Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thúy Hà

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2009-2010 - Phạm Thị Thúy Hà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 32
 Thứ hai ngày 12 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1 : Hoạt động tập thể
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 2 : Toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 3 +4 : Tập đọc
 Chuyện quả bầu
A. Mục đích, yêu cầu
- Đọc trôi toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy;
- Biết đọc giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn;
- Hiểu: Từ: Con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên;
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Bồi dưỡng tình cảm yêu quí dân tộc anh em.
B. Đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
C. Các hoạt động dạy học
(Tiết 1)
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 2á3’
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
- Tranh vẽ cảnh gì? Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề nhân dân hôm nay sẽ cho các em biết nguồn gốc các dân tộc Việt Nam.
 2. Luyện đọc: 33á35’
- Đọc mẫu
+ Bài chia làm mấy đoạn?
* Đoạn 1
-Câu 4: Hướng dẫn đọc: Nơi
-> Đọc mẫu
- Câu 5: Hướng dẫn đọc: Khoét, chui
-> Đọc mẫu
- Giải nghĩa từ: Con dúi, sáp ong
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu, đọc rành mạch, chậm rãi.
- Đọc mẫu
* Đoạn 2
- Câu 6: Hướng dẫn đọc: Nổi, nạn
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đoạn 2: Giọng chuyển nhanh hơn, hồi hộp, căng thẳng.
- Đọc mẫu
- Nhận xét, cho điểm
* Đoạn 3
- Câu 8: Hướng dẫn đọc: H mông, Ba-na
- Đọc mẫu
- Giải nghĩa từ: Nương, tổ tiên
- Hướng dẫn đọc đoạn 3: Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, đọc giọng ngạc nhiên.
- Đọc mẫu
- Nhận xét, cho điểm
* Cả bài: Đọc giọng kể, chậm rãi , ở đoạn 2 đọc giọng hồi hộp nhanh hơn, đoạn 3 đọc giọng ngạc nhiên
- Nhận xét, cho điểm
 Tiết 2
3. Luyện đọc đoạn : 8á10’
- Nhận xét, cho điểm
4. Tìm hiểu bài: 17á20’
+ Con dúi mách 2 vợ chồng người đi rừng điều gì?
+ Hai vợ chồng làm thế nào để thoát nạn lụt?
+ Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Những con người bé nhỏ đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Hãy kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta?
-> GV kể tên 54 dân tộc trên đất nước ta : Kinh, Tày, Thái, Mường, Hoa, Khơ- me, Nùng, Hmông, Dao, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Sán Chay(Cao Lan, Sán Chỉ), Chăm, Xơ-đăng, Sán Dìu, Hrê, Cơ-ho, Ra-glai, Mnông, Thổ, Xtiêng, Khơ-mú, Bru-Vân Kiều, Giáy, Cơ-tu, Gié-Triêng, Tà-ôi, Mạ, co, Chơ-ro, Hà Nhì, Xinh-mun, Chu-ru, Lào, La Chí, Phù Lá, La Hủ, Kháng, Lự, Pà Thẻn, La Ha, Lô Lô, Chứt, Mảng, Cơ Lao, Bố Y, Ngái, Cống, Si La, PU Péo, Brâu, Rơ-măm, Ơ-đu
+ Đặt tên khác cho câu chuyện?
5. Đọc diễn cảm: 5á7’
- Cả bài: Đọc giọng kể, chậm rãi , ở đoạn 2 đọc giọng hồi hộp nhanh hơn, đoạn 3 đọc giọng ngạc nhiên
- GV đọc mẫu
- Tuyên dương học sinh đọc hay
III. Củng cố: 4á6’
+ Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
+ Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
-> Chốt nội dung như mục I.
- Nhận xét tiết học
- Đọc bài: “Cây và hoa bên lăng Bác”: 2 HS
- Đọc thầm
- Đọc câu theo dãy
- Đọc câu theo dãy
- Đọc đoạn 1
- Đọc câu theo dãy
- Đọc đoạn 2
- Đọc câu 8 theo dãy
- Đọc đoạn 3
- Đọc cả bài: 3 HS
- Đọc đoạn
- Đọc cả bài
- Đọc thầm đoạn 1
+ ... sắp có mưa to gió lớn làm ngập lụt khắp miền. Khuyên 2 vợ chồng cách phòng lụt.
