Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2005-2006

doc29 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 15 - Năm học 2005-2006, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần thứ 15:
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2005
Chào cờ
Tiết 15:
Tập trung toàn trường 
Tập đọc
Tiết 52+53:
Hai anh em
I. mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩa của hai nhân vật (người em và người anh).
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới
- Hiểu nghĩa các từ đã chú giải
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trong SGK.
III. các hoạt động dạy học:
Tiết 1
A. KIểm tra bài cũ.
- 2, 3 học thuộc lòng khổ thơ em thích trong bài: Tiếng võng kêu.
- Nội dung bài thơ nói gì ?
- Tình cảm yêu thương của nhà thơ nhỏ đối với em gái đối với quê hương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
- HS nghe.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- GV uốn nắn tư thế đọc cho HS
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Chú ý ngắt giọng đúng các câu.
+ Bảng phụ
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
- 4 đoạn
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện thi đọc đồng thanh cá nhân từng đoạn, cả bài.
Tiết 2:
3. Tìm hiểu bài:
Câu 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ?
- Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau, để ở ngoài đồng.
- Người em nghĩ gì và đã làm gì ?
- Người em nghĩ :Anh mình còn phải nuôi vợ con. Nếu phấn của mình cũng bằng phần của anh thì không công bằng". Nghĩ vậy, người em ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm và phần của anh.
Câu 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Người anh nghĩ gì và đã làm gì ?
- Người anh nghĩ: Em ta sống một mình vất vả. Nếu phần lúa của ta cũng bằng phần của chú ấy thì thật không công bằng nghĩ vậy, anh ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em.
Câu 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Mỗi người cho thế nào là công bằng ?
*Vì thương yêu nhau, quan tâm đến nhau nên 2 anh em đều nghĩ ra lí do để giải thích sự công bằng, chia phần nhiều hơn cho người khác.
- Anh hiểu công bằng là gì chia cho em nhiều hơn vì em sống một mình vật vả. Em hiểu công bằng là chia cho anh nhiều hơn vì anh còn phải nuôi vợ con.
Câu 4: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hãy nói một câu về tình cảm của 2 anh em 
- Hai anh em rất yêu thương nhau sống vì nhau
4. Luyện đọc lại:
- Thi đọc chuyện
 5. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS biết nhường nhịn, yêu thương anh chị em để cuộc sống gia đình hạnh phúc.
Toán
Tiết 71:
100 trừ đi một số
i. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Vận dụng các kiến thức kỹ năng thực hiện phép trừ có nhớ để tự tìm được cách thực hiện phép trừ có dạng: 100 trừ đi một số có một chữ số hoặc có 2 chữ số.
- Thực hành tính trừ dạng: 100 trừ đi một số (trong đó có tính nhẩm với trường hợp 100 trừ đi một số tròn chục có 2 chữ số, tính viết và giải toán).
iii. Các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng lớp
- Lớp làm bảng con
52 – 18 ; 68 - 29
- Nhận xét chữa bài.
b. Bài mới:
1. Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện phép trừ dạng 100-36 và 100-5:
100
100
36
5
064
095
- Nêu cách đặt tính ?
- Cho HS nêu SGK
- Nêu cách tính ?
*Lưu ý: Đặt tính viết đầy đủ (064) viết hàng ngang không cần viết số 0 bên trái viết 64.
2. Thực hành:
Bài 1: Tính
- HS làm SGK
- Nêu cách đặt tính ?
- Nêu cách tính ?
100
100
100
100
4
9
22
3
096
091
078
097
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS tính nhẩm 100-20
Nhẩm 10 chục trừ 2 chục bằng 8 chục. Vậy 100-20=80
- 4 HS lên bảng
- Gọi 1 số đọc, nhận xét
100 – 70 = 30
100 – 40 = 60
100 – 10 = 90
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Nêu kế hoạch giải 
Bài giải:
- 1 em tóm tắt
Số hộp sữa bán được trong buổi chiều là:
- 1 em giải
100 – 24 = 76 (hộp sữa)
 Đáp số: 76 hộp sữa
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Đạo đức
Tiết 15:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng (T1)
I. Mục tiêu:-
1. Kiến thức:
- Vì sao cần giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
2. Kỹ năng:
- Học sinh biết giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
3. Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự vệ sinh công cộng.
