Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014

doc27 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 
THỨ 2
 Ngày soạn: 12/ 03/ 2014 Ngày giảng: 17/ 03/ 2014
Tiết 1: Chào cờ
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
-------------------------------------------------------------------
Tiết 2 + 3: Tập đọc 
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (Tr. 68, 69)
I. Mục tiêu: HS 
 - Đọc đúng: Búng, vẩy, lượn, thoắt, vách đá. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Phân biệt lời kể với lời nhân vật( Tôm càng, Cá con).
 - Từ ngữ: Búng càng, ( nhìn) trân trân, nắc nỏm, mái chéo, bánh lái, quẹo.
 - Hiểu nội dung: Cá Con và Tôm càng đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít. (trả lời được các CH1, 2, 3, 5 (HS khá, giỏi trả lời được CH4; hoặc câu hỏi: Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con)
 - Biết giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, tình bạn càng thêm thân thiết.
 * HT: Đọc ngắt nghỉ, Đọc diễn cảm
II. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Tranh minh hoạ BT đọc trong SGK, tranh ảnh mái chéo, bánh lái,...
	- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đọc bài “Bé nhìn biển” và trả lời câu hỏi:
+, Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng lớn ?
+, Nêu những hình ảnh cho thấy biển giống trẻ con ?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Ở sông, biển có rất nhiều loài vật sinh sống. Để hiểu thêm về một số loài vật sống dưới sông, biển, các em sẽ tìm hiểu câu chuyện “Tôm Càng và Cá Con”.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc:
* Đọc mẫu toàn bài.
+, Đoạn 1: Giọng kể nhẹ nhàng phân biệt giọng các nhân vật.
+, Đoạn 2: sôi nổi, nhấn giọng ở các từ “quẹo phải, quẹo trái”.
+, Đoạn 3: Giọng gấp gáp, nhấn giọng ở các từ “lao tới, vọt tới”.
+, Đoạn 4: Giọng nhẹ nhành, tình cảm.
* Đọc từng câu.
- Yêu cầu đọc nối tiếp.
- Rút ra từ khó: 
- HD đọc ngắt nghỉ câu khó: 
* Đọc từng đoạn.
? Bài chia làm mấy đoạn ?
- Hướng dẫn đọc đoạn khó: 
* Luyện đọc trong nhóm.
* Thi đọc đoạn (nhóm, cá nhân)
- Yêu cầu các nhóm đọc thi.
- Cho lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2:
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
- Để thấy được chuyện gì xảy ra với Tôm Càng, mời một bạn đọc.
? Khi đang tập dưới đáy sông. Tôm Càng gặp chuyện gì ?
+ GT: Tròn xoe: Rất tròn.
+, Bạc óng ánh: Rất trắng và sáng.
- GV: Để biết được con vật lạ này là ai ? Chuyện gì diễn ra tiếp sau đó ? 
?Cá Con làm quen với Tôm Càng như thế nào ?
- Thấy Tôm Càng nhìn thẳng vào mình rất lâu, nhìn “rân trân” vào mình tỏ vẻ tò mò thì Cá Con đã làm quen với Tôm Càng bằng cách... 
 GV chia thành 2 câu hỏi nhỏ 
+, Đuôi của Cá Con có lợi gì ?
+, Vẩy của Cá Con có lợi gì ?
?Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo vừa là bánh lái, còn vẩy...là bộ áo được làm bằng sắt.
+, “Áo giáp”: áo làm bằng sắt... bảo vệ cơ thể.
+ Với cái đuôi và bộ vẩy tuyệt vời như vậy. Cá con có tài gì nổi bật ?
?Cá Con bơi rất giỏi. Đang đi theo hướng này thì đột ngột đổi hướng rẽ sang phải “quẹo phải” rồi lại rẽ trái “quẹo trái”, làm cho Tôm Càng rất thán phục“ phục lăn ”. Vậy còn Tôm càng thì sao ?
- Mời một bạn đọc đoạn 3.
? (HS khá, giỏi) Kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con ?
?Em thấy Tôm Càng có gì đáng khen?
+ GT: xuýt xoa: lo lắng hỏi han khi bạn bị đau.
? Tôm càng là con vật thông minh, nhanh nhen và dũng cảm, có tài búng càng tuyệt vời.
