Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 20 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 12 tháng 1 năm 2009 
Toán
BẢNG NHÂN 3
I. Mục tiêu :
- Lập bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân 3.
- Thực hành nhân 3, giải bài toán và đếm thêm 3.
II. Chuẩn bị :
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 3 chấm tròn .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng: 2 x7 2x 4 2 x 3 
- 3 HS đọc bảng nhân 2
Giới thiệu bài :Bảng nhân 3
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3
Mục tiêu: Lập bảng nhân 3 và học thuộc bảng nhân 3
Cách tiến hành:
- GV dùng các tấm bìa cùng với hs lập bảng nhân 3 .
- Cô lấy mấy tấm bìa ? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ GV gắn 1 tấm bìa lên bảng và nêu: Mỗi tấm có 3 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 3 được lấy 1 lần, ta viết: 3 x 1= 3. HS đọc
- GV gắn 2 tấm bìa lên bảng và hỏi HS để HS nêu 3 được lấy 2 lần và viết:
 3 x 2 = 3 + 3 = 6 Vậy 3 x 2 = 6 
- Hướng dẫn HS lập tiếp các công thức 3 x 3 =9 cho đến 3 x 10 = 30 à Bảng nhân 3
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng bảng nhân 3
3. Hoạt động 3 : Thực hành .
Mục tiêu: Thực hành nhân 3, giải bài toán vá đếm thêm 3 
Cách tiến hành:
Bài 1: HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
Bài 2: 
-1 HS đọc đề bài. Gv hướng dẫn HS tóm tắt và làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ
Bài 3:
- HS đọc dãy 3, 6 , 9 và nêu đặc điểm của dãy số này
3
6
9
12
15
18
21
24
27
30
- HS đếm thêm 3 rồi đếm bớt 3
4. Củng cố- dặn dò :
-3 HS đọc bảng nhân 3 .
-3 HS thực hiện: 3 x5 6 x 3 3 x 8 
- Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc bảng nhân 3 . 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (TIẾT 1)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trơn cả bài , ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu một số từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.
- Biết Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.Con người thắng được thiên nhiên là nhờ có lòng quyết tâm và lao động .Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên , sống hoà thuận với thiên nhiên.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II . Chuẩn bị :
- Tranh minh hoạ SGK .
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- 3 HS Đọc bài “ Thư Trung Thu “
- Thư Trung Thu Bác Hồ gửi cho ai ? Trong thư Bác mong muốn địều gì ?
GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài: Ông Mạnh thắng Thần Gió
2. Hoạt động 2 :Luyện đọc đoạn 1, 2, 3
2.1 GV đọc mẫu .
2.2 Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a.Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: sinh sống, chống trả, lăn quay, quật đổ, vững chãi
b.Đọc từng đoạn trước lớp . 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Chú ý ngắt giọng: Ông vào rừng / lấy gỗ /dựng nhà.//
- HS đọc chú giải: đồng bắng, hoành hành, ngạo nghễ, vững chãi, ăn năn.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm . 
d.Đại diện các nhóm thi đọc .
e. Cả lớp đọc đồng thanh .
3. Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài
- Câu 1: Thần Gió làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?
Câu 2: Kể việc làm của ông Mạnh chống Thần Gió?
- 1, 2 HS đọc lại đoạn 1, 2, 3
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (TIẾT 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trơn cả bài , ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật .
- Hiểu một số từ ngữ khó: đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ.
- Biết Ông Mạnh tượng trưng cho con người, Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên .Con người thắng được thiên nhiên là nhờ có lòng quyết tâm và lao động .Con người cũng cần kết bạn với thiên nhiên , sống hoà thuận với thiên nhiên.
II.Chuẩn bị :Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 :Luyện đọc đoạn 4,5
2.1 GV đọc mẫu .
2.2 Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a.Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: lồng lộn, mặt trời, giận dữ, an ủi, ăn năn.
b.Đọc từng đoạn trước lớp . 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn
- Chú ý ngắt giọng:Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ, / lồng lộn/ mà không thể xô đổ ngôi nhà.
