Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 17 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 200 
Đạo đức
GIỮ TRẬT, TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. Kĩ năng: HS biết giữ gìn trật tự, vệ sinh những nơi công cộng.
3. Thái độ: HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng để thực hiện trò chơi sắm vai (Hoạt động 2-tiết 1)
- Vở bài tập Đạo dức 2 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS nói về các việc làm giúp giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Lợi ích của việc làm đó. GV nhận xét.
 Giới thiệu bài mới:Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
2. Hoạt động 2: HS Quan sát tình hình trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Mục tiêu:Giúp HS thấy được tình hình trật tự, vệ sinh ở một nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó.
Cách tiến hành:
1.GV đưa HS ra sân trường để HS quan sát trật tự và vệ sinh.
2.Tại hiện trường, khi học sinh quan sát, GV định hướng cho HS bằng câu hỏi:
+ Nơi công cộng này được dùng để làm gì?
+ Ở đây trật tự, vệ sinh có được tốt không? 
+Vì sao em cho là như vậy?
+ Nguyên nhân nào gây tình trạng mất vệ sinh ở đây?
+ Mọi người cần làm gì để giữ vệ sinh nơi này?
3.HS thảo luận. GV kết luận về thực trạng trật tự, vệ sinh , nguyên nhân và biện pháp giải quyết.
4.GV kết luận về hiện trạng trật tự, vệ sinh nơi công cộng, nguyên nhân và giải pháp.
5.GV cho HS về lớp.
* Kết luận chung: 
Mọi người đều phải giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành có lợi cho sức khoẻ.
- HS cả lớp đồng thanh đọc:
3. Củng cố-dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Thực hành những điều vừa học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
TÌM NGỌC (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc truyện bằng giọng kể, nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó và mèo.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đoc thời gian biểu của mình.
- GV hỏi: Thời gian biểu giúp ích gì cho công việc hằng ngày của chúng ta ?.
- GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ. Tiếp tục chủ điểm Bạn trong nhà, các em sẽ làm quen với hai con vật rất thông minh, tình nghĩa là chó và mèo trong truyện Tìm ngọc.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài (giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, khẩn trương, hồi hộp ở đọan 4,5 nhấn giọng ở những từ như SGV).
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu ( GV chú ý sửa sai cho HS trong phát âm ).
- GV sửa lỗi phát âm: rắn nước, thợ kim hoàn, thông minh..
b. Đọc từng đoạn: 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn. 
+ Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến. // (Giọng nhanh, hồi hộp.)
- HS đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ có trong từng đoạn ở phần chú giải.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm đôi).
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Cả lớp đọc đồng thanh( đoạn 1, 2 ).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm và cộng trừ viết (có nhớ một lần).
- Củng cố về giải bài tóan dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
- Giảm: Bài 3 câu b, câu d
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng quay đồng hồ chỉ giờ theo lời của GV
- GV nhận xét, ghi điểm.
 Giới thiệu bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm và cộng trừ viết (có nhớ một lần).
Bài 1: Tính nhẩm
- HS thi tiếp sức theo nhóm. Lớp nhận xét, GV nhận xét.
 9 + 7 = 16 8 + 4 = 12 6 + 5 = 11 2 + 9 = 11
 7 + 9 = 16 4 + 8 = 12 5 + 6 = 11 9 + 2 = 11
 16 – 9 = 7 12 – 8 = 4 11 – 6 = 5 11 – 2 = 9
 16 – 7 = 9 12 – 4 = 8 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2
- Giúp HS nhận xét kết quả 2 phép tính: 9 + 7 = 16 và 7 + 9= 16
 (bằng nhau nên 9 + 7 = 7 +9)
- GV: 9 + 7 = 16 vậy: 16 – 9 = ? 
- Kết luận: Lấy tổng trừ đi số hạng này sẽ được số hạng kia.	
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- HS làm vào bảng con. GV chữa bài cho HS nêu lại cách tính.	
Bài 3: Giảm câu b, d
- HS làm theo nhóm. GV nhận xét.
- Giúp cho Hs biết: 9+ 1 + 7 = 9 + 8 ( vì 1 + 7 = 8)
Bài 4: Số ?
- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.1HS lên bảng làm. HS nhận xét.GV nhận xét.	
a. 72 + 0 = 72 b. 85 – 0 = 85
*Củng cố về giải bài tóan dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
- HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?	
- Gv hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ.Đáp số : 60 cây
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà làm bài tiếp nếu chưa xong.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
TÌM NGỌC (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc truyện bằng giọng kể, nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ kể về sự thông minh và tình nghĩa của chó và mèo.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: khen ngợi những vật nuôi trong nhà tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. 