? Em thấy tình bạn của Cá Con và Tôm Càng như thế nào ?
? Tôm Càng rất quan tâm lo lắng cho ban, ‘‘xuýt xoa’’ hỏi bạn có đau không. Còn cá Con thì rất nể tài búng càng của bạn. Hai bạn đã kết làm bạn thân.
* Em thấy Tôm Càng Và Cá con là những con vật như thế nào ?
* Tình bạn của Tôm Càng và Cá Con như thế nào ?
=> Đó cũng chính là nội dung chính của bài học hôm nay và là ý nghĩa câu chuyện các em vừa đọc: 
 “ Tôm Càng và Cá Con đều có tài riêng. Tôm Càng cứu được bạn khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ càng khăng khít”.
d. Luyện đọc lại.
- Tổ chức cho 2, 3 nhóm HS ( mỗi nhóm 3 em) tự phân vai ( người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá con) thi đọc lại truyện.
- Nhận xét, đánh giá, bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay...
4. Củng cố, liên hệ:
- Câu chuyện cho em thấy điều gì ở Tôm Càng và Cá Con ?
- Loài vật sống dưới nước cũng rất đáng yêu và rất có ích cho cuộc sống con người. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chúng ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Các em vừa tìm hiểu câu chuyện Tôm Càng và Cá Con.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
- Nhận xét tiết học.
1’
5’
1’
33’
18’
18’
2’
2’
- Lớp hát.
- 2 HS đọc bài theo yêu cầu.
- HS 1 phát biểu.
- HS 2 phát biểu...
- Lắng nghe.
- 1, 2 HS nhắc lại đầu bài.
- HS chú ý lắng nghe, đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- CN - ĐT từ khó.
tròn xoe, trân trân, ngoắt, quẹo, vọt tới, con cá dữ, xuýt xoa.
- CN – ĐT câu khó.
Một hôm,/ Tôm Càng đang tập búng càng dưới đáy sống,/ thì thấy một con vật lạ bơi đến.
- Chia làm 4 đoạn.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn 
- CN- ĐT.
Nói rồi,/ Cá Con lao về phía trước, /đuôi ngoắt sang trái.// Vút cái,/ nó đã quẹo phải.// Bơi một lát,/ Cá Con lại uốn đuôi sang phải.// Thoắt cái,/ nó lại quẹo trái.//
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc nhóm 4.
- HS thi đọc.
- Lớp đọc ĐT.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tôm Càng gặp một con vật lạ, thân dẹt, hai mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Cá Con làm quen với Tôm Càng bằng lời chào và tự giới thiệu tên, nơi ở...
- HS nghe.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- Đuôi của Cá Con vừa là mái chèo, vừa là bánh lái.
- Vẩy của Cá Con là bộ áo giáp bảo vệ cơ thể nên Cá Con bị va vào đá cũng không biết đau.
- HS nghe.
- Bơi lội rất giỏi. Lúc thì ngoặt bên này, lúc thì quẹo bên kia.
- HS nghe.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS tự kể...
- Tôm Càng nhanh nhẹn, thông minh. Nó dũng cảm cứu bạn thoát nạn; lại biết quan tâm lo lắng cho bạn: xuýt xoa, lo lắng hỏi han khi bạn bị đau. Tôm càng là một người bạn đáng tin cậy.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Thêm khăng khít, thân yêu hơn.
- HS nghe giảng.
- Mỗi con vật đều có tài riêng.
- Thắm thiết, khăng khít.
- HS nghe.
- 2-3 HS nhắc lại.
- 2, 3 nhóm HS phân vai, thi đọc...
- Lớp nhận xét, bình chọn...
- Mỗi con vật có tài riêng...
- Bảo vệ nguồn nước, không vứt rác xuống nước, Không làm bẩn nguồn nước.
- Lắng nghe.
-------------------------------------------------------------
Tiết 4: Toán: 
LUYỆN TẬP ( Tr. 127)
 I. Mục tiêu: HS
 - Củng cố cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3, số 6. Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết thời điểm, khoảng thời gian.
 - Rèn kĩ năng sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.) (Làm đúng bài 1; Bài 2)
 - Biết quý trọng thì giờ, sử dụng thời gian hợp lý.
 * HT: Cách xem đồng hồ
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: Mô hình đồng hồ...
