Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 31 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 31 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2009
Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng tính cộng các số có ba chữ số.
- Ôn tâp về , về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
+
+
+
 235 637 503
 451 162 364
Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hoạt động 2: Ôn tập cộng các số có ba chữ số
Bài 1: 
- HS làm bảng con. Gv nhận xét.
 225 362 683 502 261
 + 634 + 425 + 204 + 256 + 27
 859 797 887 758 289
Bài 2: 
- HS làm bảng con. Gv nhận xét.
 245 665 217 
 + 312 + 214 + 752 
 557 879 969 
 68 72 61
 + 27 + 19 + 29
 95 91 90
3. Hoạt động 3: Ôn tâp về , về chu vi hình tam giác và giải bài toán.
Bài 3: HS ghi cây trả lời đúng vào bảng con.
Hình a đã khoanh vào số con vật.
Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. Gv nhận xét. (Đáp số: 228 kg)
Bài 5: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. Gv nhận xét. (Đáp số: 900 cm)
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà xem bài. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
 CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (Tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ, chú cần vụ, thắc mắc
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết hướng dẫn đọc và một số câu hỏi nhỏ .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc thuộc bài: “Cháu nhớ Bác Hồ” , trả lời câu hỏi về nội dung bài.
GV nhận xét, ghi điểm
Giới thiệu bài: Các em đã được nghe mẩu chuyện Qua suối nói về Bác Hồ. Bác luôn luôn quan tâm đến mọi vật, mọi người xung quanh, mà trước hết là các cháu thiếu nhi. Bài đọc Chiếc rễ đa tròn hôm nay lại kể thêm với các em một câu chuyện về lòng nhân ái bao la của Bác.
2. Hoạt động 2:Luyện đọc
2.1. GV đọc mẫu: 
2.2. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS: rễ, ngoằn ngoèo, cuốn, tần ngần, vòng tròn,..
b.Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS đọc từ chú giải cuối bài.
- GV hướng dẫn HS đọc đúng: Đến gần cây đa, / Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ / và dài ngoằn ngoèo / nằm trên mặt đất.//
c.Đọc từng đoạn trong nhóm:
- HS đọc theo nhóm đôi.GV theo dõi , nhắc nhở động viên .
d.Đại diện các nhóm thi đọc (1 đoạn).
e.Cả lờp đọc đồng thanh (đoạn 3)
Củng cố - dặn dò: 2 HS đọc lại bài.Yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
 CHIẾC RỄ ĐA TRÒN (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trôi chảy toàn bài .Ngắt, nghỉ hơi đúng.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Bác Hồ, chú cần vụ)
2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài: thường lệ, chú cần vụ, thắc mắc
- Hiểu nội dung câu chuyện: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
- Bảng phụ viết hướng dẫn đọc và một số câu hỏi nhỏ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm ngoằn ngoèo trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì ?
Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào ?
Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành một cây đa có hình dáng thế nào ?
Câu 4: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa ?
Câu 5: Nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, 1 câu nói về tình cảm, thái độ của Bác đối với mỗi vật xung quanh.
GV: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại cho rễ mọc thành cây. Trồng cái rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu thiếu nhi.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- 2, 3 nhóm phân vai thi đọc lại truyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc bài nhiều lần, xem trước tiết kể chuyện.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo đức 
BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH (Tiết 2)
I. Mục đích yêu cầu :
- Ích lợicủa của một số loài vật có ích đối với cuộc sống con người.
- Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường trong lành.
- Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với các loài vật có ích.
- Biết bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hằng ngày.
- Có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ loài vật có ích, không đồng tình với những người không biết bảo vệ loài vật có ích.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức , phiếu thảo luận
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: HS thảo luận nhóm
- GV: Khi đi chơi vườn thú, em thấy một số bạn nhỏ dùng gậy chọc hoặc ném đá vào thú trong chuồng. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây (VBT bài 3/47)
- HS thảo luận nhóm.Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận : Em nên khuyên ngăn các bạn và nếu các bạn không nghe thì mách người lớn để bảo vệ loài vật có ích.
