Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 414 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 24 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 2 năm 2009 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Rèn kĩ năng giải bài tập:“ Ttìm một thừa số chưa biết”
- Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia.
- Giảm: Bài 5
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- Gv nêu câu hỏi: Muốn tìn thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- 2 HS thực hiện phép tính, Lớp làm bảng con : x ´ 3 = 15; y ´ 2 = 12.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “ Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “ Tìm một thừa số chưa biết.”
Bài 1: Tìm x
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bảng con. GV nhận xét
a. x = 2 b. x = 6 c. x = 9
Bài 2: Tìm y
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bảng con. GV nhận xét
a. y = 8 b. y = 5 c. y = 5
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống.
Thừa số
2
2
2
3
3
3
Thừa số
6
6
3
2
5
5
Tích
12
12
6
6
15
15
Bài 4: 1 HS đọc đề.
+ Bài toán cho biết gì? (Tổng số gạo và số túi đựng gạo)
+ Bài toán hỏi gì? (Số gạo 1 túi )
- GV gợi ý. HS làm vào vở.1 HS lên làm bảng phụ.	Đáp số: 4 kg
- Chấm 1 số HS.Sửa bài, nhận xét.
Bài 5: Giảm
	3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
QUẢ TIM KHỈ (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò .
- Hiểu nội dung của truyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hướng dẫn đọc.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc lại bài tập đọc Nội qui Đảo Khỉ, trả lời câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh hoạ. GV giới thiệu bài.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
2.1 GV đọc mẫu toàn bài.
2.2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho học sinh: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, trấn tĩnh
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Hướng dẫn HS đọc: 
Một con vật da sần sùi, / dài thượt, / nhe hàm răng nhọn hoắt như một lưỡi cưa sắc, / trườn lên bãi cát. // Nó nhìn Khỉ bằng cặp mắt ti hí / với hai hàng nước mắt chảy dài.//
- HS đọc từ chú giải ( trấn tĩnh, bội bạc )
- GV giảng thêm: Khi nào ta cần trấn tĩnh? (Khi gặp việc làm mình lo lắng, sợ hãi không bình tĩnh được). Tìm từ đồng nghĩa với từ bội bạc.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
QUẢ TIM KHỈ (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu các từ ngữ: trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò .
- Hiểu nội dung của truyện: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ khôn khéo nghĩ ra mẹo thoát nạn. Những kẻ bội bạc, giả dối như Cá Sấu không bao giờ có bạn.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hướng dẫn đọc.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1: Khỉ đối với Cá Sấu như thế nào?
 (Thấy Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó ngày nào Khỉ cũng hái hoa quả cho Cá Sấu ăn).
Câu 2: Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào? 
 (Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến chơi nhà mình. Khỉ nhận lời, ngồi lên lưng nó. Đi đã xa bờ, Cá Sấu mới nói, nó cầu khẩn được quả tim khỉđể dâng cho vua Cá Sấu ăn)
Câu 3: Khỉ nghĩ ra cách nào để thoát nạn? 
 ( Khỉ giả vờ sẵn sàng giúp Cá Sấu, bảo Cá Sấu đưa mình vào bờ lấy quả tim để ở nhà)
Câu 4: Câu nói nào của Khỉ đã làm cho Cá Sấu tin? 
	- Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất? (Vì bị lộ bộ mặt bội bạc, giả dối)
Câu 5: Tìm từ nói lên tính nết của Khỉ và Cá Sấu? 
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu cả bài.HS các nhóm tập đóng vai trong 2 phút.
- 3 nhóm lên thi đọc truyện theo phân vai. Lớp nhận xét ,đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện này nói với em điều gì? 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần. Xem trước truyện Quả tim Khỉ.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức 
QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
- Sự cần thiết của việc quan tâm, giúp đỡ bạn.
- HS có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống.
- Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn bè.
- Đồng tình với những biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Tranh trong VBT, phiếu ghi câu hỏi của trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Đoán xen điều gì xảy ra?
 Mục tiêu: Giúp HS biết cách ứng xử trong một tình huống cụ thể liên quan đến việc quan tâm giúp đỡ bạn.
Cách tiến hành: 
- HS quan sát tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra.
- HS đoán cách ứng xử của Nam
- GV chốt lại 3 cách ứng xử chính
- HS thảo luận nhóm về 3 cách ứng xử trên theo câu hỏi: Em có ý kiến gì về việc làm của Nam? Nếu em là nam em làm gì?
