Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 34 - Trần Thị Thanh Hảo

doc21 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 34 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng nhân, chia đã học.Bứớc đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
- Nhận biết một phần mấy của một số. Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau. 
- Đặc điểm của số 0 trong các phép tính. 
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
*Giới thiệu bàì: “Ôn tập về phép nhân và phép chia”
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu : Củng cố nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng nhân, chia đã học.Bước đầu nhận ra mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia. Nhận biết một phần mấy của một số. Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau. Đặc điểm của số 0 trong các phép tính. 
Cách tiến hành: 
* Củng cố nhân, chia nhẩm trong phạm vi bảng nhân, chia đã học
 Bài 1: Tính nhẩm
-HS nhẩm miệng trên bảng quay. GV nhận xét. 
 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
Bài 2: Tính
- HS làm bài trên bảng con. GV nhận xét.
2 x 2 x 3 = 4 x 3 3 x 5 – 6 = 15 - 6
 = 12 = 9
40: 4 : 5 = 10 : 5 2 x 7 +58 = 14 + 58
 = 2 = 72
4 x 9 + 6 = 36 +6 2 x 8 +72 = 16 +72
 = 42 = 88
*Giải bài toán về chia thành phần bằng nhau. 
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét. Đáp số: 9 bút chì
Bài 4: 
- HS ghi vào bảng con. GV nhận xét 
Hình b đã khoanh vào 1 / 4 số hình vuông.
*Đặc điểm của số 0 trong các phép tính
4 + 0 = 4 0 x 4 = 0 4 – 0 = 4 0 : 4 = 0
*Củng cố; dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (TIẾT 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: ế, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung bài: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tếnhị của bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người quý trọng.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện trong sách, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh đọc thuộc bài: “Lượm”
- Trả lời: Em thích những câu thơ nào ? vì sao ?.Lớp nhận xét.GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “Người làm đồ chơi”
Hoạt động 2: Luyện đọc.
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.Hiểu nghĩa các từ ngữ: ế, hết nhẵn.
Cách tiến hành: 
2.1Giáo viên đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu: 
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- GV sửa lỗi phát âm: sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, sặc sỡ, Thạch Sanh, nông thôn 
b. Đọc từng đọan trước lớp.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc câu dài:
Tôi suýt khóc, / nhưng cố tỏ ra bình tĩnh: //
- Đọc từ chú giải cuối bài: ế hàng, hết nhẵn.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm cả bài.
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. HS thi làm phát thanh viên.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (TIẾT 2)
I. Mục đích yêu cầu:
 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ dài.
- Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ ngữ: ế, hết nhẵn.
- Hiểu nội dung bài: Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tếnhị của bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người quý trọng.
II.Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ truyện trong sách, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
Mục tiêu : Nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi rất tếnhị của bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. Qua bài văn học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người quý trọng.
Cách tiến hành: 
Câu 1: Bác Nhân làm nghề gì ?
Câu 2: Các bạn nhỏ thích đồ chơi của Bác thế nào ?
Câu 3: Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê ?
- Bạn nhỏ trong truyện có thái độ thế nào khi nghe tin bác Nhân định chuyển về 
quê ?
Câu 4: Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để Bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng ? Hành động của bạn nhỏ cho thấy bạn là người thế nào ?
Câu 5: Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng ?-Lớp nhận xét.GV nhận xét, chốt lại những câu trả lời đúng.
Hoạt động 2: Luyện đọc lại
Mục tiêu : Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm, đọc phân biệt lời người kể chuyện với lời các nhân vật.
Cách tiến hành:
- Các nhóm HS tự phân vai thi đọc lại bài. GV nhận xét.
*Củng cố, dặn dò:
-GV: Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học. Về nhà đọc lại bài chuẩn bị kĩ tiết kể chuyện.	
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Đạo Đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: KỈ NIỆM NGÀY 30 -4
I.Mục tiêu:
- HS hiểu ý nghĩa ngày 30 -4
- Tuyên truyền ý nghĩa ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ Quốc.
- Giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
II.Chuẩn bị:
- Các bài thơ, bài hát về ngày 30 - 4
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1:Tìm hiểu ý nghĩa ngày 30 -4
Mục tiêu : HS hiểu ý nghĩa ngày 30 -4.Tuyên truyền ý nghĩa ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ Quốc. 
Cách tiến hành:
GV: Ngày 30 – 4 – 1975 là ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, từ đây trên đất nước ta đã sạch bóng quân thù. Đế quốc Mĩ và bẻ lũ tay sai đã thất bại trước một dân tộc nhỏ bé nhưng có tinh thần yêu nước ý chí kiên cườngvà sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của toàn quân và toàn dân ta.
 Cũng từ đó nhân dân hai miền Nam Bắc lại được sum họp, thống nhất đất nước nối liền một dải.
+Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước là ngày nào ?
+Dân tộc ta đã đánh bại đế quốc nào ? ( Đế quốc Mĩ )
+Dân tộc ta đánh bại đế quốc Mĩ là nhờ vào đâu ? (Tinh thần yêu nước ý chí kiên cườngvà sự chiến đấu vô cùng dũng cảm của toàn quân và toàn dân ta.)
+Ngày hôm nay em hưởng hoà bình là nhờ vào ai ? Em phải làm gì để xứng đáng với công ơn đó ?
Hoạt động 2:Thi hát, đọc thơ nói về cảnh đẹp của đất nước.
Mục tiêu : Giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
Cách tiến hành:
- Các nhóm thi hát, đọc thơ về cảnh đẹp của đất nước.
- Nhóm nào hát, đọc nhiều nhất thì thắng cuộc 
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Thi đua học tập tốt chào mừng sinh nhật Bác.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ ba, ngày tháng năm 2008.
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Củng cố xem động hồ ( Khi kim phút chỉ số 12, 3 hoặc 6)
- Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
- Giải bài toán liên quan đến các đơn vị là lít đồng.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài: “ Ôn tập về đo đại lượng”
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài. Giải bài toán liên quan đến các đơn vị là lít đồng.
Cách tiến hành: 
* Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
Bài 1:
- HS làm miệng. GV nhận xét.
a. Đồng hồ A chỉ 3 giờ 30 phút. Đồng hồ B chỉ 5 giờ 15 phút
 Đồng hồ C chỉ 10 giờ. Đồng hồ D chỉ 8 giờ 30 phút.
b. Vào buổi chiều, hai đồng hồ chỉ cùng giờ là: A – E , B –D, C - G
* Giải bài toán liên quan đến các đơn vị là lít đồng.
Bài 2: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét.Đáp số: 15 lít nước mắm
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. 1 HS làm bảng phụ. HS làm bài vào vở. GV nhận xét .Đáp số: 200 đồng
* Củng cố biểu tượng về đơn vị đo độ dài.
Bài 4: 
- HS làm theo nhóm. GV nhận xét.
a. Chiếc bút bi dài khoảng 15 cm.
b. Một ngôi nhà nhiều tấng cao khoảng 15 m.
c. Quãng đường Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ dài khoảng 174 km.
d. Bề dày hộp bút khoảng 15 mm.
e. Một gang tay dài khoảng 15 cm.
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2007.
Chính tả
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết đúng đoạn tóm tắt nội dung truyện: “ Người làm đồ chơi”
- Viết đúng một số tiếng có âm đầu, âm chính dễ lẫn: tr /ch, o / ô, dấu hỏi /dấu ngã.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 3 học sinh lên bảng viết tiếng chỉ khác nhau âm đầu s /x. 
- HS cả lớp viết bảng con. GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Người làm đồ chơi”
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết
Mục tiêu : Nghe viết đúng đoạn tóm tắt nội dung truyện: “ Người làm đồ chơi”
Cách tiến hành: 
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị
- Giáo viên đọc đoạn văn. 2 học sinh đọc lại.
- Giúp học sinh nhận xét.