2. Hoạt động 2: Chơi đóng vai
1.Giáo viên nêu tình huống: Bài 4 / trang 47 (VBT Đạo đức)
2. HS thảo luận nhóm để tìm cách ứng xử phù hợp và phân công đóng vai.
3. Các nhóm HS lên đóng vai. 4. Lớp nhận xét.
5. GV kết luận: Trong tình huống đó, An cần khuyên ngăn bạn không nên trèo cây, phá tổ chim vì:Nguy hiểm, dễ bị ngã, có thể bị thương.Chim non sống xa mẹ, dễ bị chết.
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ
1. GV nêu yêu cầu: “ Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể.”
2. HS tự liên hệ
3. GV kết luận: Khen những HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập các bạn.
Kết luận chung: Hầu hết các loài vật đều có ích cho con người. Vì thế, cần phải bảo vệ loài vật để con người được sống và phát triển trong môi trường trong lành.
4. Củng cố , dặn dò: Nhận xét tiết học, khen các em tích cực.
- Giáo dục tư tưởng cho các em: Bảo vệ các loài vật có ích.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2009
Toán
PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ )TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu:
- Biết cách đặt tính rồi cộng các số có ba chữ số theo cột dọc.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ, bộ thực hành toán của GV và HS.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
 225 362 683 502 
 +634 + 425 + 204 + 256 
GV nhận xét, ghi điểm.
* Giới thiệu bài: “ Phép trừ không nhớ trong phạm vi 1000”
2. Hoạt động 2: Trừ các số có ba chữ số.
- GV yêu cầu HS dùng hình vuông to, nhỏ, hình chữ nhật để thể hiện số: 635 và 214
- GV nêu nhiệm vụ tính: 635-214= ?
- HS nhìn hình ảnh trực quan để lấy hiệu gồm: 4 trăm, 2chục và 1 đơn vị.
- GV hướng dẫn HS đặt tính.Thực hiện phép tính:
+ Trừ từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị
* đơn vị trừ đơn vị : 5 - 4 = 1 , viết 1
* chục trừ chục: 3- 1 = 2 , viết 2
* trăm trừ trăm: 6 – 2 = 4, viết 4
 635
 - 214
 421
* Kết luận:
+ Đặt tính: Các hàng thẳng cột với nhau
+ Tính: Trừ từ phải sang trái.
3. Hoạt động 3:Thực hành
Bài 1: 
- HS làm bảng con. GV nhận xét
Bài 2: 
- HS làm vào vở.Gv nhận xét.
Bài 3: 
- HS làm miệng. GV nhận xét.
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. Gv nhận xét.
( Đáp số: 62 con)
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
VIỆT NAM CÓ BÁC
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ thể lục bát: Việt Nam có Bác.
- Làm đúng các bài tập phân biệt r/d/gi, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Chuẩn bị : 
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: chói chang, trập trùng, chân thật, chào hỏi.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- GV đọc chính tả một lần.3 học sinh đọc lại.
- HS nêu nội dung bài thơ. HS phát biểu ý kiến. GV chốt lại.(Bài thơ ca ngợi Bác là người tiêu biểu cho dân tộcc Việt Nam).
- HS tìm và viết tên riêng: Bác, Việt Nam, Trường Sơn
- HS phân tích các tiếng khó. HS đọc lại.
- HS viết bảng con : Bác, Việt Nam, Trường Sơn, non nước, lục bát.
2.2. GV đọc – HS viết vào vở
2.3. Chấm, chữa bài: chấm 7 học sinh. GV nêu nhận xét, rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- GV treo bảng phụ bài tập 2. 
- 1HS đọc đề bài.Yêu cầu bài tập này chúng ta phải làm gì ? 
- HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét chốt lời giải đúng.
Bài 3: 
Tương tự bài 2
a. Tàu rời ga. / Sơn Tinh dời từng dãy núi đi.
 Hổ là loài thú dữ. / Bộ đội canh giữ biển trời.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Về nhà viết lại cho đúng các từ còn mắc lỗi trong bài chính tả và các bài tập (nếu có)
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên và Xã hội 
MẶT TRỜI
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
- Khái quát về hình dạng, đặc điểm của mặt trời, vai trò của mặt trời đối với sự sống trên trái đất.
- HS có ý thức đội nón khi đi nắng, không nhìn trực tiếp vào mặt trời.
