Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 25 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 23 tháng 2 năm 2009 
Toán
MỘT PHẦN NĂM
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh nhận biết một phần năm . Biết viết và đọc 
II. Chuẩn bị:
- Các mảnh giấy hình vuông, ngôi sao, hình chữ nhật
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc bảng chia 5.GV nhận xét, ghi điểm
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 15 : 5, 30 : 5, 25 : 5, 45: 5
Giới thiệu bài: “ Một phần năm”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu một phần năm
- GV treo hình vuông , học sinh quan sát. Đây là hình gì ?
- Hình vuông này được chia làm mấy phần bằng nhau ?
- Hình vuông chia thành 5 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như vậy đã tô màu hình vông. 
- Hướng dẫn HS viết: Đọc: một phần năm.
- Kết luận: Chia hình vuông thành 5 phần bằng nhau, lấy đi 1 phần, ta được hình vuông. 
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: 
- HS làm miệng. Một số học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HS làm vào vở. GV nhận xét.
Hình A đã tô màu số ô vuông. Hình C đã tô màu số ô vuông.
Bài 3: HS làm vào vở. GV nhận xét.
Hình a đã khoanh số con vịt 
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
 SƠN TINH – THUỶ TINH (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó: cầu hôn, lễ vật, ván nẹp
- Hiểu nội dung truyện : nạn lụt ở nước ta do Thuỷ Tinh ghen tức gây ra, và phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê, chống lụt.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết hướng dẫn đọc và một số câu hỏi nhỏ .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc bài: “Voi nhà” , sau đó trả lời câu hỏi:
+ Vì sao mọi người phải ngủ lại trong rừng?
+ Con voi đã giúp đỡ họ như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài: “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”
2. Hoạt động 2:Luyện đọc
2.1. GV đọc mẫu 
2.2. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: tuyệt trần cuồn cuộn, đuối sức, giỏi, dâng lên, chàng trai, lễ vật.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài,
- Hướng dẫn HS đọc: 
+ Một người là Sơn Tinh/chúa miền non cao,/ còn người kia là Thuỷ Tinh/ vua vùng nước thẳm . 
+ Hãy đem đủ 100 ván cơm nếp, / hai trăm nệp bánh chưng,/ voi chín ngà, /gà chín cựa,/ ngựa chín hồng mao.//
- HS đọc từ chú giải. GV giải nghĩa thêm : kén ( lựa chọn kĩ).
c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm đôi.GV theo dõi , nhắc nhở động viên .
d. Đại diện các nhóm thi đọc (1 đoạn ). e.Đọc đồng thanh đoạn 1-2
3. Củng cố - dặn dò: 2 HS đọc lại bài.Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
SƠN TINH – THUỶ TINH
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc:
- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó: cầu hôn, lễ vật, ván nẹp
- Hiểu nội dung truyện : nạn lụt ở nước ta do Thuỷ Tinh ghen tức gây ra, và phản ảnh việc nhân dân ta đắp đê, chống lụt.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1:Những ai dến cầu hôn Mỵ Nương?
(Sơn Tinh miền non cao và Thuỷ Tinh vùng nước thẳm).
- Chúa miền non cao là thần gì? Vua vùng nước thẳm là thần gì? 
(Sơn Tinh- thần núi, Thuỷ Tinh – thần nước).
Câu 2: Hùng Vương đã phân xử 2 vị thần cầu hôn như thế nào? 
- Lễ vật gồm những gì? 
a.100 ván cơm nếp, 200 nẹp bánh trưng 
b. voi chín ngà , gà chín cựa 
c. ngựa chín hồng mao
d. Cả 3 ý trên
Câu 3:Kể lại cuộc chiến đấu giữa 2 vị thần.
- Thuỷ Tinh đánh Sơn Sinh bằng cách gì? 
- Sơn Tinh chống lại bằng cách nào? 
- Cuối cùng ai thắng? Người thua đã làm gì?
Câu 4: Câu chuyện này nói lên điều gì có thật?