- Đọc thầm đoạn 2
+ ...làm theo lời khuyên của dúi: ...
- Đọc thầm đoạn 3
+ người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp... Từ trong quả bầu những con người bé nhỏ nhảy ra.
+ Khơ- mú, Thái, Mường, Dao, Hmông, Ê- đê, Ba- na, Kinh, ...
+ Tày, Hoa, Khơ- me, Nùng...
+ H đặt tên, VD: Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam./ Anh em cùng một tổ tiên./ Cùng là anh em
- Đọc đoạn, toàn bài
- Thi đọc diễn cảm 
- Nhận xét
 - Phải yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
 Tiết 5 : âm nhạc
 Đ/c Lượng dạy
Tiết 6 : Luyện thể dục
 Luyện chuyền cầu –trò chơi” Ném bóng trúng đích”.
I Mục đích yêu cầu
-H/s luyện chuyền cầu theo nhóm hai người – Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác
-Trò chơi “ Ném bóng trúng đích” : yêu cầu biết cách chơi và chủ động tham gia chơi
II Lên lớp 
1. h/s luyện tập chuyền cầu theo sự hướng dẫn của giáo viên 
2 . H/s chơi trò chơi “ Ném bóng trúng đích” 
3.Gv nhận xét tuyên dương học sinh có thành tích tốt,tham gia tích cực
Tiết 7 : luyện Toán
 Đ/c Chinh dạy
 Tiết 8:. Luyện Tiếng Việt
 Luyện viết chính tả
I. Mục đích, yêu cầu : 
. Mục tiêu : 
- Rèn kĩ năng nghe và viết đúng cho HS
- HS viết đúng đoạn “Một lần ..quả bầu”trong bài “ Chuyện quả bầu”
- Từ khó :nương ,làm lạ lao xao,dùi 
II. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn chính tả
- Phân tích tiếng khó : 
- Luyện viết từ khó vào bảng : nương ,làm lạ lao xao,dùi 
- Đọc cho HS viết.
- Đọc cho HS soát lỗi.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nx tiết học 
 Thứ ba ngày 13 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 : Toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 2 : Kể chuyện
 Chuyện quả bầu
A. mụC đích, yêu cầu
- Dựa tranh minh hoạ, gợi ý kể từng đoạn câu chuyện, kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới;
- Biết cách kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt, giọng kể phù hợp với nội dung.
b. đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
c. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. kiểm tra bài cũ: 3á5’
II. dạy học bài mới: 30’
1. Giới thiệu bài: 1á2’
2. Hướng dẫn kể chuyện: 28á30’
Bài 1: Kể lại các đoạn theo tranh (đoạn 1, 2) theo gợi ý (đoạn 3)
+ Tranh vẽ gì? Tranh 1 tương ứng với đoạn nào của chuyện?
- Giao việc: Dùng lời của mình, dựa vào tranh 1 kể lại đoạn 1. Các em khác nghe nhận xét bạn kể về 3 ý:
+ Nội dung
+ Diễn đạt
+ Cử chỉ, điệu bộ
- Nhận xét, cho điểm
Tranh 2: Hướng dẫn tương tự
- GV kể mẫu đoạn 3
- Nhận xét, cho điểm
Bài 2: Kể toàn bộ câu chuyện
- Yêu cầu H đọc lại phần mở đầu
- Phần mở đầu nêu lên điều gì?
-> Đây là cách mở đầu giúp các em hiểu câu chuyện hơn
- Yêu cầu H khá kể lại theo phần mở đầu
- Nhận xét, cho điểm
III. Củng cố: 3á5’:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Tuyên dương em kể tốt
- Nhận xét giờ học
Kể chuyện “Chiếc rễ đa tròn”: 3 học sinh
- Quan sát tranh 1
- Kể tranh 1
- Nhận xét
- Nêu gợi ý đoạn 3
- Kể đoạn 3
- Đọc yêu cầu
- Kể nối đoạn
- Kể toàn bộ câu chuyện
+ H đọc lại đoạn mở đầu
+ Các dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, có chung tổ tiên.
- 2 em kể 
- Nhận xét
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..