II. Chuẩn bị:
-Hình vẽ SGK 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- HS chơi bắn tên: (kể tên một số loài vật sống trên cạn, một số loài vật sống dưới nước). Gv nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Mặt trời”
2. Hoạt động 2: Vẽ, giới thiệu tranh về mặt trời
- HS vẽ, tô màu mặt trời
- HS quan sát bức tranh của mình
+ Mặt trời có hình gì ?
+ Vì sao tô Mặt Trời màu đỏ, màu vàng ?
+ Tại sao, khi đi nắng các em cần đội mũ, nón hay che ô ?
+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát mặt trời trực tiếp bằng mắt ?
(Muốn quan sát Mặt Trời người ta phải dùng loại kính đặc biệt hoặc chúng ta dùng một chậu nước để Mặt Trời chiếu vào và nhìn qua chậu nước cho khỏi hỏng mắt)
Kết luận : Mặt Trời tròn như một quả bóng lửa kổng lồ, chiếu sáng, và sưởi ấm trái đất. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất.
Lưu ý: Khi đi nắng cần đội nón và không bao giờ nhìn trực tiếp vào Mặt Trời.
3. Hoạt động 2 : Thảo luận: Tại sao chúng ta cần Mặt Trời.
- Hãy nói về Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất?
- Đại diện nhóm phát biểu.GV nhận xét - bổ sung
- Nếu không có Mặt Trời chiếu sáng và toả nhiệt, Trái Đất của chúng ta sẽ ra sao?( Trái Đất sẽ chỉ có đêm tối, lạnh lẽo và không có sự sống: người, vật, cây cỏ sẽ chết.)
Kết luận : Người và vật sống được là nhờ Mặt Trời,có Mặt trời mới có sự sống trên trái đất.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nêu câu hỏi:Mặt Trời ở đâu có hình gì ? Ta nhìn Mặt Trời bằng cách nào?
Mặt Trời có vai trò gì đối với sự sống ? Nhận xét tiết học.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
AI NGOAN SẼ ĐƯỢC THƯỞNG
I. Mục đích, yêu cầu : 
1.Rèn kĩ năng nói :
- Nhớ truyện, sắp xếp lại trật tự 3 tranh theo đúng diễn biến trong câu chuyện.
- Kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên. 
2.Tập trung theo dõi bạn kể chuyện biết nhận xét , đánh giá lời kể chuyện của bạn.
II. Chuẩn bị :
- 3 tranh minh hoạ truyện trong sách.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS tiếp nối nhau lên kể câu chuyện: “ Ai ngoan sẽ được thưởng” 
- Tại sao Bác lại khen bạn Tộ ngoan ?Nhận xét ghi điểm .
Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.	 
2. Hoạt động 2:Hướng dẫn kể chuyện.
2.1. Sắp xếp lại trật tự các tranh theo đúng diễn biến câu chuyện.
- HS quan sát tranh, nói vắn tắt nội dung từng tranh:
- HS suy nghĩ, sắp xếp các tranh theo đúng diễn biến ( 3-1-2)
2.2. Kể từng đoạn theo tranh.
- HS dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện trong nhóm. Sau mỗi lần 1 bạn kể, các bạn trong nhóm nhận xét, bổ sung.
- 3 đại diện của 3 nhóm tiếp nối nhau thi kể 3 đoạn của truyện. 
- Cả lớp, GV nhận xét, cho điểm thi đua.
2.2 Kể toàn bộ câu chuyện.
- 2, 3 HS đại diện cho 3 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. 
- Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm thi đua. 
- Tính gộp điểm với bài kể từng đoạn ở trên, tuyên bố nhóm thắng trong cuộc thi.
Củng cố dặn dò:
- GV hỏi: Nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi qua câu chuyện. (Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi. Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi, mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho thiếu nhi.)
- Nhận xét tiết học.
- Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà kể lại cho người thân nghe.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”VÀ “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH.”
I. Mục tiêu:
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu cho bạn.
- Làm quen với trò chơi “ Ném bóng trúng đích ”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi ở mức ban đầu.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
- Phương tiện: Còi, 2 – 4 quả bóng, rổ, cầu.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Chạy nhẹ nhàng trên đia hình tự nhiên
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung
2. Phần cơ bản :
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
+ GV cho HS quay mặt vào nhau thành từng đôi cách nhau 2 – 3 m, đôi nọ cách đôi kia tối thiểu 2m. 