- Các nhóm thể hiện qua đóng vai.
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc, đúng chỗ. Không vi phạm nội quy của trường lớp.
2. Hoạt động 2: 
1. Hãy nêu các việc các em đã làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn bè hoặc em đã được quan tâm. HS kể, GV và cả lớp nhận xét.
2. Nêu các việc cần làm giúp bạn gặp khó khăn trong lớp.
GV kết luận: Cần quan tâm giúp đỡ bạn bè đặc biệt là những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Hái hoa dân chủ”
- HS lên hái hoa, trả lời câu hỏi:
+ Em làm gì khi có cuốn truyện hay mà bạn hỏi mượn?
+ Em làm gì khi bạn đau tay lại xách chiếc cặp nặng?
+ Bạn ngồi cạnh em quên mang bút chì màu?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Em đã quan tâm giúp đỡ bạn chưa ? Kể cho cả lớp nghe ? Nhận xét tiết học. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba ngày 17 tháng 2 năm 2009
Toán
BẢNG CHIA 4
I. Mục tiêu : 
- Lập bảng chia 4. Thực hành chia 4.
II. Chuẩn bị:
- Các tấm bìa , mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Bảng phụ
III. Các họat động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
-3 HS lên bảng thực hiện, lớp làm bảng con. HS nhận xét.GV nhận xét, ghi điểm.
3 x y = 21 4 x y = 8 2 x y = 20 3 x y = 15
Giới thiệu bài: “ Bảng chia 2”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia 4. Lập bảng chia 4.
a. Nhắc lại phép nhân 4
- GV gắn 3 tấm bìa lên bảng , HS quan sát
+ Mỗi tấm bìa có mấy chấm tròn? (4 chấm tròn)
+ 3 tấm bìa có bao nhiêu chấm tròn ? 4 x 3 = 12 (có 12 chấm tròn)
b. Hình thành phép chia 4: 
- GV:Trên các tấm bìa có 12chấm tròn . Mỗi tấm có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa?
+ Muốn biết có mấy tấm bìa ? Ta làm tính gì? (chia)
+ HS viết 12 : 4 = 3 (có 3 tấm bìa)
c. Nhận xét: Từ phép nhân 4 x 3 = 12 - Ta có phép chia 12 : 4 = 3
Ø Lập bảng chia 4
- Từ phép nhân 4 x 1 = 4 hãy lập phép chia 4 4 : 4 = 1
- Từ phép nhân 4 x 2 = 8 hãy lập phép chia 4 8 : 4 = 2 
- Tương tự cho đến: 40 : 4 = 1
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bảng chia 4
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: 
HS nhẩm miệng theo bàn
Nhận xét.
Bài 2: 
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- GV gợi ý học sinh làm bài vào vở.1 học sinh lên bảng tóm tắt. 
-1 học sinh làm bài bảng phu. GV sửa bài, nhận xét (8 học sinh)
Bài 3: Tương tự bài 2 (8 hàng)
4. Củng cố, dặn dò:
- 2 học sinh đọc thuộc bảng chia 4. Lớp nhận xét, GV nhận xét
- Nhận xét tiết học. Về học thuộc bảng chia 4.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
QUẢ TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Quả tim Khỉ.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x, ut /uc.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, giấy to bút dạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS lên viết : Tây Nguyên, Ê – đê, Hơ – mông.
- Lớp viết bảng con theo 2 dãy : nục nịch, nườm nượp.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2:Hướng dẫn HS nghe - viết.
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt. 1, 2 HS đọc lại.
 - GV giúp HS nhận xét:
+ Những từ nào trong bài viết hoa? Vì sao? 
+ Còn những chữ nào ghi hoa nữa?
+ Tìm lời của Khỉ, Cá Sấu, những lời đó đặt trong dấu câu nào? 
- HS viết tiếng khó vào bảng con: Cá Sấu, hoa quả, chơi nhà, ngồi lên lưng.
2.2. GV đọc cho HS viết vào vở.
- GV đọc 3 lần cho HS viết, tốc độ phù hợp với HS lớp 2.
- Đọc lại bài cho HS xoát lỗi.
2.3. Chấm, chữa bài: GV chấm một số bài rồi nhận xét để HS rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3:Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2: GV treo bảng phụ bài 2 a.
