Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Trần Thị Thanh Hảo

doc22 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 32 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: 
- Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc, 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ.
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng và kỹ năng giải toán liên quan đến tiền tệ.
- Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bánh.
II.Chuẩn bị:
- Các loại giấy bạc 200 đ, 500 đ, 1000 đ, 2000 đ 
III.Các hoạt động dạy học: 
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
100 đồng +500 đồng = 200 đồng +600 đồng =
900 đồng – 400 đồng = 600 đồng -100 đồng =
-Lớp làm bảng con. GV nhận xét.
* Giới thiệu bài: “ Luyện tập”
2. Hoạt động 2: Nhận biết các loại tiền tệ
Bài 1: HS làm bảng con.
- GV yêu cầu HS nhận biết xem trong mỗi túi có chứa các tờ giấy bạc nào ?
- HS thực hiện các phép tính cộng giá trị các tờ giấy bạc trong các túi. Trả lời câu hỏi.
a. 800 đồng b. 600 đồng c. 1000 đồng
d. 900 đồng e. 700 đồng
3. Hoạt động 3: 
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Số tiền phải trả là:
 600 +200 = 800 đồng
Đáp số: 800 đồng
4. Hoạt động 4: Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong mua bánh.
- HS làm bài theo nhóm. Các nhóm trình bày. Cả lớp, GV nhận xét.
Bài 3: Viết số tiền trả lại vào ô trống ( theo mẫu )
5. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải.
- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý của các dân tộc anh em.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện trong sách, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc bài: “Cây và hoa bên lăng Bác”
- Trả lời 1 số câu hỏi trong SGK.Lớp nhận xét.GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “Chuyện quả bầu”
2. Hoạt động 2: Luyện đọc.
2.1Giáo viên đọc mẫu: giọng kể chậm rãi( đọan nhanh thì hồi hộp căng thẳng).
- 1 HS khá đọc lại bài.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu: 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm: lần lượt, lao xao, lấy làm lạ, lạy van.
b. Đọc từng đọan trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài
Hai người vừa chuẩn bị xong thì sấm chớp đùng đùng, / mây đen ùn ùn kéo đến. // Mưa to/, gió lớn/ nước ngập mênh mông. // Muôn loài đều chết chìm trong biển nước. //
- Đọc từ chú giải cuối bài.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển.
d. Thi đọc giữa các nhóm cả bài.
e. Lớp đọc đồng thanh đoạn 1.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. HS thi làm phát thanh viên.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
CHUYỆN QUẢ BẦU (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc với giọng kể phù hợp với nội dung mỗi đoạn.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải.
- Hiểu nội dung bài: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu quý của các dân tộc anh em.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
-1 HS đọc lại bài. GV nêu câu hỏi :
- HS đọc từng đọan có câu trả lời.HS trả lời các câu hỏi: 
Câu 1:Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt?
- Con dúi mách với hai vợ chồng người đi rừng điều gì?
Câu 2:Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt?
- Hại vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào? Sau nạn lụt?
Câu 3:Chuyện gì sảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
+ Những con người đó là tổ tiên của dân tộc nào? 
+ Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước mà em biết?
( Kinh, Tày, Thái Mường, Hoa, KHơ – me, Nùng, Hmông, Dao, Gia –rai .)
-Thảo luận cặp đôi câu hỏi:
+ Hãy đặt tên khác cho câu chuyện?.
- Lớp nhận xét.GV nhận xét, chốt lại những câu trả lời đúng.
VD: Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam / Cùng là anh em / Anh em cùng một tổ tiên. / Anh em cùng một mẹ.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc mẫu. 4 cho sinh đọc lại truyện.
3. *Củng cố, dặn dò:
GV:Câu chuyện này giúp em hiều điều gì? (Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải yêu thương giúp đỡ nhau)
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài chuẩn bị kĩ tiết kể chuyện.	
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Đạo Đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: KỈ NIỆM NGÀY 30 -4
I.Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa ngày 30 -4
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ Quốc.
- Giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- Các bài thơ, bài hát về ngày 30 - 4
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30 -4
GV: Ngày 30 – 4 – 1975 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, từ đây trên đất nước ta đã sạch bóng quân thù. Đế quốc Mĩ và bẻ lũ tay sai đã thất bại trước một dân tộc nhỏ bé nhưng có tinh thần yêu nước ý chí kiên cườngvà sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của toàn quân và toàn dân ta.