- HS đọc chú giải: Lồng lộn , hung hăng , điên cuồng 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm . 
d.Đại diện các nhóm thi đọc . e. Cả lớp đọc đồng thanh .
 2. Hoạt động 2 :Tìm hiểu bài
- Câu 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?
So sánh những ngôi nhà xâu dựng bằng tranh tre nứa lá và ngôi nhà xây dựng bằng bê tông cốt sắt? 
- Câu 4: Ông Mạnh làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?
Hành động kết bạn với Thần Gió của ông Mạnh cho thấy ông là người thấy nào?
Câu 5:Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho ai?Con người thắng thiên nhiên là nhờ đâu ? HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
3. Hoạt động 3: Luyện đọc lại
- Các nhóm phân vai lên thực hiện đọc. Lớp nhận xét , GV nhận xét .
4. Củng cố -dặn dò : Để sống hoà thuận với thiên nhiên ta phải làm gì ?
- Nhận xét tiết học.Về nhà đọc lại bài nhiều lần .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- HS hiểu:Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. 
- Trả lại của rơi thật thà, sẽ được mọi người quý trọng. 
- HS trả lại của rơi cho người mất khi nhặt được.
- HS có thái độ quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II. Chuẩn bị:
-Phiếu ghi tình huống
III. Các hoạt động :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+ Nhặt được của rơi em phải làm gì ?
+ Nhặt được của rơi trả lại người mất thể hiện đức tính gì ?
- GV nhận xét .
Giới thiệu bài : Trả lại của rơi (Tiết 2)
2. Hoạt động 2 : Đóng vai .
2.1 GV phổ biến tình huống .
 Đại diện các nhóm bốc thăm tình huống.
2.2 Thảo luận nhóm ( 5 phút )
2.3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận .
2.4 Thảo luận lớp:
+ Em có đồng ý với cách ứng xử của bạn không ? Vì sao ?
+ Vì sao em lại làm như vậy ? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người mất em sẽ làm gì?
+ Em có suy nghĩ gì khi bạn nhặt được của rơi, đem trả lại người mất ?
+ Em nghĩ gì khi được bạn trả lại vật bị mất ?
GV kết luận:
3. Hoạt động 3 : Trình bày tư liệu .
- GV hỏi tư liệu sưu tầm của từng nhóm .
- Đại diện nhóm lên trình bày .
- Lớp thảo luận: Em thấy nội dung của nhóm bạn như thế nào?+Cách thể hiện nội dung ra sao ? GV nhận xét - Đánh giá .
- GV kết luận chung: cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè,anh chị cùng thực hiện.
4. Củng cố – dặn dò:
-2 HS nhắc lại bài học .Em sẽ làm gì khi nhặt được của rơi ?
- Về nhà học bài , vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................. 
Thứ ba ngày 13 tháng 1 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng nhân 3 qua thực hành tính. Giải bài toán đơn về nhân 3
- Tìm các số thích hơp của dãy số.
- Giảm bài 2, bài 5c.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
-2 HS đọc bảng nhân 3 .
-HS thực hiện : 3 x 5 , 3 x 9 ,3 x 7, 3 x 10.GV nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài:Luyện tập
2. Hoạt động 2 : Củng cố bảng nhân 3
Bài 1: Số ?
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
3 x 3 9 3 x 9 27 3 x 6 18
3 x 8 24 3 x 5 15 3 x 7 21
Bài 2: Giảm
Bài 3: 
-1 HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS tóm tắt và làm vào vở. 
-1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét. 
 Bài giải
Số lít dầu 5 can như thế đựng là:
 3 x 5 = 15 (l)
 Đáp số: 15 lít dầu
Bài 4: 
-1 HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS tóm tắt và làm vào vở. 
-1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét. 
