Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 35 - Trần Thị Thanh Hảo

doc19 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 35 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Củng cố chủ yếu về :
- Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Bảng cộng, trừ có nhớ.
- Xem đồng hồ, vẽ hình.
II.Chuẩn bị :
- Bảng phụ
III. Các hoạt dộng dạy - học:
Giới thiệu bài: Luyện tập chung
Hoạt động 2: Thực hành
Mục tiêu : Đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000. Bảng cộng, trừ có nhớ.Xem đồng hồ, vẽ hình.
Cách tiến hành:
Bài 1: Số ?
- HS viết các số vào sách . 3 HS sửa bài trên bảng phụ. GV nhận xét.
- 732, 733, 734, 735, 736, 737.
- 905, 906, 907, 908, 909, 910, 911.
- 996, 997, 998, 999, 1000.
Bài 2: 
-HS làm bảng con. 3HS làm trên bảng. GV nhận xét. HS giải thích vì sao điền dấu đó ?
302 < 310 200 + 20 + 2 < 322
888 > 879 600 +80 +4 > 648
542 = 500 +42 400 +120 +5 = 525
Bài 3: 
-HS làm bảng con. 1 HS sửa bài trên bảng. Lớp nhận xét, GV nhận xét.
Bài 4:
-GV cho hs xem mô hình rồi chọn cách đọc nào cho đúng.
 7 giờ 15 phút: Đồng hồ C 10 giờ 30 phút : Đồng hồ B 1 giờ rưỡi: Đồng hồ A
Bài 5 : 
- GV hướng dẫn hs nhìn hình mẫu, chấm các điểm để vẽ từng hình tứ giác rồi 
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm lại bài sai. Học lại các bảng nhân, chia.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 1 )
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc.
- Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài Tập đọc đã học suốt học kì II .
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu : HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
3. Ôn luyện về dấu chấm.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc.Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài tập đọc.
-HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 28
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 28
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Bạn có biết ?.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào ( bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ )Ôn luyện về dấu chấm.
Cách tiến hành:
* Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ khi nào.
Bài 2: ( miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.	 
- HS thảo luận nhóm sau đó trả lời miệng.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, GV nhận xét.
- Câu “ Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo ?” – GV giúp HS hiểu đi đón em gái thời gian phải trong ngày.
*Ôn luyện về dấu chấm:Ngắt đoạn văn sau thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm viết vào vở. 1 HS làm bảng phụ.
- HS đọc lại đoạn văn đã ngắt câu. GV nhận xét.
* Củng cố dặn dò :
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học ở HKII.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 2 )
I.Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1 )
2. Ôn luyện các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ ngữ đó.
3. Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào ?
II.Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài tập đọc.
-HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 29
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 29
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Cậu bé và cây si già ?.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Ôn luyện các từ ngữ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ ngữ đó.
Ôn luyện về cách đặt câu hỏi có cụm từ Khi nào ?
Cách tiến hành:	
*Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ ( HS làm miệng )
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của đề, đọc bài thơ. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ, gạch chân các từ chỉ màu sắc trong VBT.
- 2 HS lên sửa bài trên bảng. 4 HS trả lời miệng, GV nhận xét chốt lại lời giải đúng. xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
* Đặt câu với mỗi từ vừa tìm được ở bài 2.
- HS làm vào vở . HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. GV, cả lớp nhận xét.
* Đặt câu có cụm từ khi nào( Viết )
- HS làm vào vở . HS tiếp nối nhau đọc câu vừa đặt. GV, cả lớp nhận xét.
a. Khi nào trời rét cóng tay ?/ Trời rét cóng tay khi nào ?
b.Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ ?Luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ khi nào ?
c. Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú ? Cô giáo sẽ đưa các bạn đi thăm vườn thú khi nào ?
d. Khi nào các bạn thường về thăm ông bà? Các bạn thường về thăm ông bà khi nào ?
Củng cố, dặn dò: 2 nhóm thi đặt câu hỏi trong đó có cụm từ khi nào ? ( 1 nhóm hỏi, 1 nhóm tả lời và ngược lại ) Nhận xét tiết học.Về nhà ôn các bài tập đọc và làm VBT.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 
Thứ hai, ngày tháng năm 2008
Đạo đức
THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI HKII VÀ CUỐI NĂM
I.Mục tiêu:
- HS nêu được biểu hiện giúp đỡ người khuyết tật. Kể được việc làm thể hiện biết quan tâm, giúp đỡ người khuyết tật.