	- HS: Sách vở môn học
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- GV đặt kim đồng hồ chỉ giờ quá ( ki mphút chỉ số 3, số 6) và yêu cầu HS nêu thời gian trên đồng hồ.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.
b. HD làm bài tập:
* Bài 1:
- GV yêu cầu HS xem tranh vẽ rồi đọc giờ trên mặt đồng hồ.
- HS thực hành hỏi đáp trong nhóm.
- Yêu cầu HS hỏi đáp trước lớp.
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT1 củng cố về KT nào ?
* Bài 2:
- HD thảo luận
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT 2 luyện tập về KT nào ?
* Bài 3:
- Yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
- Đại diện một số nhóm nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT 3 luyện tập về KT nào?
4. Củng cố:
- Trò chơi “ Thời gian ở trường”
- Các em vừa ôn luyện về những KT nào ?
- Để thời gian không trôi vô ích, em cần học tập và làm việc như thế nào ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Các em vừa ôn luyện về cách xem đồng hồ...
- Về học bài, làm bài tập và CB bài sau “Tìm số bị chia”
 - Nhận xét giờ học
1’
5’
1’
10’
9’
9’
4’
1’
- Lớp hát.
- 2, 3HS thực hiện yêu cầu...
- HS lắng nghe.
- HĐ nhóm đôi.
- HS hỏi đáp trong nhóm.
a) Nam cùng các bạn đến vườn thú lúc 8 giờ 30 phút.
b) Nam và các bạn đến chuồng voi lúc 9 giờ.
c) Nam và các bạn đến chuồng hổ lúc 9 giờ 15 phút.
d) Nam và các bạn ngồi nghỉ lúc 10 giờ 15 phút.
e) Nam và các bạn ra về lúc 11 giờ.
- HS nghe.
- Cách xem giờ quá và giờ đúng.
- HĐ cặp đôi.
- 1, 2 HS đọc yêu cầu.
- HS đọc và so sánh: 
a) Hà đến trường sớm hơn.
b) Quyên đi ngủ muộn hơn.
- HS nghe.
- So sánh khoảng thời gian.
- HĐ nhóm 5.
- HS làm bài và nêu kết quả:
a) Mỗi ngày Bình ngủ khoảng 8 giờ.
b) Nam đi từ nhà đến trường hết 15 phút.
c) Em làm bài kiểm tra trong 35 phút.
- Lớp nhận xét....
- Nhận biết việc sử dụng thời gian trong ngày.
- HS tham gia trò chơi...
- Cách xem đồng hồ...
- Học tập và lao động chăm chỉ, giờ nào việc nấy...
- Lắng nghe.
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: BDTV
SOẠN RIÊNG QUYỂN CHIỀU
----------------------------------------------------------------------------------------------------
THỨ 3
Ngày soạn: 12 / 03 / 2014 Ngày giảng: 18 / 03 / 2014
Tiết 1: Toán: 
TÌM SỐ BỊ CHIA ... ( Tr. 128)
I. Mục tiêu: HS
 - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. Biết tìm x trong các bài tập dạng: x : a = b ( với a, b là các số bé và phép tính để tìm x là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học); Biết giải toán có một phép nhân.
 - Tìm đúng số bị chia ở các dạng bài tập. ( Làm được Bài 1; Bài 2; Bài 3)
 - Chăm chỉ học tập; biết vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
 * HT: Thuật toán, 
II. Đồ dùng dạy - học:
	- GV: 6 tấm bìa hình vuông ( hoặc hình tròn) bằng nhau.
	- HS: Sách vở môn học. Bảng con
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Kiểm tra VBT của HS làm ở nhà.
- GV nhận xét, 
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Nội dung bài dạy:
* Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia:
- GV gắn 6 ô vuông lên bảng 
+ Có 6 ô vuông, chia cho 2 bằng mấy ?
- GV ghi bảng và giới thiệu:
 6 : 2 = 3
Số bị chia Số chia Thương
=> Ta có: 6 = 3 x 2
* Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết.
x : 2 = 5
 x = ..........
 x = ..........
?Muốn tìm số bị chia, em làm như thế nào ?
 *Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
c. Thực hành:
* Bài 1: Tính nhẩm.
- Đọc yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS tính nhẩm từng cột và nêu kết quả.
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT1 củng cố về KT nào ?
* Bài 2: Tìm x.