+Tìm tên riêng trong bài chính tả ? ( Nhân )
+Tên riêng của người phải viết thế nào ? ( Viết hoa chữ cái đầu tiên )
- GV phân tích các tiếng khó. H
- HS viết tên riêng và từ khó vào bảng con: Bác Nhân, xuất hiện, để dành, chuyển nghề, quê
2.2 GV đọc Học sinh viết bài vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
Mục tiêu : Viết đúng một số tiếng có âm đầu, âm chính dễ lẫn: tr /ch, o / ô, dấu hỏi /dấu ngã.
Cách tiến hành: 
Bài 2:
- Giáo viên treo bảng phụ BT 2b
- 1 HS đọc lại đề- HS làm bảng con. GV nhận xét.
b. phép cộng, cọng rau, cồng chiêng, còng lưng
- Chấm 10 học sinh.Sửa bài- nhận xét.
Bài 2:
- Giáo viên treo bảng phụ BT 2a
- 1 HS đọc lại đề- HS làm vào VBT. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
*Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài và viết lại các từ sai ( nếu có ).
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2007.
Tự nhiên và xã hội
 ÔN TẬP: TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. 
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
- Cho HS quan sát cảnh vật ở sân trường.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- HS ghi bảng con tên một con vật mà em biết và nêu nơi sống của chúng. 
- HS trả lời. GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Ôn tập: Tự nhiên”
Hoạt động 2: Tham quan thiên nhiên
Mục tiêu : Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Cách tiến hành: 
- GV dẫn HS đi quan sát cảnh vật ở sân trường
- HS làm việc theo nhóm dựa vào quan sát thực tế.
Tên cây cối và các con vật sống trên cạn
Tên cây cối và các con vật sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật sống trên không
Ghi chú 
( nếu có )
Hoạt động 3 :Trò chơi : “Thi kể tên cây cối và các con vật”
Mục tiêu: HS biết kể tên các con vật sống trên cạn, dưới nước, trên không.
Cách tiến hành:
Lần 1: HS tiếp sức theo nhóm thi kể tên cây cối sống trên ạcn, dưới nước.
Lần 1: HS tiếp sức theo nhóm thi kể tên các con vật sống trên cạn, dưới nưốc, trên không.
Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Về xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2007.
Kể chuyện.
NGỪƠI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục đích yêu cầu.
1.Rèn kỹ năng nói.
- Dưa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.
- Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kỹ năng nghe:Có khả năng tập trung- nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh gia lời kể, kể tiếp được lời bạn.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết nội dung vắn tắt 3 đoạn của câu chuyện.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh kể tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn truyện: “ Bóp nát quả cam”, trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện. Học sinh nhận xét- giáo viên nhận xét.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện
Mục tiêu : Dưa vào trí nhớ và nội dung tóm tắt, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Người làm đồ chơi.Biết kể chuyện tự nhiên phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.Có khả năng tập trung- nghe bạn kể chuyện, biết nhận xét, đánh gia lời kể, kể tiếp được lời bạn.
Cách tiến hành: 
2.1 Dựa vào nội dung tóm tắt, kể lại từng đoạn câu chuyện.
- 1 HS đọc yêu cầu kể chuyện và nội dung tóm tắt từng đoạn.
- GV mở bảng phụ đã viết nội dung tóm tắt từng đoạn. Cả lớp đọc thầm lại.
- Kể chuyện trong nhóm:HS tiếp nối nhau kể lần lượt 4 đoạn của câu chuyện dưa theo 4 tranh. Hết một lượt lại quay lại đoạn 1 nhưng thay đổi người kể.
- Thi kể chuyện trước lớp: Các nhóm cử đại diện thi kể chuyện. Sau mỗi một lần HS kể, cả lớp, Gv nhận xét.
2.2 Kể toàn bộ câu chuyện 
- Mỗi HS được chỉ định kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Sau mỗi lần kể, cả lớp nêu nhận xét về các mặt: nội dung, cách diễn đạt, cách thể hiện.
- Cả lớp, GV nhận xét, bình chọn người kể hay.
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Nhận xét, chọn ra bạn kể hay nhất.
-Qua câu chuyện này cho em biết điều gì?
-Dặn dò:Về nhà tập kể thêm nhiều lần.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”
I.Mục tiêu:
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác cao hơn giờ trước.
