Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Trần Thị Thanh Hảo
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 28 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 16 tháng 3 năm 2009 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu - HS học thuộc bảng nhân chia. Vận dụng vào việc tính toán. - Giải toán có phép chia. Giảm cột cuối 1a, 1b. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài : Luyện tập chung 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - HS làm bảng con: 0 + 5 = 0 x 5 = 5: 1 = 0: 3 = 5 + 0 = 5 x 0 = 0: 1 = 1: 1 = 2. Hoạt động 2:Thực hành. * HS học thuộc bảng nhân chia. Vận dụng vào việc tính toán. Bài 1: Giảm cột cuối câu a, b a. HS thi tiếp sức theo nhóm 2 x 4 = 8 3 x 5 = 15 4 x 3 = 12 8 : 2 = 4 15: 3 = 5 12: 4 = 3 8 : 4 = 2 15 :5 = 3 12 :3 = 4 b. HS làm bảng con. GV nhận xét. 2 cm x 4 = 8 cm 10 dm : 5 = 2 dm 5 dm x 3 = 15 dm 12 cm : 4 = 3 cm 4 l x 5 = 20 l 18 l : 3 = 6 l Bài 2: Tính a. 3 x 4 + 8 = 12 + 8 b. 2 : 2 x 0 = 1 x 0 = 20 = 0 b. 3 x 10 -14 = 30 - 14 0 : 4 +6 = 0 +6 = 16 = 6 *Giải toán có phép chia. Bài 3: - 1 HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? - GV gợi ý HS làm vào vở. Một HS lên làm bảng phụ. - Chấm 1 số học sinh, nhận xét. 3. Củng cố và dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc KHO BÁU (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy thành bài,ngắt nghỉ hơi đúng - Bước đầu thể hiện lời người kể, lời của nhân vật người cha. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK, hiểu các thành ngữ. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. II. Chuẩn bị; - Tranh minh họa bài đọc sgk. - Bảng phụ viết câu hỏi và hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: - Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. + Giới thiệu chủ điểm cây cối. + Giới thiệu truyện: Kho báu: Truyện đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi Kho báu. Với truyện này, các em sẽ hiểu: Cuộc sống ấm no, đầy đủ của con người do đâu mà có ? Cái gì mới thật sự là kho báu? 1. Hoạt động 1: Luyện đọc 2.1. GV đọc mẫu bài (giọng gọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng) 2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a) Đọc từng câu: + HS tiếp nối nhau đọc từng câu. + GV sửa lỗi phát âm cho HS: hai sương một nắng, cày sâu cuốc bẫm, làm lụng... b) Đọc đoạn trước lớp. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Hướng dẫn đọc câu dài: Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia / quanh năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu. - HS giải nghĩa 1 số từ có trong các đoạn. c) Đọc đoạn trong nhóm d) Thi đọc giữa các nhóm e) Cả lớp đọc đồng thanh. 2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - HS chuẩn bị tiết sau. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc KHO BÁU (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi chảy thành bài,ngắt nghỉ hơi đúng - Bước đầu thể hiện lời người kể, lời của nhân vật người cha. 2.Rèn kĩ năng đọc- hiểu: - Hiểu các từ ngữ được chú giải trong SGK, hiểu các thành ngữ. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. II. Chuẩn bị; - Tranh minh họa bài đọc sgk. - Bảng phụ viết câu hỏi và hướng dẫn đọc. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu 1: - Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân? - Nhờ chăm chỉ làm lụng, hai vợ chồng người nông dân đã đạt được điều gì? Câu 2: - Cả lớp đọc thầm đoạn 2 - Hai anh em có chăm chỉ làm lụng như cha mẹ không ? - Trước khi mất người cha dặn dò các con điều gì? Câu 3, 4: + Theo lời người cha, hai con đã làm gì? + Vì sao mấy vụ liền, lúa bội thu? GV mở bảng phụ viết 3 phương án trả lời cho HS lựa chọn: a. Vì đất ruộng vốn là đất tốt. b. Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt. c.Vì hai anh em giỏi trồng lúa. + Cuối cùng kho báu mà các con tìm được là gì? Câu 5: - Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? - HS phát biểu ý kiến.GV nhận xét chốt lại những ý đúng. 2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại - GV tổ chức cho HS thi đọc lại truyện. - Cả lớp nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại bài nhiều lần. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Đạo đức GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (tiết 1) I. Mục tiêu : - Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật. - Trẻ em khuyết tật được đối xử bình đẳng hỗ trợ giúp đỡ. - HS có những việc làm giúp đỡ người khuyết tật theo khả năng của mình. - Thái độ thông cảm không phân biệt cách đối xử với người khuyết tật. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa. Phiếu thảo luận. III. Các hoạt động dạy và học: 1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - Khi đến nhà người khác em phải cư xử như thế nào? - Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác thể hiện điều gì? GV nhận xét và đánh giá. Giới thiệu bài: Giúp đỡ người khuyết tật. 2. Hoạt động 2: Phân tích tranh - GV treo tranh và sau đó thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh. Nội dung tranh: Một số HS đang đẩy xe cho một bạn bị bại liệt đi học. GV hỏi: + Tranh vẽ gì ? Việc làm của các bạn đã giúp gì cho bạn khuyết tật? + Nếu em ở đó em sẽ làm gì? Vì sao? - Từng cặp HS (hoặc nhóm) thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. - GV kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ các bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền học tập. 3. Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi hoặc nhóm. - GV nêu những nội dung thảo luận: Nêu việc làm để giúp đỡ người khuyết tật?. - Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện báo cáo kết quả thảo luận. - Kết luận: Tùy theo khả năng điều kiện thực tế. Các em giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau. Như đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng các bạn bị câm điếc. 4. Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến. - GV nêu ý kiến. - Ghi kết quả đúng vào bảng con. - GV nhận xét. - GV kết luận: Các ý a, c, d là đúng. Câu b sai. 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Sưu tầm tài liệu về giúp đỡ người khuyết tật. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ ba, ngày 17 tháng 3 năm 2009 Toán ĐƠN VỊ - CHỤC - TRĂM - NGHÌN I. Mục tiêu: - Ôn lại về quan hệ giữa chục và trăm. - Nắm bắt được đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn. - Biết cách đọc và viết số tròn trăm II. Chuẩn bị: - Bộ ô vuông biểu diễn số dành cho giáo viên và HS. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Trả bài kiểm tra.GV sửa bài .Nhận xét chung Giới thiệu bài :Đơn vị - chục- trăm- nghìn 2. Hoạt động 2: Ôn tập về đơn vị, chục, trăm. a. GV gắn các hình vuông lên bảng từ 1 đến 10 - Yêu cầu HS nêu số đơn vị, số chục. 10 đơn vị còn gọi là bao nhiêu? (1 chục) b. Gắn các hình chữ nhật từ 1 chục đến 10 chục theo thứ tự như sách giáo khoa. - HS quan sát nêu rõ số chục, số trăm. 10 chục bằng bao nhiêu? (100) 3. Hoạt động 3: Giới thiệu 1000 a. Số tròn trăm - GV gắn các hình vuông to,HS nêu số trăm và viết số tương ứng. - GV nêu:100, 200, 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900 là các số tròn trăm. - Các số này có mấy chữ số? * GV: Đây là số có 2 chữ số tận cùng là số 0. Vì vậy những số này gọi là số tròn