- HS thảo luận theo nhóm đôi. GV nhận xét.
Câu chuyện này nói lên một điều có thật: Nhân dân ta chống lũ lụt rất kiên cường (ý c). Các ý a (Mị Nương rất xinh đẹp), ý b (Sơn Tinh rất tài giỏi) đúng với những điều kể trong truyện, nhưng chưa chắc là những điều có thật mà do nhân dân tưởng tượng nên.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu .4 HS lên thi đọc lại truỵên (đọc toàn bài).
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Về đọc bài nhiều lần, xem trước tiết kể chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
- Kiến thức:HS củng cố lại những kiến thức đã học.
- Kĩ năng:HS biết cư xử đúng trong những trường hợp mình đã được học.
- Thái độ: HS có thái độ đúng mực trước những trường hợp trên.
II. Chuẩn bị:
- Phiếu ghi tình huống
- Điện thoại.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
+ Khi nhặt được của rơi em phải laàm thế nào?
+ Em lỡ làm rơi cây bút. Em sẽ nói thế nào để nhờ bạn lấy giùm mình?
- HS trả lời – nhận xét.GV nhận xét .
Giới thiệu bài: “ Thực hành giữa Học kì II ”
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
- GV nêu tình huống
a. Em nhặt được chiếc bút đẹp ở sân trường.Em sẽ.
b. Em làm trực nhật và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ.
c.Em nhặt được một hộp bút của ai để quên trong lớp sau giờ học. Em sẽ
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến. Cả lớp, GV nhận xét.
3. Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
- GV đọc các ý kiến. HS điền Đ hay S vào bảng con. Nội dung phiếu:
Những việc làm em cho là cần thiết khi nói chuyện qua điện thoại.
a. Nói năng lễ phép, có thưa gửi.
b. Nói năng rõ ràng mạch lạc.
c. Nói trống không.
d. Hét vào máy điện thoại.
e. Nhấc và đặt máy điện thoại nhẹ nhàng.
4. Hoạt động 4: Trò chơi” Văn minh lịch sự”
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi.
- HS thực hiện. Gv nhận xét, đánh giá.
5. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. Thực hành những điều vừa học.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
- Học thuộc bảng chia 5 và rèn luyện kĩ năng vận dụng bảng chia đã học.
- Nhận biết 1/5. Giảm bài 5
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, giấy to, bút dạ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên viết, đọc . Nhận xét và tìm các hình có . GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Thực hành
* Học thuộc bảng chia 5 và rèn luyện kĩ năng vận dụng bảng chia đã học
Bài 1: Tính nhẩm
- HS làm bảng con. Gv nhận xét.
Bài 2: Tính nhẩm
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GVnhận xét.
Bài 3:
- Bài toán cho biết gì? (Tổng số quyển vở và số bạn chia được).
- Bài toán hỏi gì? (số vở của mỗi bạn).
- HS làm vào vở.1HS lên giải bảng phụ. Chấm tổ 1.Sửa bài ,nhận xét.
Bài 4:
- Bài toán cho biết gì? .Bài toán hỏi gì? 
- GV gợi ý HS tóm tắtgiải vào vở. 1 HS làm bảng phụ.( Đáp số: 5 đĩa )
*Nhận biết . 
Bài 5: Giảm
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Tiếp tục học thuộc bảng nhân, chia đã học.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
SƠN TINH – THUỶ TINH
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại chính xác một đoạn trích trong bài: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh.
- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu, thanh dễ viết sai tr / ch ,thanh hỏi / thanh ngã.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3HS lên bảng viết ,lớp viết bảng con: sản xuất, chim sẻ, xẻ gỗ, sung xướng, xung phong, rút dây.
- GV nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2:Hướng dẫn tập chép.
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV treo bảng phụ và đọc đoạn chép.2HS đọc lại.
- Giúp HS nắm nội dung:
+ Những ai đã đến cầu hôn công chúa?