- Nêu tên một số loài vật có ích. Nói được vì sao phải bảo vệ loài vật có ích. Kể việc làm thể hiện việc chăm sóc và bảo vệ loài vật có ích.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ ghi câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận cặp đôi hoặc nhóm.
Mục tiêu :HS hiểu được sự cần thiết và một số việc cần làm để giúp đỡ người khuyết tật.	
Cách tiến hành:
- GV nêu những nội dung thảo luận: Nêu việc làm để giúp đỡ người khuyết tật?.
- Các nhóm tiến hành thảo luận.
- Đại diện báo cáo kết quả thảo luận.Nhóm khác bổ sung và tranh luận.
- Kết luận: Tùy theo khả năng điều kiện thực tế. Các em giúp đỡ người khuyết tật bằng nhiều cách khác nhau. Như đẩy xe lăn cho người bị liệt, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc màu da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng các bạn bị câm điếc.
Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
Mục tiêu : Giúp HS nêu được biểu hiện giúp đỡ người khuyết tật
Cách tiến hành: 
1.GV:Đi học về đến đầu làng thì Thuỷ và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thuỷ chào: “ Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “ Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với”. Quân liền bảo: “ về nhanh để xem hoạt hình trên ti vi, cậu ạ.”.GV nêu câu hỏi: Nếu em là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó ? Vì sao ?
2.Chia nhóm thảo luận.
3.Đại diện các nhóm trình bày.
4.Kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn : Cần chỉ đường hoặc dẫn đường cho người bị hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm .
Hoạt động 3: Thảoluận nhóm
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được sự cần thiết phải tham gia bảo vệ loài vật có ích.
Cách tiến hành:
1.GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi: Em biết những vật có ích nào? Hãy kể những ích lợi của con vật? Em cần làm gì để bảo vệ loài vật có ích?
2. HS thảo luận nhóm. 3. Đại diện trình bày ý kiến của nhóm. 4. GV kết luận
Hoạt động 4: Tự liên hệ
Mục tiêu : HS biết chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ loài vật có ích.
Cách tiến hành :
1. GV : “ Em đã biết bảo vệ loài vật có ích chưa? Hãy kể một vài việc làm cụ thể.”
2. HS tự liên hệ
3. GV: Khen HS đã biết bảo vệ loài vật có ích và nhắc nhở HS trong lớp học tập các bạn.Kết luận chung: 
*Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Thực hành những điều vừa học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Nhân, chia trong phạm vi bảng nhân và bảng chia đã học.
- Thực hành, vận dụng bảng nhân và bảng chia trong tính, giải bài toán.
- Tính chu vi hình tam giác.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Nhân, chia trong phạm vi bảng nhân và bảng chia đã học.Thực hành, vận dụng bảng nhân và bảng chia trong tính, giải bài toán.Tính chu vi hình tam giác.
Cách tiến hành:	
Bài 1: 
- HS thi tiếp sức theo nhóm. GV nhận xét.
2 x 9 = 18 16 : 4 = 4 3 x 5 = 15 2x 4 = 8
3 x 9 = 27 18 : 3 = 6	 5 x 3 = 15 4 x 2 = 8
4 x 9 = 36	 14 : 2 = 7	 15 : 3 = 5 8 : 2 = 4
5 x 9 = 45	 25 : 5 = 5 15 : 5 = 3 	 15 : 5 = 3
- Các em nhận xét xem giữa phép tính 3 x 5 và 5 x 3?
- Khi đổi chỗ các thừa số trong 1 tích thì tích không thay đổi.
- Phép tính 3 x 5 = 15 , 15 : 3 = 5 , 15 : 5 = 3 có mối quan hệ gì ?
Bài 2: 
-HS làm bảng con và nêu cách thực hiện.
Bài 3 : 
GV vẽ hình trên bảng cho hs nhìn hình vẽ, nêu độ dài của từng cạnh của hình tam giác rồi cho biết :
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ?
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
Bài 4: 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề .
- Bài toán ở dạng gì ? Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 Bài giải
 Bao gạo cân nặng là:
 35 + 9 = 44 ( kg )
 Đáp số: 44 kg
Bài 5:Viết hai số mà mỗi số có 3 chữ số giống nhau.
- 2 nhóm thi tiếp sức. ( VD :111, 222, 333, 444, 555, 666, 777, 888, 999 )
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học .Về nhà làm lại bài sai và hoàn tất bài tập.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Chính tả
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 3 )
I.Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1 )
2. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu.
3. Ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
II.Chuẩn bị:
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài tập đọc.
-HS đọc kết hợp trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 30
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 30
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Xem truyền hình.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1 ).Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu.Ôn luyện về cách sử dụng dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
Cách tiến hành:	
*Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu 
Bài 2: ( miệng )
- 1 HS đọc yêu cầu và 4 câu văn. Cả lớp đọc thầm lại, suy nghĩ. HS tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm. Cả lớp, GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Câu a : Đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ ở đâu ?
Câu b : Chú méo mướp vẫn nằm lì ở đâu ?
Câu c : Tàu Phương Đông đang buông neo ở đâu ?
Câu d : Một chú bé đang say mê thổi sáo ở đâu ?
* Điền dấu chấm hỏi hay dấu phẩy vào mỗi ô trống tong truyện vui. ( viết )
Bài 3: ( miệng )
- HS đọc đề , nêu yêu cầu đề. Cả lớp đọc thầm lại.
- HS làm vào vở. 1HS làm bài trên bảng phụ . GV chấm bài, nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Khi nào các em đặt dấu chấm hỏi ? Khi nào đặt dấu phẩy ?
*Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.	Về nhà tiếp tục rèn đọc và làm lại các bài tập sai.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ tư, ngày tháng 4 năm 2008
Tự nhiên và xã hội
 ÔN TẬP: TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. 
- Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II.Chuẩn bị: Phiếu bài tập
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
- Hãy nêu những điều em biết về mặt trăng và các vì sao. HS trả lời. GV nhận xét.
*Giới thiệu bài: “ Ôn tập: Tự nhiên”
Hoạt động 2: Tham quan thiên nhiên
Mục tiêu : Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Cách tiến hành: 
- HS làm việc theo nhóm dựa vào quan sát thực tế. 
2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa:
a. Mặt trời và Mặt trăng
* Giống nhau: Đều có dạng hình tròn và như một quả bóng khổng lồ
*Khác nhau:
+Mặt Trời: Ánh sáng mặt trời nóng vì là quả bóng lửa, chiếu sáng và sưởi ấm trái đất, tự phát sáng.
+Mặt trăng: Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì mặt trăng không tự phát ra được ánh sáng, phản chiếu ánh sáng từ mặt trời xuống trái đất.
b. Mặt trăng và các vì sao
* Giống nhau: Đều có dạng hình tròn và như một quả bóng khổng lồ, chiếu sáng vào ban đêm.
*Khác nhau:
+Các vì sao: Là những quả bóng lửa khổng lồ giống như mặt trời, tự phát sáng.
+Mặt trăng: Ánh sáng mặt trăng mát dịu, không nóng như ánh sáng mặt trời vì mặt trăng không tự phát ra được ánh sáng, phản chiếu ánh sáng từ mặt trời xuống trái đất.
Hoạt động 3 :Trò chơi : “Du hành vũ trụ”
Mục tiêu: Củng cố hiểu biết về mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Gây hứng thú học tập.
Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Bước 3: Trình diễn. Các nhóm lần lượt trình bày trước lớp. GV khen sự sáng tạo của HS.
Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. Về xem lại bài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35 Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Kể chuyện
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 4 )
I.Mục đích yêu cầu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( Yêu cầu như tiết 1 )
2. Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng.
3. Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào 
4.Đọc thêm bài: “Bảo vệ như thế là rất tốt.”
II.Chuẩn bị: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài tập đọc, trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 31
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 31
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Bảo vệ như thế là rất tốt.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Ôn luyện cách đáp lời chúc mừng.Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ như thế nào 
Cách tiến hành:	
* Nói lời đáp của em. (miệng )
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu đề và tình huống của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV mời 1 tốp 3 HS thực hành đối đáp ( làm mẫu ) trong tình huống a ( Khi ông bà tặng quà sinh nhật em ), 1HS đóng vai cháu đáp lời.