 Cũng từ đó nhân dân hai miền Nam Bắc lại được sum họp, thống nhất đất nước nối liền một dải.
+Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước là ngày nào ?
+Dân tộc ta đã đánh bại đế quốc nào ? ( Đế quốc Mĩ )
+Dân tộc ta đánh bại đế quốc Mĩ là nhờ vào đâu ? (Tinh thần yêu nước ý chí kiên cườngvà sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của toàn quân và toàn dân ta.)
+Ngày hôm nay em hưởng hoà bình là nhờ vào ai ? Em phải làm gì để xứng đáng với công ơn đó ?
2. Hoạt động 2:Thi hát, đọc thơ nói về cảnh đẹp của đất nước.
- Các nhóm thi hát, đọc thơ về cảnh đẹp của đất nước.
- Nhóm nào hát, đọc nhiều nhất thì thắng cuộc 
3. *Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Thi đua học tập tốt chào mừng sinh nhật Bác.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba, ngày tháng năm 2009
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
- Phân biệt số có 3 chữ số theo hàng trăm, chục, đơn vị.
- Xác định 1/5 của 1 nhóm đã cho
- Giải bài toán quan hệ “ nhiều hơn” 1 số đơn vị.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 2 học sinh lên bảng thực hiện nhẩm.
200đ + 100đ + 500đ = 800đ – 200đ – 100đ =
- Lớp nhận xét, GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Luyện tập chung”
2.Hoạt động 2: Thực hành
*Đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số
Bài 1:
- HS làm bài theo nhóm. GV nhận xét.
Bài 2: HS làm miệng. GV nhận xét.
*Phân biệt số có 3 chữ số theo hàng trăm, chục, đơn vị.
 Bài 3: HS làm bảng con. GV nhận xét.
815 > 785	321 > 298
697 < 699	 00 + 90 + 8 < 1000
899 < 701 732 = 700 + 30 + 2
*Xác định 1/5 của 1 nhóm đã cho. 
Bài 4: HS làm miệng
- Hình a đã khoanh vào vào 1 / 5 số hình vuông
*Giải bài toán quan hệ “ nhiều hơn
- 1 HS đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm.
- Học sinh làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
	Giá tiền chiếc bút bi là:
	700 + 300 = 1000( đồng).
	Đáp số: 1000 đồng.
3. *Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục đích yêu cầu:
- Chép lại đoạn trích trong bài “ Chuyện quả bầu” qua bài chép, biết viết hai tên dân tộc.
- Làm đúng bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n, v/d.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh lên bảng viết.Lớp viết bảng con: Rõ ràng, dễ dàng, giảng giải.
- GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Chuyện quả bầu”
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn chép.2 học sinh đọc lại.
- Giúp học sinh nắm nội dung:
+Bài chính tả này nói lên điều gì? ( Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta.)
-Giúp học sinh nhận xét.
+Tìm tên riêng trong bài: Khơ- núi, Thái, Nùng, Mường, Dao, Tày, Hmông, Ê –đê, Ba –na, Kinh)
- GV phân tích các tiếng khó. Học sinh viết tên riêng và từ khó vào bảng con.
2.2 Học sinh chép bài vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:
- Giáo viên treo bảng phụ BT 2a
- 1 HS đọc lại đề- HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- Chấm 10 học sinh.Sửa bài- nhận xét.
Bài 3:
- Giáo viên treo bảng phụ BT 2b
- 1 HS đọc lại đề. HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ. b. vui –dai - vai
- Chấm 10 học sinh.Sửa bài- nhận xét
4. *Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tự nhiên - Xã hội.
MẶT TRỜI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG
I. Mục tiêu:
- Kể tên 4 phương hướng chính và biết quy ước phương mặt trời mọc là phương đông.Cách xác định phương hứong bằng mặt trời.
II.Chuẩn bị:Tranh ảnh trong sách giáo khoa. 5 tấm bìa
III. Các hoạt động dạy học.
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
-Mặt trời có hình gì?Muốn nhìn mặt trời ta nhìn bằng cách nào?
- Vì sáo đi nắng phải đội mũ? - HS trả lời, nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Mặt trời và phương hướng”
2. Hoạt động 2: Làm việc với sách giáo khoa
- Học sinh quan sát sách giáo khoa trang 66
+Hàng ngày mặt trời mọc lúc nào? Lặn lúc nào?