+ Trong bài những chữ nào viết hoa, vì sao? (Hùng Vương, Mỵ Nương vì đây là tên riêng).
- Hướng dẫn viết bảng con: Hùng Vương, Mỵ Nương, tuyệt trần, kêu, người chồng, chàng trai.
- HS chép bài vào vở.
- GV đọc lại, HS soát lỗi. Chấm 1 số HS, nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:
* GV treo bảng phụ bài 2a/62.
- 1HS đọc đề. Bài này yêu cầu chúng ta phải làm gì? ( Điền vào chỗ trống ch / tr).
- GV gợi ý ,HS làm vào vở. Gv nhận xét
Trú mưa, chú ý, truyền tin, chuyền cành, chơ hàng, trở về.
Bài 3:
- 1HS đọc đề bài.HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
4. Củng cố – dặn dò :
- Về nhà viết lại các từ sai, sửa bài tập (nếu sai).Nhận xét tiết học
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên - Xã hội
MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN
I. Mục tiêu:
- Nói tên và nêu ích lợi của một số loài cây sống trên cạn.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II. Chuẩn bị:
- Hình vẽ SGK 152+153. Các cây có ở sân trường, vườn trường.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS chơi “chuyền thư” trong thư có các câu hỏi:
- Hãy kể một số loài cây mà em biết? Cây thường sống ở đâu? GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “ Một số loài cây sống trên cạn”
2. Hoạt động 2: Quan sát cây cối trên sân trường.
Mục tiêu : Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm ngoài sân trường.GV phân công khu vực quan sát.
- Nhóm 1: Quan sát cây cối khu vực bên tay phải.
- Nhóm 2: Quan sát cây cối khu vực bên tay trái.
- GV phát phiếu, nhóm trưởng phân công phần việc của từng bạn. Rút ra ý chính ghi vào phiếu. 
Bước 2: Làm việc cả lớp
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả quan sát.GV nhận xét tuyên dương.
3. Hoạt động 3: Làm việc với SGK
Mục tiêu: Nhận biết một số cây sống trên cạn và ích lợi của chúng.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát tranh trong sách. Hãy nói tên và ích lợi của loại cây trong hình?
Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Các loại cây trên, cây nào là cây ăn quả? (đu đủ, mít, thanh long).
+ Cây nào là cây bóng mát? (Cây phi lao).
+ Cây nào là cây lương thực? (Cây lạc, cây ngô).
+ Cây nào vừa làm thuốc vừa làm gia vị? (Sả).
+ Những loại cây này sống ở đâu? (trên cạn).
GV kết luận : Có rất nhiều loài cây sống trên cạn, chúng là nguồn cung cấp thức ăn cho người, vật, ngoài ra chúng còn có nhiều ích lợi khác.
4. Củng cố – dặn dò:
- HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”. Mỗi dãy cử 3HS viết tên các loài cây sống trên cạn. - Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
SƠN TINH - THUỶ TINH
I. Mục đích – yêu cầu:
1.Rèn kỹ năng nói:
- Biết sắp xếp các loại tranh theo đúng thứ tự câu chuyện.
- Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.
- Biết phối hợp lời kể với giọng điệu, cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
2.Rèn kỹ năng nghe: 
- Nghe và ghi nhớ lời kể của bạn, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- 3 tranh minh hoạ truyện SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 HS kể truyện : “Quả tim khỉ” mỗi HS kể một đoạn.
- Nhóm 2 phân vai kể lại cả truyện. GV nhận xét - ghi điểm.
Giới thiệu bài: “ Sơn Tinh- Thuỷ Tinh”
2. Hoạt động 2: Sắp xếp tranh
- GV treo tranh lên bảng – HS quan sát.
- GV hỏi : Các em suy nghĩ, nhớ lại nội dung truyện xemlà thứ tự các bức tranh đã đúng nội dung chưa?
- Hãy sắp xếp lại tranh cho đúng thứ tự nội dung:
- Một số HS lên sắp xếp lại.Lớp nhận xét ,GV nhận xét, bổ sung.