Tiết 3 : Chính tả(Tập chép)
 Chuyện quả bầu
A. mụC đích, yêu cầu
- Nghe viết chính xác đoạn trích trong bài: "Chuyện quả bầu";
- Viết đúng: Khơ-mú; Tày; Thái; Dao; Nùng; Hmông; Ê-đê; Ba-na; nhanh nhảu, lần lượt;
- Phân biệt tiếng có âm đầu l/n.
b. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. kiểm tra bài cũ: 2á3’
- Đọc: gió mát, hổ dữ
II. dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
2. Hướng dẫn nghe – viết (10-12’)
- Đọc mẫu
 * Nhận xét chính tả, tập viết chữ ghi tiếng khó:
 + Tìm các tên riêng trong bài?
 + Các tên riêng ấy được viết như thế nào?
 + GV viết các từ vừa tìm được lên bảng
 Ghi: nhảy
 nhảy = nh + ay + (’)
+ Âm nh được viết bằng những con chữ gì?
- Các từ: Nhanh nhảu, lần lượt: Dạy tương tự
 * Viết vở: 13á15’
- Hướng dẫn trình bày bài
- Đọc chính tả
* Chấm, chữa:(3- 5’)
- Đọc soát lỗi 1 lần
- Chấm bài
4. Hướng dẫn làm bài tập: 5á7’
Bài 2 (a)
 - GV chữa bài trên bảng phụ: năm nay, thuyền nan lênh đênh, ngày này, chăm lo, qua lại.
 Bài 3a :
 - GV chú ý H tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng l/ n có nghĩa như gợi ý.
 - Chấm, chữa bài: nồi, lội, lỗi.
III. Củng cố: 2á3’
- Tuyên dương em viết đẹp 
- Nhận xét giờ học
- Viết bảng con
- Đọc thầm
+ Khơ- mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao...
+ Viết hoa tất cả các chữ đầu mỗi tiếng
- Đọc từ khó
- Viết bảng con
- Viết bài
- Soát lỗi, ghi số lỗi 
- Chữa lỗi
- Làm vở
- Chữa bảng phụ
- Làm SGK
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 4 : hoạt động tập thể
 Trò chơi dân gian: Rồng rắn lên mây (tiết 1)
I. Mục tiêu.
Giúp HS : - Biết tên gọi , cách chơi của trò chơi dân gian. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Nêu luật chơi
2.Hướng dẫn cách chơi.
 3.Hs các tổ chơi tổ khác làm trọng tài
 4.GV nhận xét chung.
Tiết 5 : Mĩ Thuật
 Đ/c Nhân dạy
Tiết 6 : Tiếng Anh
 Đ/c : Thu dạy
 Tiết 7 : Đạo đức 
 Bảo vệ môi trường
i. Mục tiêu : Giúp hs hiểu:
- Môi trường tự nhiên rất quan trọng và tác động trực tiếp đến đời sống của con người.
- Bảo vệ môi trường là việc làm cần thiết và các b/ pháp nhằm bảo vệ MT.
- HS có ý thức gìn giữ, bảo vệ môi trường và tham gia vào các h/động đó.
ii.Tài liệu, phương tiện
tranh ảnh về môi trường sạch đẹp và môi trường đã bị ô nhiễm
iii.Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động (2-3')
- Bắt nhịp câu hát "Tổ quốc Việt Nam yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không"
1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (12-14')
* Mục tiêu: HS nêu được các thành phần, các yếu tố của môi trường tự nhiên và tác động ảnh hưởng của các yếu tố đối với con người.
- Y/ c hs thảo luận nhóm, nói về các yếu tố của môi trường tự nhiên và các yếu tố đó ảnh hưởng ntn đến đời sống con người.
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện từng nhóm trình bày KQ thảo luận - Nhóm khác n.xét, bổ sung.
- KL: Môi trường tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, động thực vật... là những yếu tố cần thiết và rất quan trọng đối với đời sống con người.
2. Hoạt động2: Đánh giá đúng – sai (6-7’)
* Mục tiêu: HS đánh giá được hành vi, việc làm, ý kiến đúng, sai và giải thích lí do.
- Đưa phiếu BT, yêu cầu hs điền đúng - sai:
a) Đất, nước, không khí là cái có sẵn, không bao giờ hết hoặc mất đi.
b) Rừng cây chặt đi, nó lại tự mọc lên.
c) Bảo vệ môi trường tự nhiên là trách nhiệm của mỗi người.
- Làm việc cá nhân.