II. hoạt động dạy học:
- Đồ dùng thể hiện hoạt động 2 (T1)
- Tranh ảnh hoạt động 1, 2 (T1)
II. hoạt động dạy học:
Tiết 1:
A. Kiểm tra bãi cũ:
- Giữ trường lớp có phải là bổn phận cảu mỗi học sinh không ?
- 2 HS nêu
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Phân tích tranh
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được một biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng.
*Cách tiến hành:
- Nội dung tranh nêu gì ?
- Việc chen lấn xô đẩy có tác hại gì?
- 1 số HS chen lấn xô đẩy
- Làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ.
- Qua việc này các em rút ra được điều gì ?
- Không nên làm mất trật tự nơi công cộng.
*Kết luận: Một số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
*Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu một biểu hiện cụ thể về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
*Cách tiến hành:
- Giới thiệu tình huống qua tranh trên ô tô một bạn nhỏ đang tay cầm bánh mì ăn và nghĩ "bỏ rác vào đâu bây giờ"
- Cách ứng sử như vậy có lợi, có hại gì ?
- Làm bẩn sàn xe, đường xá gây nguy hiểm cho người xung quanh.
- Chúng ta cần chọn cách ứng xử nào vì sao ?
- Cần gom rác lại, bỏ vào túi ni lông, bỏ đúng nơi quy định.
*Kết luận: Vứt rác bừa bãi làm bẩn ra sàn xe, gây nguy hiểm cần gom rác lại, bỏ đúng nơi quy định.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được lợi ích và những việc cần làm để giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
*Cách tiến hành:
- Các em biết những nơi công cộng nào ?
- Trường học, chợ, bệnh viện, trạm y tế
- Nơi đó có ích lợi gì ?
- Mang lại nhiều lợi ích
- Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng các em cần làm gì ?
- Giúp mọi công việc của con người được thuận lợi.
*Kết luận: 
- Nơi công cộng mang lại nhiều lợi ích cho con người: trường học là nơi học tập, bệnh viện
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ.
 C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá giờ học
- Thực hiện giữ vệ sinh nơi công cộng.
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2005
Thể dục
Tiết 29:
Bài 29:
Trò chơi: vòng tròn - đi đều
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Tiếp tục ôn đi đều
2. Kỹ năng:
- Biết cách chơi và kết hợp vần điệu, tham gia chơi ở mức độ ban đầu.
- Thực hiện động tác tương đối chính xác.
3. Thái độ:
- Tích cực tự giác học môn thể dục.
II. địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ vòng tròn
III. Nội dung - phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. phần Mở đầu:
1. Nhận lớp:
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
- Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
6'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
 D
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, côt chân
X X X X X D
X X X X X
- Cán sự điều khiển
- Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
1 lần
- Cán sự điều khiển
B. Phần cơ bản:
24'
- Trò chơi: Vòng tròn
- Đi đều và hát
C. củng cố – dặn dò:
5'
- Cúi người thả lỏng
6-8 lần
- Cúi lắc người thả lỏng
8 lần
- Nhảy thả lỏng
5-6 lần
- GV hệ thống bài
1-2'
- Nhận xét, giao bài về nhà.
1-2'
Kể chuyện
Tiết 15:
Hai anh em
I. Mục tiêu – yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- Kể từng phần và toàn bộ câu chuyện theo gợi ý.
- Biết tưởng tượng những chi tiết không có trong chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể, biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết gợi ý a, b, c, d.
iII. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại: Câu chuyện bó đũa
- 2 HS kể.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể từng phần câu chuyện
- 1 HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS kể. Mỗi gợi ý ứng với nội dung 1 đoạn trong truyện.
- Yêu cầu 1 HS kể mẫu
- 1 HS giỏi kể mẫu 1 đoạn
- Kể chuyện trong nhóm
- HS kể theo nhóm 4
- GV theo dõi các nhóm kể
- Các nhóm thi kể
- Đại diện các nhóm thi kể trước lớp
- Sau mỗi lần HS một nhóm đóng vai cả lớp nhận xét về các mặt: Nội dung cách diễn đạt, cách thể hiện.