 Bài giải
Số kg gạo 8 túi như thế có là:
 3 x 8 = 24 (kg)
 Đáp số: 24 kg
Bài 5: Bỏ câu c
- Hướng dẫn HS nêu đặc điểm của dãy số.
a. 3, 6, 9, 12, 15
b. 10, 12, 14, 16, 18
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
GIÓ
I. Mục đích – yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với 2 khổ thơ
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vân dễ lẫn: s/ x, iêt/iêc
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS lên bảng viết , cả lớp viết bảng con: nặng nề , lo lắng, no nê , 
- Nhận xét, ghi điểm 
Giới thiệu bài: Gió
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn nghe viết
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị .
-GV đọc bài thơ . 2 HS đọc lại .
- Giúp HS nắm nội dung: Hãy nêu những ý thích và hoạt động của gió ?
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét .
+ Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ ?
(Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ)
+ Những chữ nào bắt đầu bằng âm r , d , gi ?
+ Những chữ nào có dấu hỏi, dấu ngã ? (ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả, bưởi)
- HS viết bảng con từ khó: 
2.2 GV đọc, HS viết vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài: nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 2: HS làm bài 2a
- Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ
a. s hay x : hoa sen / xen lẫn, hoa súng / xúng xính
Bài 3: (lựa chọn)
+ 1 HS đọc đề .Bài yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ GV gợi ý HS làm bài vào vở : Mùa xuân. Giọt sương
+ Chấm 6 HS . Sửa bài .
4. Củng cố, dặn dò:
- HS chơi trò chơi” Viết đúng viết nhanh”.Viết các từ có âm s , x .
- Nhận xét tiết học.Viết lại các từ sai .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên xã hội
AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG .
I. Mục tiêu:
- Biết được các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Một số điều cần lưu ý khi đi các phương tiện giao thông.
- Chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông.
- Không yêu cầu HS vẽ tranh.
II. Chuẩn bị:
- 1 số tranh ảnh về an toàn giao thông, sách tự nhiên xã hội
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
+ Có mấy loại đường GT, là những loại đường nào ?
+ Kể các phương tiện GT đường bộ , đường thuỷ, đường không ?
GV nhận xét .
Giới thiệu bài: “An toàn khi đi các phương tiện giao thông”
2. Hoạt động 2 : Thảo luận tình huống .
- Bước 1: GV treo tranh 1 số tình huống sgk .
- GV phát phiếu thảo luận . Thảo luận nhóm ( 5 phút ).Mỗi nhóm 1 tình huống .
Nhóm1: tình huống a. Nhóm 2 : Tình huống b Nhóm 3 : Tình huống c.
- Đại diện nhóm phát biểu .
+ Điều gì sẽ xẩy ra trong tình huống trên ?
+ Đã có khi nào em hành động như vậy chưa ?
+ Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống như thế nào ?
GV chốt ý .
3. Hoạt động 3: Quan sát tranh .
Bước 1: Làm việc theo cặp
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 4, 5, 6, 7(trang 43 )
- GV treo tranh HS quan sát thảo luận .
Bước 2: Làm việc cảc lớp
- HS nêu điểm lưu ý khi đi xe buýt.
- GV kết luận . 2 HS nhắc lại .
4. Hoạt động 4 : Vẽ tranh (bỏ)
5. Củng cố -dặn dò :
+ Có mấy loại đường giao thông ? Khi đi xe máy ta cần lưu ý điều gì ?
+ Khi đi xe buýt ta cần thực hiện điều gì ?
- Nhận xét tiết học.Về nhà học bài. Vận dụng bài học vào cuộc sống .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ 
I. Mục tiêu:
- Biết sắp xếp tranh đúng với nội dung .
- Kể lại toàn bộ nội dung câu chuyện với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt .
- Biết đặt tên khác phù hợp với nội dung câu chuyện .
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
1 số HS sắm vai kể “ Chuyện bốn mùa”.GV nhận xét, cho điểm .
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn kể chuyện
a. Xếp lại tranh cho đúng với nội dung câu chuyện.
- GV: Để xếp lại thứ tự 4 tranh trong sách giáo khoa, các em phải quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện.
- GV treo tranh cho HS quan sát.