- Trò chơi: “Ném bóng trúng đích”
+ GV nêu tên trò chơi, làm mẫu và giải thích cách chơi.
+ Chia tổ cho HS chơi
3.Phần kết thúc: 
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
1’
4’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
10 phút
7 phút
2’
1’
1’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2009
Âm nhạc
 ÔN TẬP HÁT BÀI: BẮC KIM THANG
TẬP HÁT LỜI MỚI
I. Mục tiêu:
- Tập biểu diễn bài hát.
- Tập hát lời mới
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng, đàn, tập bài hát.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 1 HS lên biểu diễn bài Bắc kim thang
- 2 Nhóm lên hát - gõ đệm theo nhịp. GV nhận xét-ghi điểm
2. Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát: “ Bắc kim thang”
- Ôn luyện bài hát.
- Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- Hướng dẫn HS biểu biễn trước lớp.
3. Hoạt động 3 : Dạy hát lới mới theo điệu “ Bắc kim thang”
- GV hát mẫu.(hoặc mở đàn cho HS nghe)
- GV treo bảng phụ chép lời bài hát. HS đọc lời ca 2 lần.
Lời 1: Có con chim / là chim chích choè.
Trưa nắng hè / mà đi đến trường.
Ấy thế mà / không chịu đội mũ
Tối đến mới / về nhà nằm rên
Ôi ôi đau/ quá nhức cả đầu
Chích choè ta / cảm liền / suốt ba ngày đêm.
Lời 2: Đứng bên sông / kìa trông chú cò.
Chân bước dò / cò ta đi mò.
Vớ cái gì / ăn liền vội vã
Uống nước lã / rồi lại quả xanh
Ăn tham nên/ tối đến về nhà
Đau bụng rên hừ hừ / suốt ba ngày đêm.
- Dạy từng câu. HS hát từng câu theo lối truyền khẩu, móc xích.
- HS đơn ca nhiều lần.Từng bàn hát.
- GV cần lưu ý các nhịp luyến ở nhịp thứ 7, 9, và 11.
4. Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Về tập hát nhiều lần.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng tính trừ các số có ba chữ số.
- Luyện kĩ năng tính nhẩm. Ôn tập về giải toán.
- Luyện kĩ năng nhận dạng hình.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ
 635 637 503
- 411 - 102 - 300
Giới thiệu bài: Luyện tập
2. Hoạt động 2: Luyện tập
* Luyện kĩ năng tính trừ các số có ba chữ số. Luyện kĩ năng tính nhẩm.
Bài 1: Tính
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
-
-
-
-
-
-
 682 987 599 425 676
 351 255 148 203 215
 331 732 451 222 461
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
Bài 4:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
Bài giải
Số học sinh trường Tiểu Học Hữu Nghị có là:
865 – 32 = 833 (học sinh)
 Đáp số: 833 học sinh
* Luyện kĩ năng nhận dạng hình.
Bài 5:
- HS làm bảng con. GV nhận xét: Số hình tứ giác có trong hình vẽ: D.4
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem bài. 
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ BÁC HỒ- DẤU CHẤM, DẤU PHẨY.
I. Mục tiêu: 
- Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ.
- Tiếp tục luyện tập về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
II. Chuẩn bị :
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 1 HS làm bài tập 1 (LTVC, tuần 30)
- 2 HS làm bài 2- mỗi em đọc 2 câu (1 câu nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, 1 câu nói về tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ)
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hoạt động 2:Thực hành
* Mở rộng vốn từ: từ ngữ về Bác Hồ.
Bài 1: 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu.
- GV nhắc HS đọc kĩ đoạn văn, chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống.
- 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
 Bác Hồ sống rất giản dị. Bữa com của Bác đạm bạc như bữa cơm của mọi người dân. Bác thích hoa huệ, loài hoa trắng tinh khiết. Nhà Bác ở là một ngôi nhà sàn khuất trong vườn Phủ Chủ Tịch. Đường vào nhà trồng hai hàng râm bụt, hàng cây gợi nhớ hình ảnh miền Trung quê Bác. Sau giờ làm việc, Bác thường tự tay chăm sóc cây, cho cá ăn.
