Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Trần Thị Thanh Hảo
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 18 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 29 tháng 12 năm 2008 Đạo đức THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I I. Mục tiêu: - HS nắm vững một số kiến thức đã học. - Biết vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày. - Có thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương giúp đỡ bạn bè và mọi người. II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi tình huống III. Các hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: Thực hành kĩ năng cuối học kì I 1. Hoạt động 1:Ôn tập, thực hành Mục tiêu: HS nắm vững một số kiến thức đã học.Biết vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày.Có thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương giúp đỡ bạn bè và mọi người. Cách tiến hành: - HS chơi trò chơi: “ Hái hoa dân chủ” + Vì sao phải học tập sinh hoạt đúng giờ? + Học tập sinh hoạt đúng giờ có lợi gì? + Muốn thực hiện đúng giờ giấc ta phải làm gì? + Khi mắc lỗi em cần phải làm gì? + Biết nhận lỗi và sửa lỗi giúp em điều gì? + Ăn ở gọn gàng ngăn nắp có lợi gì? +Em cần làm gì để cho nhà cửa gọn gàng ngăn nắp ? + Chúng ta còn nhỏ có nên làm việc nhà không? Tại sao? +Ở nhà em làm gì để giúp đỡ cha mẹ ? +Vì sao phải quan tâm giúp đỡ bạn? + Em đã quan tâm, giúp đỡ bạn như thế nào ? + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp thể hiện điều gì? + Em đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp ? - HS xử lý các tình huống sau: Tình huống 1: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi. TÌnh huống 2: Hôm nay, Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp bà nên mừng lắm và bà cũng mừng. Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào ? Tình huống 3: Bạn hỏi mượn cuốn truyện của em, em sẽ làm gì ? Tình huống 4: Mai và em cùng trực nhật, Mai định đổ rác qua cửa sổ lớp học cho tiện, em sẽ làm gì ? 2. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại các câu hỏi trên.Về nhà xem lại bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 1) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc - Chủ yếu kiểm tra đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong HK1. - Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc hiểu: HS trả lời được 1,2 câu hỏivề nội dung bài đọc. 2. Ôn luyện về từ chỉ sự vật 3. Ôn luyện cách viết tự thuật 4. Đọc thêm bài : “Thương ông” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết bài tên các bài tập đọc - Bảng phụ viết câu văn của BT2 (2 lần) III. Các hoạt động dạy – học: Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc -HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bài. -Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 10 - Đọc thêm bài : “ Thương ông”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét. 3. Hoạt động 3: Ôn luyện về từ chỉ sự vật Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Bài chúng ta phải làm gì ? (Tìm từ chỉ sự vật) - 2 HS làm bảng phụ. Lớp làm vào giấy nháp. GV chốt lời giải đúng. Dưới ô cửa máy bay hiện ra nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm lại. + Yêu cầu bài tập chúng ta phải làm gì ? (viết bản tự thuật) + Yêu cầu Bản tự thuật gồm những phần nào ? (Họ tên, Nam nữ, ngày sinh, nơi sinh, quê quán, chỗ ở hiện nay, học lớp, trường) - HS làm vào vở, 1 HS lên viết bảng phụ.HS đọc bản tự thuật. Sửa bài – nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Tìm một số từ chỉ sự vật mà em biết. - Về nhà đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: - Quy trình giải bài toán có lời văn (dạng toán đơn về cộng , trừ ) - Cách trình bày bài giải có lời văn. II. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - Hôm nay là ngày mấy ? tháng mấy ? - Thứ hai tuần trước là ngày mấy tháng 12 ? - Tháng 12 có bao nhiêu ngày ? - Một ngày có mấy giờ? 20 giờ là mấy giờ? Giới thiệu bài: Ôn tập về giải toán 2. Hoạt động 2: Củng cố về quy trình giải bài toán có lời văn. - HS nêu các bước làm bài. + Đọc đề toán + Tìm hiểu đề toán (Cho biết gì? Tìm gì?) + Tóm tắt + Giải (lời giải, phép tính, đáp số ) - HS nhắc lại 3. Hoạt động 3: Thực hành giải toán Bài 1: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?Muốn biết cả hai buổi bán bao nhiêu lít ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. (Đáp số : 85 lít) Bài 2: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn biết An bao nhiêu kg ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. (Đáp số: 26 kg) Bài 3: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn biết Liên hái được bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. (Đáp số: 40 bông hoa) Bài 4: - HS nêu đề, yêu cầu bài toán.GV gợi ý, HS làm miệng. Lớp nhận xét, GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: hận xét tiết học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 2) I. Mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 2. Ôn luyện về cách tự giới thiệu. 3. Ôn luyện về dấu chấm. 4. Đọc thêm bài: “ Đi chợ” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc, tranh minh họa BT 2, bảng phụ viết BT 3. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc -HS bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc 1 đoạn trong bài. -Trả lời câu hỏi. GV nhận xét cho điểm. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 11 - Đọc thêm bài : “Đi chợ”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi 3. Hoạt động 3: Tự giới thiệu Bài 2: - 1 HS đọc đề, lớp đọc thầm. - HS nêu yêu cầu. GV gợi ý, HS giỏi làm mẫu tình huống 1 VD: Thưa bác, cháu là Hương, học cùng lớp với bạn Hằng. Bác cho cháu hỏi bạn Hằng có nhà không ạ ? - GV: Cần nói lời tự giới thiệu với thái độ lễ phép (với người trên) vừa chững chạc tự tin. - HS khác làm các tình huống 2, 3. Lớp nhận xét, GV nhận xét. 4. Hoạt động 4: Ôn luyện về dấu chấm. Bài 3: - GV treo bảng phụ BT 3. 1 HS đọc yêu cầu BT 3. - HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.GV nhận xét. GV uốn nắn , bổ sung. 5. Củng cố - dặn dò: GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài tập đọc. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ ba, ngày 30 tháng 12 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Cộng trừ nhẩm và viết có nhớ 1 lần. - Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ. - Giải bài toán và vẽ hình. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 2 HS lên thực hiện phép tính, lớp làm bảng con. x + 7 = 23; 76 + x = 100; 100 – x = 70 - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Giới thiệu bài: Luyện tập chung 2. Hoạt động 2:Thực hành Mục tiêu: Củng cố về cộng trừ nhẩm và viết có nhớ 1 lần. Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ.Giải bài toán và vẽ hình. Cách tiến hành: *Củng cố về cộng trừ nhẩm và viết có nhớ 1 lần Bài 1: - HS nhẩm miệng BT1. - HS trả lời. Lớp nhận xét, GV nhận xét cho điểm. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. HS làm bảng con.HS nhận xét, GV nhận xét. *Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc trừ. Bài 3 - HS nêu lại cách tìm x trong từng trường hợp. - HS làm bảng con. HS nhận xét, GV nhận xét. a.x = 44 b.x = 64 c.x = 3 *Giải bài toán và vẽ hình. Bài 4: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết con lợn bé nặng bao nhiêu kg ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ.Đáp số : 76 kg Bài 5: - GV gợi ý HS vẽ vào vở. 2 HS lên vẽ bảng phụ. HS nhận xét, GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Xem lại bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 3) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 2. Ôn luyện kĩ năng sử dụng mục lục sách. 3. Rèn kĩ năng viết chính tả. 4. Đọc thêm bài: “ Điện thoại” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 2) 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc - HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đọc 1, 2 đoạn trong bài đã bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 12 - Đọc thêm bài : “Điện thoại”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Ôn luyện kĩ năng sử dụng mục lục sách. - GV treo tranh BT 2.1 HS đọc đề, lớp đọc thầm. - HS nêu yêu cầu. GV gợi ý HS làm miệng. - HS tìm mục lục tuần 16, 17 (1 HS đọc tên bài 1 HS trả lời trang) - Một học sinh làm trọng tài xướng tên bài - Đại diện nhóm nào tìm nhanh nhất được tính 1 điểm. Nhóm nào có nhiều điểm là nhóm đó thắng cuộc. 4. Hoạt động 4: Rèn kĩ năng viết chính tả. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả. Cách tiến hành: 3.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn văn, HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo. - GV hỏi:Bài chính tả có mấy câu? Trong đoạn những chữ nào viết hoa? - Hướng dẫn viết bảng con tiếng khó: không nản, giảng, giỏi - GV đọc.HS viết vào vở. - Chấm, chữa bài: GV đọc, HS soát lỗi. Chấm 5 HS nhận xét. 5. Củng cố - dặn dò: Nhận xét tiết học.GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục ôn bài tập đọc và học thuộc lòng. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tự nhiên và xã hội THỰC HÀNH GIỮ TRƯỜNG HỌC SẠCH ĐẸP I. Mục tiêu: - Nhận biết được thế nào là lớp học sạch đẹp. - Biết tác dụng của việc giữ cho trường học sạch đẹp đối với sức khỏe và học tập. - Làm một số công việc đơn giản để giữ trường học sạch đẹp như quét lớp, quét sân trường, tưới và chăm sóc cây xanh của trường. - Có ý thức giũ gìn trường, lớp học sạch đẹp, và tham gia vào những hoạt động làm cho trường học sạch đẹp. II. Chuẩn bị: Một số dụng cụ: khẩu trang, chổi, xẻng, đồ hốt rác, gáo múc nước III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - GV đặt câu hỏi: + Ở trường, chúng ta cần tránh những trò chơi nào? + Hãy kể một số trò chơi bổ ích không gây tai nạn. + Để tránh tai nạn, khi chơi ta phải chơi thế nào? - HS nhận xét, GV nhận xét cho điểm. Giới thiệu bài: Thực hành giữ trường học sạch đẹp 2. Hoạt động 2: Quan sát theo cặp Bước 1: HS quan sát hình trang 38 – 39 và nhận xét: + Các bạn trong hình đang làm gì? + Các bạn sử dụng những dụng cụ gì? + Việc làm đó có tác dụng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp - HS trả lời, các nhóm khác nhận xét. - Liên hệ thực tế: + Trên sân trường, xung quanh trường, các phòng học sạch hay bẩn? + Các cây trong sân trường thế nào? Có tốt không? + Khu vệ sinh có sạch sẽ không? Có mùi hôi không? + Trường em đã sạch đẹp chưa?Em đã làm gì để giữ trường lớp sạch đẹp? - GV chốt ý: Để trường học sạch, đẹp mỗi HS phải luôn có ý thức giữ trường: không viết, vẽ bẩn lên tường. 3. Hoạt động 3: Thực hành làm vệ sinh trường lớp Bước 1: Làm vệ sinh theo nhóm Bước 2: Các nhóm tiến hành thực hiện Bước 3: GV cho các nhóm nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: Yêu cầu HS về nhà xem lại bài. Vận dụng làm vệ sinh ở nhà. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kể chuyện ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 4) I. Mục đích, yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 2. Ôn từ chỉ hoạt động và các dấu câu. 3. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình. 4. Đọc thêm bài: “ Há miệng chờ sung” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. - Bảng phụ viết BT 2, 3. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 4) 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc - HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đọc 1, 2 đoạn trong bài đã bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 13 Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 13 Cách tiến hành: - Đọc thêm bài : “ Há miệng chờ sung”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Ôn từ chỉ hoạt động và các dấu câu. Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình. Cách tiến hành: * Tìm từ chỉ hoạt động trong đoạn văn: - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn /Trang148. - 1 HS đọc đoạn văn, lớp đọc thầm. - HS suy nghĩ ( 2 phút) và ghi ra giấy nháp. 1 HS làm bảng phụ. - HS trả lời. Lớp nhận xét, GV nhận xét. ( nằm, lim dim, kêu, chạy, vươn,dang, vỗ, gáy) * Tìm dấu câu: - 1 HS đọc yêu cầu BT 3.1 HS đọc đoạn văn 2/ 148. Đoạn văn trên có những dấu câu nào?(dấu phẩy, dấu chấm, dấu :, dấu !, dấu ) *Ôn luyện về cách nói lời an ủi và cách hỏi để người khác tự giới thiệu về mình. - 1 HS đọc yêu cầu BT4. GV hướng dẫn HS làm miệng. - HS đóng vai chú công an và em bé diễn lại tình huống trên. - Lớp nhận xét, GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Lớp nhận xét, bình chọn cặp đóng hay nhất. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài tập đọc. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục TRÒ CHƠI “VÒNG TRÒN” VÀ “NHANH LÊN BẠN ƠI!” I. Mục tiêu: - Ôn trò chơi Vòng tròn, Nhanh lên bạn ơi. - Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m, 3,5m, 4m., 4 lá cờ III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học . - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc. - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. - Ôn bài thể dục phát triển chung. 2. Phần cơ bản : - Ôn trò chơi: “ Vòng tròn” - Ôn trò chơi: “ Bỏ khăn” + HS chia thành 2 tổ để chơi. + GV theo dõi, giúp đỡ. 3. Phần kết thúc: - Đi đều theo 2 – 4 hàng dọc. - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - Rung đùi - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 8 phút 2’ 2’ 60-80m 1’ 2 x 8 nhịp 3’ 20 phút 10’ 10 phút 7 phút 1’ 2’ 1, 1’ 1’ 1’ Nhận lớp ========== ========== ========== ========== 5GV HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 5GV ==== ==== ==== ==== 5GV Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ tư, ngày 31 tháng 12 năm 2008 Âm nhạc TẬP BIỂU DIỄN I. Mục tiêu: - HS tập biểu diễn để rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin. - Động viên các em tích cực tham gia trò chơi âm nhạc. II. Chuẩn bị: - Nhạc cụ, đàn. - Tập bài hát III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Tập biểu diễn 1. Hoạt động 1: Tập biểu diễn - Cho HS hát lại các bài hát đã học. + Thật là hay + Múa vui + Xoè hoa + Chúc mừng sinh nhật + Cộc cách tùng cheng + Chiến sĩ tí hon - GV tổ chức cho từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. + Hát kết hợp vận động phụ hoạ + Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. - Tổ chức nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp. - Thành lập ban giám khảo chấm điểm. - HS sáng tạo động tác phụ hoạ cho bài hát. - Trò chơi: “Trò chơi âm nhạc”.GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi âm nhạc. + Các em xếp thành hàng ngang cách giáo viên 2- 3 mét + GV dùng một trống nhỏ gõ đều theo nhịp hành khúc với một âm hình tiết tấu ( như SGV) + Các em vừa giậm chân tại chỗ vừa hát bài Chiến sĩ tí hon, 2 tay nắm lại vung lên với dáng điệu mạnh mẽ. + GV gõ tiếng trống mạnh, các em tiến lên 1 – 2 bước. + Khi gõ vào tang trống thì các emgiậm chân tại chỗ. . + Cứ như vậy theo tiếng trống và tiếng hát các em tiến lên, lùi lại theo âm thanh to, lùi lại theo âm to, nhỏ của tiếng trống. - GV tổ chức cho HS chơi thêm các trò chơi khác. +Trò chơi: “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật” +Hát các bài hát đã học trên nguyên âm. 2. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học.Về nhà hát cho người thân nghe. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Cộng trừ có nhớ. - Tính giá trị các biểu thức số đơn giản. - Tìm một kết quả chưa biết của phép cộng hoặc trừ. - Giải bài toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Giảm bài 2 cột 3 II. Chuẩn bị: - Bảng phụ viết đề bài toán. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên thực hiện phép tính: 65 – 35; 90 – 32; 28 + 39. - Lớp làm bảng con: 100 – 27. - HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Giới thiệu bài: Luyện tập chung 2. Hoạt động 2: Bài 1: - HS làm vào vở. GV nhận xét. - Lớp nhận xét, GV nhận xét cho điểm. Bài 2: Giảm cột 3 - 3 HS lên bảng làm: 15 – 6 + 3; 8 + 8 – 9; 11 – 7 + 8. - Lớp làm bảng con: 14 – 8 + 9; 5 + 7 – 6; 16 – 7 + 8. - HS nhận xét, GV nhận xét. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu. Cho HS nhắc lại cách tìm số hạng, số bị trừ, số trừ. - HS làm theo nhóm. 2 HS làm bảng phụ. HS nhận xét, GV nhận xét. 3. Hoạt động 3: Giải bài toán và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. Bài 4: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Muốn biết can to đựng bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. (Đáp số: 22 lít) Bài 5: HS vẽ bài vào vở. 4. Củng cố - dặn dò: - 1 số HS lên bảng thực hiện: x + 9 = 42; x – 27 = 18; 62 – x = 43. - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Luyện từ và câu ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 6) I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng các bài thơ. 2. Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài. 3. Ôn luyện cách viết nhắn tin. 4. Đọc thêm bài: “ Bán chó” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài học thuộc lòng. - Tranh minh truyện SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài:Ôn tập cuối học kì 1 (tiết 6) 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng. - HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đọc 1, 2 đoạn trong bài đã bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 15 - Đọc thêm bài : “ Bán chó”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Thực hành * Ôn luyện về cách tổ chức câu thành bài Bài 2: Kể chuyện theo tranh, đặt tên cho câu chuyện - GV treo tranh BT2. 1 HS đọc yêu cầu.HS quan sát, nhận xét. HS kể lại từng tranh. - HS kể lại toàn bộ câu chuyện. Lớp nhận xét, GV nhận xét. - HS nối tiếp nhau đặt tên cho câu chuyện. VD: Qua đường /Cậu bé ngoan. *Ôn luyện cách viết nhắn tin. Bài 3: Viết tin nhắn - 1 HS đọc yêu cầu của bài.GV gợi ý. - HS làm vào vở. HS đọc bài làm của mình.Lớp nhận xét, GV nhận xét. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài tập đọc Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thủ công GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (tiết 2) I. Mục tiêu: - HS biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Chuẩn bị: - Hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe có hình vẽ minh họa cho từng bước. - Giấy thủ công hoặc giấy màu (màu đỏ, xanh và màu khác), kéo, hồ dán, thước kẻ. III. Các hoạt động dạy – học: Giới thiệu bài: Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ + Biển báo giao thông cấm đỗ xe gồm mấy phần? + Gấp, cắt, dán biển cấm đỗ xe gồm mấy bước? - HS trả lời. HS nhận xét, GV nhận xét. 2. Hoạt động 2: HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe Mục tiêu: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. Cách tiến hành: - GV nhắc lại qui trình gấp, cắt, dán. Bước 1: Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe - Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô. - Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô. - Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô. - Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô làm chân biển báo. Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe - Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng (H.1). - Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô (H.2). - Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏ (H.3) - Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh như hình 4. - HS nhắc lại qui trình. - HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo theo nhóm( 6 nhóm).GV theo dõi, giúp đỡ. - Các nhóm trưng bày sản phẩm.GV đánh giá sản phẩm của một số nhóm. - Tuyên dương những nhóm là đúng, đẹp. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về tập gấp, cắt, dán nhiều lần. - Dặn : mang giấy thủ công, kéo, hồ dán. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ năm, ngày 01 tháng 01 năm 2009 Tập đọc ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (Tiết 5) I. Mục đích yêu cầu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. 2. Ôn luện về từ chỉ hoạt động, đặt câu với từ chỉ hoạt động. 3. Ôn luyện về cách nói lời mời, nhờ, đề nghị. 4. Đọc thêm bài: “ Tiếng võng kêu” II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên các bài tập đọc. - Tranh minh họa BT 2. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Ôn tập cuối học kì 1 (Tiết 5) 1. Hoạt động 1:Kiểm tra tập đọc - HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. - Đọc 1, 2 đoạn trong bài đã bốc thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Giáo viên nhận xét – Ghi điểm. 2. Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 14 - Đọc thêm bài : “ Tiếng võng kêu”.GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại. - GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Thực hành. *Ôn từ chỉ hoạt động, đặt câu với từ chỉ hoạt động Bài 2: Tìm từ chỉ hoạt động, đặt câu. - 1 HS đọc đề. Cả lớp đọc thầm. - HS quan sát tranh .Viết từ chỉ hoạt động. HS trả lời.Lớp nhận xét, GV nhận xét. 1 số HS nhắc lại.