+ Các tranh trên đã đúng với nội dung chuyện chưa ?
+ Hãy xếp lại cho đúng với nội dung chuyện ?
- Một số HS xếp lại. Lớp nhận xét . (Thứ tự tranh 4, 3, 2, 1)
b. Kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Hoạt động theo nhóm . (5 phút)
- 2 nhóm lên kể theo vai .GV nhận xét .
c. Đặt tên khác cho câu chuyện :
- 1 HS đọc yêu cầu 3.GV gợi ý HS đặt tên .
VD: Ông Mạnh và Thần Gió / Chiến thắng Thần Gió / Ai thắng ai ? /
Con người chiến thắng Thần Gió.
3. Củng cố- dặn dò:
- Chuyện này cho ta biết điều gì ? (Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động.Nhưng con người cũng sống thân ái hoà thuận với thiên nhiên.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS kể chuyện hay.Về nhà tập kể lại nhiều lần .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ĐỨNG KIỄNG GÓT, HAI TAY CHỐNG HÔNG .
TRÒ CHƠI : “CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU”
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 động tác rèn luyện tư thế cân bằng .Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác .
- Học trò chơi : “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”.Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II. Địa điểm phương tiện:
Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh an toàn .
Phương tiện : 1 còi , kẻ vạch xuất phát cách nhau 8 m 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu nội dung giờ học.
- Đứng vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Vừa đi vừa hít thở sâu.
- Xoay cổ tay, cổ chân, đầu gối
2. Phần cơ bản:
-Ôn đứng kiễng gót, 2 tay chống hông.
-Ôn đứng kiễng gót, 2 tay dang ngang bàn tay sấp.
- Ôn phối hợp 2 động tác trên.
-Trò chơi:“Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”.
+GV nêu tên trò chơi, cho HS chuyển đội hình về vị trí chuẩn bị
+Cho 1 đôi làm mẫu theo chỉ dẫn và giải thích của giáo viên, cho HS chơi 3 – 5 lần.
3. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
-GV nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
8 phút
2’
1’
80m 
2’
1’
2’
20 phút
6’
4- 5 lần
6’
4 – 5 lần
2’
6’
7’
2’
1’
2’
2’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư ngày 14 tháng 1 năm 2009 
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT:“ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG”.
I. Mục tiêu :
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca .
- Biết hát kết hợp múa đơn giản .
II. Chuẩn bị : 
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
- Một số động tác múa đơn giản .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên hát bài” Trên con đường đến trường”
- GV, cả lớp nhận xét.
Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát: “Trên con đường đến trường.”
2. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát.
 - Cả lớp hát lại bài hát 1 lần
- Ôn tập theo từng tổ, nhóm.
+ Dãy 1: hát trên âm la
+ Dãy 2: hát trên lời bài hát, sau đó đổi ngược lại
- Hát kết hợp gõ đệm: GV hát, gõ mẫu
- Cả lớp thực hiện theo GV 5 lần .
- Hát kết hợp múa đơn giản:Từng nhóm hát kết hợp múa.
- 3 HS lên hát cá nhân. Từng nhóm lên hát tốp ca.
 3. Hoạt động 3 : Trò chơi “ Rồng rắn lên mây” 
Mục tiêu: Trò chơi “ Rồng rắn lên mây” 
Cách tiến hành:
- GV phổ biến lại cách chơi .
- HS chơi theo nhóm . Các nhóm chơi 10 phút .
- Nếu không có điều kiện tổ chức trò chơi thì GV cho HS tập đọc theo tiết tấu kết hợp gõ đệm với các câu đồng dao hoặc thơ 4 chữ.
4. Củng cố- dặn dò:
- 1 số HS hát đơn ca. Hai tổ hát tốp ca. 
- Về nhà hát lại nhiều lần . Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
BẢNG NHÂN 4 
I . Mục tiêu :
- Lập bảng nhân 4 và học thuộc bảng nhân 4.
- Thực hành nhân 4, giải bài toán và đếm thêm 4.