- 1HS đọc yêu cầu. 1HS lên làm bảng phụ, lớp làm vào vở.
a. say sưa, xay lúa, xông lên, dòng sông
 Bài 3: GV treo bảng phụ bài 3a.
- 1HS đọc yêu cầu.GV chia nhóm, trao đổi trong 3 phút.
- HS làm vào giấy to, bút dạ.
- Các nhóm dán bài lên bảng. Lớp nhận xét – Gv nhận xét.
Sói, sẻ, sư tử, sóc, sò, sao biển, sơn ca, sá, sếu
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà viết lại từ sai nhiều lần. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên và xã hội
CÂY SỐNG Ở ĐÂU ?
I. Mục tiêu:
Sau bài học này HS biết:
- Cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh SGK ,Một số lá cây thật.
- Sưu tầm tranh ảnh các loài cây sống ở các môi trường khác nhau.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
GV đặt câu hỏi: Nghề nghiệp chính của người dân địa phương em là gì? HS nhận xét, GV nhận xét.
Giới thiệu chủ điểm:HS quan sát tranh trong sách và nói về những hình ảnh đó.
* Giới thiệu bài: Cây sống ở đâu ?
2. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
Bước 1: Làm việc theo nhóm (3 phút )
- GV treo hình, HS quan sát và nói tên, nơi sống của cây cối trong từng hình.
+ Ở hình nào có cây cối sống trên cạn? (Hình 1, 3, 4)
+ Hình nào có cây cối sống dưới nước? (Hình 2)
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cây có thể sống ở đâu? (Trên cạn, dưới nước)
GV kết luận: Cây có thể sống ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không.
3. Hoạt động 3: Triển lãm
Bước 1: Hoạt động theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển, các bạn trong nhóm đưa ra các loại cây đã sưu tầm cho cả nhóm quan sát.
+ Hãy nêu tên từng loại cây?Chúng sống ở đâu? Hãy phân thành các nhóm.
N1: sống trên cạn	N2: sống dưới nước
Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Các nhóm dán sản phẩm của mình lên bảng.GV nhận xétĐánh giá từng nhóm.
4. Củng cố - dặn dò:
- GV đặt câu hỏi: Xung quanh ta có nhiều cây không? Cây thường sống ở đâu?
+ Cây cối có ích lợi cho đời sống con người. Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ chúng? Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, vận dụng bài học vào thực tế.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
QUẢ TIM KHỈ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa kể lại được từng đọan của câu chuyện.
- Biết cùng các bạn phân vai dựng lại câu chuyện. Bước đầu thể hiện đúng giọng người kể chuyện, giọng Khỉ, giọng Cá Sấu.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Tập trung theo dõi bạn kể. Biết nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.Kể tiếp được lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa của SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS phân vai kể lại câu chuyện Bác sĩ Sói.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
2.1. Dựa vào tranh, kể từng đoạn câu chuyện.
- GV treo 4 bức tranh cho HS quan sát.	
- Cho 1, 2 HS đọc yêu cầu của SGK.
- Cả lớp quan sát 4 bức tranh.
- Kể theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển, mỗi bạn trong nhóm kể một đoạn theo tranh.
- Mỗi nhóm một người lên kể nối tiếp nhau, mỗi người một đoạn.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
2.2. Phân vai kể lại câu chuyện:
- HS lập nhóm (3 em) tập phân vai, kể với nhau trong 5 phút.
- Từng nhóm lên thi kể trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, góp ý. Lớp bình chọn nhóm kể hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
+ Truyện này có ý nghĩa gì? (Kẻ bội bạc không bao giờ có bạn)
+ Em có nhiều bạn không? 
+ Em sống với bạn thế nào?
- Nhận xét tiết học. Về nhà tập kể lại câu chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY
TRÒ CHƠI: KẾT BẠN
I. Mục tiêu:
- Ôn đi nhanh chuyển sang chạy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi: “Kết bạn”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Chuẩn bị một cái còi, kẻ vạch chuẩn bị, xuất phát, về đích.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Xoay cổ tay, chân, hông, đầu gối, hông, vai.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông.
- Đi nhanh chuyển sang chạy
- Trò chơi kết bạn:
3. Phần kết thúc:
- Đi đều theo 4 hàng dọc.