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1: Do đâu mà chàng trai có viên ngọc quý?
Câu hỏi 2:Ai đánh tráo viên ngọc?
Câu hỏi 3:
- Ở nhà người thợ kim hoàn, Mèo nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc?
- Khi ngọc bị cá đớp, Mèo và chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
- Khi ngọc bị quạ cướp mất, méo và chó đã làm cách nào để lấy lại ngọc ?
Câu hỏi 4: Tìm những từ trong bài khen ngợi mèo và chó? ( thông minh, tình nghĩa)
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- Cho 2 dãy thi với nhau bằng cách cử đại diện lên thi đọc lại bài 
- GV tuyên dương HS đọc tốt.	
Củng cố dặn – dò:
- GV hỏi: Qua câu chuyện, em hiểu điều gì ? ( Chó và mèo là những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người.)
- GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS về nhà xem trước tranh minh họa trong tiết Kể chuyện để chuẩn bị kể lại câu chuyện tìm ngọc..
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
	Thứ ba, ngày tháng năm 200 
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm , viết (có nhớ một lần).
- Củng cố về giải bài tóan dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
- Giảm: Bài 3 câu b, d
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng làm: 48 + 32; 63 – 48; 11 – 9 .
- Lớp làm bảng con.	GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ.
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm , viết (có nhớ một lần).
Bài 1:
- HS làm nhẩm. HS chơi trò chơi “bắn tên”.Lớp nhận xét, GV nhận xét.	
12 – 6 = 6 6 + 6 = 12 17 – 9 = 8 5 + 7 = 12
 9 + 9 = 18 	 13 – 5 = 8	 8 + 8 = 16 13 – 8 = 5
14 – 7 = 7 8 + 7 = 15 11 – 8 = 3 2 + 9 = 11
17 – 8 = 9 16 – 8 = 8 4 + 7 =11 12 – 6 = 6
Bài 2: HS làm bảng con.GV chữa bài cho HS nêu lại cách tính.
 68 56 82 90 71 100
+27 + 44 - 48 - 32 - 25 - 7
Bài 3: Giảm câu b, d
- HS nêu lại cách làm.Lớp làm vào vở.GV chữa bài.
a. 
17 - 3 14 - 6 8 c. 16 – 9 = 7
17 - 9 = 8 16 – 6 – 3 = 7
Bài 5: Thi giữa các nhóm.
56 + 0 = 56 82 + 0 = 82 93 + 0 = 93 5 + 0 = 5
*Củng cố về giải bài tóan dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
Bài 4: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?	
- Gv hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ.Đáp số : 38 lít
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà làm bài tiếp nếu chưa xong.	
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
 TÌM NGỌC
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung bài Tìm ngọc.
- Luyện tập viết đúng một số tiếng có âm, vần dễ lẫn: et, ec, ui/uy
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên bảng viết: Ngoài ruộng, nối nghiệp, quản công.
+ Lớp viết bảng con: cây lúa, ngọn cờ.
- Nhận xét bài chính tả tiết trước.
 Giới thiệu bài: Nêu mục đích , yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe viết
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 1, 2 HS đọc lại.
- Giúp HS nắm nội dung bài
+ Câu chuyện: Tìm ngọc giúp em hiểu gì ? 
- GV giúp HS nhận xét:
+ Chữ đầu của đoạn viết thế nào ? (Viết hoa, lùi vào 1 ô )
+ Trong bài em thấy những chữ nào khó viết ? 
- GV giúp HS phân tích các tiếng khó
- HS viết vào bảng con những tiếng khó: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.
2.2. GV đọc cho HS viết vào vở:
- GV đọc 3 lần cho HS viết, tốc độ phù hợp với HS lớp 2.
- Đọc lại toàn bài cho HS dò bài.
2.3. Chấm, chữa bài:GV chấm một số bài rồi nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
 Bài tập 2: 
- 1HS đọc yêu cầu1HS lên làm bảng phụ, lớp làm bảng con.
Thuỷ cung, ngọc quý, ngậm ngùi, chui, vui. GV chấm một số bài. Chữa bài.
 Bài tập (3): 3a.
- 1HS đọc yêu cầu.- 1HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở .
- GV chấm một số bài. Chữa bài.
	b. Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét.
4. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà tìm thêm những từ có vần et/ec.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
 Tự nhiên và xã hội
 PHÒNG TRÁNH NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
I. Mục tiêu: 
- Kể tên được những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểmcho bản thân và người khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ SGK (36 – 37)
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Hãy kể một số thành viên trong nhà trường mà em biết?
