Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 33 - Trần Thị Thanh Hảo
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 33 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2008 Toán ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về đọc, viết, đếm, so sánh các số có ba chữ số. - Giảm Bài 3 II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học: * Giới thiệu bài: “ Ôn tập các số trong phạm vi 1000” Hoạt động 1: Luyện tập Mục tiêu : Củng cố về đọc, viết, đếm, so sánh các số có ba chữ số. Cách tiến hành: *Củng cố về đọc, viết số Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV đọc số, HS ghi vào bảng con. 915, 695, 714, 524, 101, 250, 371, 900, 199, 555 * Củng cố về đếm, so sánh các số có ba chữ số. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm. HS thi tiếp sức theo nhóm. 380 381 382 383 384 385 386 387 388 389 390 500 501 502 503 504 505 506 507 508 509 510 700 710 720 730 740 750 760 770 780 790 800 Bài 3: Giảm Bài 4: - HS làm bảng con. GV nhận xét. 372 > 299 631 < 640 465 < 700 909 = 902 +7 534 = 500 +34 708 < 807 Bài 5: - HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, GV hướng dẫn HS làm bài. - HS làm bài theo nhóm. GV nhận xét. a. 100 b. 999 c. 1000 Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc BÓP NÁT QUẢ CAM (TIẾT 1) I. Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải, nắm được các sự kiện và các nhân vật lịch sử có trong bài. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ truyện trong sách, bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 3 học sinh đọc thuộc bài: “Tiếng chổi tre” - Trả lời 1 số câu hỏi trong SGK.Lớp nhận xét.GV nhận xét. *Giới thiệu bài: “Bóp nát quả cam” Hoạt động 2: Luyện đọc. Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải, nắm được các sự kiện và các nhân vật lịch sử có trong bài. Cách tiến hành: 2.1Giáo viên đọc mẫu: giọng kể chậm rãi( đọan nhanh thì hồi hộp căng thẳng). - 1 HS khá đọc lại bài. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - HS tiếp nối nhau đọc từng câu. - GV sửa lỗi phát âm: thuyền rồng, ngang ngược, cưỡi cổ, liều chết, xâm chiếm, b. Đọc từng đọan trước lớp. - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - Hướng dẫn đọc câu dài Đợi từ sáng đến trưa, / vẫn không được gặp, / cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi/ xăm xăm xuống bến.// - Đọc từ chú giải cuối bài: thuyền rồng, ngang ngưỡc, bệ kiến, vương hầu. c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm cả bài. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. HS thi làm phát thanh viên. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc BÓP NÁT QUẢ CAM (TIẾT 2) I. Mục đích yêu cầu: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài. - Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. 2.Rèn kỹ năng đọc hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải, nắm được các sự kiện và các nhân vật lịch sử có trong bài. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Tìm hiểu bài Mục tiêu : Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Cách tiến hành: Câu 1: -Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ? - Thấy sứ giặc ngang ngược, thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ? Câu 2, 3: - Trần Quốc Toản gặp vua đẩ làm gì ? - Quốc Toản nóng lòng gặp Vua như thế nào ? Câu 4: Vì sao khi tâu vua xin đánh Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy ? - Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản quả cam quý ? Câu 5: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam ? Lớp nhận xét.GV nhận xét, chốt lại những câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Luyện đọc lại Mục tiêu : Bước đầu biết đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật. Cách tiến hành: - Các nhóm HS tự phân vai thi đọc lại bài. GV nhận xét. *Củng cố, dặn dò: GV:Câu chuyện này giúp em hiều điều gì? (Ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn giàu lòng yêu nước, căm thù giặc) - Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài chuẩn bị kĩ tiết kể chuyện. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Đạo Đức DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU VỀ BÁC HỒ I. Mục tiêu: - HS biết về ngày tháng năm sinh, quê quán và cuộc đời của Bác Hồ. - Biết một số bài thơ, câu chuyện, bài hát ca ngợi Bác. - Thuộc 5 điều Bác Hồ dạy và biết làm theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Kính yêu và biết ơn vị cha già kính yêu của dân tộc. II.Chuẩn bị: Các bài thơ, bài hát về Bác. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Thi tìm hiểu về Bác Hồ 1. Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào ? ( 1 9 – 05 -1890 ) 2.Bác quê ở đâu ? ( làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ) 3.Bác ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? 4.Bác ra đi tìm đường cứu nước ở đâu ? ( Bến Nhà Rồng ) 5.Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ công hoà vào ngày tháng năm nào ? Ở đâu ? ( 02 – 09 – 1945 , tại Quảng Trường Ba đình Hà Nội ) 6.Bác Hồ mất năm nào ? Bác thọ bao nhiêu tuổi ( 02- 09 – 1969 , 79 tuổi) - Học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét. Hoạt động 2:Thi hát, đọc thơ, kể chuyện về Bác. - Các nhóm thi đọc thơ, hát, kể chuyện về Bác. - Nhóm nào kể nhiều thì thắng cuộc +Bài hát: Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng, Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ. +Câu chuyện: Chiếc rễ đa tròn, Qua suối, Ai ngoan sẽ được thưởng, luôn nghĩ đến Miền Nam. +Thơ: Thư Trung Thu, Cháu nhớ Bác Hồ. Hoạt động 3:Thi đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - HS thi đọc 5 điều Bác Hồ dạy. - Trong 5 điều Bác Hồ dạy, điều nào em đã thực hiện được, điều nào em chưa thực hiện hiện được và cần cố gắng để thực hiện. - Để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ em đã làm gì ? ( chăm chỉ học tập , vâng lời, siêng năng làm việc, đoàn kết bạn bè) *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Thi đua học tập tốt chào mừng sinh nhật Bác. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ ba, ngày tháng năm 2009 Toán ÔN TẬP CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (Tiếp theo) I. Mục tiêu: -Củng cố đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số - Phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị và ngược lại. - Sắp xếp các số theo thứ tự xác định, tìm đặc điểm của một dãy số để viết tiếp các số của dãy số đó. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - HS đọc các số tròn trăm từ 100 đến 1000. GV nhận xét. *Giới thiệu bài: “ Ôn tập các số trong phạm vi 1000 ( tt )” Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu : Củng cố đọc, viết, so sánh các số có 3 chữ số.Phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị và ngược lại.Sắp xếp các số theo thứ tự xác định, tìm đặc điểm của một dãy số để viết tiếp các số của dãy số đó. Cách tiến hành: Bài 1: - HS nối trong sách. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét. Bài 2: a. HS làm theo nhóm. GV nhận xét. 842 = 800 +40 +2 965 = 900 +60 +5 477 = 400 +70 +7 618 = 600 +10 +8 593 = 500 +90 +3 404 = 400 +4 b. HS làm bảng con. GV nhận xét. 300 +60 +9 = 369 700 +60 +8 = 768 800 +90 +5 = 895 600 + 50 = 650 200 +20 +2 = 222 800 +8 = 808 Bài 3: HS làm vào vở. GV nhận xét. a. Từ lớn đến bé: 297, 285, 279, 257 b. Từ bé đến lớn: 257, 279, 285, 297 Bài 4: - HS làm bảng con. GV nhận xét. a. 462, 464, 466, 468 b. 353, 355, 357, 359 c. 815, 825, 835, 845 *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục đích yêu cầu: - Nghe viết đúng đoạn tóm tắt truyện: “ Bóp nát qaủ cam” - Viết đúng một số tiếng có âm đầu, âm chính dễ lẫn s /x , iê /i II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - 3 học sinh lên bảng viết. Lớp viết bảng con: lặng ngắt, núi non, lối di, Việt Nam - GV nhận xét, ghi điểm. *Giới thiệu bài: “ Bóp nát quả cam” Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết Mục tiêu : Nghe viết đúng đoạn tóm tắt truyện: “ Bóp nát qủa cam” Cách tiến hành: 2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị - Giáo viên đọc đoạn văn. 2 học sinh đọc lại. - Giúp học sinh nhận xét. +Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ? Vì sao phải viết hoa ? ( Chữ Thấy viết hoa vì đứng đầu câu. Chữ Vua viết hoa vì là chữ đứng đầu câu và thể hiện ý tôn trọng. Quốc Toản viết hoa vì là tên riêng của người ) - GV phân tích các tiếng khó. Học sinh viết tên riêng và từ khó vào bảng con: giặc, âm mưu, Vua, Quốc Toản, căm