Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Trọng Việ

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Năm học 2008-2009 - Nguyễn Trọng Việ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Thứ hai ngày 29 tháng 9 năm 2008
Hoạt động ngoài giờ : Chào cờ đầu tuần
.................................................................
Tập đọc (T7)
Một người chính trực
I. Mục đích, yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Giọng đọc phù hợp,phân biệt lời ngời kể với lời nhân vật.Thể hiện rõ sự chính trực của Tô Hiến Thành.
 2. Hiểu nội dung , ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự thanh liêm , tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành- Vị quan thời xa xưa.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh hoạ bài đọc SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc
 - GV giới thiệu chủ điểm: Măng mọc thẳng.
 - Giới thiệu và ghi tên bài.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
*) Luyện đọc. 
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc. 
 - Giúp h/s hiểu nghĩa các từ chú giải.
 - GV dọc diễn cảm toàn bài.
*) Tìm hiểu bài.
 -Đoạn này kể chuyện gì?
 - Trong việc lập ngôi vua Tô Hiến Thành thể hiện sự chính trực thế nào?
 - Ai thường xuyên chăm sóc khi ông ốm nặng?
 - Ông tiến cử ai thay mình?
 - Vì sao Thái Hậu tỏ ra ngạc nhiên?
 - Vì sao nhân dân ca ngợi Tô Hiến Thành?
*) Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - GV hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp.
 - Tổ chức thi đọc diễn cảm theo cách phân vai(GV treo bảng phụ chép đoạn cuối).
 - GV nhận xét, khen h/s đọc tốt.
3.Củng cố-Dặn dò:
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
 - Tiếp tục luyện đọc và chuẩn bị bài sau.
 - Về nhà học thuộc ghi nhớ và luyện thực hành.
 - 2 em nối tiếp đọc bài: Người ăn xin, trả lời câu hỏi 2,3,4(SGK).
 - Mở sách,quan sát tranh chủ điểm và bài đọc. Nghe giới thiệu.
 - HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn truyện theo 3 lượt. 1em đọc chú giải cuối bài.
 - Luyện đọc theo cặp.
 - 2 em đọc cả bài.
 - Lớp nghe, theo dõi sách.
 - Học sinh trả lời.
 <Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành
đối với việc lập ngôi vua.>
 - 1em trả lời.
 - Học sinh trả lời
 - 4 h/s nối tiếp đọc 4 đoạn truỵện
 - 2em nêu cách chọn giọng đọc 
 - Lớp chia nhóm 3 em luyện đọc theo 3 vai đoạn cuối truyện(Một hômTrung Tá).
 - Mỗi tổ cử 1 nhóm thi đọc.
..................................................................................
Toán: Tiết 16. 
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
I. Mục tiêu:
Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
 	 - Cách so sánh hai số tự nhiên.
 	 - Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bảng phụ ghi sẵn tia số.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: So sánh hai số: 97;98.
 99, 100.
2. Bài mới:
a:HĐ 1: Cách so sánh hai số tự nhiên.
 - So sánh các số sau:
29869 và30005; 
 - Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
 - Trong dãy số tự nhiên số đứng trước so với số đứng sau như thế nào?
-Trên tia số số ở xa gốc 0 là số lớn hơn.
b)HĐ 2: Xếp các STN theo thứ tự xác định.
- GV ghi:7698,7968,7896, 
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn? 
c)HĐ 3:Thựchành.
Bài 1:
- Cho HS làm vào vở.
 - Nhận xét và chữa.
Bài 2:
 - Cho học sinh tự làm và chữa
Bài 3:
 - Cho học sinh làm vào vở
 - Nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố-Dặn dò:
- Nêu cách so sánh hai số tự nhiên?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn lại bài.
 - HS so sánh nêu miệng.
 - HS làm vào vở nháp.
- HS nhắc lại.
 - HS làm vào vở nháp.
 - 4 em đọc kết quả.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS làm vở - Đổi vở KT
 - 3 em lên bảng chữa.
- Học sinh làm bài tập.
 - 3-4 em nêu kết quả.
 - Học sinh làm bài vào vở.
 -2 em lên chữa bài.
a)1984; 1978; 1952; 1942.
b)1969; 1954; 1945; 1890.
.......................................................................
Chính tả : T4 (nhớ – viết)
Truyện cổ nước mình
I. Mục đích, yêu cầu;
 - Nhớ viết được chính xác, đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu bài thơ.
 -Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng(phát âm đúng) các từ có âm đầu r/d/gi hoặc vần ân/ âng.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ viết bài tập 2a.
 - Phiếu bài tập cá nhân.
III- Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ-YC giờ học.
b. Hướng dẫn h/s nhớ viết.
- Bài viết thuộc thể loại gì?
 - Trình bày như thế nào?
- GV chấm 10 bài, nhận xét.
c. Hướng dẫn bài tập chính tả.
 - Chọn cho h/s làm bài 2a.
 - Gọi h/s đọc yêu cầu.
 - GV treo bảng phụ .
 - GV chốt lời giải đúng: 
 , nồm nam cơn gió thổi
 ,gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
 - Gọi h/s đọc bài đúng.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Chữa lỗi chính tả và nhận xét giờ học.
- Về nhà tự chữa lỗi.
- Xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 2 Nhóm h/s thi tiếp sức viết đúng, nhanh tên các con vật bắt đầu bằng tr/ ch.
(Trâu, trăn,Chó, chim,)
- Nghe giới thiệu.
 - 1 em đọc yêu cầu của bài.
 - 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
 - Cả lớp đọc thầm.
 - HS gấp sách nhớ đoạn thơ, tự viết bài.
 - Đổi vở tự soát lỗi.
 - Nghe GV đọc yêu cầu.
 - Mở SGK.
 - 1 em đọc yêu cầu.
 - Làm bài vào phiếu cá nhân.
 - 1 em chữa bài ở bảng phụ.
 - Nhiều em đọc lời giải đúng.
 - Lớp chữa bài đúng vào vở.
.........................................................................................................................................
Thứ ba ngày 30 tháng 9 năm 2008
Toán. Tiết 17 : 
Luyện tập.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 	- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
 	- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x <5; 68 < x <92 (với x là số tự nhiên).
II. Đồ dùng dạy học:
 	 - Bảng phụ chép bài 3.
 	- SGK toán 4.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Để viết các số tự nhiên ta dùng mấy chữ số?
2. Bài mới:
Bài1:
 - Cho HS làm vở .
 - Nhận xét và bổ sung.
Bài 2:
 - Cho HS làm vở.
+Từ 0 đến 9 có mấy số?
+Từ 0 đến 99 có bao nhiêu số?
Bài3:
 - GV treo bảng phụ lên bảng .
 - Cho HS làm vào vở.
Bài 4:
 - GV giới thiệu bài tập:
x < 5 (Đọc : x bé hơn 5).
 - ChoHS tự đọc trong SGK .
Bài 5:
 - Cho HS làm vào vở.
 - Chấm một số vở và chữa.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Có bao nhiêu số có ba chữ số?
- Hệ thống bài và nhận xét
- Về nhà ôn lại bài
- HS nêu
 - Nhận xét và bổ sung
 - HS làm vở và đổi vở để kiểm tra.
 - 3 em lên bảng chữa.
 - Nhận xét và chữa.
 - 2 HS trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
- 4 em làm bảng.
a) 856 067< 859 167
b) 492 037> 482 037
c) 609 608 <609 609
d)264 309 = 0264 309
 - Nhận xét và chữa
- HS đọc và làm vào vở
Các số :70;80;90lớn hơn 68 nhỏ hơn 92 và là các số tròn chục.
 Vậy x là các số: 70;80;90. 
..................................................................................
Luyện từ và câu (T7)
Từ ghép và từ láy
I. Mục đích, yêu cầu:
 -Nắm được 2 cách chính cấu tạo từ phức tiếng Việt.
 - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm từ ghép, từ láy, tập đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Từ điển tiếng Việt, bảng phụ viết 2 từ làm mẫu.
 - H/s chuẩn bị phiếu bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC tiết học
b. Phần nhận xét:
 - Em có nhận xét gì về các tiếng cấu tạo nên từ phức: Truyện cổ, ông cha?
 - Nhận xét về từ phức: thầm thì?
 - Nêu nhận xét về từ phức : chầm chậm, cheo leo, se sẽ?
c. Phần ghi nhớ 
 - GV giải thích nội dung ghi nhớ.
(lưu ý với từ láy: luôn luôn)
3. Phần luyện tập
Bài tập 1:
 - GV nhắc h/s chú ý các từ in nghiêng và in đậm.
Bài tập 2:
 - GV phát các trang từ điển đã chuẩn bị.
 - Treo bảng phụ
 - Nhận xét,chốt lời giải đúng.
( giải thích cho học sinh những từ không có 
nghĩa, hoặc nghĩa không đúng ND bài)
4. Củng cố - Dặn dò: 
- Cho HS đọc lại ghi nhớ và lấy ví dụ.
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và tiếp tục chuẩn bị bài sau.
 - 2em trả lời câu hỏi: Từ đơn và từ phức khác nhau ở điểm gì?
 - Nghe
 - 1em đọc bài 1 và gợi ý, lớp đọc thầm.
 - Đều do các tiếng có nghĩa tạo thành
 - Vài h/s nêu lại 
- 2em đọc ghi nhớ , cả lớp đọc thầm.
 - 2em đọc yêu cầu của bài.
 - HS làm bài cá nhân.
 - 3 em đọc bài.
-Nhận xét kết quả.
 - 1em đọc yêu cầu .
 - Trao đổi theo cặp.
 - Làm bài vào phiếu đã chuẩn bị.
 - 1em chữa bảng phụ.
 - Đại diện 4 nhóm trình bày kết quả .
 - Lớp đọc bài.
 - Chữa bài đúng vào vở.
 .................................................................................
Lịch sử (T4)
Nước Âu Lạc
I- Mục tiêu:
 Học xong bài này HS biết:
 - Nước Âu Lạc là sự nối tiếp của nước Văn Lang.
 - Thời gian tồn tại của nước Âu Lạc, tên Vua, nơi kinh đô đóng.
 - Sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc.
 - Nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà.
II- Đồ dùng dạy học
 - Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 - Hình trong SGK; Phiếu học tập của HS.
III- Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Kiểm tra: Nêu tục lệ của người Lạc Việt còn có ở địa phương em.
 - Nhận xét và đánh giá.
2- Dạy bài mới:
+ HĐ1: Làm việc cá nhân.
 - Cho HS đọc SGK và làm bài tập điền vào ô trống:
 Sống cùng trên 1 địa bàn.
 Đều biết chế tạo đồ đồng.
 Đều biết rèn sắt.
 Đều trồng luá và chăn nuôi.
 Tục lệ có nhiều điểm giống nhau.
- GV nhận xét và kết luận.
+ HĐ2: Làm việc cả lớp.
 - GV treo lược đồ hình 1.
 - Gọi HS xác định nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
 - So sánh sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và nước Âu Lạc?
 - Nêu tác dụng của nỏ và thành Cổ Loa
+ HĐ3: Làm việc cả lớp
 - Cho HS đọc SGK và kể lại cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà của ND ta.
 - Vì sao cuộc xâm lược của quân Triệu Đà bị thất bại?
 - Vì sao năm 179 TCN nước Âu Lạc lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc?
 - GV nhận xét và rút ra kết luận.
3- Củng cố-Dặn dò:
- Hệ thống bài và nhận xét giờ.
- Về nhà học bài và tìm hiểu thêm.
 - 2 em trả lời.
 - HS nhận xét.
 - HS đọc SGK.
 - Làm vào phiếu theo nhóm đôi.
 - HS tiến hành đánh dấu vào ô trống.
- 3-5 nhóm báo cáo kết quả.
 - Nhận xét và bổ sung.
- 1 số HS lên chỉ vị trí nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
 -3 HS trả lời.
- 2-4 HS trả lời.
 - HS thực hành kể.
- 2 em lên kể.
 - HS trả lời.
-Nhận xét và bổ sung.
........................................................................................................................................
Thứ tư ngày 01 tháng 10 năm 2008
Toán. Tiết 18 :
Yến, tạ, tấn.
I. Mục tiêu:
Giúp HS:- Bước đầu nhận biết về độ lớn của yến, tạ, tấn; mối quan hệ giữa yến, tạ, tấn và ki -lô- gam.
 	 - Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng( chủ yếu từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ).
 	 - Biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Bảng phụ chép bảng đơn vị đo khối lượng, SGK lớp 4
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Kể tên các đơn vị đo khối lượng đã học?
 - Nhận xét và đánh giá
2. Bài mới
a)Hoạt động 1: Giới thiệu đơn vị đo khối lượng yến, tạ, tấn.
 - Để đo các khối lượng các vật nặng hàng chục ki-lô-gam người ta dùng đơn vị yến.
1yến = 10 kg.
 - Tương tự giới thiệu tạ tấn
1tạ =10 yến; 1tạ = 100 kg.
1tấn =10 tạ; 1tấn = 1000 kg
b)Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 1:
 - Cho HS làm bài.
 - Nhận xét và sửa.
Bài2: 
 - GV hướng dẵn và cho HS làm vở.
 - Chấm một số bài và chữa
Bài 3: - Cho HS làm vở.
 - Cho HS đổi vở kiểm tra.
Bài 4:
 - Cho HS làm vở.
 - Chấm bài một số bài và chữa
3. Củng cố- Dặn dò: 
 Mua 2 yến gạo tức là mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo?
 - Hệ thống bài và nhận xét
 - Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.	
-2 HS nêu
 - Học sinh lắng nghe
 - HS nhắc lại theo hai chiều
 - 4, 5 HS nhắc lại.
 - Học sinh đọc tên các đơn vị đo khối lượng.
 - HS làm bảng tay. 
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS làm vở .
- 2HS chữa bài.
- Làm vào vở.
 18 yến + 26 yến = 44 yến.
648 tạ - 75 tạ =573 tạ.
 135 tạ x 4 =540 tạ.
512 tấn : 8 =64 tấn. 
 - Làm vở,1 em làm bảng. Bài giải.
Đổi 3 tấn = 30 tạ.
Cả hai chuyến xe đó chở được:
( 30 +3) + 30 =63 (tạ muối)
 Đáp số: 63 tạ muối.
....................................................................................
Tập đọc(T8)
Tre Việt Nam
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc lưu loát , diễn cảm, phù hợp nội dung, cảm xúc và nhịp điệu của bài thơ.
 - Hiểu ý nghĩa bài thơ.
 - Học thuộc lòng những câu thơ em thích.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ trong bài
 - Bảng phụ viết câu, đoạn thơ cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
 - GV nhận xét.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: SGV(105).
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*) Luyện đọc
 - GV giúp h/s hiểu nghiã 1 số từ khó.
 - Hướng dẫn phát âm chuẩn.
 - Treo bảng phụ.
 - GV đọc diễn cảm bài thơ.
*)Tìm hiểu bài
 - Hình ảnh nào của tre gợi phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam?
 - Tìm hình ảnh về cây tre và búp măng non mà em thích?
 - Đoạn kết bài có ý nghĩa gì?
 - Nhận xét và kết luận.
*)Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 
 - GV hướng dẫn tìm giọng đọc phù hợp đoạn 4.
- Luyện đọc thuộc.
3. Củng cố- Dặn dò: 
 - Gọi HS đọc thuộc đoạn mà em thích.
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc bài thơ và chuẩn bị bài sau. 
- 2 em đọc bài: Một người chính trực và trả lời câu hỏi nội dung bài.
 - Nghe, mở sách quan sát tranh minh hoạ.
 - HS nối tiếp đọc bài thơ theo 4 đoạn.
 - 1 em chú giải.
 - 4-6 em đọc.
 - Luyện đọc đoạn 3.
 - HS luyện đọc theo cặp, 2 em đọc cả bài
 - Nghe, đọc thầm theo.
 - HS tiếp nối đọc bài + Trả lời câu hỏi.
 - 5-7 h/s nêu, giải thích lí do em thích.
 - 2-3 em nêu.
 - HS nối tiếp đọc bài.