- Đọc yêu cầu của bài.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
* Bài 3:
- Mời 1, 2 HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài, rồi chữa bài.
- GV cùng lớp nhận xét, chữa bài.
?BT3 củng cố về KT nào ?
4. Củng cố, liên hệ:
- Muốn tìm số bị chia, em làm như thế nào ?
?Nêu ví dụ thực tế về tìm số bị chia 
5. Tổng kết, dặn dò:
- Các em vừa học cách tìm SBC.
- Về học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau “Luyện tập”. 
- Nhận xét giờ học;
1’
5’
1’
10
6’
7’
6’
2’
2’
- HS giở VBT ra cho GV kiểm tra.
- HS nghe.
- HS lắng nghe.
- 1, 2 HS nhắc lại. Lớp đọc ĐT.
- HS quan sát, trả lời:
 6 chia cho 2, bằng 3.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện:
x : 2 = 5
 x = 5 x 2
 x = 10
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương
nhân với số chia.
- CN- ĐT.
- HĐ cá nhân.
- 1, 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
6 : 3 = 2 8 : 2 = 4 12 : 3 = 4
2 x 3 = 6 4 x 2 = 8 4 x 3 = 12
 15 : 3 = 5
 5 x 3 = 15
- Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- HĐ cả lớp.
- 1, 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở:
a) x : 2 = 3 b) x : 3 = 2
 x = 3 x 2 x = 2 x 3
 x = 6. x = 6.
 c) x : 3 = 4
 x = 4 x 3
 x = 12.
- Lớp nhận xét bài bạn làm...
- HĐ cá nhân.
- 1, 2 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- 1 HS lên bảng. Lớp làm bài vào vở:
Bải giải:
Có tất cả số chiếc kẹo là:
5 x 3 = 15 (chiếc)
 Đáp số: 15 chiếc kẹo.
- Lớp nhận xét bài bạn làm...
- Giải toán bằng một phép tính nhân.
- Muốn tìm số bị chia ta lấy thương
nhân với số chia.
- VD: Mỗi phòng học có 10 bộ bàn
ghế, có 4 phòng học. Có tất cả mấy bộ bàn ghế ?
- Lắng nghe.
------------------------------------------------------------
Tiết 2: Thể dục
GVC SOẠN GIẢNG
------------------------------------------------------------
Tiết 3: TNXH
GVBM SOẠN GIẢNG
------------------------------------------------------------
Tiết 3: Tập viết:
CHỮ HOA X
I. Mục tiêu: HS
 - Biết cấu tạo và cách viết chữ hoa X. Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Chữ và câu ứng dụng: Xuôi ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái ( 3 lần). Hiểu nội dung câu: “ Xuôi chèo mát mái” 
 - Viết các chữ đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
 - Có ý thức rèn luyện viết chữ. Chăm chỉ luyện viết.
II. Đồ dùng dạy - học:
 -GV: Mẫu chữ X trong đặt trong khung chữ.
 - HS: Bảng con, vở,...
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu viết bảng con: V - Vượt.
- Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa.
* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
- GV treo chữ mẫu cho HS quan sát, nhận xét.
- Nêu cách cấu tạo chữ X ?
* Hướng dẫn viết:
+, Nét 1: ĐB trên ĐK5, viết nét móc hai đầu bên trái, DB giữa ĐK1 với SSK2.
+, Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, viết nét xiên từ trái sang phải, từ dưới lên trên, DB trên ĐK 6.
+, Nét 3: từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút viết nét móc hai đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uốn vào trong DB ở ĐK2.
* Viết mẫu.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Nhận xét, uốn nắn...
c. Hướng dẫn viết cầu ứng dụng:
* Giới thiệu câu: Xuôi chèo mát mái.
- Cụm từ này nói gì ?
- Em có nhận xét gì về độ cao của các con chữ ?
- GV DH cách viết vào bảng
con.
* Hướng dẫn viết chữ: Xuôi.
d. Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- GV nêu cầu viết: Viết chữ hoa X, chữ và câu ứng dụng: Xuôi ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái ( 3 lần).
- GV theo dõi, uốn nắn tư thế ngồi viết của HS; Kết hợp giúp đỡ HS yếu.