- GV : Cần hỏi đáp tự nhiên : ông, bà nói lời chúc với thái độ vui vẻ, cháu đáp lời lễ độ, thể hiện tình cảm biết ơn.
-Từng tốp hs thực hành hỏi đáp theo các tình huống a, b, c. Cả lớp và gv nhận xét bình chọn những hs biết đáp lời chúc mừng phù hợp với tình huống, tỏ rõ mình là ngừoi lịch sự, có văn hoá trong giao tiếp.
* Đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào ? ( viết)
Bài 3:
- 1 HS đọc yêu cầu đề và 3 câu văn của bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- Trong câu a, từ nào trả lời cho câu hỏi có cụm từ như thế nào ? ( lặc lè )
- 1HS đặt câu hỏi có cụm từ như thế nào cho câu a ( Gấu đi như thế nào ? )
- Cả lớp làm vào vở .GV chấm bài ,nhận xét , chốt lời giải đúng:
*Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc các bài học thuộc lòng. Làm lại các bài tập sai.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ ba, ngày tháng năm 2008
Thể dục
“CHUYỀN CẦU”
I.Mục tiêu:
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người. Yêu cầu đạt thành tích cao.
II.Địa điểm phương tiện:
-Địa điểm:Sân trường vệ sinh, an toàn
-Phương tiện: Còi, cầu, bảng tâng cầu.
III.Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay.
- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
- Đi thường và hít thở sâu.
- Ôn động tác tay, chân, lườn, bụng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
2.Phần cơ bản :
- Chuyền cầu theo nhóm 2 người
Các tổ đại diện ( một cặp ) . GV cho tất cả đứng vào vị trí chuẩn bị. Khi có lệnh các em bắt đầu tung và chuyền cầu cho nhau. Cặp nào để cầu rơi thì dừng lại, từ đó chọn ra cặp vộ địch.
3.Phần kết thúc: 
- Đi đều theo 2-4 hàng dọc và hát.
- Một số động tác thả lỏng.
- Trò chơi hồi tĩnh.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài tập về nhà.
8 phút
2’
1’
1’
4’
2 x 8 nhịp
20 phút
10 phút
20 phút
7 phút
2’
1’
1’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Âm nhạc
TẬP BIỂU DIỄN
I. Mục tiêu :
- HS hát thuộc 6 bài hát : Trên con đường đến trường, Hoa là mùa xuân, Chú chim nhỏ dễ thương, Chim chích bông, Chú ếch con, Bắc kim thang
-HS biết phân biệt các kiểu gõ đệm bài hát theo phách hoặc theo nhịp và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
- HS biết hát và biểu diễn múa phụ hoạ.Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin
II.Chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ, băng nhạc, máy nghe.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Biểu diễn bài hát
Mục tiêu: HS hát thuộc 6 bài hát HS biết phân biệt các kiểu gõ đệm bài hát theo phách hoặc theo nhịp và gõ đệm theo tiết tấu lời ca.HS biết hát và biểu diễn múa phụ hoạ.Rèm luyện tính mạnh dạn, tự tin.
Cách tiến hành:
- HS thành lập Ban giám khảo để chấm điểm.
- GV cho HS nghe băng lại 6 bài hát nói trên.
- Cho HS xung phong hát 1 trong 6 bài hát ( vừa hát vừa biểu diễn phụ hoạ )
+Trên con đường đến trườn
+Hoa là mùa xuân
+Chú chim nhỏ dễ thương
+Chim chích bông
+Chú ếch con
+ Bắc kim thang
- Cho mỗi nhóm hát 1 bài tự chọn trong các bài nói trên.
- Các nhóm biểu diễn trước lớp.
- Cả lớp hát từng bài – vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp, gõ phách.
- Một nửa lớp hát, một nửa lớp gõ nhịp, gõ phách và ngược lại.
- GV theo dõi, uốn nắn chỗ các em hát sai.
Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
Mục tiêu: HS tham gia trò chơi tích cực.
Cách tiến hành:
- GV hát một số bài hát trên nguyên âm o, u, a, ô, i
- HS đoán tên một số bài hát.