- Một số động tác thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
8 phút
1’
1’
2’
2´8 nhịp
4’
20 phút
2 lần, 15m
6’
6’
8’
7 phút
2’
2’
2’
1’
 Nhận lớp 
==========
==========
==========
==========
5GV
HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
====
====
====
====
5GV
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư ngày 18 tháng 2 năm 2009
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: “CHÚ CHIM NHỎ DỄ THƯƠNG.”
I. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Hát kết hợp vận động phụ họa. Bỏ nghe nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ, đàn, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS hát: Chú chim nhỏ dễ thương kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS nhận xét,GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát: “ Chú chim nhỏ dễ thương.”
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát: “ Chú chim nhỏ dễ thương.” 
- HS đồng ca lại bài hát.
- Chia dãy hát:
+ Dãy 1: Hát lời bài hát.
+ Dãy 2: Hát trên âm la.
- Hát kết hợp vận động phụ họa.
- GV chia thành nhiều nhóm. 
- Từng nhóm xếp thành vòng tròn, cầm tay nhau. 
- Miệng hát, chân bước theo phách (Lần 1 đi theo kim đồng hồ, lần 2 ngược lại)
- Một số nhóm lên biểu diễn.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách.
- Vừa hát vừa gõ đệm theo phách:
	Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này.
	xx x x x x x
 Lại đây hỡi chú chim nhỏ xinh dễ thương này.
	 x x x x x x x x x x
- GV hát gõ đệm mẫu.
- HS thực hiện nhiều lần.
- Đồng ca gõ đệm nhiều lần.
4. Hoạt động 4: Nghe nhạc (bỏ)
Củng cố - dặn dò:
- Từng nhóm lên biểu diễn (Hát kết hợp múa phụ họa).
- 3 HS lên hát.GV nhận xét – đánh giá.
- Về nhà tập hát múa nhiều lần.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
MỘT PHẦN TƯ
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết một phần tư . Biết viết và đọc 
II. Chuẩn bị:
- Các mảnh giấy hình tròn, hình vuông
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc bảng chia 4.GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 12 : 4, 16 : 4, 24 : 43, 32 : 4
Giới thiệu bài: “ Một phần tư”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu một phần tư
- GV treo hình vuông , học sinh quan sát. Đây là hình gì ?
- Hình vuông này được chia làm mấy phần bằng nhau ?
- Hình vuông chia thành 4 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như vậy đã tô màu hình vông. 
- Hướng dẫn HS viết: , Đọc: một phần tư.
- Kết luận: Chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần, ta được hình vuông. 
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: 
- HS làm miệng. Một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: 
- HS làm vào vở. 
- GV nhận xét.
- Hình A , B, D được tô màu số ô vuông.
Bài 3: 
- HS làm vào vở. GV nhận xét.
- Hình a khoanh vào số con thỏ.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ LOÀI THÚ – DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, đặc điểm của chúng).
- Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS1: Thú dữ, nguy hiểm- Nêu tên các con vật
- HS2:Nói tên các con vật. HS1: nêu tên nó có nguy hiểm hay không.
- 1 cặp HS làm bài 3. GV nhận xét.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
* Mở rộng vốn từ về loài thú (tên, đặc điểm của chúng).
Bài 1: GV treo tranh HS quan sát.
- 1 HS đọc đề bài.Yêu cầu BT này chúng ta phải làm gì? (Gọi tên và nói đặc điểm của con vật trong tranh)
- Chia 6 nhóm, mỗi nhóm mang tên 1 con vật. GV gọi tên con vật nào thì nhóm đó nói đặc điểm của con vật đó.GV nhận xét.
Bài 2:
-Yêu cầu bài này chúng ta phải làm gì? (Điền tên con vật thích hợp vào chỗ chấm)
- GV gợi ý HS làm theo nhóm: 
GV: Những thàng ngữ trên thường dùng để nói về người chê người dữ tợn (a). Chê người nhút nhát (b), khen người làm khỏe (c), tả động tác nhanh (d).
-Ai có thể tìm được các từ tương tự? (Nhát như cáy, Khỏe như trâu, chậm như rùa)
* Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. 
Bài 3:
- 1 HS đọc đề.
- BT yêu cầu chúng ta phải làm gì? (Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống)
- GV gợi ý HS làm vào vở.1 HS làm bảng phụ.
- GV chấm bài 1 số HS.Sửa bài nhận xét.