II. Chuẩn bị :
- Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn .
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng: 3 x 5 = 3 x 6 = 3x 5 = 3x 10 = 
- 3 HS đọc bảng nhân 3
Giới thiệu bài :Bảng nhân 4
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS lập bảng nhân 4
- GV dùng các tấm bìa cùng với hs lập bảng nhân 4 .
- Cô lấy mấy tấm bìa ? Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn?
+ GV gắn 1 tấm bìa lên bảng và nêu: Mỗi tấm có 4 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa tức là 4 được lấy 1 lần, ta viết: 4 x 1= 4. HS đọc
- GV gắn 2 tấm bìa lên bảng và hỏi HS, để HS nêu 4 được lấy 2 lần và viết:
 4 x 2 = 4 + 4 = 8 Vậy 4 x 2 = 8
- Hướng dẫn HS lập tiếp các công thức 4 x 3 =12 cho đến 4 x 10 = 40 à Bảng nhân 4
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng bảng nhân 4
3. Hoạt động 3 : Thực hành .
Bài 1: 
- HS làm bài vào vở. Gv nhận xét.
Bài 2: 
- 1 HS đọc đề bài. Gv hướng dẫn HS tóm tắt và làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ
Bài 3: 
- HS làm vào vở. GV nhận xét.
- HS đọc dãy 4, 8, 12 và nêu đặc điểm của dãy số này
4
8
12
16
20
24
28
32
36
40
- HS đếm thêm 4 đến 40 và ngược lại.
4. Củng cố- dặn dò :
- 3 HS đọc bảng nhân 4 .
- 3 HS thực hiện : 4 x 5 4 x 3 4 x 8 
- Về nhà học thuộc bảng nhân 4 . 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ THỜI TIẾT
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI KHI NÀO ?
DẤU CHẤM VÀ DẤU CHẤM THAN.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về thời tiết .
- Biết dùng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, mấy giờ, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
 - Điền đúng dấu chấm và dấu chấm than vào ô trống trong đoạn văn đã cho.
II.Chuẩn bị :
- Bảng con ghi bài 1.
- Bảng phụ viết bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
+ Một năm có mấy mùa là những mùa nào ?
+ Hãy nói đặc điểm của từng mùa vào bảng con. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2 : Mở rộng vốn từ về thời tiết .
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. GV ghi bảng con các từ. HS nêu tên mùa.
3. Hoạt động 3 : Dùng các cụm từ : bao giờ, lúc nào, mấy giờ, tháng mấy, mấy giờ thay cho cụm từ khi nào để hỏi về thời điểm.
Bài 2: 
-1 HS đọc yêu cầu. Bài yêu cầu ta phải làm gì ?
-GV gợi ý HS làm miệng . GV nhận xét .
Bài 3: 
- 1 HS đọc đề. GV gợi ý HS làm vào vở .2 HS làm bảng phụ.
- Chấm 1 số HS. Sửa bài nhận xét.
a. Ông Mạnh nổi giận quát:
- Thật độc ác !
b. Đêm ấy, Thần Gió lại đến đập cửa, thét:
- Mở cửa ra !
- Không ! Sánh mai ta sẽ mở cửa mời ông vào.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
.............................................................................................................................. 
Thủ công
GẤP, CẮT, TRANG TRÍ THIỆP CHÚC MỪNG (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- HS hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II.Chuẩn bị:
- Giấy trắng, kéo, màu, hồ, giấy thủ công.
Giới thiệu bài: “Gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.”
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt dộng 1 : Thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
Mục tiêu: Thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- GV treo mẫu HS quan sát.
- GV nhắc lại quy trình:
- Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
+ Cắt tờ giấy trắng hoặc tờ giấy thủ công hình chữ nhật dài 20 ô rộng 15 ô.
+ Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô
- Bước 2 : Trang trí thiếp chúc mừng:
+ Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiếp chúc mừng mà chúng ta trang trí.
VD: 
+ Thiếp chúc mừng năm mới thường trang trí hoa đào, hoa mai hoặc những con vật biểu tượng của năm đó: con ngựa, con gà, con trâu,..