chăm. b) Nghìn: - GV gắn 10 hình vuông to bằng nhau lên bảng. - Mỗi hình vuông là bao nhiêu? (100). Có bao nhiêu hình vuông? (10 hình vuông) * GV: 10 hình vuông là 10 trăm, 10 trăm gộp lại thành 1 nghìn ta viết:1000 - Đọc một nghìn; 1 số HS nhắc lại. 10 đơn vị = 1 chục, 10 chục =1 trăm, 10 trăm = 1 nghìn - Số 1 nghìn gồm những số nào? 4. Hoạt động 4: Thực hành a. Làm việc chung - Gắn hình trực quan lên bảng, HS viết số tương ứng vào bảng con và đọc tên số đó. - Các câu khác tương tự. b. Làm việc các nhân - GV viết số, HS chọn ra các hình vuông đặt trước mặt. VD: 200 (2 hình vuông to) 5. Củng cố dặn dò: - Mỗi dãy 3 HS viết (do GV đọc) 300, 600, 800, 1000 Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả KHO BÁU I. Mục đích yêu cầu: 1 . Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn văn trích trong truyện:Kho báu. 2 . Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm vần dễ lẫn : l / n , ua, uơ II. Chuẩn bị : - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy – học: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết 2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị - GV đọc chính tả một lần.3 học sinh đọc lại. - HS nêu nội dung bài chính tả (đoạn trích nói về đức tính chăm chỉ làm lụng của hai vợ chồng người nông dân) - HS phân tích các tiếng khó. HS đọc lại. - HS viết bảng con : quanh năm, cuốc bẫm, gáy, sương, lặn 2.2 GV đọc – HS viết vào vở - GV đọc – hs soát lỗi. 2.3 Chấm, chữa bài: chấm 7 học sinh. GV nêu nhận xét, rút kinh nghiệm. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2: - GV treo bảng phụ bài tập 2 - 1HS đọc đề bài.Yêu cầu bài tập này chúng ta phải làm gì ? - HS làm bài vào bảng con. 1 HS làm bảng phụ. Voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm - Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - HS làm vào vở. - 1 HS làm bảng phụ. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà viết lại các từ sai. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tự nhiên và Xã hội MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. Mục tiêu: - Nói tên và nêu ích lợi của một số con vật sống trên cạn. - Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. II. Chuẩn bị: - Hình vẽ trong SGK trang 58-59. - Sưu tầm trang ảnh các con vật sống trên cạn. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ : - Cây thường sống ở đâu? Kể một số loài vật mà em biết?. - HS trả lời ,lớp nhận xét. GV nhận xét. Giới thiệu bài: Một số loài vật sống trên cạn. 2. Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa. Bước 1: HS làm việc theo cặp. - Chỉ và nói tên các con vật có trong hình ? - Con nào là vật nuôi, con nào là vật sống hoang dã ? - GV: Con nào sống ở sa mạc ? Con nào đáo hang sống dưới đất ? Con nào ăn cỏ ? co nào ăn thịt ? Bước 2: Làm việc cả lớp ? - Đại diện nhóm phát biểu ý kiến quan sát. Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Có rất nhiều loàii vật sống trên cạn. Sống trên cạn: chó, gà, voi, hươu. Sống dưới mặt đất: thỏ rừng, giun, dế. 3. Hoạt động 3: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được Bước 1: Làm việc theo nhóm (5 nhóm) - HS lấy tranh mình đã sưu tầm ra để quan sát. Phân loại cac con vật. Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Các nhóm lên trình bày sản phẩm. Các nhóm nhận xét đánh giá. 4. Hoạt động 4 : Trò chơi: “ Đố bạn con gì ?” Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi. Bước 2: HS chơi thử Bước 3: HS chơi theo nhóm. 5. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Xem lại bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kể chuyện KHO BÁU I. Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng nói: - Dựa vào trí nhớ và gợi ý, kể được từng đoạn và cả câu chuyện bằng lời của mình với giọng điệu của mình với giọng điệu thích hợp, biết kết hơp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 2.Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe và ghi nhớ lời kể của bạn để nhận xét và kể tiếp phần bạn đã kể. II. Chuẩn bị: - Tranh minh họa SGK. III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầ của tiết học. 1. Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể chuyện. * Kể từng đoạn theo gợi ý: - 1 HS đọc yêu cầu bài 1 và câu gợi ý. Lớp đọc thầm - GV treo bảng phụ gợi ý từng đoạn + Hai vợ chồng nông dân làm việc như thế nào? + Công việc của họ như thế nào? + Trước khi chết người cha đã dặn con như thế nào? + 2 người con đã làm gì? + 2 người con có thấy kho báu không? + Cuối cùng họ đã hiểu lời cha như thế nào? - Kể đoạn trong nhóm. - Đại diện nhóm thi kể từng đoạn. - Đại diện nhóm thi kể. - Lớp, GV nhận xét. Chọn bạn kể hay nhất * Kể toàn bộ câu chuyện: - Gv nêu yêu cầu của bài. HS kể bằng lời của mình. - HS kể trong nhóm, thi kể trước lớp. - Cả lớp, GV nhận xét bình chọn người kể hay. 2. Củng cố dặn dò: - Truyện này có ý gì? - Nhận xét tiết học. - Về nhà kể cho người thân nghe. *Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục TRÒ CHƠI: “TUNG VÒNG TRÚNG ĐÍCH” I. Mục tiêu: -Tiếp tục làm quen với trò chơi tung vòng vào đích. - Biết cách chơi và tham gia chơi II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn - Phương tiện: còi, bảng đích. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp 1.Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học . - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách một sải tay - Ôn bài thể dục phát triển chung + Cả lớp tập + Chia tổ tập luyện. + Thi giữa các tổ. 2.Phần cơ bản : - Trò chơi: “ Tung vòng vào đích” + Cho một số HS chơi thử. + Chia tổ để từng tổ tự chơi. 3.Phần kết thúc: - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 10 phút 2’ 1’ 60-80m 1’ 1’ 5’ 2 x 8 nhịp 18 phút 7 phút 2’ 2’ 2, 1’ Nhận lớp ========== ========== ========== ========== 5GV S chuyển thành đội hình vòng tròn. 5GV ==== ==== ==== ==== 5GV Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ tư, ngày 18 tháng 3 năm 2009 Âm nhạc HỌC HÁT : BÀI CHÚ ẾCH CON I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca - Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Qua bài hát, HS biết tên 1 số loài chim, cá . - Noi gương học tập của chú ếch con II. Chuẩn bị: - Song loan-xúc xắc, đàn - Ảnh một vài loài chim, cá . - Bảng phụ chép lời ca. III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên biểu diễn bài Chim chích bông - 2 Nhóm lên hát - gõ đệm theo nhịp. GV nhận xét-ghi điểm Giới thiệu bài: Chú ếch con. 2. Hoạt động 2 : Dạy bài hát: “ Chú ếch con” a. GV hát mẫu.(hoặc mở đàn cho HS nghe) - GV treo bảng phụ chép lời bài hát. - HS đọc lời ca 2 lần. - Đây là bài hát của chú Phan Nhân, chú ca ngợi tính chăm chỉ học bài của chú ếch. b.Dạy từng câu: - HS hát từng câu theo lối truyền khẩu, móc xích. - HS đơn ca nhiều lần.Từng bàn hát 3. Hoạt động 3 : Gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Từng bàn gõ đệm theo tiết tấu lời ca (GV theo dõi bổ sung ) Kìa chú là chú ếch con có đôi là đôi mắt tròn x x x x x x x x x x x x - Tập hát nối tiếp. Mỗi nhóm bốn em. Mỗi HS hát 1 câu - Lớp gõ đệm theo phách. 4. Củng cố dặn dò: - 4 HS đơn ca. - 2 nhóm biểu diễn , lớp nhận xét. - Nhận xét tiết học. Về tập hát nhiều lần. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. Mục tiêu: - Biết so sánh các số tròn trăm - Nắm được các số tròn trăm - Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số. II. Chuẩn bị: - Hình vuông to, biểu diễn 100 có vạch chia thành 100 ô vuông nhỏ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: - 3 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con : 400, 700, 1000 - Đọc số: 800, 300, 200. GV nhận xét, ghi điểm. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hoạt động 2: So sánh các số tròn trăm. a. So sánh các số tròn trăm - GV gắn các hình vuông (như SGK) - Yêu cầu HS ghi số dưới hình vẽ. 200````` 300 200..300 300.200 - HS so sánh 2 số này, điền dấu vào ô trống. - Cả lớp đọc: “ Hai trăm bé hơn ba trăm, ba trăm lớm hơn hai trăm.” - Tương tự với số 200 và 400 b. GV viết bảng 200.300 300.200 400.500 500.600 600.700 200.100 3. Hoạt động 3: Thực hành Bài 1: - HS lấy các thẻ trăm giống như sách giáo khoa. GV hướng dẫn HS so sánh. 100 < 200 300 < 500 200 > 100 500 > 300 Bài 2: - HS làm bảng con. GV nhận xét. Bài 3: - HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét. 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM - DẤU PHẨY I. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng vốn từ về cây cối. - Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “ Để làm gì?” - Ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài:Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 1. Hoạt động 1 : Thực hành * Mở rộng vốn từ về cây cối. Bài 1: - 1 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài 2. 2 học sinh làm bài trên trên bảng quay. - Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay. (GV nói thêm: có những loại cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát, cho gỗ, VD: cây dâu, cây sấu [gỗ nấu để đun]) *Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “ Để làm gì?” Bài 2: - GV nhắc HS dựa vào kết quả bài 1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ “Để làm gì ?” - 2 HS làm mẫu: HS 1:Người ta trồng lúa để làm gì? HS 2: Người ta trồng lúa để ăn. HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì? HS 2: Người ta trồng cây bàng để sân trường có bóng mát cho học sinh vui chơi. - Từng cặp học sinh hòi đáp theo yêu cầu của bài tập. *Ôn luyện cách dùng dấu chấm, dấu phẩy. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét; Chiều qua, Lan nhận được thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “ Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé !” 2. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà tìm đọc thêm về các loài cây. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thủ công LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (TIẾT 2) I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy - Làm được đồng hồ đeo tay.Thích làm đồ chơi, yêu thích sản phẩm của mình II. Chuẩn bị: - Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy - Quy trình làm đồng hồ bằng hình vẽ minh hoạ. - Giấy thủ công, hồ , kéo, bút chì III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: Giới thiệu bài: Làm đồng hồ đeo tay. 1. Hoạt động 1 : Thực hành làm đồng hồ đeo tay. - HS nhắc lại quy trình làm đồng hồ theo bốn bước: Bước 1: Cắt thành các nan giấy. a/ Làm mặt : cắt nan dài 24 ô rộng 3 ô b/ Dây: cắt nối nan giấy dài 24 ô rộng 3 ô cắt vát hai bên của hai đầu nan . c/ Đai cài dây : nan dài 8 ô rộng 1 ô. Bước 2 : Làm mặt đồng hồ GV vừa làm vừa hướng dẫn và dán quy trình từng bước lên lớp - Gấp 1 đầu nan giấy (H1) gấp nối tiếp như H.2 cho đến hết nan (miết kĩ sau mỗi nếp ) dán lên bảng. Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ - Gài một dầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ H4 - Gấp nan nay đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua một khe khác ở phía trên khe vừa gài , kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo( H5). Dán nối hai đầu của nan giấy dài 8 ô rộng 1ô làm đai để giữa dây đồng hồ Bước 4: Vẽ kim đồng hồ a/ Lấy dấu 4 điểm để ghi số 12, 3 , 6 ,9. GV : chúng ta phải lấy dấu chính xác , cân đối không lệch nhau , số 12 đối diện thẳng với số 6, số 3 đối diện với số 9. các số còn lại không ghi số mà ta chia vạch , cũng phải cân đối đều nhau.GV vừa thực hiện vừa giảng. HS quan sát hình 6 a b/ Vẽ kim : ta vẽ hai kim, kim ngắn chỉ giờ kim dài chỉ phút (1 kim ngắn 1 kim dài ) c/Luồn đai vàp dây đeo ( GV làm cho HS quan sát ) d/Gài dây đeo vào mặt đồng hồ đầu dây thừa gài vào đai ta được chiếc đồng hồ đeo tay hoànchỉnh. - HS thực hành làm đồng hồ theo các bước đúng quy trình nhằm rèn luyện kĩ năng. - HS thực hành theo nhóm. GV theo dõi nhắc nhở HS: Nếp gấp phải sát, miết kĩ. Khi gài dây đeo có thể bóp nhẹ hình mặt đồng hồ để gài dây đeo cho dễ. - Trưng bày sản phẩm, từng nhóm đem lên cả lớp quan sát nhận xét, - Đánh giá sản phẩm của HS. GV và HS tìm sản phẩm đẹp nhất để cả lớp học tập * Nhận xét và dặn dò: - Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của HS. - Dặn dò: Chuẩn bị giấy thủ công hồ dán -kéo- để làm vòng đeo tay Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ năm, ngày 19 tháng 3 năm 2009 Tập đọc CÂY DỪA I. Mục đích yêu cầu: - Đọc lưu loát, trôi chảy bài thơ. Nghỉ hơi đúng sau dấu câu, sau mỗi dòng thơ - Biết đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hồn nhiên - Hiểu các từ khó trong bài.: Toả, bạc phếch, đánh nhịp, đủng đỉnh. - Hiểu nội dung bài: Cây dừa theo cách nhìn của nhà thơ nhỏ tuổi Trần Đăng Khoa giống như một con người gắn bó với đất trời, gắn bó với thiên nhiên xung quanh. Học thuộc lòng bài thơ II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài tập đọc ,bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - HS đọc bài Kho báu và trả lời câu hỏi. GV nhận xét, cho điểm. Giới thiệu bài: Em nào đã thấy cây dừa ? Cây dừa mọc nhiều nhất ở miền nào trên đất nước ta ? 2. Hoạt động 2 : Luyện đọc 2.1 GV đọc toàn bài. 2.2 Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: a) Đọc từng câu: + HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu. + GV sửa lỗi phát âm cho HS: bạc phếch, đủng đỉnh, toả, gió, lợn,.. b) Đọc từng đoạn trước lớp: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Đoạn 1: 4 dòng đầu Đoạn 2: 4 dòng tiếp Đoạn 3: còn lại - 1 số HS đọc từ chú giải, GV giảng thêm như SGV. c) Đọc đoạn trong nhóm d) Đại diện nhóm thi đọc. e) Lớp đồng thanh cả bài. 3. Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu bài Câu 1:Các bộ phận của cây dừa được so sánh với vật gì? Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ? Câu 3: Em thích những câu thơ nào? Vì sao? 4. Hoạt động 4 : Học thuộc lòng - GV hướng dẫn học .3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. 2, 3 HS đọc thuộc cả bài. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà học thuộc bài thơ. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán CÁC SỐ TRÒN CHỤC 110 ĐẾN 200 I. Mục tiêu: - Giúp HS biết các số tròn chục từ 110 đến 200 gồm các trăm, chục, đơn vị - Đọc và viết thành thạo các số tròn chục từ 110 đến 200 - So sánh được các số tròn chục. - Nắm được thứ tự các số tròn chục đã học. Giảm bài 5 II. Chuẩn bị: - Các hình vuông, hình chữ nhật biểu diễn trăm, chục III. Các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 3 HS lên thực hiện. Lớp làm bảng con (Điền dấu ) 200 400 800 600 900 700 500 500 Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hoạt động 2 : Giới thiệu số tròn chục từ 110 đến 200 * Ôn các số tròn chục đã học - GV gắn lên bảng hình như sách giáo khoa. - HS lên bảng điền, cả lớp làm bảng con: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100 - GV: số tròn chục có số tận cùng là chữ số 0 - HS nhận xét đặc điểm của các số tròn chục. - GV: gắn hình vuông (100) và 10 lên bảng. Hình cho biết có mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? (1 trăm, 1 chục, 0 đơn vị ). HS điền số. - HS đọc số trên : Một trăm mười. - Các số còn lại tương tự. Cả lớp đọc từ 110 đến 200. 