- Trình bày ý kiến - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- KL: ý a, b là sai ; ý c là đúng.
3. Hoạt động3:Thảo luận nhóm, liên hệ thực tế (10-12')
* Mục tiêu: HS biết được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên và liên hệ thực tế
- Y/ c hs thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi:
+ Nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ MT tự nhiên?
+ Em đã tham gia bảo vệ MT xung quanh nhà ở, trường học bằng những cách nào? 
- Thảo luận nhóm đôi
- Đại diện từng nhóm nêu ý kiến - Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Em đã làm được những gì để góp phần làm cho thành phố Hải Phòng, nơi em ở được xanh - sạch - đẹp.
- KL: Các biện pháp bảo vệ MT là: trồng cây gây rừng ; trồng rừng giữ đất, chống sói mòn, ngăn bão lũ ; bảo vệ các loài động vật có ích ; xử lí ra phế thải.
Tiết 8 : Thực hành Toán
 Đ/c Chinh dạy
 Thứ tư ngày 14 tháng 4 năm 2010
Tiết 1 : Toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 2: Tập đọc
 Tiếng chổi tre
A. mụC đích, yêu cầu
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ đúng sau mỗi dòng, mỗi ý của bài theo thể thơ tự do;
- Đọc bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết đọc vắt dòng;
- Hiểu từ: Xao xác, lao công;
- Hiểu nội dung: Chị lao công rất vất vả để giữ sạch đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công, quý trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ vệ sinh chung
- Học thuộc lòng bài thơ.
B. đồ dùng dạy học
Tranh minh hoạ SGK
c. các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
i. kiểm tra bài cũ: 2á3’
ii. dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
- Bức tranh vẽ ai? Họ đang làm gì? -> Trong giờ tập đọc này, các em sẽ được làm quen với những chị lao công, những con người ngày đêm vất vả để giữ gìn vẻ đẹp cho thành phố qua bài thơ Tiếng chổi tre
 2. Luyện đọc: 15á17’
- Đọc mẫu
- Chia đoạn : 3 khổ thơ: mỗi khổ thơ 11 dòng-> nhắc H nhẩm thuộc bài.
 * Đoạn 1
ý 1: Đọc hết dòng 1 ngắt hơi, dòng 2, 3 đọc vắt dòng. Hết ý 1 nghỉ hơi.
- Đọc mẫu
ý 3: Cách ngắt nghỉ tương tự
- Hướng dẫn đọc: Xao xác
- Đọc mẫu
- Giải nghĩa từ: Xao xác
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Ngắt nghỉ đúng,
 ngắt: 3/3/2// 3/4// 3/2/2// 3/2/2// ; giọng nhẹ nhàng tình cảm.
- Đọc mẫu đoạn 1
- Nhận xét, cho điểm
* Đoạn 2
ý1: Đọc hết dòng 1 ngắt hơi
Dòng 2, 3 đọc vắt dòng, hết ý 1 nghỉ hơi
- Đọc mẫu
ý 3, 4: Tương tự
- Giải nghĩa từ: Lao động
- Hướng dẫn đọc đoạn 2: Giọng nhẹ nhàng; ngắt nghỉ đúng
 - Đọc mẫu 
* Đoạn 3
Cách ngắt nghỉ tương tự
ý 3: Hướng dẫn: Giữ, sạch lề
- Đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc đoạn 3: Giọng nhẹ nhàng, tình cảm
- Đọc mẫu
 - Nhận xét, cho điểm
* Cả bài: Đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm; đọc vắt dòng thơ kết hợp nghỉ hơi đúng mức sau mỗi dòng thơ.
 - Nhận xét, cho điểm
3. Tìm hiểu bài: 10á12’
+ Nhà thơ nghe thấy tiếng chổi tre vào lúc nào?
+ Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công?
+ Nhà thơ muốn nói gì với em qua bài thơ?
-> Nhà thơ muốn nói với chúng ta: Chị lao công rất vất vả để giữ sạch đẹp đường phố. Biết ơn chị lao công, quý trọng lao động của chị, em phải có ý thức giữ vệ sinh chung.
 4. Học thuộc lòng: 5á7’
- Cả bài: Đọc giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm; đọc vắt dòng thơ kết hợp nghỉ hơi đúng mức sau mỗi dòng thơ.