2.2. Nói ý nghĩ của hai anh em khi gặp nhau trên đồng.
- 1 HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc lại đoạn 4 của truyện.
- Nhiệm vụ của các em là nói đoán ý nghĩ của hai anh em.
- ý nghĩ của người anh
- Em mình tốt quá/hoá ra em mình làm chuyện này. Em thật tốt chỉ lo cho anh.
- ý nghĩ của người em ?
- Hoá ra anh mình làm chuyện này/ Anh thật tốt với em.
2.3. Kể toàn bộ câu chuyện.
- 1 đọc yêu cầu.
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau kể theo 4 gợi ý.
- Nhận xét bình chinh cá nhân nhóm kể hay nhất. 
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Chính tả: (Tập chép)
Tiết 29:
Hai anh em
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Chép lại chính xác trình bày đúng đoạn 2 của chuyện Hai anh em.
2. Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đầu vần dễ lẫn: ai/ay, s/x, ât/âc
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết nội dung cần chép.
III. hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc cho HS viết: Lấp lánh, nặng nề
- HS viết bảng con.
- Nhận xét
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hướng dẫn tập chép:
2.1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc đoạn chép trên bảng
- HS nghe
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Tìm những câu nói suy nghĩ của người em ?
- Anh mình còn phải nuôi vợ emcông bằng.
- Suy nghĩ của người em được ghi với những dấu cấu nào ?
- Được đặt trong ngoặc kép ghi sau dấu hai chấm.
- Viết từ khó
- HS tập viết bảng con: nghỉ, nuôi, công bằng.
2. Chép bài vào vở:
- Muốn viết đúng các em phải làm gì ?
- Nhìn chính xác từng cụm từ.
- Muốn viết đẹp các em phải ngồi như thế nào ?
- Ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, để vở
- Nêu cách trình bày đoạn văn ?
- Viết tên đầu bài giữa trang, chữ đầu đoạn viết lùi vào một ô.
- HS chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn tư thế cho học sinh.
- Đọc cho HS soát lỗi
- HS soát lỗi, đổi chéo vở nhận xét
3. Chấm, chữa bài:
- Chấm 5, 7 bài nhận xét
4. Hướng dần làm bài tập:
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai ?
- Ai: Chai, dẻo dai
- Tìm 2 từ có tiếng chứa vần ai ?
- Máy bay, dạy, ray đay
Bài 3: a
- 1 HS đọc yêu cầu
- Tìm các từ: 
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
- Chỉ thầy thuốc ?
a. Bác sĩ.
- Chỉ tên một loài chim ?
- Sáo, sẻ.
- Trái nghĩa với đẹp ?
- Xấu 
- Nhận xét
C. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Về nhà viết lại những chữ đã viết sai.
Toán
Tiết 72:
Tìm số trừ
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Biết cách tìm số trừ khi biết số bị trừ và hiệu.
- Củng cố cách tìm một thành phần của phép tính trừ khi biết hai thành phần còn lại.
- Vận dụng cách tìm số trừ vào giải toán.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Cả lớp làm bảng con
- Đặt tính và tính
100
100
4
38
096
62
- Nhận xét chữa bài
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu hình vẽ
- HS quan sát.
- Nêu bài toán: Có 10 ô vuông sau khi lấy đi một số ô vuông thì còn lại 6 ô vuông. Hãy tìm số ô vuông lấy đi.
- HS nghe và nêu lại đề toán.
- Số 10 ô vuông giáo viên ghi 10 lên bảng.
- Lấy đi số ô vuông chưa biết 
- Lấy đi tức là gì ?
- Tức là trừ ( - ) 
- Viết dấu (-) và x vào bên phải số 10
- Còn lại 6, viết 6
Thành 10 – x = 6
- HS đọc: 10 – x = 60
- Yêu cầu HS nêu tên gọi thành phần của phép trừ ?
- 10 là số bị trừ, x là số trừ 6 là hiệu.
- Vậy muốn tìm số bị trừ chưa biết là làm thế nào ?