+Trong không gian có mấy phương chính? Là những phương nào?
+Mặt trời mọc phương nào và lặn phương nào ?
( Người ta cũng quy ước: phương mặt trời mọc là phương Đông, phương mặt trời lặn là phương tây.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: “Tìm phương hướng bằng mặt trời mọc.”
a. Hoạt động nhóm: 
- HS quan sát hình 3 trong SGK trang 67 và dựa vào hình vẽ để nói về cách xác định phương hướng bằng mặt trời theo nhóm.
b. Hoạt động cả lớp.
-Đại diện các nhóm lên báo cáo ý kiến thảo luận. GV nhắc lại nguyên tắc.
Kết luận: Nếu biết phương mặt trời mọc ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về mặt trời mọc( phương đông) thì tay trái chỉ phương tây, trước mặt là phương bắc, sau lưng là phương Nam.
c. Học sinh chơi trò chơi: Tìm phương hướng.
- Giáo viên cho học sinh ra sân, hướng dẫn hóc sinh chơi trò chơi tìm phương hướng lúc gà gáy sáng, mặt trời mọc.
- Đại diện các nhóm- Nhóm khác bổ sung.
4. *Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà học bài, và tập tìm phương hướng bằng mặt trời.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Kể chuyện
CHUYỆN QUẢ BẦU
I. Mục đích yêu cầu.
1. Rèn kỹ năng nói.
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ và gợi ý, kể ra được từng đoạn của câu chuyện với giọng thích hợp.
- Biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới.
- Biêt kể lại câu chuyên tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giộng kể cho phù hợp với nội dung.
2. Rèn kỹ năng nghe:Có khả năng tập trung- nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh gia lời kể.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trong sách
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh kể mỗi học sinh 1 đoạn bài: Chiếc rễ đa tròn.
- Học sinh nhận xét- giáo viên nhận xét.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
2.1 Kể lại đoạn 1, 2 (theo tranh), d0oạn 3 (theo gợi ý) 
-Gv treo bảng phụ để học sinh quan sát.
+Tranh 1: Hai vợ chồng người đi rừng bắt được con dúi.
+Tranh 2: Khi hai vợ chồng chui ra từ khúc gỗ khoét rỗng, mặt đất vắng t
- Kể chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp
2.1 Kể toàn bộ câu chuyện theo cách mở đầu mới.
- 1 học sinh đọc yêu cầu và đoạn mở đầu cho sẵn
- Giáo viên gợi ý để HS kể.
VD: Đất nước ta có 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng, có cánh ăn mặc riêng. Nhưng tất cả các dân tôc ấy đều sinh ra từ một mẹ. Chuyện kể rằng.
- 3 học sinh kể phần mở đầu và đoạn 1
- 2 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện.
3. *Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhận xét, chọn ra bạn kể hay nhất.
+ Qua câu chuyện này cho em biết điều gì?
-Dặn dò:Về nhà tập kể thêm nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”VÀ “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH.”
I.Mục tiêu:
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác cao hơn giờ trước.
- Ôn trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ” . Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động.
II.Địa điểm phương tiện:
-Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
-Phương tiện: Còi, cờ
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Chạy nhẹ nhàng trên đia hình tự nhiên
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung
2.Phần cơ bản :
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
+GV cho HS quay mặt vào nhau thành từng đôi cách nhau 2 – 3 m, đôi nọ cách đôi kia tối thiểu 2m. 
- Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”
+Lần 1: chơi thư
+Lần 2-3: chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt.
3.Phần kết thúc: 
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
1’
4’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
10 phút
7 phút
2’
1’
1’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ tư, ngày tháng năm 2009
Âm nhạc
ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHIM CHÍCH BÔNG VÀ CHÚ ẾCH CON
I. Mục tiêu:
- Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu.
- Hát kết hợp vận động-tập biểu diễn.
- Cho học sinh nghe biết đoạn nhạc.
II.Chuẩn bị:
- Thanh phách, song loan, đàn
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh hát bài: Bắc kim thang.Giáo viên nhận xét.
*Giới thiệu bài: Ôn tập bài: “ Chim chích bông và chú ếch con”
2. Hoạt động 2: Ôn tập ba bài hát.
*Chim chích bông
- Giáo viên hát mẫu.
- Học sinh đông ca kết hợp múa phụ hoạ 3 lần.
- Hát cá nhân, nhóm tổ.
- GV tìm thêm 1, 2 bài thơ 3 chữ cho HS tập đọc theo tiết tấu bài Chim chích bông và gõ đệm nhịp nhàng.
* Chú ếch con.
- 1 HS hát mẫu.
- Đồng ca, múa phụ hoạ, gõ đệm.
- 1 số học sinh lên biểu diễn.
* Bắc kim thang
- Hát tập thể.
- Hát thần, tay gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- Hát nối tiếp theo nhóm.
- Tất cả cùng hát câu cuối cùng “ Con bìm bịp.” vừa hát vừa vỗ tay đệm.
- Hát bài Bắc kim thang kết hợp trò chơi.
- Tập đọc theo tiết tấu: theo tiết tấu của bài Bắc kim thang. Đọc nhịp ngàng, đúng tiết tấu mẫu, phát âm rõ ràng.
3. Hoạt động 3: Nghe nhạc
- Cho HS nghe một bài hát thiếu nhi hoặc một trích đoạn nhạc không lời.
4. *Củng cố; dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà hát lại nhiều lần.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng lúc sau mỗi dòng mỗi ý của bài thơ viết theo thể tự do.Biết đọc bài thơ với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, tình cảm.
- Hiểu nghĩa một số từ: xao xác, lao công
- Hiểu việc làm vất vả của chị lao công để giữ sạch đường phố, biết ơn và quý trọng lao động của chị, có ý thức bảo vệ chung.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh đọc bài:Chuyện quả bầu.Trả lời câu hỏi SGK. Lớp nhận xét.GV nhận xét, ghi điểm.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc. 
2.1Giáo viên đọc mẫu: giọng chậm, nhẹ nhàng, tình cảm.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc- kết hợp giải nghĩa 
a.Đọc từng ý thơ
+HS tiếp nối nhau đọc từng ý` thơ
+GV sửa lỗi phát âm: gió rét, quét rác, sạch lề, đẹp lối.
b. Đọc từng đoạn thơ trước lớp.
+HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ
+Học sinh đọc chú giải ở SGK.
c.Đọc từng đoạn thơ trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm
e. Lớp đọc đồng thanh đoạn 3
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Câu 1: Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào lúc nào?
Câu 2: Tìm các câu thơ ca ngợi chi lao công?
Câu 3: Qua bài thơ, nhà thơ muốn nói với em điều gì?
4. Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ
- Hứơng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.
- Một số học sinh lên thi đọc thuộc.
5. *Củng cố, dặn dò:Vì sao người ta phải biết ơn chị lao công? Biết ơn chị em phải làm gì? Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- So sánh và sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số.
- Thực hiện cộng trừ(nhẩm viết) các số có 3 chữ số.
- Phát biểu trí tưởng tượng qua xếp hình.
II.Chuẩn bị:
- Bộ thực hành toán lớp 2
III. Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 2HS lên bảng thực hiện.Lớp làm bảng con.
300 + 600 =	900 + 10 =
856 – 231 =	762 + 17 =
- GV nhận xét, ghi điểm.
*Giới thiệu bàì: “Luyện tập chung”
2. Hoạt động 2: Thực hành
*So sánh và sắp xếp thứ tự các số có 3 chữ số.
Bài 1:
- Muốn so sánh 2 số ta làm thế nào? HS làm bảng con 
Bài 2:
- HS làm bài vào vở. GV nhận xét.
Từ bé đến lớn: 597, 678, 857, 903, 1000
Từ lớn đến bé: 1000, 903, 857, 678,597.
*Thực hiện cộng trừ(nhẩm viết) các số có 3 chữ số. 
Bài 3: Đặt tính rồi tính
 a. 635 970 b. 896 295 
 +241 + 29 - 133 -105 
 876 999 763 100
Bài 4: Tính nhẩm
- HS làm miệng. GV nhận xét.
 	600m + 300 m = 900 m	700cm + 20cm = 720 cm
	20dm +500 dm = 520 dm	 1000km – 200km = 800 km
*Phát triển trí tưởng tượng qua xếp hình.
Bài 5:	
-1HS đọc đề bài 5.Yêu cầu BT chúng ta phải làm gì?
- HS thực hành xếp hình. GV nhận xét.
*Củng cố; dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA –DẤU CHẤM –DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu làm quen với từ trái nghĩa
- Củng cố cách sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
-2 Học sinh lên bảng làm lại bài 1 và bài 3
-Giáo viên chấm điểm – Nhận xét.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài.
*Bước đầu làm quen với từ trái nghĩa.
Bài 1: 
- 1 HS đọc yêu cầuy của bài. Lớp đọc thầm.
- Yêu cầu bài tập này chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên gợi ý. Học sinh làm bài theo nhóm. Gv nhận xét.
a. đẹp – xấu, ngắn – dài, nóng – lạnh, thấp – cao.
b. lên – xuống, yêu – ghét, chê – khen.
c. Trời – đất, trên – dưới, ngày – đêm.
- Chấm 1số học sinh. Sửa bài – nhận xét.
*Củng cố cách sử dụng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy.
Bài 2: 
- Yêu cầu bài tập 2 chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên gợi ý .Học sinh làm vàovở bài tập. 1 học sinh lên làm bảng phụ.
Giáo viên nhắc: Chỗ nào ghi dấu chấm, sau dấu chấm ta phải viết hoa.
- Chấm 1 số HS. Sửa bài – nhận xét.
3. *Củng cố, dặm dò:
- GV nêu câu hỏi:
+ Tìm từ trái nghĩa với các từ sau: Trắng, lớn, nhanh, lười, đúng, nhiều.
- Lớp nhận xét – Giáo viên nhận xét.
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thủ công
LÀM CON BƯỚM (Tiết 2)
I.Mục tiêu:
- HS biết cách làm con bướm bằng giấy
- Làm được con bướm
- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho học sinh.
II.Chuẩn bị:
-Bướm mẫu, giấy màu, chỉ, kéo, hồ dán.
-Quy trình làm con bướm
III.Các hoạt động dạy – học:
*Giới thiệu bài “ Làm con bướm”
1. Hoạt động 1: Thực hành làm con bướm
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy theo bốn bước.
Bước 1:Cắt giấy 
-Cắt một tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô 
-Cắt một tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô
-Cắt một nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gấn nửa ô để làm râu bướm.
Bước 2:Gấp bướm 
- Tạo các đường nếp gấp ( như sgk)
Bước 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt 2 đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho hai cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau.
Bước 4:Làm râu bướm.
-Gấp đôi nan giấy làm rấu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu vào thân bướm ta được con bướm hoàn chỉnh
- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm.
+Lưu ý: Các nếp gấp phải thẳng, cách đều, miết kĩ.
-Trong khi thực hành, GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Đánh giá sản phẩm của học sinh.
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. 
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày tháng năm 2009	
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Kỹ năng cộng trừ các số có 3 chữ số không nhớ
-Tìm 1 thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
-Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng.Vẽ hình.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
-3 học sinh lên bảng thực hiện - lớp làm bảng. GV nhận xét, ghi điểm.
300 + 400 + 80	175 + 20	659 - 132.
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung
2. Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1:
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ?
- Muốn tìm số bị trừ, số trừ chưa biết ta làm như thế nào?
- HS làm bảng con. Gv nhận xét.
 a. 456 897 b. 357 962 431
 +323 - 253 +621 - 861 -411
 779 644 978 101 20
Bài 2:
a.300 + x = 800 b. x – 600 = 100
 x = 800 – 300 x = 100 + 600
 x = 500	 x = 700
 x + 700 = 1000 700 - x = 400
 x = 1000 – 700 x = 700 - 400
 x = 300	 x = 300
Bài 3:
-Học sinh làm vào vở. GV nhận xét.
	60cm + 40cm = 1m
 300cm + 53cm< 300cm + 57 cm
 1km>800m.
Bài 4: Học sinh vẽ vào vở. Thu chấm - sửa bài.
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm lại những bài sai.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả.
TIẾNG CHỔI TRE
I. Mục đích yêu cầu.
- Nghe viết đúng 2 khổ thơ cuối của bài tiếng chổi tre. Hiểu cách trình bày bài thơ tự do - chữ đầu các dòng thơ viết hoa.
- Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn: n / l, it /ich
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học.