- Nội dung từng bức tranh nói gì? (HS thảo luận theo cặp)
 (Thứ tự đúng : Tranh 3, tranh 2, tranh 1).
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn kể chuyện
- Kể từng đoạn theo tranh đã sắp xếp:
- HS kể từng đoạn theo nhóm: Nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn kể 1 đoạn.
- Đại diện các nhóm lên thi kể. (Mỗi nhóm 3HS kể, mỗi em 1 đoạn).
- Mỗi nhóm 1 bạn lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét đánh giá.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 2 HS lên kể toàn bộ câu chuyện.
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên điều gì có thật? 
(Nhân dân ta kiên cường chống lũ lụt từ nhiều năm nay).
- Về nhà tập kể lại nhiều lần – kể cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI : “NHẢYĐÚNG, NHẢY NHANH”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB, yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi : nhảy đúng , nhảy nhanh. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm phương tiện
- Địa điểm: vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : 1 còi, kẻ vạch, ô.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Khởi động: xoay cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay dang ngang.
- Đi nhanh ,chuyển sang chạy.
- Thi đi nhanh chuyển sang chạy.
-Trò chơi nhảy đúng - nhảy nhanh.
3. Phần kết thúc
- Đi đều và hát.
- Một số động tác hồi tĩnh.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
 Định lượng
8 phút
1’ 
2’ 
80 m
2’
1’
2x8 nhịp
2’
20 phút
2 lần 15 m
3’
2 lần 15 m
3’
2 lần 20 m
3’
1 lần 20 m
2’
9 phút
7 phút
2’
1’
1’
1’
2’
Phương pháp
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày 25 tháng 2 năm 2009
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG
HOA LÁ MÙA XUÂN
I. Mục tiêu:
- Hát kết hợp vận động và trò chơi.
- Qua câu chuyện, HS thấy được âm nhạc có tác động mạnh mẽ đối với đời sống.
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng, băng nhạc.
- Một số tranh minh hoạ truyện Thạch Sanh.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS hát bài “ Chú chim nhỏ dễ thương “.
- 2 nhóm lên hát kết hợp vận động.
- GV nhận xét – đánh giá.
Giới thiệu bài: “ Ôn tập bài hát: “ Trên con đường đến trường-Hoa lá mùa xuân”
2. Hoạt động 2: Ôn tập 2 bài hát
* Ôn bài: Trên con đường đến trường.
- Chia dãy hát. Vỗ tay theo nhịp, phách. Vận động phụ hoạ theo bài hát.
- GV theo dõi, uốn nắn các câu sai.
* Ôn bài: Hoa lá mùa xuân
- Đồng ca nhiều lần, tốp ca, đơn ca.
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
* Ôn bài: Chú chim nhỏ dễ thương
- Đồng ca nhiều lần ,tốp ca, đơn ca.
- Kết hợp gõ đệm theo kết cấu lời ca.
- Đồng ca lại từng bài, kết hợp múa phụ hoạ.
- Lớp nhận xét – GV nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động 3: Kể chuyện: Tiếng đàn Thạch Sanh
- GV kể tóm tắt nội dung truyện.GV treo tranh cho HS quan sát.
+ Vì sao Thạch Sanh phải vào ngục? ( bị Lí Thông cướp công )
+ Ngồi trong ngục Thạch Sanh đã làm gì? ( đánh đàn )
+ Khi nghe tiếng đàn thì công chúa như thế nào? ( hết câm )
* GV kết luận: Như vậy tiếng đàn, tiếng hát có tác động đến tình cảm của con người.Một số HS nhắc lại. GV treo bảng phụ ghi tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh.
4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.Về nhà tập hát lại nhiều lần cho thuộc.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Thực hiện các phép tính từ (trái sang phải) trong một biểu thức có 2 phép tính.
- Nhận biết một phần mấy.Giải bài toán có phép nhân.