- Cả lớp vừa hát, vừa vận động phụ hoạ theo bài hát.
Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.Về nhà tập hát cho thuộc các bài vừa ôn.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Tập đọc
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 5 )
I. Muc đích, yêu cầu:
1.Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1 )
2.Ôn luyện cách đáp lời khen.
3.Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Vì sao .
4. Đọc thêm bài Quyển sổ liên lạc.
II.Chuẩn bị:
- Các phiếu viết tên bài tập đọc.
- Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài tập đọc, trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 32
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 32
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Quyển sổ liên lạc.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Ôn luyện cách đáp lời khen.Ôn luyện về cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Vì sao .
Cách tiến hành:	
* Nói lời đáp của em ( miệng )
Bài 2:
- Hs đọc đề và 3 tình huống trong bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 cặp hs thực hành làm mẫu trong tình huống a.
+ Hs đóng vai bà nói lời khen ngợi SGK. Hs trong vai cháu đáp lời khen với thái độ phù hợp, tự nhiên, khiêm tốn.
* Từng cặp hs thực hành hỏi – đáp theo các tình huống a, b, c
- HS cả lớp và GV nhận xét bình chọn những HS biết đáp lời khen ngợi phù hợp với tình huống, tỏ rõ mình là người khiêm tốn, có văn hoá.
* Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao.
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của đề và 3 câu văn của bài.
- Trong câu a, cụm từ nào trả lời cho câu hỏi “ vì sao ?”
- HS đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu a.
- Cả lớp đặt câu hỏi cho các câu a,b,c vào vở. HS tiếp nối nhau đọc kết quả làm bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn lại các bài tập đọc vừa học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Kĩ năng tính ( cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi chương trình toán 2 )
- Sắp xếp các số theo thứ tự xác định.
- Xem đồng hồ, tính chu vi tam giác.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Kĩ năng tính ( cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi chương trình toán 2 ). Sắp xếp các số theo thứ tự xác định.Xem đồng hồ, tính chu vi tam giác 
Cách tiến hành:
*Xem đồng hồ
Bài 1: 
-GV cho HS nhìn mô hình đồng hồ để trả lời các đồng hồ chỉ mấy giờ ?
Đồng hồ A: 5 giờ 15 phút
Đồng hồ B: 9 giờ 30 phút
Đồng hồ C: 12 giờ 15 phút
*Sắp xếp các số theo thứ tự xác định
Bài 2: 
- HS làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ. GV nhận xét: 699, 728, 740, 801 
*Kĩ năng tính ( cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi chương trình toán 2 ).
Bài 3: 
-HS làm bảng con và nêu cách đặt tính và cách thực hiện.
a. 85 75 312 b. 64 100 509
 - 39 + 25 + 7 +16 - 58 - 6
 36 100 319 80 42 503
Bài 4: 
- HS làm bảng con. GV nhận xét.
- Nêu cách thứ tự thực hiện phép tính ? ( từ trái sang phải ) 
24 + 18 – 28 = 42 – 28 3 x 6 : 2 = 18: 2
	 = 14 = 9
5 x 8 – 11 = 40 - 11 30: 3 : 5 = 10 : 5
 = 29 = 2
*Tính chu vi tam giác 
Bài 5 : 
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào ? 
- HS làm bài vào vở bằng nhiều cách khác nhau và giải thích tại sao ?
Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học.Về nhà làm lại bài sai.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Luyện từ và câu
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II ( Tiết 5 )
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ có trong sách .
2. Ôn luyện về cách đáp lời từ chối; cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì; về dấu chấm than, dấu phẩy.
3.Đọc thêm bài: “Lá cờ.”
II.Chuẩn bị:
- Các tờ phiếu ghi tên các bài HTL cần ôn, bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
Hoạt động 1: Kiểm tra đọc 
-8 HS lần lượt lên bốc thăm để chọn bài học thuộc lòng, trả lời câu hỏi trong SGK . GV ghi điểm.
Hoạt động 2: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 33
Mục tiêu: Đọc thêm các bài tập đọc tuần 33
 Cách tiến hành:
- Đọc thêm bài: “Lá cờ.” GV đọc mẫu. 1 HS giỏi đọc lại.
- GV tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.Các nhóm thi đọc. GV nhận xét.