- Một số HS đọc lại bài của mình cho cả lớp nghe.
3. Củng cố - dặn dò
- Một số HS đọc tên 1 số loài thú mà mình biết, nói đặc điểm của loài thú đó.
- Thuộc những thành ngữ làm ở bài 2.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
ÔN TẬP CHƯƠNG II -PHỐI HỢP GẤP , CẮT , DÁN HÌNH
I. Mục tiêu :
- HS làm lại được một trong các sản phẩm gấp, cắt, dán đã học.
- Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm là một trong các sản phẩm gấp, cắt dán đã học.
II. Chuẩn bị:
- Các hình mẫu của các bài 7, 8, 9, 10, 11, 12 để học sinh xem lại.
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: “ Ôn tập chương II- phối hợp gâp, cắt, dán hình”
1. Hoạt động 1: Ôn tập gấp, cắt, dán hình
- Cho học sinh quan sát mẫu của 6 tiết đã học. 
- GV yêu cầu HS nêu các bước làm các mẫu trên.
2. Hoạt động 2: GV cho học sinh tập gấp lại các hình đã làm
- Học sinh quan sát các hình đã học và tự lựa chọn hình mình sẽ tập gấp lại.
- GV nêu yêu cầu của bài:
+ Nếp gấp đúng, phẳng
+ Cắt thẳng
+ Dán cân đối, phẳng, đúng quy trình.
+ Màu sắc hài hòa, phù hợp
+ Biển báo giao thông phải đúng màu quy định
- HS thực hành làm.
- GV theo dõi , bổ sung , gợi ý.
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả 
+ Hoàn thành:
- Nếp gấp, đường cắt thẳng
- Thực hiện đúng quy trình
- Dán cân đối, phẳng
- Dùng màu đẹp, đúng
+ Chưa hoàn thành:
- Nếp gấp, đường cắt không thẳng- Thực hiện không đúng quy trình
- Chưa làm ra sản phẩm- Dùng màu không đúng quy định 
4. Nhận xét – dặn dò:
- Về chuẩn bị giấy, kéo, hồ dán để tiết sau học bài “ Làm dây xúc xích trang trí”
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
Tập đọc
VOI NHÀ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng đọc đúng các từ ngữ khó.Biết chuyển giọng phù hợp với nội dung từng đoạn, đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ: khựng lại,rú ga, thù lù .
- Hiểu nội dung của bài: Voi rừng nuôi dạy thành voi nhà làm được nhiều việc có ích cho người.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ các loài động vật quý hiếm.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ hướng dẫn đọc.
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc lại bài tập đọc Quả tim Khỉ, trả lời câu hỏi . GV nhận xét cho điểm.
Giới thiệu bài : “ Voi nhà”
2. Hoạt động 2: Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
2.2. Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
a. Đọc từng câu:
- HS đọc nối tiếp nhau từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: thu lu, xe, rét, lùm cây, lừnh lững, lo lắng
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
-HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- HS phần chú giải.Một số HS nhắc lại.GV giảng thêm: Hết cách rồi, quặp chặt vòi 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm 
d. Đại diện các nhóm lên thi đọc.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Vì sao những người trên xe phải ngủ đêm trong rừng?	
Câu 2: Mọi người lo lắng như thế nào khi thấy con voi đến gần xe? 
- Theo em, nếu là con voi rừng thật thì có nên bắn không? 
Câu 3: Con voi đã giúp họ thế nào? 
- Tại sao mọi người nghĩ là đã gặp voi nhà? 
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại 
- HS các nhóm tập đóng vai trong 2 phút.
- 3 nhóm lên thi đọc truyện theo phân vai.Lớp nhận xét – đánh giá.
5. Củng cố - dặn dò:
- 3 HS đọc tiếp sức mỗi HS 1 đoạn.GV nhận xét đánh giá.
- Dặn HS về nhà đọc bài nhiều lần. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Học thuộc bảng chia 4. Rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.Nhận biết ¼.
- Giảm bài 4
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học :
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS đọc bảng nhân 4 – chia 4.
- 1 HS lên viết, đọc ¼. GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Thực hành
*Học thuộc bảng chia 4.
Bài 1:Tính nhẩm
Bài 2: Tính nhẩm
* Rèn kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.	 