- Giảm bài 3
II. Chuẩn bị:
-Bảng phụ 
III. Các loại hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS thực hiện , cả lớp làm bảng con: 7 x 2 = 	 27 : 3 = 32 : 4 =
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Luyện tập chung”
2. Hoạt động 2: Luyện tập
* Thực hiện các phép tính từ (trái sang phải) trong một biểu thức có 2 phép tính.
a) GV hướng dẫn mẫu
	3 x 4 = 12 Viết 3 x 4 : 2 = 12 : 2 
	 12 : 2 = 6 	 = 6
- HS làm bảng con 
	a. 5 x 6 : 3 = 30 : 3 	b. 6 : 3 x 5 = 2 x 5
 	 = 10 	 = 10 
	c. 2 x 2 x 2 = 2 x 4 
	 = 8 	
Bài 2: Tìm x
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ?
- HS làm bảng con: a.Lớp : x + 2 = 6 x x 2 = 6
 b.CN : 3 + x = 15	 3 x x = 15
Bài 3:Giảm
Bài 4: GV treo bảng phụ BT 4.1 HS đọc đề.
- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? 
- GV gợi ý. HS làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ. Chấm 1 số HS.Sửa bài, nhận xét. Đáp số : 20 con
Bài 5: 1HS đọc bài 5.GV gợi ý HS thực hành.1 số HS lên xếp.Lớp nhận xét,GV nhận xét
3. Củng cố - dặn dò: 	
- Nhận xét tiết học.Về nhà tiếp tục học bảng nhân, bảng chia. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
	TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO ?
I. Mục đích yêu cầu
1. Mở rộng vốn từ về sông biển
2.Bước đầu biết đặt và trả lời câu hỏi với – vì sao 
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 1HS làm bài 2, 1 HS làm bài 3 (tiết 24)
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
*Mở rộng vốn từ về sông biển
Bài 1: 
- 1HS đọc bài 1.1HS đọc từ mẫu.
+ Các từ tàu biển và biển cả gồm mấy tiếng ? ( 2 tiếng )
+ Từ tàu biển gồm tiếng nào với tiếng nào? (tàu+biển)
+ Biển cả gồm tiếng nào với tiếng nào?(biển+cả)
+ Trong mỗi tiếng trên tiếng biển đứng trước hay đứng sau ?
- GV viết sơ đồ cấu tạo:
 biển..
 ..biển
- HS làm bài theo nhóm.Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo.
- HS ghi từ cần điền vào bảng con. GV nhận xét. (a. sông, b.suối, c. hồ)
- Nhiều HS đọc lại bài.
* Đặt và trả lời câu hỏi vì sao ?
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV hướng dẫn HS cách đặt câu hỏi. HS phát biểu ý kiến. GV ghi bảng. 2 HS đọc lại.
 Vì sao không được bơi ở đoạn sông này?
Bài 4: 
- GV gợi ý HS làm việc theo nhóm. Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tìm một số từ sông, biển.	
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (TIẾT 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- Làm được dây xúc xích để trang trí.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Chuẩn bị:
- Dây xúc xích mẫu.
- Quy trình làm dây xúc xích có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài: “Làm dây xúc xích trang trí”
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- GV treo dây xúc xích mẫu cho HS quan sát.
+ Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? (Giấy màu)
+ Hình dáng như thế nào? Màu sắt, kích thước thế nào? 
+ Muốn có dây xúc xích ta phải làm như thế nào? ( gấp, cắt, dán)
Kết luận: Để có dây xúc xích trang trí, ta phải cắt nhiều nan giấy màu dài bằng nhau. Sau đó dán lồng các nan giấy thàng những vòng tròn nối tiếp nhau.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
- GV vừa làm vừa hướng dẫn.
Bước 1: Cắt thành các nan giấy
- Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công, khác màu, cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài 12 ô. Mỗi tờ giấy cắt 6 nan.
- GV dán 1 số nan lên bảng.