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh lên bảng viết - lớp viết bảng con: nuối nấng, lo lắng, lội nước, nấu cơm.
- Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2.Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết 
2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 2 khổ thơ cuối. 2 học sinh đọc lại.
- Trong bài những chữ nào được viết hoa? (Những chữ đầu các dòng thơ)
- Nên viết bài vào mấy ô? (Viết từ ô thứ ba)
- GV hướng dẫn HS phân tích các tiếng khó, cho HS đọc lại.
- Hướng dẫn viết tiếng khó vào bảng con: đã ngủ, Trần Phú, xao xác, quét rác, cơn giông, lặng ngắt, lao công.
2.2. Giáo viên đọc cho HS viết vào vở.
2.3. Chấm, chữa bài.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2: 
-1 HS đọc bài 2b. Giáo viên treo bảng phụ. Bài yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên gợi ý.HS làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ
Bài 3: 
-1 HS đọc bài 3a . Bài yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- Giáo viên gợi ý HS thi tiếp sức theo nhóm (3 nhóm)
a. Tiếng chỉ khác nhau ở âm l/ n: lo lắng / ăn no, lề đường / thợ nề, lòng tốt / nòng súng, cái nong / con khủng long, ăn năn, xe lăn..
4. *Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Về nhà sửa lại các từ sai.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Mĩ thuật.
TÌM HIỂU VỀ TƯỢNG
I. Mục tiêu.
- HS bước đầu nhận biết được các thể loại tượng.
- Có ý thức tôn trọng, gìn giữ những tác phẩm điêu khắc.
II. Chuẩn bị:
-Tranh vẽ trong vở tập vẽ
- Sưu tầm một số tranh ảnh tượng đai, tượng cổ, tượng chân dung .
III. Các hoạt động dạy học.
*Giới thiệu bài: “ Tìm hiểu về tượng”
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về tượng.
- Cho học sinh quan sát tượng thật và tranh.
- Giáo viên: 
+Tượng Quang Trung đặt ở Đống Đa Hà Nội được làm bằng xi măng của nhà điêu khắc Vương Học Bá.
+Tượng phật ở chùa Tây Phương Hà Tây làm bằng gỗ.
+Tượng Võ thị Sáu đặt ở bảo tàng Hà Nội đúc bằng đồng của nhà điêu khắc Diệp Minh Châu.
*Hướng dẫn học sinh quan sát tượng Quang Trung.
- Hình dáng tượng vua Quang Trung như thế nào?
+Vua Quang Trung trong tư thế hướng về phía trước, dáng hiên ngang. Mặt ngẩng, mắt nhìn thẳng. Tay trái cầm đốc kiếm, tượng đặt trên bệ cao trông rất oai phong.
- GV: Tượng vua Quang Trung là tượng đài kỉ niệm chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa lịch sử. Vua Quang Trung tượng trưng cho sức mạnh dân tộc Việt Nam chống quân xâm lược nhà Thanh.
*Hãy nhận xét về tượng phật Hiếp Tôn Giả
-Phật đứng ung dung, thư thái. Nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ. Hai tay đặt lên nhau.
-GV: Tượng phật có ở chùa, được tạc bằng gỗ ( gỗ mít ) và được sơn son thiếp vàng. Tượng “ Hiếp Tôn Giả” là pho tượng cổ đẹp, biểu hiện lòng nhân từ khoan dung của nhà Phật.
* Tượng Võ Thị Sáu
- Chị đứng trong tư thế hiên ngang, mắt nhìn thẳng, Tay nắm chặt, biểu hiện sự kiên quyết.
- GV: Tượng mô tả hình ảnh chị Sáu trước kẻ thù ( bình tĩnh, hiên ngang, trong tư thế của người chiến thắng )
2. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- GV nhận xét tiết học và khen ngợi Hs phát biểu.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.Về nhà lên đi xem tượng ở các công viên – nhà chùa.	
- Quan sát các bình đựng nước.
* Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”VÀ “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH.”
I.Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác.
- Ôn trò chơi “ Ném bóng trúng đích ” . Yêu cầu HS biết cách ném vào đích.
II.Địa điểm phương tiện:
-Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
-Phương tiện: Còi, 2 – 4 quả bóng, rổ, cầu.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Chạy nhẹ nhàng trên đia hình tự nhiên
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài 

File đính kèm:

  • doctuan 32.doc