- Trong nhà trường thầy hiệu trưởng, cô hiệu phó có nhiệm vụ gì?
- Thầy cô làm gì, HS làm gì? HS nhận xét, GV nhận xét.
 Giới thiệu bài: Liên hệ trò chơi: “Bịt mắt bắt dê” để giớ thiệu 
2. Hoạt động 2: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh
 Mục tiêu: Kể tên một số hoạt động, trò chơi dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Động não
-Hãy nêu một số hoạt động dễ gây nguy hiểm khi ở trường? 
-Mỗi HS nêu một hoạt động GV ghi bảng.
Bước 2: Làm việc theo cặp
- HS quan sát tranh 1, 2 , 3 4 trong sách. GV nêu câu hỏi thảo luận:
+ Ở hình 1, 2, 3, 4 các bạn đang chơi những trò chơi gì?
+ Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm? Vì sao?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét, GV nhận xét.
GV kết luận
3. Hoạt động 3: Thảo luận chọn trò chơi bổ ích
Mục tiêu:HS có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi bổ íchđể phòng tránh ngã khi ở trường.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Mỗi nhóm thảo luận chọn một trò chơi. Đại diện các nhóm báo cáo.
- GV hỏi: Trò chơi em chọn có lợi gì? 
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Nhóm em chơi trò gì? Khi chơi em cảm thấy như thế nào?
+ Trò chơi này có gây tai nạn cho bản thân và các bạn không?
+ Khi chơi em cần chú ý điều gì để tránh tai nạn? HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở HS chơi những trò chơi bổ ích, đến trường nên chơi trò chơi em đã chọn.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
 TÌM NGỌC
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đọan và toàn bộ nội dung của câu chuyện một cách tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
2. Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Phóng to tranh minh họa của SGK.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-2 HS kể lại câu chuyện Con chó nhà hàng xóm. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện 
Mục tiêu: Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa kể lại được từng đọan và toàn bộ nội dung của câu chuyện một cách tự nhiên, biết kết hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, biết đánh giá lời kể của bạn.
 Cách tiến hành:
2.1. Kể chuyện theo tranh
- Cho 1, 2 HS đọc yêu cầu của SGK.
- GV dán tranh lên bảng. Cả lớp quan sát tranh.
- GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt nội dung từng tranh:
+ Do đâu chàng trai có viên ngọc quí? Ai đã đánh tráo viên ngọc ?
+ Mèo và chó lấy lại viên ngọc bằng cách nào ? 
- Một học sinh khá giỏi nói vắn tắt nội dung tranh.	
- Kể trong nhóm (nhóm 5): (HS quan sát tranh, nối tiếp nhau kể từng đoạn trước nhóm, hết lượt quay lại đoạn và thay người kể).
- Kể trước lớp: GV chỉ định hoặc từng nhóm cử người đại diện lên thi kể cả lớp nhận xét, đánh giá.
2.2. Kể lại câu chuyện:
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 2 HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần kể của từng nhóm cả lớp nhận xét.
- Bình chọn người kể chuyện hay nhất.	
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu lại ý nghĩa câu chuyện. Nhận xét tiết học.
- GV khen ngợi những học sinh kể hay, biết lắng nghe, kể tiếp lời bạn, biết nhận xét lời kể của bạn.
 -Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện, nhắc các em đối xử thân ái với các con vật, khuyến khích học sinh về nhà kể cho người thân nghe.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục 
TRÒ CHƠI “BỊT MẮT BẮT DÊ” VÀ “NHÓM BA NHÓM BẢY”
I. Mục tiêu:
- Ôn trò chơi Bịt mắt bắt dê, Nhóm ba nhóm bảy. 
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.	
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một cái còi, khăn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay khớp cổ chân, khớp đầu gối, khớp hông.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc theo địa hình tự nhiên.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản :
- Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê ”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó cho HS cách chơi.
+ Lần 1: chơi thử
+ Lần 2: chơi chính thức
- Trò chơi: “ Nhóm ba, nhóm bảy”
3.Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- Rung đùi
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
70-80m
1’
1’
2 x 8 nhịp
20 phút
10’
10 phút
7 phút
2’
2’
1,
1’
1’
Nhận lớp 
=========
=========
=========
=========
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày tháng năm 200
Âm nhạc
TẬP BIỂU DIỄN MỘT VÀI BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
- Bỏ trò chơi âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- GV:Nhạc cụ, đàn
- HS: Tập bài hát
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
+ Mô-da làm gì khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
+ Khi biết rõ sự thật, bố của Mô-da đã nói gì?