* Tiếp tục luyện tập về cách dùng dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.GV gợi ý HS làm bài.
- HS suy nghĩ trao đổi theo nhóm. Thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
VD: sáng suốt, tái ba, lỗi lạc, giàu nghị lực, yêu nước, nhân hậu, khiêm tốn, giản dị, thương dân, nhân ái, nhân từ, bình dị, 
Bài 3: 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu. 2 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào VBT.
Một hôm, Bác Hồ đến thăm một ngôi chùa. Lệ thường, ai vào chùa cũang phải bỏ dép. Nhưng vị sư cả mời Bác cứ đi cả dép vào. Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác cởi dép để ngoài như mọi người, xong mới bước vào.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ các từ vừa tìm được ở bài 1.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
LÀM CON BƯỚM (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách làm con bướm bằng giấy
- Làm được con bướm
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
- Bướm mẫu, giấy màu, chỉ, kéo, hồ dán.
- Quy trình làm con bướm
III.Các hoạt động dạy – học:
*Giới thiệu bài “ Làm con bướm”
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát nhận xét 
- GV treo con bướm mẫu gấp bằng giấy:
+ Đây là con gì? Làm bằng gì?
+ Con bướm gồm những bộ phận nào?
Sau đó GV gỡ hai cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông để HS nhận xét về cách gấp cánh bướm (gấp các nếp gấp cách đều)
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu
Bước 1:Cắt giấy 
- Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô 
- Cắt một tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô
- Cắt một nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gấn nửa ô để làm râu bướm.
Bước 2:Gấp bướm 
- Tạo các đường nếp gấp (như sgk)
Bước 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt 2 đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau.
Bước 4:Làm râu bướm.
- Gấp đôi nan giấy làm rấu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh.
- GV vừa hướng dẫn từng bước, vừa làm HS thực hiện bằng giấy nháp từng bước.
3. Củng cố, dặn dò:
GV nêu câu hỏi: Gấp con bướm gồm mấy bước? Hãy nói rõ cách dùng giấy gấp bướm? Nhận xét tiết học. Về tập làm nhiều lần.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày 16 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
CÂY VÀ HOA BÊN LĂNG BÁC
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Đọc trơn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu giũa những cụm từ dài.
- Biết đọc bài với giọng trang trọng, thể hiện niềm tôn kính của nhân dân với Bác.Hiểu nghĩa từ : uy nghi, tụ hội, tam cấp,..
- Hiểu nội dung bài : Cây và hoa đẹp nhất từ khắp miền đất tụ hội bên lăng Bác thể hiện niềm tôn kính thiêng liêng của toàn dân với Bác.
II. Chuẩn bị :Tranh SGK, bảng phụ viết câu cần hướng dẫn đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài Chiếc rễ đa tròn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét ghi điểm.
Giới thiệu bài: “Cây và hoa bên lăng lăng Bác”
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu toàn bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
a/ Đọc từng câu :
- HS đọc nối tiếp nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS : lịch sử, quảng trường, phô sắc, khoẻ khoắn.
b/ Đọc từng đoạn trước lớp :
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. (mỗi lần xuống dòng xem là 1 đoạn)
-Hướng dẫn đọc: 
- HS đọc từ chú giải. GV giảng thêm các từ: phô, vạn tuế, dầu nước,hoa ban, sứ đỏ, dạ lan hương.
c/ Đọc từng đoạn trong nhóm.
d/ Thi đọc giữa các nhóm. 
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1: Kể tên những loài cây được trồng phía trước lăng Bác ? 
Câu 2: Kể tân những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước đước trồng quanh lăng Bác ?
Câu 3: Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác?
Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương ?
4. Hoạt động 4: Luyện đọc lại
- 3, 4 HS thi đọc lại bài. GV nhận xét.
* Củng cố, dặn dò: Cây và hoa bên lăng Bác thể hiện tình cảm của nhân dân ta với Bác như thế nào ?
- Nhận xét tiết học . Về nhà đọc lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Luyện tập kĩ năng cộng trừ các số có ba chữ số.
