14 – 6 = 8 14 – 8 = 6 13 – 9 = 4
Bài 2: giảm cột giữa
- HS làm trên bảng con. GV nhận xét.
Bài 3: Tính
- HS làm vào vở. GV nhận xét, cho điểm.
a. x - 24 = 34 b.x +18 = 60 c. 25 + x = 84
 x = 34 + 24 x = 60 -18 x = 84 – 25
 x = 58 x = 42 x = 59
3. Hoạt động 3: Giải bài toán có lời văn bằng phép tính trừ. Biểu tượng về hình vuông.
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :39 máy bay )
Bài 5: 
- HS vẽ hình vào vở. GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Xem lại bài, học thuộc bảng 14 trừ đi môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tiết 13
Tập viết
CHỮ HOA L
I. Mục đích, yêu cầu:
- Biết viết chữ cái hoa L (theo cỡ vừa và nhỏ)
- Biết viết ứng dụng câu: “Lá lành đùm lá rách” theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ L hoa đặt trong khung chữ
- Bảng phụ : Lá, Lá lành đùm lá rách.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS 

File đính kèm:

  • doctuan 13.doc