+ Thiếp chúc mừng sinh nhật được trang trí bằng những bông hoa.
+ Có thể vẽ, cắt dán lên bề ngoài của thiếp và viết chữ chúc mừng bằng tiếng việt hay tiếng nước ngoài.
- 2 HS nhắc lại quy trình 
- Tổ chức HS thực hành, quan sát, GV theo dõi giúp đỡ HS hoàn thành sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm, chọn những sản phẩm đẹp để tuyên dương
- Đánh giá sản phẩm.
Nhận xét, đánh giá:
- Nhận xét về tinh thần học, sự chuẩn bị bài, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS.
- Dặn dò : kéo, giấy, bút, hồ dán học bài: “ Gấp, cắt, dán phong bì.”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm ngày 8 tháng 1 năm 2009 
Tập đọc
MÙA XUÂN ĐẾN 
I. Mục đích, yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài ngắt nghỉ đúng chỗ .
- Biết đọc với giọng vui tươi. Nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm .
- Biết một vài loài chim , loài cây trong bài .
- Hiểu các từ ngữ: nồng nàn, đảm đang, trầm ngâm,
- Hiểu ý nghĩa bài: Ca ngợi vẻ đẹp mùa xuân đến làm cho cảnh sắc thiên nhiên thay đổi, trở nên tươi đẹp bội phần.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: Tranh ảnh một số loài cây, loài hoa trong bài. Giấy khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- 3 HS đọc bài” Ông Mạnh thắng Thần Gió”
- Ông Mạnh đã làm gì để thắng thần gió ? GV nhận xét, cho điểm.
Giới thiệu bài: Mùa xuân đến
2. Hoạt động 2 : Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài .
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ .
a. Đọc từng câu : (2 lần bài)
+ HS tiếp nối nhau đọc từng câu GV sửa lỗi phát âm cho HS.
b. Đọc từng đoạn trước lớp : (3 lần bài)
Đoạn 1 : Từ đầu .. thoáng qua . Đoạn 2 : Tiếp trầm ngâm Đoạn 3 : Còn lại .
+ HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
+ GV hướng dẫn đọc câu dài : Nhưng ..mùa xuân tới //.
+ HS đọc từ chú giải: nồng nàn, đảm đang, trầm ngâm.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm : (5 phút)
d. Đại diện nhóm thi đọc. 
e. Lớp đọc đồng thanh .
3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Dấu hiệu nào cho biết mùa xuân đến ?Ngoài dấu hiệu hoa mận tàn, các em còn biết dấu hiệu nào của các loài hoa báo hiệu mùa xuân đến ?
Câu 2: Kể lại sự thay đổi của bầu trời và cảnh vật khi mùa xuân đến ?
Câu 3: Tìm từ trong bài giúp em cảm nhận được hương vị của mỗi loài hoa , vẻ đẹp riêng của mỗi loài chim? HS nêu ý nghĩa của bài. GV chốt ý.
4. Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
- 2 HS đọc lại bài . GV, cả lớp nhận xét.
5. Củng cố- dặn dò:Nhận xét tiết học. Về đọc lại bài nhiều lần .
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng nhân 4 qua thực hành tính và giải bài toán.
- Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số) tính chất giao hoán của phép nhân.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bảng nhân 4
- HS thực hiện : 4 x 5 , 4 x 9 ,4 x 7, 4 x 10
- GV nhận xét, cho điểm
Giới thiệu bài:Luyện tập
2. Hoạt động 2 : Củng cố bảng nhân 4
Mục tiêu: Củng cố bảng nhân 4 qua thực hành tính và giải bài toán. Bước đầu nhận biết (qua các ví dụ bằng số)tính chất giao hoán của phép nhân. 
Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
- Hướng dẫn HS nhận xét: 2 x 3 = 6 và 3 x 2 = 6
+ Các phép nhân đều có thừa số là 2 và 3
Như vậy : Khi đổi chỗ các thừa số trong phép nhân thì tích không thay đổi.