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Gọi HS lên bảng viết
10 – x = 6
 x = 10 - 6
 x = 4
2. Thực hành:
Bài 1: Tính x
- GV hướng dẫn cách làm
- 1 đọc yêu cầu
- HS làm bảng con
15 – x = 10
 x = 15 - 10
 x = 5
15 – x = 8
 x = 15 - 8
 x = 7
32 – x = 14
 x = 32 – 14
 x = 18
32 – x = 18
 x = 32 - 18
 x = 14
x - 14 = 18
 x = 18 + 14 
 x = 32
- Nhận xét, chữa bài
Bài 2: 
- 1 đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì ?
- Viết số thích hợp vào ô trống
- Nêu cách tìm số trừ ?
- HS nêu lại
- Có thể tính nhẩm hoặc đặt tính ra nháp rồi viết kết quả vào sách.
- 1 HS lên bảng
Số bị trừ
75
84
58
72
55
Số trừ
36
24
24
53
37
Hiệu
39
60
34
19
18
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết là làm thế nào ?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhận xét 
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Làm thế nào để tìm được số ô tô đã rời bến ?
- Yêu cầu HS tóm tắt và giải
- Có 35 ô tô sau khi rời bến còn lại 10 ô tô.
- Hỏi số ô tô đã rời bến.
Tóm tắt:
Có : 35 ô tô
Còn lại : 10 ô tô
Rời bến :  tô ô ?
Bài giải:
Số ô tô đã rời bến:
35 – 10 = 25 (ô tô)
Đáp số: 25 ô tô
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
Thủ công
Tiết 15:
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông 
xe cấm đi ngược chiều (t2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. chuẩn bị:
GV: 
 - Biển báo giao thông biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
 - Quy trình gấp cắt dán biển báo giao thông.
HS:
 - Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
II. hoạt động dạy học:
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3'
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
2'
1. Giới thiệu bài: 
5'
2. GV hướng dẫn mẫu:
- GV đưa lại hình mẫu
- HS quan sát
- Nhắc lại quy trình gấp, cắt, dán biển bảo chỉ lối đi thuận chiều.
- Bước 1: Gấp, cắt, biển báo.
- Bước 2: Dán biển báo
- Các bộ phận của biển báo cấm xe đi ngược chiều giống như biển báo chỉ lối đi thuận chiều.
- Nhưng chỉ khác về màu sắc là màu đỏ.
- Đưa quy trình và hướng dẫn
- HS theo dõi
Bước 1: Gấp, cắt, biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp hình tròn màu đỏ có canh 6 ô.
- Hình chữ nhật màu trắng dài 4 ô rộng 1 ô.
- HS theo dõi từng bước gấp, cắt biển báo.
- Hình chữ nhật màu khác dài 10 ô rộng 1 ô.
Bước 2: Dán biển báo
- Dán chân biển báo
- Dán mặt biển báo
- Dán hình chữ nhật màu trắng
- Mời 1 HS lên thao tác lại các bước gấp.
- 1 HS lên thao tác.
22'
3. Tổ chức cho HS thực hành:
- GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
- HS thực hành gấp, cắt, dán, biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Tổ chức trưng bày, đánh giá sản phẩm
- HS trưng bày sản phẩm 
3'
C. Nhận xét – dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau.
Thứ tư ngày 14 tháng 12 năm 2005
Mĩ thuật
Tiết 15:
Vẽ theo mẫu – Vẽ cái cốc
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết quan sát, nhận xét hình dáng, các loại cốc
2. Kỹ năng:
- Biết cách vẽ và vẽ được cái cốc.
3. Thái độ:
- Yêu thích cảm nhận được cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
GV: 3 cái cốc khácnhau.
HS: Bút chì, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới:
- Giới thiệu bài: Ghi tên bài
*Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Giới thiệu mẫu: 3 loại cốc
- HS quan sát
- 3 loại cốc có giống nhau không ?
- Giống: Có loại miệng rộng có loại miệng và đáy bằng nhau.
- Khác nhau: Có loại miệng rộng, có loại miệng và đáy bằng nhau.
- Có loại có tay cầm
- Về chất liệu có giống nhau không?
- Các chất liệu khác nhau, loại bằng nhựa, loại bằng thuỷ tinh.
- Cách trang trí có giống nhau không?
- Không giống nhau
*Hoạt động 2: Cách vẽ cái cốc.
- GV cho HS chọn một mẫu để vẽ.
- Vẽ cái cốc vừa với phần giấy đã chuẩn bị.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu và hình hướng dẫn.