3. Hoạt động 3 : So sánh các số tròn chục. Nắm được thứ tự các số tròn chục đã học. c) So sánh các số tròn chục: - GV treo các ô vuông (120), (130) - HS so sánh và làm vào bảng con.1 HS lên bảng thực hiện 130 > 120 - Cả lớp đọc: 120 bé hơn 130, 130 lớn hơn 120. Hướng dẫn cách so sánh. 4. Hoạt động 4 : Thực hành Bài 1: HS làm bài theo nhóm Bài 2: HS làm bảng con Bài 3: HS thi tiếp sức theo nhóm. Bài 4: HS làm bài vào vở. Bài 5: Giảm 5. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Mĩ thuật VẼ THÊM VÀO HÌNH CHO SẴN (VẼ GÀ) VÀ VẼ MÃU I. Mục tiêu: - HS vẽ thêm được các hình thích hợp vào hình có sẵn - Vẽ màu theo ý thích. - Yêu mến các con vật nuôi trong nhà. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về các loài gà. - Hình hướng dẫn trong bộ ĐDDH III. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Vẽ thêm vào hình cho sẵn và vẽ màu con gà. 1. Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét. - GV treo tranh, HS quan sát. + Trong bài vẽ gì? (Vẽ hình con gà trống) + Trong hình vẽ hình con gà trống ta có thể vẽ thêm các hình ảnh khác để hoàn thành 1 bức tranh, màu vẽ theo ý - GV gợi ý để HS: + Tìm các hình ảnh để vẽ thêm cho bức tranh sinh động (Con gà mái, cây cỏ) + Nhớ lại và tưởng tượng ra màu sắc con gà và các hình ảnh khác. 2. Hoạt động 2 : Cách vẽ thêm hình - vẽ màu. - Cách vẽ hình: + Tìm hình định vẽ. + Đặt hình vẽ thêm vào vị trí thích hợp trong tranh. - Cách vẽ màu: + Có thể dùng các màu khác nhau để vẽ cho tranh sinh động. + Nêm vẽ màu có đậm, có nhạt + Màu ở nên nên vẽ nhạt để tranh có không gian. - GV vẽ mẫu HS quan sát 3. Hoạt động 3 : Thực hành - HS vẽ vào vở. GV theo dõi góp ý: cách dùng màu, kỹ năng vẽ màu * Nhận xét đánh giá - Thu chấm 2 tổ, nhận xét chung.Tuyên dương 1 số bài vẽ tốt. - Gợi ý HS tìm ra bài vẽ đẹp. 4. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về tập vẽ lại nhiều lần. Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục TRÒ CHƠI: TUNG VÒNG TRÚNG ĐÍCH VÀ “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU.” I. Mục tiêu: - Ôn trò chơi : “Ttung vòng vào đích”. Biết chơi và tham gia chơi chủ động, đạt thành tích cao - Ôn trò chơi: “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II. Địa điểm phương tiện: - Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn - Phương tiện: Còi, bảng đích. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp 1. Phần mở đầu: - Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học . - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay. - Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên - Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu, sau đó cho HS đứng lại, quay trái và giãn cách một sải tay - Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản : - Trò chơi: “ Tung vòng vào đích” + GV nhắc lại cách chơi, luật chơi. + Cho một số HS chơi thử. + Chia tổ để từng tổ tự chơi. - Trò chơi: “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau.” 3.Phần kết thúc: - Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát. - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bà
File đính kèm:
- tuan 28.doc