Bài 2:
- HS làm bảng con. GV nhận xét. Thực hiện phép tính từ trái sang phải.
Bài 3: 
-1 HS đọc đề bài. GV hướng dẫn HS tóm tắt và làm vào vở. 
-1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 Bài giải
Số quyển sách 5 học sinh được mượn là:
 4 x 5 = 20 ( quyển sách )
 Đáp số: 20 quyển vở
Bài 4: HS làm bảng con: Khoanh vào chữ C.12
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc bảng nhân 4.Nhận xét tiết học. Về nhà tiếp tục học thuộc bảng nhân. 
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
CHỮ HOA :Q
I. Mục đích, yêu cầu:
- Rèn kỹ năng viết chữ .
+ Biết viết chữ Q hoa cỡ vừa và nhỏ .
+ Biết viết cụm từ ứng dụng: Quê hương tươi đẹp theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II.Chuẩn bị:
- Mẫu chữ Q hoa đặt trong khung chữ
- Bảng phụ :Quê , Quê hương tươi đẹp
III.Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:P
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng, viết chữ Phong. GV nhận xét
Giới thiệu bài: Nêu mục đích,yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Q hoa.
- Chữ hoa Q cao mấy ô li? Được viết bởi mấy nét? Là những nét nào?
- GV: miêu tả chữ Q hoa.
- GV chỉ dẫn cách viết.
- GV viết mẫu chữ Q hoa cỡ vừa, cỡ nhỏ, kết hợp nhắc lại cách viết.
b.Hướng dẫn HS viết trên bảng con:2-3 lượt, GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động3:Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
a. Giới thiệu câu ứng dụng (GV treo bảng phụ)
- Cho HS đọc : Quê hương tươi đẹp
- HS hiểu nghĩa: Ca ngợi quê hương tươi đẹp.
 b. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- Độ cao các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, cách đặt dấu thanh
- GV viết mẫu chữ Quê -Lưu ý cách nối nét
c. HS viết bảng con chữ Quê :2-3 lượt.
4. Hoạt động4:HS viết vào vở
- GV nêu yêu cầu viết.HS viết vào vở
- Chấm, chữa bài:5,7 bài-rút kinh nghiệm
5. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Viết bài ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
VẼ TÚI XÁCH 
I. Mục tiêu :
- HS nhận biết được đặc điểm và hình dáng cái túi xách .
- Biết cách vẽ cái túi xách.
- Vẽ được cái túi xách theo mẫu .
II.Chuẩn bị : 
- 1 số túi xách có hình dáng khác nhau .
- Hình mẫu hướng dẫn vẽ .
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: “ Vẽ túi xách”
1. Hoạt động 1 : Hướng dẫn quan sát nhận xét.
GV treo túi xách mẫu .
+ Túi xách gồm mấy phần ?
+ Màu sắc trang trí thế nào ?
GV: Túi xách có hình dáng khác nhau.Trang trí và màu sắc phong phú. Các bộ phận của cái túi xách.
2. Hoạt động 2 : Cách vẽ cái túi xách.
- GV phát mỗi tổ 1 cái túi xách để hs quan sát .
- GV vẽ mẫu và hướng dẫn cách vẽ .
+ Phác nét chính của cái túi xách và tay xách.
+ Vẽ tay xách.
+ Vẽ nét đáy túi.
- Hướng dẫn trang trí :Các em quan sát từng bộ phận và trang trí theo ý thích của mình sao cho hình dạng các chi tiết rõ và hài hoà .Tô màu theo ý thích .
VD: 
+ Trang trí kín mặt túi bằng hình hoa lá, quả, chim thú hoặc phong cảnh.,..
+ Trang trí đường diầm
+ Vẽ màu tự do.
3. Hoạt động 3 : Thực hành
- HS thực hành vẽ. GV theo dõi, giúp đỡ.
4. Hoạt động 4 : Nhận x

File đính kèm:

  • doctuan 20.doc