- Luyện kĩ năng tính nhẩm.
- Luyện vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- HS làm bảng con. 2 HS làm bảng lớp. GV nhận xét.
Đặt tính rồi tính: 682 – 351 987 – 255 65 - 19
* Giới thiệu bài: “ Luyện tập chung”
2. Hoạt động 2:Thực hành
* Luyện tập kĩ năng cộng trừ các số có ba chữ số
Bài 1: HS làm bảng con. GV nhận xét.
 35 48 57 83 25
+ 28 + 15 + 26 + 7 + 37
 63 63 83 90 62
Bài 2: HS làm bảng con. GV nhận xét.
-
-
-
-
-
 75 63 81 52 80
 9 17 34 16 15
 66 56 47 36 65
Bài 4: HS làm bảng con. GV nhận xét.
 351 427 516 
 + 216 + 142 + 173 
 567 569 689 
-
-
-
 867 999 505 
 231 542 304 
 636 457 201 
Bài 3: HS nhẩm miệng. GV nhận xét.
 700 + 300 =1000 800 + 200 = 1000 500 +500 = 1000
1000 – 300 = 700 1000 – 200 = 800 1000 – 500 = 500
Bài 5: 
HS vẽ hình vào sách bằng bút chì. 
GV nhận xét.
Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Xem bài ở nhà.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- HS biết cách trang trí hình vuông đơn giản.
- Trang trí được hình vuông và vẽ màu theo ý thích.
- Bước đầu cảm nhận vẻ đẹp của sự cân đối trong trang trí hình vuông.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị một vài đồ vật dạng hình vuông có trang trí.
- Một số bài trang trí hình vuông.
- Hình minh họa cách trang trí trong bộ ĐDDH.
III. Các hoạt động dạy – học:
Giới thiệu bài: Trang trí hình vuông
1. Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- GV giới thiệu 1 số đồ vật dạng hình vuông có trang trí (viên gạch lát nền, cái khăn, tấm thảm)
- GV giới thiệu các bài trang trí hình vuông mẫu và gợi ý HS nhận biết:
- GV gợi ý để HS nhận biết:
+ Hình vuông được trang trí bằng hoạ tiết gì ? + Các họa tiết được sắp xếp như thế nào 
+ Hoạ tiết to (chính) thường ở giữa, hoạ tiết nhỏ (phụ) ở 4 góc xung quanh.
+ Màu sắc trong các bài trang trí như thế nào 
2. Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
* Cách trang trí:
- Chọn hoạ tiết trang trí thích hợp (dạng hình vuông, hình tam giác, hình tròn)
- Chia hình vuông thành các phần bằng nhau.
- Vẽ hoạ tiết chính vào chính giữa hình vuông.
- Vẽ hoạ tiết phụ vào 4 góc xung quanh.
- Hoạ tiết giống nhau cần vẽ cách đều.
* Cách vẽ màu: Có thể vẽ màu nền trước, sau đó vẽ màu ở hoạ tiết chính, phụ (nếu màu nền đậm thì màu ở hoạ tiết phải sáng và ngược lại) Vẽ màu ở hoạ tiết trước rồi vẽ màu nền sau.
3. Hoạt động 3: Thực hành
- GV gợi ý để HS vẽ đúng hình mẫu.HS thực hành. GV nhắc HS không nên dùng quá nhiều màu trong bài, không vẽ ra ngoài.
4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài hoàn chỉnh giới thiệu cho lớp cùng xem, nhận xét, đánh giá.
- HS tìm ra các bài vẽ đẹp theo cảm nhận riêng.
* Dặn dò:
- Hoàn thành bài vẽ ở nhà nếu chưa xong.
- Sưu tầm các ảnh chụp về các loại tượng có trong sách báo.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”- TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH.”
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn Chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
- Tiếp tục học trò chơi “ Ném bóng trúng đích ” . Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm phương tiện:
- Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
- Phương tiện: Còi, 2 – 4 quả bóng, rổ, cầu, bảng tâng cầu
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Chạy nhẹ nhàng trên đia hình tự nhiên
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung
2.Phần cơ bản :
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người
+ G

File đính kèm:

  • doctuan 31.doc
Đề thi liên quan