Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2008-2009
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 2 - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 2008. Tập đọc Phần thưởng (2 tiết) I. Mục tiêu: - Đọc trơn cả bài, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm dấu phảy và giữa các cụm từ. - Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: Bí mật, sáng kiến, lặng lẽ, tốt bong, tấm lòng. - Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Đề cao lòng tốt, khuyến khích HS làm việc tốt. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. - Bảng phụ viết sẵn câu văn dài. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - 2 em học thuộc lòng bài “Ngày hôm qua đâu rồi”. - Trả lời câu hỏi 3. Bài mới: Giới thiệu bài. a) Luyện đọc + GV đọc mẫu. + HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. - Từ khó: Phần thưởng, sáng kiến. - Đọc đoạn trước lớp. - HD ngắt giọng. - Đọc trong nhóm. - Thi đọc. - Đọc đồng thanh. b) Tìm hiểu bài. + Câu chuyện nói về ai? - Bạn ấy có đức tính gì? - Kể những việc làm tốt của Na. - Các bạn đối với Na như thế nào? - Tại sao luôn được các bạn quí mà Na lại buồn? - Chuyện gì xảy ra vào cuối năm? - Theo em điều bí mất được các bạn bàn tán là gì? - Em có nghĩ rằng Na xứng đáng nhận phần thưởng không? ? Khi Na nhận phần thưởng những ai vui mừng. c) Luyện đọc lại. - GV cùng HS bình chọn nhóm đọc hay. - HS nghe. - Đọc nối tiếp từng câu. - HS đọc. - Đọc nối tiếp theo đoạn. - Tìm cách đọc và luyện đọc câu. Một buổi sáng/ vào giờ ra chơi/ các bạn trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì lắm. - Một HS đọc phần chú giải. - HS luyện đọc trong nhóm, các em khác chỉnh sửa cho nhau. - Các nhóm thi đọc đồng thanh cá nhân. - cả lớp đọc đồng thanh. - Đọc đoạn 1. - Nói về 1 HS tên là Na. - Tốt bụng, hay giúp đỡ bạn. - Gọt bút chì, cho bạn tẩy. - Các bạn rất quí mến Na. - Vì Na học chưa giỏi. - Sôi nổi bàn tán điểm thi và phần thưởng còn Na chỉ nặng yên. - Đề nghị cô giáo thưởng cho bạn Na vì lòng tốt của Na với mọi người. - Na rất xứng đáng nhận phần thưởng vì tấm lòng tốt. - Na vui đỏ bừng mặt. - Cô cùng các bạn vui. - Mẹ mừng khóc đỏ cả mắt. - HS đọc cả bài, thi đọc giữa các nhóm, cá nhân. 4. Củng cố, dặn dò: - Em học được bạn Na điều gì? - Về nhà quan sát tranh giờ sau k/c. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố việc nhận biết độ dài 1dm, quan hệ giữa dm và cm. - Tập ước lượng và thực hành sử dụng đơn vị đo dm trong thực tế. II. Đồ dùng dạy học: - Mỗi nhóm 1 thước kẻ chia vạch cm và từng chục cm. III. Các hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Kiểm tra: Chữa bài tập về nhà 3. Bài mới: Giới thiệu bài. HD luyện tập. Bài 1: - GV giúp HS nhớ lại: 1dm = 10cm 10cm = 1dm - GV nhận xét. Bài 2: 2dm =? Cm - Yêu cầu HS nghi kết quả vào vở bài tập. Bài 3: Khi đổi dm sang cm ta thêm vào sau số đo dm một chữ số 0. - Khi đổi từ cm sang dm ta bớt đi ở sau số đo cm một chữ số 0. - HS chữa bài. Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên chữa bài tập. - GV nhận xét. - HS viết: 10cm = 1dm. 1dm = 10cm. - Thao tác theo yêu cầu. - Cả lớp chỉ vào vạch vừa vạch được và đọc to: 1dm. - HS vẽ đoạn thẳng AB. - Đọc đề bài, HS thao tác 2 em ngồi cạnh nhau kiểm tra cho nhau. 2dm = 20cm - Đọc đề bài điền số thích hợp vào chỗ trống. - HS làm bài vào vở. 2dm = 20cm. 30cm = 3dm. - HS đọc. - HS quan sát, cầm bút chì và tập ước lượng số đo của các vật và làm vào vở 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà ôn lại bài. Thủ công Gấp tên lửa (tiết 2) I. Mục tiêu: - Qua tiết 2 biết gấp được tên lửa theo đúng kĩ thuật. - Gấp đẹp, phẳng và bay được. - Rèn đôi tay khéo léo. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy thủ công. - Kéo. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: Hai HS lên gấp 2 bước của tiết 1. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HS thực hành gấp tên lửa. - GV HD HS trang trí sản phẩm đẹp để tuyên dương động viên khích lệ các em. - Đánh giá sản phẩm của HS. - Cuối giờ cho HS phóng tên lửa và nhắc HS vệ sinh lớp học. - 1 HS lên bảng vừa thực hiện vừa nói qua 2 bước: Bước 1: Tạo gấp mũi và thân tên lửa. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - HS thực hành gấp tên lửa. - Gấp xong tập trang trí sản phẩm của mình. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà gấp lại cho đẹp. Thứ ba ngày 2 tháng 9 năm 2008. Nghỉ ngày lễ Thứ tư ngày 3 tháng 9 năm 2008. Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ, từ ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến học tập. - Rèn luyện kĩ năng đặt câu với từ mới vừa tìm được, sắp xếp lại trật tự các từ trong câu để tạo câu mới. - Làm quen với câu hỏi. II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to để HS làm bài tập, bút dạ. - Vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: Hai HS làm bài tập 3. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HD HS làm miệng. Bài 1: - GV nhận xét: + Học hành, học tập, học hỏi. + Tập đọc, tập viết, tập làm văn. Bài 2: Đặt câu với 1 từ vừa tìm được. - GV nhận xét bổ xung. - Ví dụ: Bạn Hoa rất chịu khó học hỏi. Bài 3: Sắp xếp lại các từ trong mỗi câu dưới đây để tạo thành 1 câu mới. - Ví dụ: Con yêu mẹ "Mẹ yêu con. - Bác Hồ rất yêu thiếu nhi. Bài 4: Em đặt dấu gì vào cuối mỗi câu. - Tên em là gì? - Em học lớp mấy? - Trường của em tên là gì? * GV chấm 10 em, nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Cho HS làm nháp. - 2 HS làm bảng. - 2 HS làm bảng. - 1 em tìm từ có tiếng học. - 1 em tìm từ có tiếng tập. - GV nhận xét. - 1 HS đọc yêu cầu. - HS làm nháp. - HS đọc câu vừa đặt trước lớp. - HS làm nhóm. - Nhóm trưởng đại diện lên trình bày. gThiếu nhi rất yêu Bác Hồ. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài. - HS tự làm bài vào vở. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét qua giờ. Tập viết Chữ hoa : , ă, â I. Mục tiêu: - Viết đúng viết đẹp các chữ Ă, Â hoa. - Biết cách nối nét từ các chữ Ă, Â sang chữ cái đứng liền sau. - Viết đúng, viết đẹp cụm từ ứng dụng Ăn chậm. nhai kĩ. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ Ă, Â. - Vở tiếng việt. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - HS viết chữ A vào bảng con. - 2 HS lên viết bảng lớp A, Anh 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HD viết chữ hoa. a) Quan sát: - GV treo mẫu chữ cho HS quan sát so sánh với chữ A. - GV gọi 1 HS nêu qui trình viết chữ hoa A. ? Dấu phụ của chữ Ă giống hình gì? ? Dấu phụ chứ Â giống hình gì? b) Viết bảng. - HD viết cụm từ ứng dụng. Giới thiệu cụm từ: Ăn chem. nhai kĩ có tác dụng gì? ? Cụm từ có mấy tiếng? - Nhận xét chiều cao. - Những chữ có chiều cao bằng chữ Ă. c) HD HS viết vào vở: - GV thu, chấm, nhận xét. - Chữ Ă, Â hoa là chữ A có thêm các dấu phụ. - HS trả lời. - Hình bán nguyệt. - Dấu phụ đặt thẳng ngang trên đầu chữ A đặt giữa đường kẻ ngang 6 và 7. - HS tập viết theo giáo viên. - Giống hình chiếc nón úp. - HS tập viết bảng con, chữ Ă, Â - HS đọc. - Dạ dày dễ tiêu hoá. - 4 tiếng. - Chữ Ă cao 2,5 li; chữ n cao 1 li. - Chữ h,k. - HS viết bảng: Ăn chem. nhai kĩ. - HS viết bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết. Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - HS củng cố về phép trừ không nhớ, tính nhẩm và tính viết tên gọi thành phần và kết quả của phép trừ. Giải bài toán có lời văn. - Bước đầu làm quen với dạng bài tập trắc nghiệm cớ nhiều lựa chọn. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: Chữa bài tập về nhà. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hướng dẫn luyện tập. Bài 1: GV cho HS tự làm. Sau khi HS chữa bài, GV củng cố về tên gọi các thành phần và kết quả của phép trừ. Bài 2: Tính nhẩm. - GV phân nhóm. - Gọi đại diện nhóm lên trình bày. - Cho điểm. Bài 3: Gọi HS đọc đề bài. Cho HS làm cá nhân. - Gọi HS lên chữa bài. Bài 4: GV cho HS làm bài vào vở. - GV chấm, chữa bài, nhận xét. Bài 5: HS làm nhóm. - GV nhận xét, cho điểm. - HS làm bài vào nháp. - HS lên bảng chữa bài. - HS đọc yêu cầu bài. - HS làm nhóm. N1: 60 – 10 - 30 = 20 60 – 40 = 20 N2: 90 – 10 – 20 = 60 90 – 30 = 60 N3: 80 – 30 – 20 = 30 80 – 50 = 30 - HS đọc - HS làm phiếu cá nhân. - HS tự tóm tắt và giải. - Làm bài tập vào vở. Bài giải Mảnh vải còn lại dài là: 9 – 5 = 4 (dm) Đáp số: 4 dm. - HS thi 2 nhóm, nhóm nào xong trước sẽ thắng. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. Mĩ thuật Thưởng thức mĩ thuật : Xem tranh thiếu nhi. ( Gv chuyên ngành lên lớp) Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2008. Chính tả (Nghe – viết) làm việc thật là vui I. Mục tiêu: - Nghe viết hiểu cách trình bày đoạn cuối trong bài làm việc thật là vui. - Củng cố qui tắc chính tả phân biệt g và gh. - Học thuộc lòng bảng chữ cái. - Bước đầu biết sắp xếp tên người đúng thứ tự bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi qui tắc chính tả g/ gh. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Kiểm tra: - Hai HS lên bảng viết từ khó: xoa đầu, ngoài sân, chim sâu. - Hai HS đọc 10 chữ cái cuối cùng: p, q, r, s, t, u ,v, x, y - GV nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. a) HD chính tả. - GV đọc đoạn cuối bài: Làm việc thật là vui. ? Đoạn chích này ở bài tập đọc nào? ? Đoạn chích nói về ai? ? Em bé làm những việc gì? ? Bé làm việc như thế nào? b) HD cách trình bày bài. - Đoạn trích có mấy câu? - Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất? - HS đọc hai câu. c) HD viết từ khó. d) Viết chính tả. - GV HD HS cách trình bày. - GV đọc. e) Soát lỗi. - GV đọc. + Phân tích từ khó. g) Chấm bài. - chấm 5 em. h) HD làm bài tập. Bài 3: Sắp xếp tên các bạn. - GV chữa bài. - HS nghe. - 1 HS đọc lại. - Bài làm việc thật là vui. - Về em bé. - Bé làm bài, đi học, quét nhà nhặt rau. - Bé làm bận dộn thật là vui. - Có 3 câu. - Câu thứ hai. - HS đọc đồng thanh 2 câu. - HS đọc từ khó. - Viết bảng con: Làm, luôn luôn, lúc vui, rộn. - HS viết bài vào vở. - Chấm bài. - HS tìm những chữ cái bắt đầu từ g/gh. - HS đọc đề. - Sắp xếp: A, B, C, H, L. - An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét qua giờ. - Khen những em viết đẹp. - Về nhà học thuộc bảng chữ cái . Tự nhiên và xã hội Bộ xương I. Mục tiêu: - HS nói được tên 1 số xương và khớp xương của cơ thể. - Hiểu được đi đứng, ngồi đúng tư thế và không mang vác vật nặng để cột sống bị cong vẹo. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ bộ xương. - 5 phiếu ghi tên một số xương, khớp. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: - Cơ quan vận động là các bộ phận nào. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. - Cho HS quan sát hỏi. - Ai biết trong cơ thể gồm những xương nào? Chỉ và nói tên. * Hoạt động 1: Quan sát hình vẽ bức tranh về bộ xương chỉ và nói rõ tên một số xương. - GV yêu cầu 1 HS lên chỉ. - GV chỉ 1 số xương trên mô hình. - GV chỉ 1 số khớp xương. * Hoạt động 2: Đặc điểm và vai trò của bộ xương. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV giảng: Khớp khuỷu tay chỉ có thể giúp tay co gập về phía trước vì vậy khi vui chơi lưu ý không gập tay mình hay tay bạn về phía sau. - HS quan sát. - HS trả lời, tự nắn trên cơ thể mình để nhận ra các xương và khớp xương. - HS thực hiện nhiệm vụ cùng bạn. - HS lên chỉ: xương đầu, xương sống. - HS đứng tại chỗ nói tên xương. - HS đứng tại chỗ nói tên các khớp xương. - HS thảo luân nhóm theo các câu hỏi. - Hộp sọ to và tròn để bào vệ bộ não - Xương sườn cong. - Lồng ngực bảo vệ tim phổi. - Nếu không có xương tay chúng ta không cầm nắm sách, ôm được các vật. - Xương chân giúp ta đi đứng, chạy nhảy, chèo. - Khớp bả vai giúp tay quay được. - Khớp khuỷu tay giúp tay co và duỗi ra. - Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi. 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về đọc, viết các số có hai chữ số: số tròn chục, số liền trước và số liền sau của một số. - Thực hiện phép cộng trừ (không nhớ), giải bài toán có lời văn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng con, phấn. - Vở bài tập toán. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Bài cũ: Chữa bài tập về nhà 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HD luyện tập. Bài 1: Cho HS làm nhóm. - GV cùng lớp nhận xét. Bài 2: GV cho HS làm nhóm đôi. - 1 bạn nêu – 1 bạn đáp. Bài 3: GV cho HS làm bảng con. - GV đặt phép tính. - GV nhận xét qua mỗi lần HS giơ bảng. Bài 4: Gọi HS đọc đề bài. - GV chấm một số bài, nhận xét, cho điểm. - HS đọc đề bài. - HS làm nhóm. - Các nhóm lên trình bày. - HS đọc đề bài. - HS thực hành. - HS làm bảng con, đặt tính. 32 + 43 96 – 42 87 – 35 44 + 34 21 + 57 53 – 10 - HS đọc để bài. - HS tự tóm tắt và giải. Bài giải Cả hai lớp có số HS đang tập là: 18 + 21 = 39 (Học sinh) Đáp số: 39 học sinh. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét qua giờ. - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán. Thể dục Dồn hàng ngang, dồn hàng dọc, trò chơi: nhanh lên bạn ơi I. Mục tiêu: - Ôn 1 số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1, yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác, nhanh trật tự, không xô đẩy. - Ôn cách chào khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác, nhanh trật tự. - Ôn trò chơi: Qua đường lội. Yêu cầu viết cách chơi và tham gia chơi. II. Địa điểm, đồ dùng: - Địa điểm: Vệ sinh an toàn nơi tập. - Đồ dùng: Một còi, kẻ sẵn sân để chơi. III. Hoạt động dạy học: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung (3 phút) - Cho HS ôn luyện cách chào, báo cáo HS tập hợp hàng ngang. - HS giậm chân tại chỗ (3 phút) - Chạy nhẹ 1 hàng dọc. 50 đến 60 m. - Đi thành vòng tròn và hít thở sâu (6 lần). Trò chơi. 2. Phần cơ bản: - GV cho HS tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêng nghỉ, giậm chân tại chỗ, dừng lại (2 lần). - GV HD trò chơi: Qua đường lội (10 phút) - HS theo dõi. - Cán sự điều khiển tập. - HS dồn hàng. - Điểm số. - HS chơi dưới sự HD của GV sau đó chia về tổ chơi lại (3 lần) 3. Kết thúc: - GV nhận xét qua giờ. - Nhắc về nhà chơi cùng các em nhỏ. - Đứng tại chỗ vỗ tay. (2 phút) - Chơi trò: “Có chúng em”(2 phút) Thứ sáu ngày 5 tháng 9 năm 2008. Tập làm văn Chào hỏi , tự giới thiệu I. Mục tiêu: - Biết chào hỏi và tự giơi thiệu: Nghe và biết nhận xét được ý kiến của các bạn trong lớp. - Viết được một văn bản tự thuật ngắn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ sgk. - Vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Kiểm tra: - 2 em lên bảng: + Tên em là gì? Quê ở đâu? Học trường nào? Lớp nào? Em thích môn nào? + 2 bạn lên nói lại các thông tin về hai bạn trên. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HD làm bài tập. Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề. - GV nhận xét sau mỗi lần HS đọc. - Chào thầy cô khi đến trường. Bài 2: Làm miệng. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài. - Treo tranh lên bảng và hỏi: + Tranh vẽ những ai? + Mít chào và giới thiệu về mình như thế nào? + Các bạn chào và tự giới thiệu như vậy có hay không? + Ngoài lời chào và giới thiệu 3 bạn còn làm gì? - GV cho HS đọc nhóm. Bài 3: HS đọc đề bài sau đó tự làm bài tập vào vở. - GV cùng lớp nhận xét. - HS đọc đề bài. - Nối tiếp nhau lời chao. Con chào me, con đi học ạ/ mẹ ơi con đi học đậy ạ/ thưa bố mẹ con đi học ạ. - Em chào thầy cô ạ. - Chào cậu// chào bạn// chào thu. - Nhắc lại lời chào của bạn trong tranh. - Tranh vẽ bóng nhựa. - Bút thép và Mít. - Chào hai câu, tớ là Mít, tớ ở thành phố tí hon. - Rất thân mật và lịch sự. - Bắt tay nhau rất thân mật. - 3 bạn đóng vai. - HS làm bài. - Vài HS lên nhắc lại bản tự thuật của mình. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Tập chào hỏi và tự giới thiệu thể hiện lịch sự. Kể chuyện Phần thưởng I. Mục đích yêu cầu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý trong tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện: phần thưởng. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ và nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ. - Bảng phụ ghi rõ lời nhận xét. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: 2. Bài cũ: 3 em kể nối tiếp câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim. - GV nhận xét cho điểm. 3. Bài mới: Giới thiệu bài a) GV HD kể chuyện: - HD kể từng đoạn theo tranh. - GV cử đại diện nhóm thi kể trước lớp. Đoạn 1: Nà là cô bé như thế nào? ? Trong tranh này Na đang làm gì? ? Những việc tốt của Na với bạn? ? Na còn băn khoăn điều gì? Đoạn 2: Cuối năm các bạn bàn tán về chuyện gì? Đoạn 3: Buổi lễ phát phần thường diễn ra như thế nào? - HS đọc yêu cầu của bài. - HS quan sát tranh và nêu nội dung của từng bức tranh. + HS kể chuyện trong nhóm. - HS nối tiếp nhau kể chuyện trong nhóm mỗi em kể 1 đoạn. + Kể trước lớp. - Các nhóm thi kể. - Na là cô bé tốt bụng. - Na đưa cho Minh nửa cực tẩy. - Na gọt bút chì, cho cục tẩy, trực nhật giúp bạn. - Học chưa giỏi. - cả lớp bàn tán .. đề nghị tặng cho Na một phần thưởng. Cô giáo phát cho Na 1 phần thưởng Na vui mừng. * Kể toàn bộ câu chuyện: - Đại diện nhóm kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện. - GV cùng HS nhận xét. - 1, 2 HS kể toàn bộ câu chuyện. 4. Củng cố, dặn dò: - Qua câu chuyện em học tập Na điều gì? Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại chuyện cho mọi người nghe. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: - HS phân tích số có 2 chữ số thành tổng của số chục và đơn vị. - Phép cộng, phép trừ (tên gọi thành phần và kết quả của phép tính). - Giải bài toán có lời văn. - Quan hệ giữa dm và cm. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: 1. ổn định: Hát. 2. Kiểm tra: - Chữa bài tập số 4. 3. Bài mới: Giới thiệu bài. * HD luyện tập . Bài 1: GV gọi HS làm theo mẫu. 25 + =20 + 5 Bài 2: GV cho HS làm phần a. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV cho HS làm bảng con. - GV nhận xét qua mỗi lần HS giơ bảng. Bài 4: Tóm tắt: Mẹ và chị hái 85 quả. Mẹ hái 44 quả. Chị hái ? quả. - GV thu chấm một số bài, nhận xét. Bài 5: Điền số. - GV cho HS chơi trò chơi, GV nhận xét. - HS đọc yêu cầu của bài. - HS tự làm bảng con. - Đọc: hai mươi lăm bằng hai mươi cộng năm. - HS làm nhóm 2 bạn. - Bạn nêu – bạn trả lời. - Ví dụ: Số hạng 35, số hạng 15, tổng 50. - HS chép phép tính và làm vào bảng con. - HS đọc đề bài. - HS tự tóm tắt đề bài. - HS làm bài vào vở. Bài giải Chị hái được số cam là: 85 – 44 = 41 (quả) Đáp số: 41 quả. - HS làm. 1dm = 10cm 10cm = 1dm 4. Củng cố dặn dò: - Nhận xét qua giờ. - Về nhà làm bài tập ở vở bài tập toán.
File đính kèm:
- Giao an lop 2 Tuan 2.doc