+ Học sinh hát một trong ba bài Cộc cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon, Chúc mùng sinh nhật.
Giới thiệu bài:Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.	
2. Hoạt động 2: Biểu diễn bài hát.
Mục tiêu: HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn và tự tin.
Cách tiến hành:
- Cho HS hát lại các bài hát đã học.
+ Thật là hay
+ Múa vui
+ Xoè hoa
+ Thật là hay
+Chúc mừng sinh nhật
+Cộc cách tùng cheng
+Chiến sĩ tí hon
- GV tổ chức cho từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. 
+ Hát kết hợp vận động phụ hoạ
+ Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca.
- Thành lập “Ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết mục.
+ Mỗi nhóm cử 1 em đại diện cho điểm các bạn lên biệu diễn.
- Khi biểu diễn, GV động viên HS sáng tạo các động tác phụ họa tuỳ theo từng bài hát.
3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc (bỏ)
Củng cố - dặn dò:
- Từng nhóm lên hát tốp ca. 5 HS hát cá nhân.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
- Yêu cầu HS về nhà luyện hát nhiều lần.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT)
I. Mục tiêu:
- Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính).
- Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100.
- Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ.
- Củng cố về giải bài tóan và nhận dạng hình tứ giác. Giảm bài 2 cột 3
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS bảng làm: 100 – 36; x – 22 = 19. Lớp làm bảng con: 32 – x = 9.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Ôn tập về phép cộng và phép trừ (tiếp theo)
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Củng cố kĩ năng cộng, trừ nhẩm (trong phạm vi các bảng tính
Bài 1: Tính nhẩm
- HS làm nhẩm. HS chơi trò chơi “bắn tên”.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.	
*Củng cố cách thực hiện phép cộng, trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100
Bài 2: Giảm cột 3
- HS tự làm vào vở. GV chữa bài cho HS.	
*Củng cố về tìm một thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ. 
 Bài 3: Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- HS nêu lại cách làm. Lớp làm vào bảng con .GV chữa bài.
a. x = 4 b. x = 42 c. x = 20
*Củng cố về giải bài toán và nhận dạng hình tứ giác.
Bài 4: 
- HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?	
- GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. Đáp số : 34 kg
Bài 5:
- 1HS đọc bài toán, lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở.	
- 1HS đọc bài của mình.
- HS nhận xét. GV nhận xét. (D. 4)	
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà làm bài tiếp nếu chưa xong
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ: Các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
- Bước đầu biết thể hiện ý so sánh.	
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa 4 con vật.
- Bảng phụ
- Thẻ từ: viết 4 từ chỉ đặc điểm (nhanh, chậm, khỏe, trung thành)
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 2 HS làm lại BT3 của tiết LT – Câu trước.GV nhận xét cho điểm.	
Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp.	
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ: Các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
Bài tập 1
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- GV chia nhóm cặp đôi cho HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài bằng cách dán thẻ từ vào tranh.	
- HS đọc bài làm của mình.	HS nhận xét, GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
1.Trâu khoẻ 2.Rùa chậm 
3. Chó trung thành 4.Thỏ nhanh
-Các thành ngữ nhấn mạnh đặc điểm của mỗi con vật: khoẻ như trâu, châm như rùa, nhanh như thỏ, trung thành như chó)
3. Hoạt động 3: Thể hiện ý so sánh.	
Bài tập 2 
- GV dán BT2. 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm.
- Lớp làm theo nhóm trên bảng phụ.HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS nhận xét, GV nhận xét.(Đẹp như hoa- Cao như sếu – Khoẻ như trâu- Nhanh như chớp–Chậm như sên – Hiền như đất –Trắng như tuyết–Xanh như tàu lá – Đỏ như gấc )
Bài tập 3 
- 1HS nêu yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- HS làm vào vở. 1HS làm bảng phụ.
- HS nối tiếp đọc bài làm của mình.HS nhận xét, GV nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.Yêu cầu HS về nhà làm lại vào vở bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu đỏ, xanh và màu khác), kéo, hồ dán, thước kẻ.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài: Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
Mục tiêu: HS biết biển báo giao thông cấm đỗ xe, so sánh với các biển báo đã học.
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu nhận xét về sự giống và khác nhau về: kích thước, màu sắc, các bộ phận của biển báo giao thông cấm đỗ xe với những biển báo giao thông đã học.
2. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu
Mục tiêu: HS biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. .
Cách tiến hành
Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe
- Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô.
- Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô. 
- Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.
- Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo.
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe
- Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (H.1).
- Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H.2).
- Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏ (H.3)
- Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như hình 4.
- GV tổ chức HS tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. 
3. Củng cố - dặn dò:
- Biển báo giao thông gồm mấy phần, là những phần nào?
- Hãy nói từng bước cắt mặt biển báo?
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài để tiết sau thực hành.
- Nhận xét tiết học, tinh thần, thái độ học và sự chuẩn bị của học sinh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày tháng năm 200 
Tập đọc
GÀ “TỈ TÊ”VỚI GÀ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bai. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết kể với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc với nội dung của từng đoạn.	
- Hiểu các từ ngữ trong bài: tỉ tê, hớn hở, tín hiệu, xôn xao.
- Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói với nhau, có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người.
II. Chuẩn bị:Tranh minh họa bài đọc SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc nối tiếp nhau, mỗi em đọc 2 đoạn bài Tìm ngọc, trả lời câu hỏi:Do đâu chàng trai có viên ngọc? Lần cuối cùng mèo và chó lấy được viên ngọc từ đâu?
Giới thiệu bài: Tranh minh họa
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài, giọng kể tâm tình, nhịp chậm. 
2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu. Sửa lỗi phát âm : roóc roóc, xôn xao, hớn hở
b. Đọc đoạn trước lớp: ( 3 đoạn )
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ 1 số câu như SGV:
+ Đàn con đang xôn xao / lập tức chui hết vào cánh mẹ, / nằm im.//
- HS đọc chú giải: tỉ tê, hớn hở, tín hiệu, xôn xao.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm (nhóm 3).
d. Thi đọc giữa các nhóm.
e. Lớp đọc đồng thanh cả bài.	
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu hỏi 1: Gà con nói chuyện với mẹ khi nào?
 Khi đó gà mẹ nói chuyện với con bằng cách nào?
Câu hỏi 2: Cách gà mẹ báo cho con biết: “ Không có gì nguy hiểm”
Cách gà mẹ báo cho con biết: “ Lại đây mau các con, mồi ngon lắm”
Cách gà mẹ báo cho con biết: “ Tai hoạ! Nấp mau!”
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu. Mỗi dãy 3 HS lên đọc tiếp sức. Lớp nhận xét, GV nhận xét. 
Củng cố dặn – dò:
- Nhận xét tiết học. GV hỏi : Bài văn giúp em hiểu điều gì? GV chốt lại bài: như SGV. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Mục tiêu:
- Củng cố về nhận dạng và nêu tên gọi các hình đã học, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước, xác định 3 điểm thẳng hàng.
- Tiếp tục củng cố về xác định vị trí các điểm trên dưới ô vuông trong vở HS để vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi bài tập.	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS bảng làm: 100 – 7; x – 74 = 26.
- Lớp làm bảng con: 38 – x = 9.GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Ôn tập về hình học
2. Hoạt động 2:Thực hành
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- GV giúp HS nhớ lại cách nhận dạng các hình.
- HS chơi trò chơi “bắn tên”.Lớp nhận xét, GV nhận xét.
a. Hình tam giác d. Hình vuông
b. Hình tứ giác e. Hình chữ nhật
c. Hình tứ giác g. Hình vuông	
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, lớp đọc thầm.
- HS tự làm vào vở. 1 HS lên bảng làm.GV chữa bài cho HS.	
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.
- HS nêu lại cách làm.Lớp làm vào vở. GV chữa bài
Ba điểm A, B, E thẳng hàng.
Ba điểm B, D, I thẳng hàng.
Ba điểm D, E, C thẳng hàng
Bài 4:
- HS nêu đề yêu cầu bài toán. HS tự làm vào vở. 
- GV chấm 1 số bài.	GV chữa bài.	
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà làm bài tiếp nếu chưa xong.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
 TẬP VIẾT CHỮ HOA Ô, Ơ
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết chữ cái Ô, Ơ theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng Ơn sâu nghĩa nặng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu chữ Ô, Ơ đặt trong khung chữ như SGK.
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li.
III. Các hoạt động dạy – hoc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở HS tập viết ở nhà. Cả lớp viết chữ O vào bảng con.
- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng của bài trước. HS viết chữ Ong, cả lớp viết bảng con.	
 Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa
2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
- Cao 5 li, giống như chữ O, chỉ thêm các dấu phụ.
- Cách viết. V vừa viết chữ Ô, Ơ, vừa nhắc lại cách viết. 
2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con: Ô, Ơ

File đính kèm:

  • doctuan 17.doc