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích
- GV dán – HS quan sát: Bôi hồ vào đầu nanluồn nan thứ hai vào vòng thứ nhất sau đó bôi hồ vào đầu nan, dán lại được 2 vòng
- Cứ như vậy chúng ta dán vòng nọ nối tiếp vòng kia ta được dây xúc xích.
- Chú ý không dán 2 vòng 1 màu liền nhau để dây xúc xích đẹp.
- 1 Số HS nhắc lại cách dán.
- Tổ chức cho HS tập cắt các nan giấy.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhận xét về sự chuẩn bị của học sinh.
- Về nhà tập cắt nan, tập dán dây xúc xích.
- Chuẩn bị giấy màu, kéo, hồ dán
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày 26 tháng 2 năm 2009
Tập đọc
BÉ NHÌN BIỂN
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy toàn bài.Biết đọc bài thơ giọng vui tươi, hồn nhiên
- Hiểu các từ ngữ khó: bễ, còng, sóng lừng.
- Hiểu bài thơ: bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng và ngộ nghĩnh như trẻ con 
- Học thuộc bài thơ.
II. Chuẩn bị: 
Tranh minh hoạ bài thơ trong sách.
Bản đồ Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh đọc bài Sơn Tinh, Thủy Tinh.Trả lời câu hỏi . GV nhận xét ,ghi điểm
Giới thiệu bài: “Bé nhìn biển”
2. Hoạt động 2: Luyện đọc.
2.1. Giáo viên đọc mẫu: giọng vui tươi, hồn nhiên đọc đúng nhịp 4
2.2. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng dòng thơ: 
- HS tiếp nối nhau đọc: mỗi em đọc 2 dòng thơ.
- GV sửa lỗi phát âm: sóng lừng, lon ton, to lớn bễ, khiêng, khoẻ, tưởng rằng
b. Đọc từng khổ thơ trước lớp: 
- HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ.
- 1HS đọc từ chú giải. GV giới thiệu thêm: phì phò, lon ta lon ton.
c. Đọc từng khổ thơ trong nhóm: nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn đọc một khổ thơ.
d. Đại diện mỗi nhóm lên thi đọc (cả bài)
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1: Tìm câu thơ cho thấy biển rất rộng? 
Câu 2: Hình ảnh nào cho thấy biển giống trẻ em? 
Câu 3: Em thích khổ thơ nào nhất? Vì vao? Cho HS tự phát biểu và đọc khổ thơ đó lên.
4. Hoạt động 4: Học thuộc lòng bàithơ.
- GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ (GV xoá dần trên bảng)
- Từng nhóm đọc nối tiếp nhau, mỗi nhóm một khổ thơ.
5. Củng cố – dặn dò:Em có thích biển trong bài này không? Vì sao?
- Nhận xét tiết học.Về nhà học thuộc bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
GIỜ, PHÚT
I. Mục Tiêu:
- Giúp HS nhận biết 1 giờ có 60 phút, cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc khi kim phút số 6.
- Bước đầu biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút
- Củng cố biểu tượng về thời gian và việc sử dụng trong thực tế hàng ngày.
II. Chuẩn bị:
- Mô hình đồng hồ, đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS thực hiện, lớp làm bảng con: x + 9 = 37	x + 5 = 50	100 – x = 83
- GV nhận xét nghi điểm.
Giới thiệu bài: Giờ, phút
2. Hoạt động 2: Giới thiệu cách xem giờ 
- GV: các em đã nắm được đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đơn vị là phút. Một giờ có 60 phút: 
- GV viết: 1 giờ = 60 phút 
- GV treo mô hình đồng hồ cho HS quan sát.
- GV quay kim đồng hồ vào 8 giờ và hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ? (8 giờ)
- GV quay kim phút chỉ số 3 và nói: 8 giờ 15 phút
- GV: cứ 1 vạch này đến vạch kia cách nhau 15 phút nếu là số từ số này đến số kia 5 phút. Vì vậy từ số 12 đến số 3 là 15 phút.