(Tập thể dục, vẽ, cho gà ăn, quét nhà) Đặt câu với các từ chỉ hoạt động trên: - GV hướng dẫn HS làm miệng. - HS suy nghĩ (2 phút). HS trả lời. Lớp nhận xét, GV nhận xét. VD: Chúng em tập thể dục. Chúng em học bài. *Ôn luyện về cách nói lời mời, nhờ, đề nghị. - GV treo bảng phụ ghi BT3.1 HS đọc yêu cầu. cả lớp đọc thầm. - HS làm vào vở. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài. VD: Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 của lớp chúng em ạ! 4. Củng cố - dặn dò: - Đặt câu với các từ: chăm học, chăm làm, giúp đỡ. - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục đọc bài tập đọc. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Đặt tính và thực hiện phép tính cộng trừ có nhớ. - Tính giá trị các biểu thức số. - Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Giải bài toán về ít hơn 1 số đơn vị. - Ngày trong tuần và ngày trong tháng. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ, tờ lịch. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên thực hiện phép tính: 16 – 9 + 5; 21 – 7 + 8; 9 + 6 – 5 - Lớp làm bảng con: 100 – 7. HS nhận xét, GV nhận xét ghi điểm. Giới thiệu bài:Luyện tập chung 2. Hoạt động 2: Thực hành Bài 1: - HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS làm bảng con.Lớp nhận xét, GV nhận xét. Dãy 1: 38+27 61-28 83-8 Dãy 2: 61-28 54+19 67+5 Bài 2: - HS làm vào bảng con. HS nhận xét, GV nhận xét. 12 +8 + 6 = 26 25 + 15 - 30 = 10 36 +19 -19= 36 51 – 19 + 18 = 50 Bài 3: - HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết năm nay bố bao nhiêu tuổi ta làm thế nào? - GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải vào vở. 1 HS làm bảng phụ. ( Đáp số: 38 tuổi) * Bước đầu nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 4: - HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét. a. 75 b. 26 c. 36 d. 65 Bài 5: - GV treo lịch. 1 HS đọc yêu cầu bài tập 5.HS trả lời.HS nhận xét, GV nhận xét. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập xem lịch tháng này. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập viết Kiểm tra đọc ---------------------------------------------- Mĩ thuật VẼ MÀU VÀO HÌNH CÓ SẴN TRANH : “GÀ MÁI” I. Mục tiêu: - HS biết thêm về tranh dân gian Việt Nam. - Biết vẽ màu vào hình có sẵn. - Nhận biết vẻ đẹp và yêu thích tranh dân gian. II. Chuẩn bị: -Tranh dân gian: gà mái. - Một số tranh khác: gà trống, chăn trâu. - Phóng to hình gà mái. - HS: Vở tập vẽ.Chì, màu. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ GV hỏi HS: + Hãy kể một số tranh dân gian mà em biết. + Tranh phú quí nói lên điều gì? GV nhận xét. Giới thiệu bài: Vẽ màu vào hình có sẵn.Tranh gà mái. 2. Hoạt động 2: Quan sát nhận xét - GV treo tranh: gà mái. - GV hướng dẫn HS quan sát: + Tranh vẽ gì?Gà mẹ đang làm gì? Gà con làm gì? - Hình vẽ có gà mẹ và nhiều gà con. Gà mẹ to ở giữa, bắt được con mồi. Gà con quây quần xung quanh gà mẹ với nhiều hình dáng khác nhau. 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn cách vẽ - GV cho từng bàn quan sát hình vẽ mẫu. - GV cho HS vẽ màu theo ý thích. 4. Hoạt động 4: Thực hành - HS tự vẽ theo ý thích theo trí tưởng tượng của mình. - GV theo dõi, giúp đỡ HS. 5. Hoạt động 5: Nhận xét – đánh giá - GV treo một số bức vẽ lên bảng. HS nhận xét: + Màu bạn vẽ thế nào? Em thấy bài nào đẹp? Vì sao em thích vẽ màu? - Dặn dò: Về sưu tầm tranh dân gian. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục SƠ KẾT HỌC KÌ I I. Mục tiêu: Hệ thống những nội dung chính đã học trong HK I. Yêu cầu HS biết đã học được những gì, điểm nào cần phát huy hoặc khắc phục trong HK II. II. Địa điểm, phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập. - Phương tiện: Còi, kẻ 3 vòng tròn đồng tâm có bán kính 3m, 3,5m, 4m. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học . - Đi đều và hát. - Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại.” 2.Phần cơ bản : Sơ kết HK I - GV nhắc lại các kiến thức, kĩ năng đã học ở lớp 2 .Những nội dung các em đã học tốt và những gì cần phải cố gắng khắc phục trong HKII. - Cho từng tổ học sinh bình chọn những họ
File đính kèm:
- tuan 18.doc