- HS quan sát.
- Vẽ phác hình bao quát
- Vẽ thân và đáy
- Trang trí
*Hoạt động 3: Thực hành
- GV theo dõi quan sát HS vẽ
- HS thực hiện vẽ
- Vẽ hình vừa với phần giấy.
- Vẽ màu.
*Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- Gợi ý HS nhận xét tìm ra bài vẽ mà em thích ?
- Hình dáng cái cốc nào giống mẫu hơn cách trang trí họa tiết màu sắc.
C. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét đánh giá.
- Về nhà vẽ thêm tranh theo ý thích
Tập đọc
Tiết 59:
Bé hoa
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng nhẹ nhàng tình cảm.
2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu:
- Hiểu các từ ngữ trong bài: 
- Hiểu nội dung bài: Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
II. đồ dùng – dạy học:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
II. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài: Hai anh em
- 1 HS đọc đoạn 1
- Lúc đầu 2 anh em chia lúa như thế nào ?
- Họ chia lúa thành 2 đống bằng nhau để ngoài đồng.
- 1 HS đọc đoạn 2
- Người em nghĩ gì và làm gì ?
- Người em nghĩ anh mình còn phải nuôi vợ conbỏ thêm vào phần của anh.
- GV nhận xét ghi điểm
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
2.1. GV đọc mẫu toàn bài: Giọng đọc tình cảm, nhẹ nhàng. Bức thư của Hoa đọc với giọng trò chuyện, tâm tình như Hoa đang trò chuyện với bố, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi cảm: Đã là chị rồi, môi đỏ hồng yêu lắm, mở to, tròn, đen láy, nhìn mãi, rất thích, ngoan lắm, dạy thêm.
- HS nghe
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu
- 1 HS tiếp nối nhau đọc từng câu 
- GV theo dõi uốn nắn cách đọc.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
- Bài chia làm mấy đoạn ?
- Bài chia làm 3 đoạn mỗi lấn xuống dòng là một đoạn
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Giảng từ: Đén láy
- Màu mắt đen và sáng long lanh
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS đọc theo nhóm 3.
- GV theo dõi các nhóm đọc.
d. Thi đọc giữa các nhóm
- Đại diện các nhóm thi đọc từng đoạn, cả bài.
3. Tìm hiểu bài:
*Để biết được gia đình Hoa có những ai ?
- 1 HS đọc toàn bài
Câu 1:
- Em biết những gì về gia đình Hoa.
- Gia đình hoa có 4 người. Bố, mẹ, Hoa và em Nụ.
*Để biết được em Nụ đáng yêu như thế nào ? 
- 1 HS đọc đoạn 1
Câu 2:
- Em Nụ đáng yêu như thế nào ?
- Em nụ môi đỏ hồng mắt mở to, tròn và đen láy.
Câu 3:
- Hoa đã làm gì để giúp mẹ ?
- Hoa ru em ngủ, trông em giúp mẹ. 
* Liên hệ: Đối với em em đã làm gì giúp bố mẹ.
- HS nêu
*Khi em Nụ ngủ Hoa làm gì ?
- 1 HS đọc đoạn 3.
Câu 4:
- Trong thư gửi bố, Hoa kể chuyện gì ? Nêu mong muốn gì ?
- Hoa kể chuyện em Nụ, về chuyện Hoa kết bài hát ru em. Hoa mong muốn khi nào bố về, bố sẽ dạy thêm những bài hát khác cho Hoa.
*Qua bài chúng ta thấy Hoa là người đã biết lo cho em quan tâm đến em và chăm sóc em giúp mẹ.
*Liên hệ: Là anh là chị em phải đối xử với em mình như thế nào ?
- Quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn em
4. Luyện đọc lại:
Thi đọc lại bài
- Đọc từng đoạn, cả bài
- GV hướng dẫn HS đọc
C. Củng cố – dặn dò:
- Nêu nội dung bài
- Hoa rất yêu thương em, biết chăm sóc em giúp đỡ bố mẹ.
- Nhận xét tiết học.
Luyện từ và câu
Tiết 15:
Từ chỉ đặc điểm
Câu kiểu: Ai thế nào ?
I. mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ chỉ đặc điểm, của người, vật, sự vật.
2. Rèn kỹ năng đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ nội dung bài tập 1.
- Giấy khổ to viết nội dung bài tập 2.
- Giấy khổ to kẻ bảng bài tập 3.
III. hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Hôm trước các em học bài gì ?
- Mở rộng vốn từ, từ ngữ về gia đình, câu kiểu Ai làm gì ?
- Đặt câu theo mẫu câu Ai làm gì ?
- Chị chăm sóc em.
- Tìm từ nói về tình cảm thương yêu giữa anh chị em.
- Nhường nhịn, chăm chút.
- Nhận xét, chữa bài.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích yêu cầu:
2. Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp đọc thầm
- Hướng dẫn HS (có thể thêm những từ khác không có trong ngoặc đơn) Mỗi câu hỏi có nhiều trong trả lời đúng.
- HS quan sát kỹ từng tranh (chọn một từ trong ngoặc đơn để trả lời câu hỏi).
- 1 HS làm mẫu giấy (Phần a)
a. Em bé rất xinh
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
b. Con voi rất khoẻ.
c. Những quyển vở này rất đẹp.
d. Những cây cau này rất cao.
*Qua bài tập 1 chúng ta cần nắm kiến thức gì ?
Bài 2: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu, đọc cả câu mẫu
- HS làm theo nhóm
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trả lời.
- Tính tình của một người 
 - Tốt, xấu, ngoan, hư, hiền, dữ, chăm chỉ, chịu khó, siêng năng.
- Màu sắc của một vật
- Trắng, trắng muốt, xanh, đỏ, đỏ tươi, vàng, tím, nâu, ghi
- Hình dáng của người, vật 
- Cao, dong dỏng, ngắn, dài, to, bé, gầy nhom, vuông, tròn.
*Vậy ở bài tập 2 chúng ta cần nắm được kiến thức gì ?
- GV nhận xét bài cho HS.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Mái tóc ông em trả lời cho câu hỏi nào ? (Ai ?)
- 1 HS đọc câu mẫu
- Bạc trắng trả lời cho câu hỏi nào ? (Thế nào ?)
- Lớp làm vào vở.
*Lưu ý: Viết hoa chữ đầu câu, đặt dấu chấm kết thúc câu. Có thể đặt nhiều câu theo mẫu Ai thế nào ?
Ai (cái gì, con gì )
Thế nào ?
- Mái tóc của bà em
(vẫn còn) đen nhánh.
- Tính tình của mẹ em
(rất) hiền hậu
- Bàn tay của chị em
Mũm mĩm
- Nụ cười của chị em
Tươi tắn
C. Củng cố – dặn dò:
- Qua bài hôm nay chúng ta cần nắm được kiến thức gì ? 
Dựa vào tranh trả lời câu hỏi: Nắm được từ chỉ về đặc điểm, màu sắc, hình dáng tính tình của người và vật và đặt câu theo mẫu: Ai thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
Toán
Tiết 73:
Đường thắng
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Có biểu tượng về đường thẳng, nhận biết được điểm thẳng hàng, nhận biết được 3 điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ đoạn thẳng, đường thẳng qua 2 điểm (bằng thước và bút, biết ghi tên các đường thẳng).
II. các hoạt động dạy học:
a. Kiểm tra bài cũ:
- Tìm x:
- Cả lớp làm bảng con
- Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm thế nào ?
10 – x = 6 
 x = 10 – 6 
 x = 4
x – 14 = 18 
 x = 18 + 14 
 x = 32
- Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào ?
- Nhận xét, chữa bài
b. Bài mới:
1. Giới thiệu về đường thẳng, 3 điểm thẳng hàng.
a. Giới thiệu về đường thẳng AB:
- GV hướng dẫn HS vẽ đoạn thẳng: 
- Muốn vẽ được một đoạn thẳng ta làm như thế nào ?
- Làm thế nào để có đoạn thẳng
- Chấm 2 điểm rồi đặt tên cho điểm.
- Dùng thước và bút nối từ điểm A đến điểm B ta được đoạn thẳng ?
- Ta gọi đoạn thẳng đó là gì ?