- Đọc mẫu
- Nhận xét, cho điểm
III. Củng cố: 4á6’
- Qua bài đọc, em hiểu được điều gì?
- Nhận xét
- Đọc bài: “Chuyện quả bầu”
- Đọc thầm
- Đọc ý 1 theo dãy
- Đọc ý 3 theo dãy 
- Đọc đoạn 1
- Đọc ý 1 theo dãy
- Nêu
- Đọc đoạn 2
- Đọc ý 3
- Đọc đoạn 3
- Đọc cả bài: 2 em
- Đọc thầm toàn bài
+ ...những đêm hè rất muộn, khi ve đã ngủ và những đêm đông giá rét.
+ Chị lao công
 Như sắt
 Như đồng
(tả vẻ đẹp khoẻ khoắn, mạnh mẽ)
+ Trả lời
- Đọc đoạn, đọc toàn bài
- Đọc nhẩm đoạn
- Đọc thuộc từng đoạn
- Đọc thuộc cả bài
- Nêu
- Ghi bài
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 3 : Tiếng anh
 Đ/c Thu dạy
Tiết 4 Luyện từ và câu
 Từ trái nghĩa, Dấu chấm, dấu phẩy
A. Mục đích, yêu cầu
- Bước đầu làm quen với khái niệm từ trái nghĩa;
- Củng cố cách sử dụng các dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
B. Đồ dùng dạy học 
GV: Bảng phụ
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 3á5’
+ Tìm những từ ngữ cac ngợi Bác Hồ
- Nhận xét
II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
 - Cho H tìm 1 bạn cao nhất và một bạn thấp nhất -> Cho H nói: Cao nhất - thấp nhất.-> GV: Cao và thấp là 2 từ trái nghĩa. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng học về từ trái nghĩa và làm bài tập về dấu câu.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 28á30’
Bài 1: 14á16’
- Chia nhóm 2
- Hướng dẫn H Sắp xếp các từ trong mỗi phần thành từng cặp từ trái nghĩa, VD: trái nghĩa với nóng là lạnh-> ta có cặp từ trái nghĩa: nóng- lạnh.
-Ghi bảng: 
+ đẹp- xấu; ngắn- dài; nóng- lạnh; thấp- cao.
+ lên- xuống; yêu- ghét; chê- khen.
+ trời- đất; trên- dưới; ngày- đêm
- Chốt KT: Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Bài 2: 16á17’
- Hướng dẫn H: Đoạn văn còn thiếu các dấu chấm và các dấu phẩy. Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau đó điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống 
- Chấm -> chốt lời giải đúng: ô trống 1, 2, 3, 4, 6, 7 điền dấu phẩy; ô trống 5 điền dấu chấm.
- Khi đọc gặp dấu chấm hay dấu phẩy em phải đọc như thế nào?
- Chốt KT: Viết hoa những chữ cái đứng liền sau dấu chấm.
- Chấm, nhận xét
III. Củng cố: 3á5’
- Tìm 2 cặp từ trái nghĩa
- Nhận xét
- Làm bảng con
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận
- Trình bày
- Nêu yêu cầu
- Tự làm vở
- Chữa bảng phụ
- Làm bảng con
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 5 : Tự nhiên –xã hội
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 6: Thực hành tiếng việt
 Ôn luyện từ và câu tuần 32 –VBT Tiếng Việt nâng cao.
I Mục tiêu
-Củng cồ về từ trái nghĩa.
- Củng cố kĩ năng điền dấu chấm ,dấu phẩy
II. LÊN lớp
-H/s làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 
-Gv chấm ,chữa ,nhận xét
Tiết 7 : Tin học
 Đ/c : Hiền dạy.
Tiết 8 : Thực hành toán
 Đ/c Chinh dạy
 Thứ năm ngày 15 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1 : Toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 2 : Tập viết
 Chữ hoa Q( Kiểu 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - H biết viết chữ hoa Q cỡ vừa và nhỏ
 - Viết cụm từ ứng dụng:" Quân dân một lòng" cỡ nhỏ. Chữ viết đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Chữ mẫu Q, bài mẫu
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 2á3’
- Nhận xét
II. dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
2. Hướng dẫn viết chữ hoa: 3-5’
- Đưa chữ mẫu: q
+ Nhận xét độ cao? 
+ Chữ q gồm mấy nét?