giận, lũ giặc, nghiến răng, xiết chặt. 2.2 GV đọc Học sinh viết bài vào vở. 2.3 Chấm, chữa bài Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Mục tiêu : Viết đúng một số tiếng có âm đầu, vần dễ lẫn s /x , iê /i Cách tiến hành: Bài 2: - Giáo viên treo bảng phụ BT 2b - 1 HS đọc lại đề- HS làm vào vở bài tập. 1 HS làm bảng phụ. b. Thủy Tiên rất hợp với tên của em.Em thật xinh xắn với nụ cười chúm chím,tiếng nói dịu dàng, dễ thương.Như một cô tiên bé nhỏ,Thuỷ Tiên thích giúp đỡ mọi người,khiến ai cũng yêu quý. - Chấm 10 học sinh.Sửa bài- nhận xét. *Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài và viết lại các từ sai ( nếu có ). * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tự nhiên xã hội. MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: -Sau bài học, HS biết: Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao. - Không yêu cầu HS tô màu II.Chuẩn bị: - Tranh ảnh trong sách giáo khoa. - Giấy vẽ, bút chì III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - Hãy nêu cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời. - 2 HS lân xác định phương hướng. *Giới thiệu bài: “ Mặt Trăng và các vì sao” Hoạt động 2: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trăng Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc cá nhân - GV yêu cầu HS vẽ bầu trời có mặt trăng và các vì sao - HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về mặt trăng. Bước 2: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ +Theo em mặt trăng có hình gì ? +Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn ? +Em đã dùng màu gì để tô màu mặt trăng ? +Ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời ? - HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về Mặt Trăng . Kết luận Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao Mục tiêu: HS biết khái quát về hình dạng và đặc điểm của các vì sao Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp. - Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy ? ( có em vẽ sao 5 cánh ) - Theo các em những ngôi sao có hình gì ? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không ? - Những ngôi sao có toả sáng không ? - HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về các vì sao. Kết luận: *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Kể chuyện. BÓP NÁT QUẢ CAM I. Mục đích yêu cầu. 1.Rèn kỹ năng nói. - Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện. -Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bóp nát quả cam , biết thay đổi giộng kể cho phù hợp với nội dung , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. 2.Rèn kỹ năng nghe:Có khả năng tập trung- nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh gia lời kể, kể tiếp được lời bạn. II.Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ trong sách III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - 3 học sinh kể mỗi học sinh 1 đoạn bài: Chuyện quả bầu, trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện. Học sinh nhận xét- giáo viên nhận xét. *Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện Mục tiêu : Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng thứ tự trong truyện.Dựa vào các tranh đã được sắp xếp lại, kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Bóp nát quả cam , biết thay đổi giộng kể cho phù hợp với nội dung , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Có khả năng tập trung- nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh gia lời kể, kể tiếp được lời bạn. Cách tiến hành: 2.1Sắp xếp lại 4 tranh vẽ trong sách theo đúng thứ tự trong truyện - 1 HS đọc yêu cầu của bài. HS quan sát tranh minh hoạ trong sách - Từng cặp trao đổi, sắp xếp lại các tranh theo thứ tự đúng. ( 2 -1 – 4 – 3) 2.2 Kể lại từng đoạn câu chuyện theo 4 tranh đã được sắp xếp lại. - Kể chuyện trong nhóm:HS tiếp nối nhau kể lần lượt 4 đoạn của câu chuyện dưa theo 4 tranh. Hết một lượt lại quay lại đoạn 1 nhưng thay đổi người kể. - Thi kể chuyện trước lớp: Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. Sau mỗi một lần HS kể, cả lớp, Gv nhận xét. 2.2 Kể toàn bộ câu chuyện - Mỗi HS được chỉ định kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn người kể hay. *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Nhận xét, chọn ra bạn kể hay nhất. + Qua câu chuyện này cho em biết điều gì? -Dặn dò:Về nhà tập kể thêm nhiều lần. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thể dục “CHUYỀN CẦU”VÀ “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH.” I.Mục tiêu: - Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác cao hơn giờ trước. - Ôn trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi ”. Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia chơi một cách chủ động. II.Địa điểm phương tiện: -Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn -Phương tiện: Còi, cờ III.Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung Định lượng Phương pháp 1.Phần mở đầu: -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học . - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay. - Chạy nhẹ nhàng trên đia hình tự nhiên - Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung 2.Phần cơ bản : - Chuyền cầu theo nhóm 2 người - Trò chơi: “Ném bóng trúng đích” +GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. +Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của giáo viên 3.Phần kết thúc: - Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát. - Một số động tác thả lỏng. - Trò chơi hồi tĩnh. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà. 8 phút 2’ 1’ 1’ 4’ 2 x 8 nhịp 20 phút 10 phút 10 phút 7 phút 2’ 1’ 1’ 2’ 1’ Nhận lớp ==== ==== ==== ==== 5GV ========== ========== ========== ========== 5GV ==== ==== ==== ==== 5GV * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thứ tư, ngày tháng năm 2009 Âm nhạc DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TRỐNG CƠM I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca. Hát đồng đều, rõ lời. - Biết bài Trống cơm là dân ca Bắc Bộ. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Tập biểu diễn bài hát. II.Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng, đàn, tập bài hát. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - 1 HS lên biểu diễn bài: “ Chim chích bông” - 4 HS lên hát - gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca. GV nhận xét-ghi điểm Hoạt động 2 : Dạy bài hát: “ Trống cơm” * Giới thiệu bài hát:Trống cơm là dân ca Bắc Bộ, trẻ em Bắc Bộ thường hát. - GV hát mẫu.( hoặc mở đàn cho HS nghe ) - GV treo bảng phụ chép lời bài hát. HS đọc lời ca 2 lần. Tình bằng / có cái / trống cơm. Khen ai / khéo vỗ / ố mấy bông / là nên bông / ố mấy bông / là nên bông.// Một bầy / tang tình / con nít. // Một bầy / tang tình / con nít, / ố mấy lội / lội /lội / sông / ố mấy đi tìm / em nhớ thương ai. // Đôi con mắt / ố mấy lim/ dim / đôi con mắt / ố mấy lim/ dim.// Một bầy /tang tình /con nhện / ô mấy ô /ô mấy giăng tơ .// Giăng tơ / ố mấy đi tìm /em nhớ thương ai / duyên nợ / cách tang bồng / duyên nợ /cách tang bồng.// - Dạy từng câu. HS hát từng câu theo lối truyền khẩu, móc xích. - Cả lớp hát lại toàn bộ bài hát 1 lần. - Từng dãy hát thi nhau hát. HS đơn ca nhiều lần. Hoạt động 3 : Hát kết hợp vận động phụ hoạ. Tập biểu diễn bài hát. - Hát và vỗ tay theo phách. Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bông là nên bông . x x x x x x x - Hát và vỗ tay theo tiết tấu lời ca. Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ố mấy bông là nên bông . x x x x x x x x x x x x x x x x - GV chia nhóm cho HS tập hát và vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca. - Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. - Từng nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về tập hát nhiều lần. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Tập đọc LƯỢM I. Mục đích yêu cầu. - Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp 4 của bài thơ 4 chữ.Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên.Hiểu nghĩa một số từ: loắt choắt, cái xắc, thượng khẩn, đòng đòng - Hiểu nội dung: ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu, dũng cảm. - Học thuộc lòng bài thơ. II.Chuẩn bị: Bảng phụ, tranh minh hoạ bài đọc trong sách. III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - 3 học sinh đọc bài:Bóp nát quả cam.Trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, ghi điểm. *Giới thiệu bài: Bóp nát quả cam Hoạt động 2: Luyện đọc. 2.1Giáo viên đọc mẫu. 2.2 Hướng dẫn luyện đọc- kết hợp giải nghĩa a.Đọc từng dòng thơ +HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ +GV sửa lỗi phát âm: loắt choắt, xinh xing, thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo. b. Đọc từng đoạn thơ trước lớp. +HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn thơ.Học sinh đọc chú giải ở SGK. +Chú ý cách ngắt nhịp và nhấn giọng: c.Đọc từng đoạn thơ trong nhóm. d.Thi đọc giữa các nhóm e. Lớp đọc đồng thanh Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. Câu 1: Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong 2 khổ thơ đầu? GV: Lượm rất đáng yêu, ngộ nghĩnh, tinh nghịch. Câu 2: Lượm làm nhiệm vụ gì ? GV: Chuyển thư, công văn, tài liệu ở mặt trận là công việc vất vả, nguy hiểm. Câu 3: Lượm dũng cảm như thế nào? Em hãy tả hình ảnh của Lượm trong khổ thơ 4? Câu 4: Em thích câu thơ nào? Vì sao ? Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ - Hứơng dẫn học sinh đọc thuộc lòng bài thơ.Một số học sinh lên thi đọc thuộc. GV nhận xét. *Củng cố, dặn dò: - GV hỏi HS về nội dung bài ? (Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu, dũng cảm.) Nhận xét tiết học. Về nhà học bài. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán. ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I. Mục tiêu: - Củng cố về cộng trừ nhẩm. Giải bài toán về cộng trừ. - Thực hiện cộng trừ (nhẩm viết) các số có 3 chữ số. - Giảm Bài 4 II.Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - 2HS lên bảng thực hiện.Lớp làm bảng con. a. 462, 464, . b.355, 357,.. c. 319, 320, .. - GV nhận xét, ghi điểm. *Giới thiệu bàì: “Luyện tập chung” Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu : Củng cố về cộng trừ nhẩm. Giải bài toán về cộng trừ. Thực hiện cộng trừ (nhẩm viết) các số có 3 chữ số. Cách tiến hành: * Củng cố về cộng trừ nhẩm. Thực hiện cộng trừ (nhẩm viết) các số có 3 chữ số. Bài 1: Tính nhẩm 3 0 +50 = 80 70 – 50 = 20 300 +200 = 500 20 +40 = 60 40 + 40 = 80 600 - 400 = 200 90 – 30 = 60 60 – 10 = 50 500 + 300 = 800 80 -70 = 10 50 + 40 = 90 700 – 400 = 300 Bài 2: - HS làm bài vào vở. GV nhận xét. *Giải bài toán về cộng trừ. Bài 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét. Bài giải Số học sinh trường tiểu học có là: 265 +234 = 499 ( học sinh ) Đáp số: 499 học sinh *Củng cố; dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Luyện từ và câu TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP I. Mục đích yêu cầu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. - Rèn kĩ năng đặt câu: Biết đặt câu với những từ tìm được. II.Chuẩn bị: - Bảng phụ, các tranh minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. -2 Học sinh lên bảng làm lại bài 1 và bài 2. Giáo viên chấm điểm – Nhận xét. *Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài. Mục tiêu : Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam.Rèn kĩ năng đặt câu: Biết đặt câu với những từ tìm được. Cách tiến hành: * Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về nghề nghiệp, về phẩm chất của nhân dân Việt Nam. Bài 1: ( miệng ) - 1 HS đọc yêu cầuy của bài. Lớp đọc thầm. - HS quan sát lần lượt 6 tranh minh hoạ trong SGK. - HS trao đổi theo cặp – nói nghề nghiệp những người được vẽ trong tranh. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Cả lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. 1. Công nhân 2. Công an 3. Nông dân 4. Bác sĩ 5. Lái xe 6. Người bán hàng Bài 2: (miệng ) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. GV chia nhóm cho các nhóm thi tìm từ ngữ chỉ nghề nghiệp. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét. Bài 3: ( miệng ) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm. - HS trao đổi theo cặp – tìm các từ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam. - Cả lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng. ( anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng.). Ba từ còn lại ( cao lớn, rực rỡ, vui mừng ), không phải từ nói về phẩm chất của con người. Bài 4: ( viết ) - 1 HS đọc yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm. HS làm bài vào vở. GV nhận xét. *Củng cố, dặm dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài, tập đặt câu với từ chỉ nghề nghiệp và phẩm chất của nhân dân Việt Nam. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Thủ công ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH I.Mục tiêu: - Ôn tập thực hành: +HS làm được một trong các loại đồ chơi bằng giấy đã học. +Yêu quý sản phẩm lao động của mình. II.Chuẩn bị: -Một số mẫu đồ chơi bằng giấy. - Tranh quy trình các loại đồ chơi. III.Các hoạt động dạy – học: *Giới thiệu bài “ Ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích” Hoạt động 1: Ôn tập thực hành. Mục tiêu :HS làm được một trong các loại đồ chơi bằng giấy đã học.Yêu quý sản phẩm lao động của mình. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm: * Dây xúc xích trang trí. Bước 1: Cắt thành các nan giấy Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích *Đồng hồ đeo tay Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2 : Làm mặt đồng hồ Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ Bước 4: Vẽ kim đồng hồ *Vòng đeo tay Bước 1: Cắt thành các nan giấy. Bước 2: Dán nối các nan giấy Bước 3: Gấp các nan giấy Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay bằng giấy. *Con bướm Bước 1:Cắt giấy Bước 2:Gấp bướm Bước 3:Buộc thân bướm. Bước 4:Làm râu bướm. - Tổ chức cho HS thực hành. - Trong khi thực hành, GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng. - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Đánh giá sản phẩm của học sinh. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá - Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. Dặn dò: mang giấy thủ công, kéo, hồ dán. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (tt) I. Mục tiêu: - Củng cố về cộng trừ nhẩm và viết. - Giải toán về cộng trừ và tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết. II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: *Giới thiệu bài: Luyện tập chung. Hoạt động 1: Thực hành Mục tiêu : Củng cố về cộng trừ nhẩm và viết. Giải toán về cộng trừ và tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết. Cách tiến hành: *Củng cố về cộng trừ nhẩm và viết Bài 1: HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét. 500 +300 = 800 400 +200 = 600 700 +100 = 800 800 - 500 = 300 600 – 400 = 200 800 – 700 = 100 800 –300 = 500 600 – 200 = 400 800 – 100 = 700 Bài 2: Đặt tính rồi tính. -HS làm bài vào bảng con. GV nhận xét. a. 65 55 100 b. 345 674 517 +29 + 45 - 72 + 422 -353 +360 94 100 28 767 321 877 *Giải bài toán về cộng trừ. Bài 3: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét. Đáp số: 132 cm Bài 4: 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét. Đáp số: 670 cây *Tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết. Bài 5: - Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào ? - Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào? - HS làm bảng con. GV nhận xét. a.X - 32 = 45 b. x + 45 = 79 X = 45 +32 x = 79 - 45 X = 77 x = 34 *Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Về nhà làm lại những bài sai. * Rút kinh nghiệm tiết dạy: Chính tả. LƯỢM I. Mục đích yêu cầu. - Nghe viết đúng , chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm. - Viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc âm chính dễ lẫn: s/x, i/iê II. Chuẩn bị: - Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ. - 3 học sinh lên bảng viết - lớp viết bảng con: lao xao, xoè cánh, đi sau, rơi xuống. - Lớp nhận xét, GV nhận xét, cho điểm. *Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết Mục tiêu : Nghe viết đúng , chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài thơ Lượm. Cách tiến hành: 2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị. - GV đọc 2 khổ thơ cuối. 2 học sinh đọc lại. - Hướng dẫn HS nhận xét: +Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ ? ( 4 chữ ) +Nên bắt đầu viết bài từ ô nào trong vở? ( Viết từ ô thứ ba ) - GV hướng dẫn HS phân tích các tiếng khó, cho HS đọc lại. - Hướng dẫn viết tiếng khó vào bảng con: loắt choắt, nghênh nghênh, hiểm nghèo, nhấp nhô. 2.2 Giáo viên đọc cho HS viết vào vở. 2.3 Chấm, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập Mục tiêu : Viết đúng những tiếng có âm đầu hoặc âm chính dễ lẫn: s/x, i/iê. Cách tiến hành: Bài 2: ( lựa chọn ) -1 HS đọc bài 2a. Giáo viên treo bảng phụ. Bài
File đính kèm:
- tuan 33.doc