- GV qua kim phút chỉ số 6 và nói: 8 giờ 30 phút
- GV ghi 8 giờ 30 phút ta còn gọi là 8 giờ rưỡi
- Một số HS lên bảng thực hiện lại: 1 giờ = phút	 phút = 1 giờ
- Hãy quay đồng hồ chỉ: 8 giờ 15 phút, 7 giờ 30 phút, 9 giờ 15 phút, 10 giờ rưỡi.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét, đánh giá
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: GV quay đồng hồ từng phần của bài tập 1
- HS quan sát và trả lời miệng.Lớp quan sát, nhận xét
Bài 2:
- 1HS đọc đề.GV gợi ý HS làm theo nhóm. GV nhận xét – ghi điểm
Bài 3: 
- HS làm vào vở.
- Nhận xét
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà tập xem đồng hồ.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
TẬP VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN
I. Mục tiêu:
- HS nhận biết được hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn
- Biết cách vẽ hoạ tiết.
- Vẽ được hoạ tiết và vẽ màu theo ý thích.
II. Chuẩn bị:
- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.
- Một số hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
HS: vở tập vẽ, bút chì, màu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Giới thiệu bài: “Tập vẽ hoạ tiết vào hình vuông, hình tròn”
1. Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét.
- GV treo một số hoạ tiết hình vuông, hình tròn, học sinh quan sát.
+ Hoạ tiết này thường vẽ trang trí ở đâu? Hoạ tiết gồm những dạng nào? 
- Học sinh quan sát hoạ tiết hình vuông, hình tròn.
+ Các cánh hoa thế nào? (bằng nhau)
GV: ta nên vẽ màu giống nhau hoặc xen kẽ ở một hoạ tiết
- Cho HS quan sát hướng dẫn trong BĐDDH. GV chỉ đạo hoạ tiết hình vuông và hỏi.
+ 2 hoạ tiết này có dạng gì? (hình vuông) Hình và màu thế nào? (khác nhau)
GV chỉ vào hoạ tiết hình tròn và hỏi.
 +Hai hoạ tiết này có dạng gì? Hình và màu thế nào? 
(hoạ tiết dạng hình tròn, hoạ tiết và màu khác nhau)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết dạng hình vuông, hình tròn.
- GV treo một số hoạ tiết có dạng khác nhau . 
- GV: vẽ hình vuông, hình tròn to, nhỏ tuỳ ý. Muốn các hoạ tiết đều nhau ta phải kẻ các đường trục chia hình thành nhiều phần bằng nhau, các hoạ tiết ta có thể vẽ nhiều hoạ tiết khác nhau 
- GV : Vẽ một số hoạ tiết lên bảng và gợi ý cho học sinh các hình giống nhau thì vẽ cùng một màu và cùng độ dậm nhạt. Cũng có thể vẽ 2 màu xen kẽ nhau ở 1 hoạ tiết.Màu tô từ từ, hài hoà.
3. Hoạt động 3: Thực hành
- HS vẽ và vẽ màu. GV nhận xét.
*Nhận xét đánh giá, treo một số bản vẽ của HS. Lớp nhận xét tìm ra bài vẽ đẹp.
4. Củng cố – dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài, sưu tầm các hoạ tiết khác.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI : “NHẢY ĐÚNG, NHẢY NHANH”
I. Mục tiêu:
-Tiếp tục ôn một số bài tập RLTTCB, yêu cầu HS thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi : nhảy đúng , nhảy nhanh. Yêu cầu biết cách chơi, tham gia chơi một cách chủ động.
II. Địa điểm phương tiện
- Địa điểm: vệ sinh an toàn nơi tập.
- Phương tiện : 1 còi, kẻ vạch, ô.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Khởi động: xoay cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay dang ngang.
- Đi nhanh ,chuyển sang chạy.
- Thi đi nhanh chuyển sang chạy.
-Trò chơi nhảy đúng - nhảy nhanh.
3. Phần kết thúc
- Đi đều v

File đính kèm:

  • doctuan 25.doc
Đề thi liên quan