 - Hướng dẫn quy trình viết:ĐB giữa ĐK li 4 viết nét cong trên lượn cong sang phải xuống sát ĐK li 1, sau đó đổi chiều bút viết nét lượn ngang từ trái sang phải, cắt thân nét cong phải tạo thành một vòng xoắn ở chân chữ, DB trên ĐK li 2, được chữ hoa Q.
 - Viết mẫu 
 3. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5-7’
* Đưa chữ mẫu: quân
+ Nhận xét độ cao các con chữ?
- Nêu quy trình viết: ĐB giữa ĐK li 4 viết con chữ hoa Q nối liền với con chữ u, a, n ; DB ở ĐK li 2 ; nhấc bút đánh dấu mũ trên con chữ a, được chữ Quân.
* Đưa cụm từ: quân dân một lòng
- Giải nghĩa: ý nói quân dân đoàn kết gắn bó, giúp đỡ nhau hoàn thiện nhiệm vụ xây dựng bảo vệ Tổ quốc.
+ Nhận xét độ cao các con chữ? Khoảng cách giữa các con chữ? Vị trí dấu thanh?
- Nêu quy trình viết
4. Viết vở: 15á17’
- Hướng dẫn viết từng dòng: 
+ Dòng 1 viết chữ gì? Viết thêm mấy lần?
- Hướng dẫn; Điểm đặt bút, dùng bút
- Nhắc tư thế ngồi
 5. Chấm, chữa: 5’
- Chấm bài, chữa lỗi
III. Củng cố:2- 3’
- Tuyên dương học sinh viết đẹp
- Nhận xét giờ học
- Viết bảng con: N
- Đọc
- Đọc
- Cao 5 dòng li
- Gồm 1 nét
- Tô khan
- Viết bảng con
- Đọc
- Q cao 5 dòng li; u, â, n cao 2 dòng li
- Đọc
- Q, l, g cao 2,5 li; d cao 2 li; còn lại cao 1 li
- Khoảng cách giữa các con chữ bằng nửa thân con chữ o, khoảng cách giữa các chữ bằng 1 thân con chữ o
- Viết bảng con: Quân
- HS mở vở- đọc nội dung bài viết
- Viết vở
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..
 Tiết 3 : Thể dục
 Đ/c : Dũng dạy.
 Tiết 4: Chính tả(nghe – viết)
 Tiếng chổi tre
A. Mục đích, yêu cầu
- Nghe viết đúng hai khổ thơ cuối bài “Tiếng chổi tre”;
- Viết đúng: Giông, lặng ngắt, quét, lề, lối;
- Phân biệt l/n.
B. Đồ dùng dạy học
GV: Bảng phụ 
C. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 2á3’
- Đọc: Dân tộc, lần lượt
- Nhận xét
II. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
2. Hướng dẫn nghe – viết (10-12’)
- Đọc mẫu
 * Nhận xét chính tả:
 + Những chữ nào trong bài được viết hoa?
 + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở?
* Từ khó: 
- Ghi: giông
 giông = gi + ông
+ Âm gi được viết bằng những con chữ nào?
- Các từ: Lặng ngắt, quét, lề lối: Dạy tương tự
 * Viết bài: 13á15’
- Nhắc tư thế ngồi
- Đọc chính tả
3. Chấm chữa:3- 5’
- Đọc soát lỗi 1 lần
- Chấm bài 
4. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 5á7’
*Bài 2 
- Hướng dẫn H đọc kĩ 2 câu tục ngữ-> chọn l/ n điền vào chỗ chấm-> chỉ viết lại các từ có chữ cần điền.
- Chấm, chốt lời giải đúng: làm, nên non, nên, hòn núi; lấy, nước 
* Bài 3a/ 123
- Nhắc H chú ý : để làm rõ các tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l/n , VD no- lo, không nên nói no- lo mà cần phải nói rõ nghĩa hơn: ăn no- lo lắng.
III. Củng cố: 2á3’
- Tuyên dương em viết đẹp
- Nhận xét giờ học
- Viết bảng con
- Đọc thầm
+ Những chữ đầu mối dòng thơ.
+ Từ ô thứ 4
- Đọc + phân tích
- Đọc từ khó
- Viết bảng con
- HS thực hiện
- Viết chính tả
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Đọc yêu cầu
- Làm vở
- Chữa bảng phụ
- Nêu yêu cầu
- Nối tiếp nêu từ chứa tiếng có âm đầu l/n.