* Chấm và nhận xét 5 - 7 bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV: Các em vừa luyện viết chữ gì ? Nêu cấu tạo cách viết ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Về luyện viết những bài tự nguyện.
- Nhận xét tiết học
1’
5’
1’
5’
5’
20’
2’
2’
- Lớp viết bảng con: 
 V Vượt 
- HS nghe.
- HS nghe.
- Lớp quan sát chữ mẫu.
- Cao 5 li , gồm 1 nét viết liền là kết hợp của 3 nét cơ bản: 2 nét móc hai đầu và một nét xiên.
- HS chú ý lắng nghe và theo dõi cách viết.
- Quan sát viết.
- Lớp viết bảng con.
 X X 
- 1, 2 HS đọc.
- Gặp nhiều thuận lợi.
- Chữ X, h, g cao 2,5 li.
+Các chữ i, ư, a, ă, o, m cao 1 li, chữ t cao 1,5 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khoảng cách viết 1 chữ cái 
- Lớp viết bảng con: 
Xuôi 
- HS nghe GV nêu yêu cầu viết.
- HS viết vở.
- 5- 7 HS nộp bài cho GV chấm.
- HS nêu...
- HS nghe.
---------------------------------------------------------------
Tiết 5: Kể chuyện:
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (Tr. 70)
I. Mục tiêu: HS
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện; Biết cách kể chuyện.
 - Dựa theo tranh, kể lại đúng từng đoạn của câu chuyện. ( HS khá, giỏi: biết phận vai để dựng lại câu chuyện (BT2). Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp dược lời kể của bạn.
 - Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
II. Đồ dùng dạy - học: 
	 -GV: 4 tranh minh hoạ trong SGK.
	 - HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên kể nối tiếp Truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
* Kể từng đoạn theo tranh:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- HD quan sát tranh và nêu tóm tắt nội dung của mỗi tranh.
- Yêu cầu kể chuyện theo nhóm
- Cho HS kể trước lớp.
- Gọi HS nhận xét.
=> GV nhận xét, đánh giá...
*Phân vai, dựng lại câu chuyện. 
( HS khá, giỏi)
- Mỗi nhóm 1 đại diện xung phong kể toàn bộ câu chuyện.
=> GV nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, liên hệ:
- Câu chuyện nói về điều gì ?
- Qua câu chuyện, em biết phải cư sử với bạn như thế nào ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Các em vừa tập kể câu chuyện: Tôm Càng và Cá Con. Các em cần phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
- Về nhà kể lại câu chuyện này cho người thân nghe. 
- Nhận xét tiết học;
1’
5’
1’
17
12
2’
2’
- Lớp hát.
- 3 HS nối tiếp nhau kể...
- HS nghe.
- HS nghe.
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS quan sát, nêu:
+, Tranh 1: Tôm Càng và Cá con làm quen với nhau.
+, Tranh 2: Cá Con trổ tài bơi lội cho Tôm Càng xem.
+, Tranh 3: Tôm Càng phát hiện ra kẻ ác, kịp thời cứu bạn.
+, Tranh 4: Cá Con biết tài của Tôm Càng rất nể trọng bạn.
- Các nhóm quan sát tranh, tập kể lại theo tranh.
- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh trước lớp...
+, 4 HS đại diện cho 4 nhóm thi kể 4 đoạn...
- HS nhận xét nội dung, cách diễn đạt...
- Mỗi nhóm 3HS kể phân vai trước lớp...
+ Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm kể hay nhất...
- HS nghe.
- Tình bạn của Tôm Càng và Cá Con...
- Yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.
- Lắng nghe.
--------------------------------------------------------------------------------------------------- 
THỨ 4
Ngày soạn: 13 / 03 / 2014 Ngày giảng: 19/ 03/ 2014
Tiết 1: Mỹ thuật
GVC SOẠN GIẢNG
-----------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
SÔNG HƯƠNG ( Tr. 72)
I. Mục tiêu: HS
 - Đọc đúng: xanh thẳm, bãi ngô, dải lụa đào, trăng sáng; Ngắt nghỉ hơi đúng ở chỗ có dấu câu và cụm từ. Bước đầu biết đọc trôi chảy được toàn bài. Biết đọc bài với giọng thong thả, nhẹ nhàng.
 - Hiểu từ: sắc độ, đặc ân, êm đềm, xanh thẳm, xanh biếc, xanh non, đường trăng, lung linh.
 - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. ( trả lời được các CH trong SGK)
- Yêu quê hương, đất nước.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Tranh minh hoạ trong SGK.
HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Yêu cầu đọc bài “Tôm càng và Cá Con” và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- Nếu đã một lần đến Huế, không ai lại có thể không đến ngắm nhìn dòng sông Hương. Nhiều bài hát, bài văn, bài thơ ca ngợi vẻ đẹp sông Hương. Để thấy được sông Hương đẹp như thế nào thầy mời các em đọc bài “Sông Hương”.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc:
* Đọc mẫu: Giọng thong thả, nhẹ nhàng, đầy cảm xúc.
- Hướng dẫn đọc, giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu.
-> Rút ra từ khó: 
- HD đọc câu tiêu biểu.
- HD đọc chú giải.
- HD giọng đọc (như đọc mẫu)
* Phân đoạn theo SGK:
- Chia bài làm 3 đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- HD đọc đoạn tiêu biểu.
* Đọc trong nhóm.
* Đọc thi giữa các nhóm.
- Nhận xét, đánh giá...
* Đọc cả lớp.
c. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu đọc đoạn 1.
? Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương.
? Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên ?
?Xanh thẳm ?
? Xanh biếc ?
Xanh non ?
* GV: Màu sắc ở sông Hương thật đa dạng và phong phú. Riêng màu xanh đã có nhiều sắc độ khác nhau. Ngoài ra sông Hương còn có những sắc màu nào nữa...
? Vào mùa hè, Sông Hương đổi màu như thế nào ?
? Do đâu có sự thay đổi đó ?
? Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu như thế nào ?
? Do đâu có sự thay đổi đó ?
- GV: Ngoài vẻ đẹp thơ mộng, sông Hương còn cho Huế cái gì nữa...
? Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho phố Huế ?
? Qua bài văn, em thấy sông Hương như thế nào ?
* TKB: Ý nghĩa” Vẻ đẹp thơ mộng, luôn biến đổi sắc màu của dòng sông Hương. 
d. Luyện đọc lại:
- HD đọc diễn cảm.
- GV cùng lớp nhận xét, bình chọn.
4. Củng cố, liên hệ:
- Bài văn cho em thấy sông Hương đẹp như thế nào ?
- Để thiên nhiên luôn tươi đẹp, em cần làm gì ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- Các em vừa tìm hiểu vẻ đẹp sông Hương.
- Về nhà luyện đọc lại bài.
 - Nhận xét tiết học;
1’
 5’
1’
13’
11’
6’
2’
1’
- 2 HS: Mỗi HS đọc 1 đoạn, TLCH...
- HS nghe.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc nối tiếp câu.
- CN- ĐT từ khó: 
xanh thẳm, bãi ngô, dải lụa đào, trăng sáng.
- CN- ĐT: 
Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành giải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//
- HS đọc chú giải.
- HS nghe.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- Đọc đoạn khó
 Bao trùm lên cả bức tranh / là cả một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:// màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
- Đọc nhóm đôi.
- 3 HS thi đọc cá nhân.
- Lớp đọc ĐT.
+, 1- 2 HS đọc toàn bài.
- 1 HS đọc đoạn 1, lớp đọc thầm.
- Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
- Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do lá cây tạo nên, màu xanh non do những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước tạo nên.
-> Màu xanh đậm tạo cho ta cảm giác một màu xanh trải rộng và sâu.
-> Với sắc độ nhạt hơn, một màu xanh hơi đậm và tươi.
-> Màu xanh nhạt và tươi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
- Do hoa phượng nở rực ven sông in bóng xuống mặt nước.
- Sông Hương là một đường trăng lung linh dát vàng.
- Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu rọi, sáng lung linh.
 - HS nghe.
- 1 HS đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
- Vì sông Hương làm cho thành phố Huế thêm đẹp, làm cho không khí trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
- Đẹp thơ mộng...
- HS nhắc lại.
- 3- 4 HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, bình chọn....
- Thơ mộng...
- Bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
- Lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
Tiết 3 : Toán  
LUYỆN TẬP ( tr. 129)
I. Mục tiêu: HS
- Củng cố về tìm số bị chia. Biết cách tìm số bị chia; Nhận biết số bị chia, số chia, thương; Biết giải toán có một phép nhân.	 
- Rèn kĩ năng tìm đúng số bị chia ở các dạng bài tập khác nhau. Làm đúng bài 1; Bài 2 2(a, b); Bài 3(cột 1, 2, 3, 4); Bài 4.
- Có ý thức học tập và biết vận dụng bài học vào thực tế cuộc sống.
* HT: Thuật toán
II. Đồ dùng dạy- học:
	- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3.
	- HS: Bảng con
III / Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ:
- Muốn tìm số bị chia, ta làm như thế nào ?
- Mời 3 HS lên bảng làm lại BT2 tiết trước ( Tr. 128).
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.
- GV ghi đầu bài lên bảng.
b. HD làm bài tập:
* Bài 1: Tìm y.
- Mời HS nêu yêu cầu của bài.
- GV yêu cầu HS làm bài vào bảng con từng phép tính.
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT1 củng cố về KT nào ?
* Bài 2: Tìm x ( phần a, b)
- Mời HS nêu yêu cầu của bài.
- GV cho HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
?BT2 củng cố về KT nào ?
* Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống ( cột 1, 2, 3, 4)
- Mời HS nêu yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Mời HS tiếp nối nhau lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS đọc bài và làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài
?BT4 củng cố về KT nào ?
4. Củng cố, liên hệ:
- Các em vừa ôn luyện về những KT nào ?
5. Tổng kết, dặn dò:
- GV nhắc lại nội dung bài học.
- Về học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau “Chu vi hình tam giác - chu vi hình tứ giác”.
 - Nhận xét giờ học;
1’
5’
1’
8’
9’
6’
6’
2’
2’
- Lớp hát.
- 1HS trả lời...
- 3 HS lên bảng làm.
- HS nghe.
- HS nghe.
- HĐ cá nhân
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS làm bài trên bảng con:
a) y : 2 = 3 b) y : 3 = 5
 y = 3 x 2 y = 5 x 3
 y = 6 y = 15
c) y : 3 = 1
 y = 1 x 3
 y = 3
- Tìm số bị chia.
- HĐ cặp đôi
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS trao đổi cặp sau đó làm bài vào vở. 4 HS lên bảng chữa bài:
a) x - 2 = 4 b) x - 4 = 5
 x = 4 + 2 x = 5 + 4
 x = 6 x = 9
x : 2 = 4 x : 4 = 5
 x = 4 x 2 x = 5 x 4
 x = 8 x = 20
- Tìm SBT và tìm SBC.
- HĐ cả lớp
- 1 HS đọc. Lớp đọc thầm.
- HS lần lượt lên điền vào ô trống:
Số bị chia
10
10
18
9
Số chia
2
2
2
3
Thương
5
5
9
3
- Lớp nhận xét bài bạn làm.
- HĐ cả lớp
- 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm bài ở vở:
Bài giải:
Có tất cả số lít dầu là:
3 x 6 = 18 (lít )
Đáp số: 18 lít dầu.
- Lớp nhận xét bài bạn làm...
- Giải toán có một phép nhân.
- Tìm số bị chia....
- Lắng nghe.
----------------------------------------------------------
Tiết 4: Chính tả (Tập chép) 
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ?
I. Mục tiêu: HS
 - Thấy được tính hài hước của mẩu chuyện. Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức mẩu chuyện vui. Ôn tập phân biệt tiếng có âm đầu r /d.
 - Nhìn bảng, chép bài đúng chính tả; Làm được BT2(a).
 - Có tính cẩn thận, chính xác, có tình thần trách nhiệm trong học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
	-GV: Bảng lớp viết sẵn mẩu chuyện “Vì sao cá không biết nói”.
	- HS: Bảng con, vở 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức:
2. KT bài cũ: 
- GV đọc - Chơi trò, thở rung, sóng lừng.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: - Trực tiếp.
b. Hướng dẫn tập chép:
* GV đọc mẫu bài viết.
- Mời 1- 2 HS đọc lại bài viết.
- Việt hỏi anh điều gì ?
- Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười ?
* Hướng dẫn viết chữ khó: say sưa, ngớ ngẩn, ngậm.
- Xóa từ khó, cho HS viết bảng con.
* Cho HS viết bài vào vở.
 - GV đọc chậm cho HS soát lại lỗi.
- C

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 26 LOP 2B.doc