- Đoạn thẳng A, B
- GV viết lên bảng đoạn thẳng A, B
- Kí hiệu tên đường thẳng chữ cái in hoa
AB
- HS nhắc lại
- Có 2 điểm A và B, dùng thước thẳng nối điểm A với điểm B ta được đoạn thẳng AB.
- Em hãy lấy ví dụ minh hoạ về đồ vật có đoạn thẳng.
- Thước kẻ, bàng, bàn
- Hướng dẫn HS kéo đoạn thẳng.
- Dùng bút và thước kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía, ta được đường thẳng AB viết là đường thẳng AB.
- Kéo dài mãi đoạn thẳng AB về hai phía ta được đường thẳng AB.
- GV cho HS nhắc lại
- HS nhắc lại
b. Giới thiệu 3 điểm thẳng hàng:
- GV chấm 3 điểm A, B, C nối từ điểm A đến điểm C, dùng bút và thước kéo về hai phía ta được đường thẳng A, B, C
- Ba điểm này A, B, C có thẳng hàng không ?
- Có thẳng hàng
- Vậy ba điểm A, B, C là ba điểm như thế nào ?
- Là ba điểm thẳng hàng.
- Vì sao em biết ?
- Vì ba điểm A, B, C là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng.
2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Hướng dẫn HS làm
- 1 HS đọc yêu cầu
- Chấm 2 điểm, ghi tên 2 điểm đó.
- Lẽ ra phải kéo dài mãi về 2 phía của đoạn thẳng MN nhưng trên tờ giấy chỉ có thể vẽ như vậy.
- Đặt thước sao cho mép (cạnh) của thước trùng với M và N. Dùng tay trái giữ thước, tay phải dùng bút vạch 1 đoạn thẳng từ M đến N.
- Nêu đoạn thẳng MN
- Kéo dài đoạn thẳng về 2 phía để đường thẳng.
- Đặt thướcMN.
- Có đường thẳng (ghi tên)
Bài 2: Đọc yêu cầu
- Dùng thước thắng (ghi tên)
- Để kiểm tra xem có các bộ ba điểm nào thẳng hàng.
a. Ba điểm O, M, N thẳng hàng.
- Ba điểm: O, P, Q thẳng hàng
b. Ba điểm B, O, D thẳng hàng
Ba điểm B, O, C.
- Nhận xét, chữa bài
C. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
Sinh hoạt tập thể
Tiết 15:
Học sinh trơi trò chơi
Thứ năm, ngày 14 tháng 12 năm 2005
Thể dục:
Tiết 30:
Bài 30:
Bài thể dục phát triển chung
Trò chơi: "vòng tròn"
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Ôn bài thể dục phát triển chung
- Ôn trò chơi: "Vòng tròn"
2. Kỹ năng:
- Thực hiện từng động tác tương đối chính xác.
- Biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
3. Thái độ:
- Tự giác tích cực học môn thể dục.
II. địa điểm:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, 3 vòng
Iii. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A. Phần mở đầu: 
1. Nhận lớp: 
- Lớp trưởng tập trung báo cáo sĩ số.
6-7'
ĐHTT: X X X X X
 X X X X X
 X X X X X
D
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung giờ học.
1-2'
2. Khởi động: 
- Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối
- Giậm chân tại chỗ
4-5 vòng
1-2'
 X X X X X
 X X X X X D 
b. Phần cơ bản:
- Bài thể dục phát triển chung
4-5lần
2x8 nhịp
- GV chia tổ cho HS tập luyện.
- Trò chơi: Vòng tròn
10-12'
- HS đi theo vòng tròn kết hợp vần điệu, vỗ tay, nghiêng người, nhún chân.
- GV điều khiển
C. Phần kết thúc:
- Đi đều 2-4 hàng dọc và hát
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng 
2-3'
4-5lần
4-5lần
- Cúi lắc người thả lỏng
4-5lần
- GV cùng hệ thống bài 
1-2'
- Nhận xét tiết học
1-2'
Tập viết
Tiết 15:
Chữ hoa: N
I. Mục tiêu, yêu cầu:
Rèn kỹ năng viết chữ: 
+ Biết viết chữ N hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
+ Viết cụm từ ứng dụng: "Nghĩ trước nghĩ sau" cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ cái viết 

File đính kèm:

  • docbo giao an day lop 2 t15b.doc