II.Địa điểm phương tiện:
-Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
-Phương tiện: Còi, cầu, bảng tâng cầu.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
2.Phần cơ bản :
- Nội dung ôn tập:Chuyền cầu theo nhóm 2 người
- Phương pháp ôn tập: 
Hai người đứng ở hai bên vạch giới hạn, HSA tung cầu, HSB đón và chuyền cầu.
- Trò chơi: tự chọn.
+GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.Cho HS chơi dưới sự điều khiển thống nhất bằng khẩu lệnh của giáo viên
3.Phần kết thúc: 
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
1’
4’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
10 phút
7 phút
2’
1’
1’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ tư, ngày tháng 4 năm 2007
Âm nhạc
ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
- Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. Hát đồng đều rõ lời.
- Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
II.Chuẩn bị:
- Thanh phách, song loan, đàn
III. Các hoạt động dạy học.
*Giới thiệu bài: “ Ôn tập các bài hát đã học”
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát 
Mục tiêu : Học thuộc lời ca và hát đúng giai điệu. Hát đồng đều rõ lời.
Cách tiến hành: 
- GV cho HS nêu tên các bài hát đã học.
+Trên con đường đến trường.
+Hoa lá mùa xuân
+Chú chim nhỏ dễ thương
+Chim chích bông
+Chú ếch con
+Bắc kim thang.
- HS hát đồng thanh, dãy, bàn, cá nhân. GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm, vận động phụ hoạ.
Cách tiến hành
- Hát và vỗ tay theo phách, tiết tấu lời ca.
- Hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ.
- GV chia nhóm cho HS tập hát và vỗ tay theo phách.
- Từng nhóm, cá nhân biểu diễn trước lớp. GV nhận xét.
Hoạt động 3 : Trò chơi : “ Chim bay, cò bay”
Mục tiêu: Trò chơi : “ Chim bay, cò bay”
Cách tiến hành
- GV hát và tổ chức trò chơi.
Các em đứng tại chỗ. GV điều khiển và hát bài Chim bay cò bay. Hát hết một lần, GV hô “ Cò bay” hoặc “ Chim bay”, các em phải nhanh chóng giơ ngang hai tay vẫy vẫy làm động tácđang bay. Khi Gv hô “ Nhà bay” thì phải đứng im. Khi nghe hô “ Chim bay”, “Cò bay” mà không bay thì thua cuộc.
Củng cố dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. Về tập hát nhiều lần.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34 
Thứ tư, ngày tháng 4 năm 2008
Tập đọc
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu.
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. 
- Đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng phù hợp với việc tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.Hiểu nghĩa các từ chú giải.
- Hiểu nội dung: Tả cảnh đàn Bê quấn quýt bên ang Hồ Giáo như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ. Qua bài văn này, ta thấy hình ảnh rất đẹp, rất đáng kính trọng của Anh hùng Lao động Hồ Giáo.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ, tranh minh hoạ bài đọc trong sách.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh đọc bài:Người làm đồ chơi.Trả lời câu hỏi SGK. GV nhận xét, ghi điểm.
*Giới thiệu bài: Người làm đồ chơi.
Hoạt động 2: Luyện đọc. 
Mục tiêu : Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng phù hợp với việc tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt êm ả, thanh bình.Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Cách tiến hành:
2.1Giáo viên đọc mẫu.
2.2 Hướng dẫn luyện đọc- kết hợp giải nghĩa 
a.Đọc từng câu
-HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ
-GV sửa lỗi phát âm: Hồ Giáo, trập trùng, quanh quẩn, quýt, rụt rè, chiều chuộng
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
-HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-Học sinh đọc chú giải ở SGK: trập trùng, quanh quẩn, quấn quýt, rụt rè, từ tốn, nhảy cuống
-Chú ý cách ngắt nhịp và nhấn giọng: Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, /đàn bê cứ quẩn vào chân Hồ Giáo. // Chúng vừa ăn vừa đùa nghịch. //
c.Đọc từng đoạn trong nhóm. d.Thi đọc giữa các nhóm
e. Lớp đọc đồng thanh 
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
Mục tiêu : Ca ngợi chú bé liên lạc ngộ nghĩnh, đáng yêu, dũng cảm.
Cách tiến hành:
Câu 1: Không khí và bầu trới mùa xuân trên đồng cỏ Ba Vì đẹp như thế nào ?
Câu 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo ?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của những con bê đực ?
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm những con bê cái ?
Câu 3: Theo em, vì sao đàn bê yêu quý anh Hồ Giáo như vậy?
Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài
Mục tiêu : Luyện đọc lại bài.
Cách tiến hành:
- 3, 4 HS thi đọc lại bài văn. GV nhận xét.
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Về nhà học bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ tư, ngày tháng năm 2007
Toán.
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Ôn củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học ( đo độ dài, khối lượng, thời gian )
- Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ? 20 giờ đêm còn gọi là mấy giờ
- Chiếc bút chì dài khoảng bao nhiêu cm ?
*Giới thiệu bàì: “Ôn tập về đại lượng”
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : Ôn củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học. Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị đo độ dài, khối lượng, thời gian.
Cách tiến hành: 
*Ôn củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học
Bài 1: 
-HS đọc bảng, nhận biết các thông tin được cho trong bảng để trả lời câu hỏi, chẳng hạn :
- Hà làm việc gì ? Trong thời gian bao lâu ? 
+Bạn Hà học trong 4 giờ +Bạn Hà vui chơi trong 60 phút.
+Hà giúp mẹ làm việc nhà trong 30 phút. +Hà xem ti vi trong 45 phút.
- Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào ? ( Học, trong 4 giờ )
Bài 2 : 
-HS đọc đề, nêu yêu cầu. Bài toán ở dạng gì ? Làm phép tính gì ? Lời giải thế nào ? GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Bài 3 : 
-HS đọc đề, nêu yêu cầu. Bài toán ở dạng gì ? Làm phép tính gì ? Lời giải thế nào ?GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
Bài 4 : 
-GV giải thích : phải bơm trong 6 giờ tức là bắt đầu bơm từ lúc 9 giờ thì sau 6 giờ nữa ( thêm 6 giờ ) sẽ bơm xong .HS đọc đề, nêu yêu cầu. Làm phép tính gì ? Lời giải thế nào ?
- GV hướng dẫn HS tóm tắt rồi làm vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà sửa lại bài sai.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ tư, ngày tháng 4 năm 2007
Luyện từ và câu
TỪ TRÁI NGHĨA. TỪ NGỮ CHỈ NGHỀ NGHIỆP
I. Mục đích, yêu cầu :
1. Củng cố hiểu biết về từ trái nghĩa.
2. Mở rộng vốn từ chỉ nghề nghiệp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học.
*Giới thiệu bài: “ Từ trái nghĩa, từ ngữ chỉ nghề nghiệp”
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
- 2 HS : 1 em làm bài 2, 1 em làm bài 3 tiết LTVC tuần 33.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu : Củng cố hiểu biết về từ trái nghĩa. Mở rộng vốn từ chỉ nghề nghiệp.
Cách tiến hành: 
Bài 1: 
-HS đọc đề ,nêu yêu cầu của đề.
* GV giải thích : Để làm được bài này , cần đọc lại bài Đàn bê cùa anh Hồ Giáo để biết tính nết của con bê đực, tìm từ trái nghĩa với những từ chỉ đặc điểm của những con bê cái ( có từ ở trong bài, có từ em tự nghĩ ra ) điền vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở bài tập. 1 HS làm bài trên bảng phụ 
- GV chấm bài, HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.
Những con bê cái
Những con bê đực
- như những bé gái
- rụt rè
- ăn nhỏ nhẹ, từ tốn
- như những bé trai
-Nghịch ngợm / bạo dạn / táo bạo. táo tợn
- ăn vội vàng, ngấu nghiến / hùng hục/..
Bài 2
-HS đọc đề bài. HS làm bảng con. GV nhận xét.
a. Trẻ con: trái nghĩa với người lớn.
b. Cuối cùng : trái nghĩa với đầu tiên, bắt đầu, khởi đầu.
c. Xuất hiện : trái nghĩa với mất tăm, mất tiêu, biến mất.
d. Bình tĩnh: trái nghĩa với cuống quýt, hốt hoảng, luống cuống
Bài 3: 
-HS đọc đề bài. HS làm vào VBT. GV nhận xét.
-Nếu làm miệng, HS chỉ cần nói ngắn gọn. VD: Bác sĩ: nghĩa e ( Khám và chữa bệnh )
*Củng cố; dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà hoàn tất bài tập và hỏi chuyện bố, mẹ hoặc ngừoi thân của mình để biết thêm các nghề lao động và nội dung các công việc ấy.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 34
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Thủ công
ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I.Mục tiêu:
- Ôn tập thực hành:
+HS làm được một trong các loại đồ chơi bằng giấy đã học.
+Yêu quý sản phẩm lao động của mình.
II.Chuẩn bị:
-Một số mẫu đồ chơi bằng giấy.
- Tranh quy trình các loại đồ chơi.
III.Các hoạt động dạy – học:
*Giới thiệu bài “ Ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích”
Hoạt động 1: Ôn tập thực hành.
Mục tiêu :HS làm được một trong các loại đồ chơi bằng giấy đã học.Yêu quý sản phẩm lao động của mình.
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm:
* Dây xúc xích trang trí.
Bước 1: Cắt thành các nan giấy
Bước 2: Dán các nan giấy thành dây xúc xích
*Đồng hồ đeo tay
Bước 1: Cắt thành các nan giấy. 
Bước 2 : Làm mặt đồng hồ 
Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ 
Bước 4: Vẽ kim đồng hồ 
*Vòng đeo tay
Bước 1: Cắt thành các nan giấy.
Bước 2: Dán nối các nan giấy
Bước 3: Gấp các nan giấy
Bước 4 : Hoàn chỉnh vòng đeo tay bằng giấy.
*Con bướm
Bước 1:Cắt giấy 
Bước 2:Gấp bướm 
Bước 3:Buộc thân bướm.
Bước 4:Làm râu bướm.
- Tổ chức cho HS thực hành.
- Trong khi thực hành, GV quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. Đánh giá sản phẩm của học sinh.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập, kĩ năng thực hành và sản phẩm của học sinh. Dặn dò: mang giấy thủ công, kéo, hồ dán.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy: 	
TUẦN 34
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2007	
Toán
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
I. Mục tiêu:
- Nhận biết các hình đã học. Vẽ hình theo mẫu.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài: Luyện tập chung.
Hoạt động 1: Ôn tập về hình học.
Mục tiêu : Nhận biết các hình đã học. Vẽ hình theo mẫu.
Cách tiến hành: 
* Nhận biết các hình đã học
Bài 1: Mỗi hình sau ứng với tên gọi nào?
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
+Hình A: Đường thẳng AB 
+Hình B: Đoạn thẳng AB
+Hình C: Đường gấp khúc OPQR 
+Hình D: Hình tam giác ABC
+Hình E: Hình vuông MNPQ 
+Hình G: Hình chữ nhật GHIK
+Hình H: Hình tứ giác ABCD
* Vẽ hình theo mẫu
Bài 2: Vẽ hình theo mẫu
- HS vẽ hình vào sách theo mẫu. GV nhận xét.
* Nhận biết các hình đã học
Bài 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng vào hình sau để được:
a. Hình tam giác
b. Một hình tam giác và một hình tứ giác
Bài 4: Trong hình vẽ bên có:
a. 5 Hình tam giác
b. 3 Hình chữ nhật
*Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Về nhà làm lại những bài sai.
*Rút kinh nghiệm tiết dạy: 	
TUẦN 34
Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2008
Chính tả.
ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
I. Mục đích yêu cầu.
- Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
- Viết đúng những tiếng có âm đầu, thanh điệu dễ lẫn: ch /tr, thanh hỏi / thanh ngã.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ.
- 3 học sinh lên bảng viết lại bài 3a của tiết trước. GV nhận xét, cho điểm.
*Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe viết 
Mục tiêu : Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.
Cách tiến hành:
2.1 Hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc 1 lần bài chính tả. 2 học sin

File đính kèm:

  • doctuan 34.doc
Đề thi liên quan