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
..
Tiết 5: Thủ công
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 6 : Luyện Tự nhiên – xã hội
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 7 : Luyện toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 8 : luyện tiếng việt
 Luyện viết vở thực hành bài 32: Q (kiểu 2)
I - Mục đích yêu cầu:
- Luyện viết: chữ Q cỡ vừa, nhỏ (đứng),
II - Các hoạt động dạy học:
	- HS nhắc lại cấu tạo chữ hoa 
- HS đọc ND bài viết
- GV lưu ý HS từng dòng => GV ra hiệu lệnh => HS viết vở.
- GV chấm bài, nhận xét.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 4 năm 2010
 Tiết 1 : toán
 Đ/c Chinh dạy
Tiết 2:Tập làm văn
 Tuần 32:Đáp lời từ chối. đọc sổ liên lạc
A. Mục đích, yêu cầu
- Biết đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn;
- Biết thuật lại chính xác nội dung sổ liên lạc
b. Đồ dùng dạy học
GV+HS: Tranh minh hoạ SGK+ Sổ liên lạc
c. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hướng dẫn học sinh
I. Kiểm tra bài cũ: 3á5’
 II. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: 1á2’
2. Hướng dẫn kể chuyện: 28á30’
Bài 1: 5á7’
- Yêu cầu H quan sát tranh SGK, đọc thầm lại lời đối thoại giữa hai nhân vật.
+ Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
+ Bạn kia trả lời thế nào?
+ Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
-> Khi bạn áo tím hỏi bạn áo xanh quyển truyện thì bạn áo xanh nói: Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
-> Đây là một lời từ chối, bạn áo tím đã đáp lại lời từ chối một cách rất lịch sự: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Yêu cầu H suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn áo tím
- Gọi H thực hành đóng lại tình huống trên.-> Chú ý H nói to, rõ ràng, tự nhiên với thái độ nhã nhặn, lịch sự; không nhất thiết phải nói đúng nguyên văn lời các nhân vật trong tranh.
- Chốt KT: Cách đáp lời từ chối của bạn nhỏ rất lịch sự nhã nhặn.
Bài 2: 10á12’
- Gọi 2 H lên làm mẫu tình huống 1.
- Nhắc H cần đối đáp tự nhiên, thể hiện thái độ nhã nhặn, lịch sự với bạn bè, lễ phép với bố mẹ.
- Chia nhóm 2
VD: Tình huống (a)
HS1: Cho mình mượn quyển truyện của cậu với
HS2: Truyện này tớ cũng đi mượn
HS1: Tiếc quá nhỉ
- Chốt KT: Cần đáp lời từ chối của người khác với thái độ lịch sự nhã nhặn.
Bài 3: 10á11’
- Yêu cầu H mở sổ liên lạc của mình ra, chọn 1 trang mà em thích -> đọc lại trang đó một cách chân thực nội dung.
- Hướng dẫn: Đọc ngày nhận xét, ý kiến nhận xét của thầy cô? Vì sao có nhận xét đó? Suy nghĩ của em?
- Nhận xét
III. Củng cố: 2á3’
- Nhận xét
- Dặn H luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp
- Đọc đoạn văn tả Bác Hồ
- 2 HS
- Đọc yêu cầu
- H quan sát tranh, đọc thầm
+ Cho tớ mượn với.
+ Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
+ Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Khi nào cậu đọc xong tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./... 
- Từng cặp H đóng vai
-> Nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Thảo luận
- H thực hành đối đáp trong nhóm đôi
- Từng đôi lần lượt đối đáp theo các tình huống-> cả lớp nhận xét.
- Đọc yêu cầu
- Cả lớp mở số liên lạc
- Chọn trang em thích
- Đọc trong nhóm
- Đọc trước lớp
 *Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
Tiết 3 : Luyện Mĩ thuật
 Đ/c : Nhân dạy.
 Tiết 4 :Hoạt động tập thể
 Đ/c : Chinh dạy.
 Tiết 5: Luyện thủ công 
 Đ/c Chinh dạy
 Tiết 6: Âm nhạc
 Đ/c Lượng dạy
Tiết 7: thể dục
 Đ/c Dũng dạy

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc