Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 26 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 2 tháng 3 năm 2009 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục củng cố kĩ năng xem đồng hồ (kim phút chi số 3, 6)
- Tiếp tục phát triển biểu tượng về thời gian.
- Gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày.
II. Chuẩn bị:
Mô hình đồng hồ.
Giấy to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- Một số học sinh lên quay động hồ.
2 giờ 30 phút, 15 giờ, 16 giờ, 7 giờ tối, 11 giờ 15 phút, 6 giờ 15 phút,5 giờ rưỡi
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV: 1 giờ có bao nhiêu phút ? 
Trong một ngày có bao nhiêu giờ ? 
Từ số này đến số kia tính mấy phút ?
Bài 1:
- 1 học sinh đọc phần a, b, c, d học sinh khác đọc thầm, quan sát đồng hồ
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Các nhóm trình bày, GV nhận xét.
Bài 2: 
- 1 HS đọc đề bài.
a. Bạn nào đến trường sớm hơn ? (bạn Hà đến sớm hơn và sớm hơn 15 phút) 
b. Ai đi ngủ muộn hơn ? (bạn Ngọc đi ngủ sớm hơn và sớm hơn 30 phút)
Bài 3:
- Một học sinh đọc bài tập 3. Bài toán yêu cầu gì? (điền giờ hoặc phút vào chỗ chấm)
- Học sinh suy nghĩ làm vào bảng con. 
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên nhận xét .
- Bổ sung cho học sinh trả lời sai.
3. Củng cố - dặn dò:
- Một số học sinh lên quay đồng hồ.
12 giờ 15 phút,17 giờ 30 phút, 9 giờ rưỡi,7 giờ 30 phút, 6 giờ ,23 giờ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập xem đồng hồ.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (Tiết 1 )
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.ngắt, nghỉ, hơi đúng.
- Biết phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các tù ngữ: bung cang trần trần nắc uỏm, mái chèo, bánh lái quẹo
- Hiểu nội dung truyện: Cá con và tôm càng đều có tài riêng. Tôm càng cứu bạn thoát khi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện SGK (phóng to)
- Tranh ảnh mái chèo, bánh lái của thuyền, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 học sinh đọc thuộc bài “Bé nhìn biển”.
- Câu nào cho biết biển rất rộng? Giáo viên nhận xét – ghi điểm
Giới thiệu bài: “Tôm Càng và cá con.”
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
2.1. Giáo viên đọc mẫu: giọng kể thong thả – nhẹ nhàng.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
a. Đọc từng câu: 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
GV sửa lỗi phát âm: trân trân, lượn, nắc nỏm, ngoắc, quẹo, uốn đuôi, xuýt xoa.
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn trong bài.
GV hướng dẫn đọc nhấn giọng một số từ ngợi tả.
Cá coi lao về phía trước. Đuôi ngoắt sang trái, vụt cái đã quẹo phải, bơi một lát cá con lạ uốn đuôi sang phải, thoắt cá lại quẹo trái. Tôm càng thấy vậy phục lắm.
Học sinh đọc các từ chú giải SGK. GV giải nghĩa thêm từ áo giáp, phục lăn. 
c. Đọc từng đoạn trong nhóm: 
d. Đại diện các nhóm lên thi đọc toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS đọc lại bài.
- Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.ngắt, nghỉ, hơi đúng.
- Biết phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: bng cang, trần trn nắc uỏm, mái chèo, bánh lái, quẹo
- Hiểu nội dung truyện: Cá con và tôm càng đều có tài riêng. Tôm càng cứu bạn thoát khi hiểm nguy. Tình bạn của họ vì vậy ngày càng khăng khít.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- GV cho HS đọc từng câu hỏi.
- 1 HS đọc từng đoạn tương ứng với câu hỏi.
- HS thảo luận theo nhóm đôi từng câu hỏi 
Câu 1: Khi đang tập dưới đáy sông, tôm càng gặp chuyện gì? 
(gặp một con vật lạ, thân dẹp, 2 mắt tròn xoe, khắp người phủ một lớp vẩy bạc óng ánh)
Câu 2: Cá con làm quen với tôm càng như thế nào
Câu 3:
+ Đuôi của cá con có ính lợi gì? Vây cửa cá con có ích lợi gì? 
Câu 4: Hãy kể lại việc tôm càng cứu cá con? 
Câu 5: Em thấy tôm càng có gì đáng khen? (thông minh, nhanh nhẹn, dũng cảm xuýt xoa, lo lắng thăm bạn khi bạn bị đau. Tôm càng là người bạn đáng tin cậy).
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu.
- Các nhóm phân vai đọc lại (3 phút)
- Các nhóm thi đọc theo vai cả bài.
- Lớp nhận xét .Giáo viên nhận xét - đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại nhiều lần. 
- Xem trước tiết kể chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. HS biết được một số nguyên tắc ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của quy tắc ứng xử đó.
2. HS biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè , người quen.
3. HS có thái độ đồng tình , quý trọng người biết cư xử lịch sự .
II. Chuẩn bị:
-Truyện đến chơi nhà bạn.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
GV đặt câu hỏi: Khi nhận và gọi điện thoại ta phải nói thế nào? Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại thể hiện điều gì ? HS trả lời , nhận xét. GV nhận xét .
Giới thiệu bài: “ Lịch sự khi đến nhà người khác.”
2. Hoạt động 2 : Thảo luận, phân tích truyện
Bước 1:Giáo viên kể lại chuyện:GV kể chậm, rõ ràng để HS nắm nội dung.
Bước 2: Thảo luận lớp
+ Mẹ Toàn đã nhắc nhỡ Dũng điều gì? 
+ Sau khi được nhắc nhở Dũng có cử chỉ thái độ thế nào? 
+ Qua câu truyện trên em rút ra điều gì? (Lịch sự khi đến nhà bạn).
* GV Kết Luận: cần phải cư xử lịch sự khi đến nhà người khác: gõ cửa hoặc bấm chuông, lễ phép chào hỏi chủ nhà.
3. Hoạt Động 3: Làm việc theo nhóm 
- GV chia nhóm, phát phiếu giao việc.
- HS thảo luận 5 phút, viết ra giấy.Điều nên làm một cột, điều không nên làm một cột.
- Đại diện từng nhóm trình bày.Các nhóm tranh luận, trao đổi.
* HS tự liên hệ:
+ Trong các việc cần làm, em đã làm được những gì? 
+ Những việc gì chưa thực hiện được? Vì sao? (HS tư liên hệ, GV bổ sung, góp ý).
4. Hoạt Động 4: Bày tỏ thái độ
- GV nêu ý kiến, HS bày tỏ thái độ: Tán thành: thẻ xanh. Không tán thành: thẻ đỏ. Lưỡng lự: thẻ trắng. (VBT/ trang 39 )
Kết luận : Ý kiến a,d là đúng. b, c là sai vì đến nhà ai cũng cần phải cư xử lịch sự 
5. Củng cố – dặn dò:
- GV đặt câu hỏi: Đến nhà người khác ta cần làm gì? Lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì? 
- Về nhà học bài – vận dung bài học vào thực tế.	
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
Toán
TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục tiêu: 
- Giúp học sinh biết tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
- Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
II. Chuẩn bị:
- Các tấm bìa hình vuông bằng nhau, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- Một ngày có mấy giờ ? Một giờ có bao nhiêu phút ?
- Hãy quay đồng hồ : 13 giờ, 17 giờ 15 phút, 9 giờ rưỡi, 24 giờ 15 phút
- Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: “ Tìm số chia.”
2. Hoạt động 2: Ôn lại mốiquan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Giáo viên gắn 6 ô vuông thành 2 hàng.
+ Trên bảng có mấy ô vuông ? Xếp thành mấy hàng? (6 ô xếp thành 2 hàng đều nhau) Mỗi hàng có mấy ô vuông ? (3 ô).Từ các hình trên hãy lập phép tính chia:
 6 : 2 = 3
 â â	 â
 Số bị chia Số chia Thương
+ Hãy gọi tên các số trong phép tính ? (6 số bị chia, 2 số chia, 3 là thương)
3. Hoạt động 3: Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết.
- GV nêu: Có phép chia x : 2 = 5
- GV : x là số bị chia chưa biết, chia cho 2 bằng 5, ta có thể tính : ta lấy 5 là thương nhân với 2 là số chia được 10 là số bị chia.
Vậy x = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5
	x : 2 = 5
	x = 5 x 2
	x = 10
Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia. 
4. Hoạt động 4: Thực hành
Bài 1: 
- HS nhẩm miệng theo bàn. 
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Học sinh làm bảng con.
Bài 3: 
- GV gợi ý học sinh làm vào vở ,một học sinh làm bảng phụ. 
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Nêu cách tìm số bị chia.Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
VÌ SAO CÁ KHÔNG BIẾT NÓI ?
I. Mục đích yêu cầu
1. Chép chính xác truyện vui: Vì sao cá không biết nói ?
2. Viết đúng một số tiếng có âm đầu r / d , vần ức / ứt
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh lên bảng viết ,lớp viết bảng con. Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
con trăn, cá trê, nước chà, tia chớp, lực sĩ, day dứt. 
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên treo bảng phụ có bài chép.
- Giáo viên đọc bài chép – 2 học sinh đọc lại
- Giúp học sinh nắm nội dung:
+ Việt hỏi anh điều gì ? (vì sao cá không biết nói)
+ Câu trả lời của Lâm có gì đáng buồn cười ? 
- Hướng dẫn học sinh nhận xét : 
- Tên truyện viết vào giữa trang vở. Khi xuống dòng, chữ đầu thụt vào 2 li, viết hoa chữ cái đầu. Trước lời thoại phải đặt dấu gạch ngang đầu dòng
2.2. Học sinh chép bài vào vở.
- Giáo viên đọc – học sinh xoát lại bài.
2.3. Chấm 1 số HS – giáo viên nhận xét 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- GV treo bảng phụ bài tập 2a .
- 1 học sinh đọc đề.
- Yêu cầu bài này chúng ta phải làm gì ? (điền d hoặc r vào chỗ trống)
- Giáo viên gợi ý – đọc từng câu học sinh viết vào bảng con: da diết, rạo rực
- Giáo viên nhận xét bài.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà chép lại bài (nếu sai)
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên và Xã hội
MỘT SỐ LOẠI CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC.
I. Mục tiêu:
- Nói tên và nêu ích lợi một số cây sống dưới nước.
- Phân biệt nhóm cây sống trôi nổi trên mặt nước và nhóm cây có rễ bám sâu vào bùn ở đáy nước.
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Thích sưu tầm và bảo vệ các loài cây.
II.Chuẩn bị:
- Hình vẽ sgk 154, 155, sưu tầm vật thật, các cây sen, súng, bèo
- Giấy khổ to, bút dạ
III.Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số loài cây sống trên cạn ? Nêu ích lợi một số cây sống trên cạn ?
- GV nhận xét – đánh giá.
Giới thiệu bài: “ Một số loài cây sống dưới nước.”
2. Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa.
- Học sinh làm việc theo nhóm
Câu hỏi: Nêu tên các cây ở hình1, 2, 3.Nêu nơi sống của cây..Nêu đặc điểm giúp cây sống được trên mặt nước. (Bảng mẫu SGV)
- Làm việc theo lớp, các nhóm báo cáo. 
- Cả lớp, GV nhận xét.
3. Hoạt động 3 : Làm việc với vật thật và tranh
- Làm theo nhóm .GV phát phiếu hướng dẫn quan sát. ( SGV)	
- Làm việc cả lớp
- Đại diên nhóm lên giới thiệu các cây sống dưới nước theo 2 nhóm.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét – đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò:
+ Hãy kể tên một số loài cây sống dưới nước ?
+ Cây sống dưới nước gồm mấy loại ?
 - Về nhà học bài. Tìm, sưu tầm một số loại cây khác sống dưới nước.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
TÔM CÀNG VÀ CÁ CON
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu truyện Tôm càng và cá con.
- Biết cùng các bạn phân vai, dưng lại câu truyện một cách tự nhiên.
2. Rèn kĩ năng nghe: 
- Tập trung nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, có thể tiếp nối lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
- 4 tranh minh hoạ truyện SGK 
III. Các hoạt động day – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh kể truyên Sơn Tinh Thuỷ Tinh , mỗi em một đoạn.
+ Sơn Tinh sống ở đâu ? Thuỷ Tinh sống ở đâu ?
+ Hằng năm, Thuỷ Tinh báo thù sơn tinh bằng cách nào ? GV nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện. 
a. Kể từng đoạn theo tranh.
- GV treo tranh – học sinh quan sát
- GV gợi ý nội dung:
+ Tranh 1 nói gì ? Tranh 2 vẽ gì ? 
+ Hãy nói nội dung tranh 3? Nội dung tranh 4 nói gì? 
b. Học sinh tập kể trong nhóm:
+ Nhóm trưởng điều khiển các bạn dựa vào tranh mỗi bạn kể một đoạn.
+ Các bạn khác nhận xét bổ sung.
+ Mỗi nhóm cử 4 bạn lên thi kể truyện (mỗi bạn một đoạn)
+ Cả lớp, GV nhận xét bình chọn nhóm kể hay.
c. Phân vai dựng lại câu chuyện:
+ Mỗi nhóm cử 3 bạn tập kể phân vai (người dẫn truyện, Tôm càng, Các con) có điệu bộ và kể đúng giọng
+ Các nhóm thi kể theo vai trước lớp.
+ Lớp nhận xét. GVnhận xét, bình chọn học sinh kể hay nhất, tự nhiên nhất, sinh động nhất.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Về kể lại nhiều lần cho người thân nghe.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
ÔN MỘT SỐ BÀI TẬP LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN
 TRÒ CHƠI : “KẾT BẠN”
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hoàn thiện một số bài tập RLTTCB yêu cầu thực hiện được động tác ở mức tương đối chính xác.
- Ôn trò chơi kết bạn. Yêu cầu nắm vững cách chơi và tham gia cách chơi một cách chủ động, nhanh nhẹn.
II. Địa điểm phương tiện: 
- Địa điểm: vệ sinh an toàn nơi tập 
- Phương tiện: còi, kẻ vạch để tập RTTCB.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
1. Phần mở đầu
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. 
- Khởi động: xoay cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản
- Đi theo vạch kẻ thẳng 2 tay chống hông.
- Đi theo vạch kẻ thẳng, 2 tay dang ngang.
- Đi nhanh ,chuyển sang chạy.
- Thi đi nhanh chuyển sang chạy.
-Trò chơi : “Kết bạn”
3. Phần kết thúc
- Đi đều và hát.
- Một số động tác hồi tĩnh.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
 Định lượng
8 phút
1’ 
2’ 
80 m
2’
1’
2x8 nhịp
2’
20 phút
2 lần 15 m
3’
2 lần 15 m
2 lần 20 m
1 lần 20 m
2’
9 phút
7 phút
2’
1’
1’
1’
2’
Phương pháp
==========
==========
==========
==========
5GV
GV điều khiển
2 hàng dọc
==
==
==
==
5GV
====
====
====
====
5GV
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày 4 tháng 3 năm 2009
Âm nhạc
HỌC HÁT : BÀI CHIM CHÍCH BÔNG
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và lời ca
- Biết bài hát : Chim chích bông của nhạc sĩ Văn Dung và lời Nguyễn Viết Bình, chim chích bông là loài chim có ích còn gọi là chim sâu.
II. Chuẩn bị:
- Hát chuẩn xác bài : chim chích bông
- Song loan, thanh phách, xúc xắc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh hát , mỗi học sinh một bài : Trên con đường đến trường , chú chim nhỏ dễ thương , hoa lá mùa xuân.
 - GV nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Chim chích bông”
2. Hoạt động 2: Dạy bài : Chim chích bông
- GV : đây là bài hát của nhạc sĩ Văn Dung lời của Nguyễn Viết Bình.
- Bài hát nói lên : Chích bông là con chim nhỏ xinh đẹp, nhanh nhẹn, là bạn của trẻ em.
- GV hát mẫu bài hát.
- Một số học sinh đọc lời ca
- GV dạy từng câu: lớp đồng ca , từng bàn hát .
- Một số học sinh hát lại cả bài hát
3. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm.
- Gõ đệm theo phách : GV hát, gõ mẫu
Chim chích bông bé tẹo teo .
 x	 x x x
- Gõ đệm theo tiết tấu lời ca: GV hát, gõ mẫu.
Chim chích bông bé tẹo teo ..
 x	 x	x x x	 x 	
- HS biểu diễn trước lớp nhiều lần (đồng ca, tốp ca, cá nhân)
4. Củng cố, dặn dò:
- Một số học sinh thi biểu diễn (tốp ca, cá nhân)
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: về nhà luyện hát nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “ Tìm số bị chia chưa biết.”
- Rèn kĩ năng giải bài toán có phép chia.
- Giảm Bài 2 câu c
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào? 
- 3 học sinh lên thực hiện 
- Lớp làm bảng con. GV nhận xét – ghi điểm.
	x : 3 = 6 	x : 2 = 9	x : 5 = 7
Giới thiệu bài: “Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
*Rèn luyện kĩ năng giải bài tập “ Tìm số bị chia chưa biết.”
Bài 1: Tìm y
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
- Học sinh làm bảng con .
	a. y : 2 = 3	 b. y : 3 = 5 c. y : 3 = 1	
 y = 3 x 2 y = 5 x 3 y = 1 x 3
 y = 6 y = 15 y = 3
Bài 2: Giảm câu c
- Muốn tìm số bị chia ta làm như thế nào ?
- Học sinh làm bảng con .
a. x = 6 b. x = 9 
 x = 8 x = 20 
Bài 3:	
- 2 học sinh lên bảng làm bảng phụ. Mỗi học sinh 3 cột.
- Cả lớp làm bài vào vở. GV nhận xét.
Bài 4:
- 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ?
- GV gợi ý HS làm vào vở. 
- Một HS lên làm bảng phụ.
- Chấm 1 số học sinh.Sửa bài, nhận xét (Đáp số: 18 lít)
3. Củng cố, dặn dò:
- 3 học sinh thực hiện:x : 5 = 4	x : 2 = 9 	x : 4 = 6
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ về sông biển (các loài cá , các con vật sống dưới nước)
2. Luyện tập về dấu phẩy
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- Tranh minh hoạ các loài cá, cá vật sống dưới nước.
- Thẻ ghi tên các loài cá.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 2 học sinh lên bảng viết các từ có tiếng biển, cả lớp viết bảng con.
- GV nhận xét – ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
*Mở rộng vốn từ về sông biển (các loài cá , các con vật sống dưới nước).
Bài 1:
- GV treo tranh bài tập 1.
- 1 học sinh đọc đề. Một số học sinh gọi tên các loài cá trong tranh.(thu, mè, chép, chim, trê, chuồn, mực, quả)
- HS làm bài theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu.
- HS quan sát tranh minh hoạ các con vật trong sách giáo khoa, viết ra nháp tên của chúng. (Tôm, sứa, ba ba)
- 3 nhóm thi tiếp sức ghi nhanh tên các con vật sống nước dưới.
 (trai, hến, hà mã, sư tử biển, hải cẩu, mực, tôm, cua, ốc, ba ba)
Bài 3:
- GV treo bảng phụ bài tập 3 và tranh một số loài cá.
- 2 học sinh đọc lại đề. Bài tập yêu cầu phải làm gì ?( điền dấu phẩycòn thiếu )
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. GV nhận xét, ghi điểm.
	Trăng trên sông , trên đồng , trên làng quê, tôi đã thấy nhiều Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần , càng vàng dần, càng nhẹ dần.
3. Củng cố, dặn dò:
- Một số học sinh kể tên một số loài vật sống dưới nước.
- Nhận xét tiết học. 
- Về học bài sưu tầm tranh ảnh về loài vật sống dưới nước.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết làm dây xúc xích bằng giấy thủ công.
- Làm được dây xúc xích để trang trí.
- Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm lao động của mình.
II. Chuẩn bị:
- Dây xúc xích mẫu.
- Quy trình làm dây xúc xích có hình vẽ minh họa cho từng bước.
- Giấy màu, giấy trắng, hồ dán, kéo.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- Hãy nói các bước làm dây xúc xích.
- Nan làm dây xúc xích rộng bao nhiêu?
- GV, cả lớp nhận xét.
Giới thiệu bài: “Làm dây xúc xích trang trí.”
2. Hoạt động 2: Thực hành.
* GV gợi ý: 
- HS nhắc lại quy trình làm dây xúc xích
Bước 1: Cắt thành các nan giấy
- Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công, khác màu, cắt thành các nan giấy rộng 1 ô, dài 12 ô. Mỗi tờ giấy cắt 6 nan.
- GV dán 1 số nan lên bảng.
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích
- GV dán – HS quan sát: Bôi hồ vào đầu nanluồn nan thứ hai vào vòng thứ nhất sau đó bôi hồ vào đầu nan, dán lại được 2 vòng
- Cứ như vậy chúng ta dán vòng nọ nối tiếp vòng kia ta được dây xúc xích.
- Chú ý không dán 2 vòng 1 màu liền nhau để dây xúc xích đẹp.
- Học sinh thực hành làm bằng giấy thủ công.
- HS làm theo nhóm (em này bổ sung cho em kia)
- GV theo dõi – nhắc từng bước để học sinh thực hiện. Giấy cát nan nhiều màu, chiều dài, chiều rộng của nan phải bằng nhau.
- Hướng dẫn học sinh dán.
- GVtheo dõi, chỉ dẫn cho HS lúng túng.
- Hướng dẫn trưng bầy sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- Lớp nhận xét.GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò: 
- Hãy nói lại các bước làm xúc xích. 
- Về nhà tập cắt dán xúc xích nhiều lần.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày 5 tháng 3 năm 2009
Tập đọc
SÔNG HƯƠNG
I. Mục đích yêu cầu :
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu và chỗ cần tách ý, gây ấn tượng trong những câu dài. Biết đọc bài với dọng tả thong thả, nhẹ nhàng 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó : sắc độ, đặc ân, êm đềm.
- Cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng luôn biến đổi của sông hương qua cách miêu tả của tác giả 
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học .
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 2 học sinh học bài : Tôm càng và cá con .
- Khi đang tập dưới đáy sông tôm càng gặp chuyện gì? GV nhận xét ghi điểm .
Giới thiệu bài: “ Sông Hương”
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GVđọc mẫu toàn bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a/ Đọc từng câu :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS : phong cảnh , phượng vĩ bãi ngô, thảm cỏ , đỏ rực 
b/ Đọc từng đoạn trước lớp :
- Mỗi HS đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến mặt nước Đoạn 2 :Tiếp đến dát vàng Đoạn3: còn lại 
c/ Hướng dẫn đọc: Bao trùm lên các bức tranh / là một màu xanh /có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau..
- HS đọc từ chú giải. GV giảng thêm : lung linh dát vàng 
d/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
e/ Thi đọc giữa các nhóm : ( đồng thanh đoạn 1 ,2)
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1: 
Tìm từ chỉ màu xanh khác nhau của sông hương?Màu xanh đó do cái gì tạo ra ? 
Câu 2: 
Vào mùa hè , sông hương đổi màu như thế nào? Do đâu có sự thay đổi ấy?
-Vào những đêm trăng sáng, sông hương thay đổi như thế nào?
- Do đâu có sự thay đổi ấy? (dòng được trang7 vàng chiếu rọi , sáng lung linh)
Câu 3: Vì sao nói sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho Huế ?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu. Bốn HS đọc lại toàn bài 
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Tìm hiểu một số loại vật sống dưới nước.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
CHU VI HÌNH TAM GIÁC –CHU VI HÌNH TỨ GIÁC
I. Mục Tiêu : 
- Bước đầu nhận biết chu vi hình tam giác , chu vi hình tứ giác.
- Biết cách tính chu vi hình tam giác , hình tứ giác. 
- Giảm bài 3
II. Chuẩn bị:
- Thước đo độ dài, Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 3HS thực hiện – lớp làm bảng con.
	X x 4 = 12 x : 3 = 4 x : 5 = 7
- GV nhận xét - ghi điểm
Giới thiệu bài:“Chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu về cạnh , chu vi hình tam giác , hình tứ giác
- GV vẽ lên bảng hình tam giác ABC.
- Hình tam giác gồm có mấy cạnh? 3 cạnh
- Hãy đọc tên các cạnh của hình bên? AB , BC , CA
+ Hãy quan sát và nêu độ dài của từng cạnh ? (AB = 3cm , BC = 5cm , CA = 4cm)
+ Tính tổng độ dài các cạnh vào bảng con: 3cm + 5cm + 4cm = 12cm
GV :Chu vi hình tam giác là tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
Vậy chu vi hình tam giác ABC là 12cm. HS nhắc lại.
- GV vẽ hình tứ giác DEGH. HS quan sát và nhận xét
+ Hình tứ giác có mấy cạnh là những cạnh nào ? 
	Có 4 cạnh: DE , EG , GH , HD
+ Hãy nêu độ dài của từng đoạn (DE = 3cm , EG = 2cm , GH = 4cm , DH = 6cm)
+ Hãy tính tổng độ dài của các cạnh hình tứ giác: 3cm + 2cm + 4cm + 6cm = 15cm
* GV tổng độ dài các cạnh hình tứ giác chính là chu vi hình tứ giác
	Vậy chu vi hình tứ giác DEGH là 15cm. Một số HS nhắc lại.
3. Hoạt động 3:Thực hành
Bài 1: 1HS đọc bài giải mẫu.GV gợi ý HS làm vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ	b.80 (dm)	c.27 (cm)
Bài 2: 
- GV gợi ý HS làm vào vở.
- 2 HS làm bảng phụ.
a. 18 (dm)	b. 60 (cm)
Bài 3: Giảm
4. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập viết
CHỮ HOA X
I. Mục đích yêu cầu:
1. Viết chữ X hoa theo cỡ vừa, nhỏ
2. Biết ứng dụng cụm từ : Xuôi chèo mát mái theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
II. Chuẩn bị : Chữ X mẫu.Bảng phụ viết : Xuôi, Xuôi chèo mát mái.
III. Các hoạt dộng dạy - học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 2 học sinh lên bảng viết. Lớp viết bảng con : V, Vượt.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chữ hoa.
2.1. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
- GV treo chữ mẫu – học sinh quan sát:
- Cấu tạo: Chữ X cao mấy li? Gồm mấy nét ? (cao 5 li ,gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản : 2 nét móc ở hai đầu và 1 nét xiên)
- Cách viết:
Nét 1 : ĐB trên ĐK 5, viết nét móc hai đầu bên trái, DB giữa ĐK 1 với ĐK2
Nét 2 : Từ điểm DB của nét 1, viết nét xiên (lượn) từ trái sang phải, từ dưới lên trên, DB trên ĐK6
Nét 3 : Từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc 2 đầu bên phải từ trên xuống dưới, cuối nét uố vào trong, DB ở ĐK 6.
- GV viết mẫu , vừa viết vừa nói lại cách viết.
2.2 Hướng dẫn học sinh viết bảng con: 3 lần. GV nhận xét, uốn nắn.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
3.1. Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
- GV treo bảng phụ có cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái.
- HS nêu cách hiểu: gặp nhiều thuận lợi.
3.2. HS quan sát cụm từ ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét:
- Độ cao các chữ cái.
- Cách dặt đấu thanh như thế nào? (dấu huyền đặt trên chữ e, dấu sắc đặt trên chữ a)
- Khoảng cách giữa các chữ bằng một chữ o. GV viết mẫu, hướng dẫn cách viết 
3.3. Học sinh viết chữ xuôi vào bảng con: 3 lần.GV nhận xét – uốn nắn
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- HS viết bài vào vở.
- Chấm 1 số học sinh.
- Nhận xét – bổ sung.
 5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Luyện viết ở nhà.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
VẼ TRANH :ĐỀ TÀI CON VẬT ( VẬT NUÔI )
I. Mục tiêu
- HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm con vật nuôi quen thuộc.
- Biết cách vẽ con v

File đính kèm:

  • doctuan 26.doc