- HS làm bảng con. GV nhận xét
4 ´ 3 = 	 4 ´ 2 = 8 4 x 1 = 4 4 x 4 = 16
12 : 4 =	 8 : 4 = 2 4 : 4 = 1	 16 : 4 = 4 
12 : 3 =	 8 : 2 = 4 4 : 1 = 4
Bài 3:
* GV treo bảng phụ BT3 
- 1 HS đọc lại đề. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
- GV gợi ý HS làm vào vở .1 HS lên làm bảng phụ.(10 học sinh)	
- Chấm vở 1 số HS.	 Sửa bài – nhận xét.
Bài 4: Giảm
* Nhận biết ¼.
Bài 5: GV treo bảng phụ BT 5 
- 1 HS đọc.GV gợi ý – HS làm miệng.Hình có ¼ số thỏ khoanh tròn là: a.
3. Củng cố - dặn dò:
- Một số HS lên thực hiện
	8 : 2 = 	9 : 3 =	12 : 3 =	12 : 4 =
	5 ´ 3 = 	2 ´ 4 = 	9 ´ 3 = 	2 ´ 6 =
- Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc bảng nhân.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
VẼ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm một số con vật quen thuộc.
- Biết cách vẽ con vật.
- Vẽ được con vật theo ý thích.
- Giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ các loài động 
II. Chuẩn bị:
GV: Ảnh con thỏ, tranh vẽ các con vật của họa sĩ.
HS: Tranh ảnh các con vật : vở tập vẽ, bút chì, thước màu
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Giới thiệu bài: Bằng trực quan bức vẽ
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát – nhận xét.
- GV treo tranh các con vật mẫu.
- Gợi ý để HS nhận biết:
+ Hãy gọi tên các con vật trong tranh.
+ Con vật gồm những phần nào? (Đầu, mình, chân )
+ Con vật thì có nhiều loại, mỗi con có một hình dáng khác nhau.
Trâu: thân dài, đầu có sừng
Voi: thân to, có vòi
Thỏ: thân nhỏ, tai dài
2. Hoạt động 2: Cách vẽ con vật
- GV giới thiệu hình minh hoạ để HS nhận ra cách vẽ:
+ Vẽ bộ phận lớn trước, bộ phận nhỏ sau.
+Vẽ chi tiết cho đúng, rõ đặc điểm con vật.-.
- GV vẽ mẫu – Hướng dẫn cách vẽ.
3. Hoạt động 3: Thực hành
- HS quan sát một số bức vẽ của thiếu nhi.
- HS lựa chọn con vật mà mình yêu thích để vẽ.
- GV : Khi vẽ chúng ta vẽ vào phần ô giấy vừa phải không quá to, cũng không quá nhỏ.
- Vẽ bộ phận chính trước, bộ phận nhỏ sau. Chú ý vẽ đặc điểm hình dáng đúng.
- Vẽ màu theo ý thích.
4. Hoạt động 4: Nhận xét – Đánh giá
- GV thu chấm một số bài vẽ.
- Treo các bài vẽ lên bảng.	
- HS nhận xét, đánh giá.
Dặn dò: Về nhà quan sát một số con vật. Sưu tầm tranh một số con vật.	
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI TẬP ĐI THEO ĐƯỜNG KẺ THẲNG
ĐI NHANH CHUYỂN SANG CHẠY - TRÒ CHƠI: NHẢY Ô
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn một số bài tập rèn luyện tư thế cơ bản. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi “Nhảy ô”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện: Kẻ các vạch để tập RLTTCB và kẻ ô cho trò chơi nhảy ô.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Ổn định lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
- Xoay cổ tay, chân, hông, đầu gối.
- Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc.
2. Phần cơ bản:
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay dang ngang.
- Đi kiễng gót, hai tay chống hông.
- Đi nhanh chuyển sang chạy.
- Trò chơi nhảy ô
3. Kết thúc:
- Đi đều, hát.
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài 
-Nhận xét tiết học, giao bài tập về nhà.
7 phút
3’
1’
1’
2’
80 m
20 phút
3’
2 lần, 10m
3’
2 lần, 15 m
3’
2 lần, 15m
2 lần, 15 m
8’
8 phút
10 lần-1’
10 lần-1’
2’
2’
2’
2’
 Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
 CHỮ HOA U, Ư
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết viết chữ cái U, Ư theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng Ươm cây gây rừng cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối c

File đính kèm:

  • doctuan 24.doc