Hoạt động 3: Thực hành
Mục tiêu: Ôn luyện về cách đáp lời từ chối; cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ để làm gì; về dấu chấm than, dấu phẩy.
Cách tiến hành:	
*Nói lời đáp của em.
- HS đọc đề và 3 tình huống trong bài. Cả lớp đọc thầm lại.
- 1 cặp hs thực hành làm mẫu trong tình huống a.
- HS1 : Nói lời yêu cầu, đề nghị.
- HS2 : Nói lời từ chối.
- HS1 : Đáp lời từ chối
*Tìm bộ phận của câu trả lời câu hỏi “ Để làm gì ?” 
- 1 HS đọc yêu cầu và 3 câu văn trong bài. Cả lớp đọc thầm 3 câu văn và tìm trong từng câu cụm từ trả lời cho câu hỏi “ Để làm gì ?”
- Gạch chân các cụm từ đó trong vở.HS phát biểu ý kiến. Cả lớp, GV nhận xét, chốt lại.
*Điền dấu chấm than hay dấu phẩy: 
- 1 HS đọc cầu của bài và truyện vui. Cả lớp đọc thầm lại.
- GV: Truyện vui này vì sao làm người đọc buồn cười ?
- HS đọc thầm truyện vui, làm bài vào vở. GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
*Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Dặn hs về ôn lại các bài học thuộc lòng vừa học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
 Thứ tư, ngày tháng năm 2008
Thủ công
TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH
I. Mục tiêu:
- GV, HS thấy được kết quả học tập trong năm.
- HS yêu thích môn thủ công.
- Thông qua kết quả làm việc của HS, GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt.
II. Chuẩn bị:
- Một số sản phẩm thủ công đã học.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Trưng bày sản phẩm
Mục tiêu: GV, HS thấy được kết quả học tập trong năm. HS yêu thích môn thủ công.
Cách tiến hành:
- Chọn các sản phẩm đẹp của các loại bài.
- Trưng bày nơi thuận tiện cho nhiều người xem.
+Dán giấy crôki các sản phẩm theo từng loại bài.
+Trình bày đẹp, có đầu đề.
 Kết quả giảng dạy thủ công lớp 2 3 Năm học 200 7 -2008
+Sản phẩm
+Tên sản phẩm.
Hoạt động 2: Đánh giá
Mục tiêu: Thông qua kết quả làm việc của HS, GV điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả tốt.
Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS xem và gợi ý các em nhận xét, đánh giá về các sản phẩm.
- GV hướng dẫn HS xem và tổng kết. Tuyên dương HS làm sản phẩm đẹp.
Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ học tập, thái độ làm bài, kỹ năng thực hành và sản phẩm của hs.
- Nhận xét chung về kiến thức, kĩ năng và thái độ của hs trong cả năm học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
TUẦN 35
 Thứ năm, ngày tháng năm 2008
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu :
- Kĩ năng tính .
- So sánh các số. Tính chu vihình tam giác.
- Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Thực hành
Mục tiêu: Kĩ năng tính .So sánh các số. Tính chu vi hình tam giác.Giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn 1 số đơn vị
Cách tiến hành:
Bài 1: 
- HS nhẩm miệng theo bàn. GV nhận xét.
- 1 nhân với bất kì số nào có kết quả ra sao ? Số 0 nhân với 1 số có kết quả ra sao ? 
- Nêu thứ tự thực hiện các phép tính ? ( từ trái qua phải )
Bài 2: 
- HS làm bảng con và cho biết vì sao điền dấu đó ?
 482 > 480 300 + 20 + 8 = 338
 987 < 989 400 + 60 +9 = 469
1000 = 400 +600	 700 +300 > 999
Bài 3: 
- HS làm bảng con . GV nhận xét.
Bài 4: 
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của đề .
- Bài toán ở dạng gì ? Bài toán cho biết gì, bài toán hỏi gì ?
- HS làm bài vào vở, 1HS làm bảng phụ. GV nhận xét.
 Bài giải
 Tấm vải hoa dài là:
 40 – 16 = 24 ( m )
 Đáp số: 24 mét vải
Bài 5: 
- GV yêu cầu HS đo độ dài các cạnh

File đính kèm:

  • doctuan 35.doc
Đề thi liên quan