 - Cả lớp luyện đọc đoạn 4.
 - 6-7 em thi đọc diễn cảm.
 - HS đọc cá nhân, theo bàn, dãy, tổ.
 - Học thuộc lòng từng đoạn và bài thơ.
 ....................................................................
Khoa học: Tiết 7: 
Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học học sinh có thể:
 - Giải thích được lý do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường thay đổi món.
 - Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình trang 16, 17-SGK; sưu tầm các đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
-Nêu vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và lượng nước cần cho cơ thể?
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn .
 *)Mục tiêu: Giải thích lý do cần ăn phối hợp .
 *)Cách tiến hành:
B1: Thảo luận theo cặp
 - Hướng dẫn thảo luận câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
B2: Làm việc cả lớp.
 - Gọi HS trả lời. Nhận xét và kết luận.
*HĐ2: Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối.
 *)Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ...
*)Cách tiến hành:
B1: Làm việc cá nhân
 - Cho HS mở SGK và nghiên cứu
B2: Làm việc theo cặp
 - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Cần ăn đủ. Ăn vừa phải. Ăn có mức độ. Ăn ít. Ăn hạn chế?
B3: Làm việc cả lớp.
 - Tổ chức cho lớp báo cáo kết quả.
 - GV nhận xét và kết luận.
*HĐ3: Trò chơi đi chợ.
 *)Mục tiêu: Biết lựa chọn thức ăn cho từng bữa một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
 *)Cách tiến hành:
B1: GV hướng dẫn cách chơi .
 - Hướng dẫn HS chơi hai cách .
B2: HS thực hành chơi.
B3: HS giới thiệu sản phẩm mình đã chọn.
 - Nhận xét và bổ sung.
3. Củng cố- Dặn dò : 
-Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - HS chia nhóm và thảo luận.
 - 3 nhóm HS trả lời.
- HS mở SGK và quan sát.
 - Tự nghiên cứu tháp dinh dưỡng.
- HS thảo luận và trả lời
 - HS lắng nghe.
 - Thực hiện chơi: Trò chơi đi chợ.
 - Một vài em giới thiệu sản phẩm.
 - Nhận xét và bổ sung.
 ................................................................
Kể chuyện(T4)
Một nhà thơ chân chính
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Rèn kĩ năng nói: Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS trả lời được các câu hỏi về nội dung truyện, kể lại được truyện. Hiểu truyện, ý nghĩa của câu chuyện
 -Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe cô giáo kể chuyện, nhớ chuyện.
 Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng và kế tiếp.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ truyện.
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung yêu cầu 1.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC.
b. GV kể chuyện
- Kể lần 1 kết hợp giải nghĩa từ khó.
- Kể lần 2: Treo bảng phụ
 - GV kể kết hợp tranh minh hoạ đoạn 3.
- Kể lần 3: GV kể.
c. Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của truyện.
*)Yêu cầu 1:
- Dân chúng phản đối nhà vua bạo ngược bằng cách nào?
- Nhà vua độc ác đã làm gì?
- Thái độ của mọi người thế nào?
- Vì sao vua thay đổi thái độ?
*)Yêu cầu 2:
 - Kể chuyện theo nhóm.
- Thi kể chuyện.
 - GV nhận xét, khen h/s kể tốt.
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nêu ý nhĩa của chuyện?
 - Nhận xét giờ học và biẻu dương những em kể tốt.
- Về nhà tập kể lại cho mọi người cùng nhe.
- 2 em kể chuyện về lòng nhân hậu.
 - Nghe giới thiệu.
 - HS nghe.
 - Nghe, tìm hiểu nghĩa từ khó.
 - Cả lớp đọc thầm yêu cầu.
 - Quan sát tranh.
 - HS nghe.
- 1 em đọc yêu cầu 1.
 - 1 em đọc các câu hỏi..
 - 2 em trả lời.
 - Lớp bổ xung.
 - 1 em đọc yêu cầu 2, 3.
 - Từng cặp tập kể từng đoạn và cả chuyện và trao đổi ý nghĩa.
 - Xung phong kể trước lớp.
 - Lớp nhận xét.
.........................................................................................................................................
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2008
Toán.Tiết 19:
Bảng đơn vị đo khối lượng.
I. Mục tiêu: 
Giúp HS:
 	- Nhận biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam, quan hệ giữa dag,hg và g với nhau.
 	 - Biết tên gọi,kí hiệu, thứ tự, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Bảng phụ kẻ sẵn nh SGK.
III	. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
1 tấn =... tạ = ...kg; 1tạ=... yến =...kg.
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu đề-ca-gam và héc-tô-gam.
- Nêu các đơn vị khối lượng đã học?
- Giới thiệu đề- ca- gam:
 Đề- ca- gam viết tắt là dag
1dag = 10 g.
- Giới thiệu héc- tô- gam( tương tự trên)
b. Hoạt động 2: Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng.
- Kể tên các đơn vị đo lớn hơn kg; nhỏ hơn kg?
- Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề?
- Cho HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng.
c. Hoạt động 3: Thực hành.
- Cho HS làm các bài tập trong SGK và chữa bài.
- Bài 4:Cần lưu ý điều gì ?
3. Củng cố- Dặn dò: 
 1tấn = ...tạ =... kg
 1tạ = ... kg ; 
 1kg =... g
 - Về nhà ôn lại bài.
 - Đọc trước bài giây, thế kỷ.
- HS nêu.Lớp làm bảng tay.
- 2 HS nêu - 1HS viết lên bảng.
- 5 HS đọc:
- 3-5 HS nêu.
- 2 HS điền vào bảng ghi sẵn.
- 2, 3 HS nêu.
- 4, 5 HS đọc.
Bài 1: Nêu miệng.
Bài 2- 3: Làm bảng tay,2 em chữa trên bảng.
- 2HS chữa bài.
Bài 4: Làm vở.
Bài giải.
Có tất cả số kg bánh và kẹo là:
( 150 x4) +(200 x2) = 1000 (g)
Đổi 1000 gam =1 kg
 Đáp số: 1 kg
...........................................................................
Luyện từ và câu(T8)
Luyện tập về từ ghép và từ láy
I. Mục đích, yêu cầu
 - Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
II. Đồ dùng dạy- học
 - Từ điển tiếng Việt để tra cứu.
 - Bảng phụ kẻ sẵn bảng phân loại bài tập 2, 3.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: nêu MĐ- YC.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài tập .1
 - GV nêu câu hỏi
 - GV chốt lời giải đúng.
 - Từ bánh trái có nghĩa tổng hợp .
 - Từ bánh rán có nghĩa phân loại .
 Bài tập 2
 - Muốn làm được bài này cần phải biết từ ghép có 2 loại.
 - GV phát phiếu bài tập cho từng cặp h/s
- Treo bảng phụ.
- GV chốt lời giải đúng.
a) Xe điện, xe đạp, tàu hoả, ...
b) Ruộng đồng, làng xóm, núi non,...
 Bài tập 3.
 - Xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào?
 - GV chốt lời giải đúng.
 - Từ láy âm đầu: Nhút nhát.
 - Từ láy vần: Lạt xạt, lao xao.
 - Từ láy cả âm đầu và vần: Rào rào.
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Ôn lại các bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 1 em trả lời thế nào là từ ghép.
 - 1 em trả lời thế nào là từ láy.
 - Nghe, mở sách.
- 1 em đọc nội dung bài 1.
 - 3-5 HS trả lời.
 - HS làm bài cá nhân, nêu kết quả.
 - HS làm bài đúng vào vở.
 - 1 em đọc nội dung bài 2
 - 1 em trả lời từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp.
 - Làm bài vào phiếu.
 - 1 em chữa bảng phụ.
 - Vài em nêu lời giải, lớp bổ xung.
- HS làm bài đúng vào vở
 - Vài em đọc bài đúng.
- 1 em đọc yêu cầu.
 - 1-2 em trả lời.
 - Lớp làm bài.
 - 1 em nhắc lại các kiểu từ láy.
 - 1-2 em đọc bài đúng. 
.........................................................
Khoa học(T8)
Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
I. Mục tiêu: 
Sau bài học HS có thể
 - Giải thích lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
 - Nêu ích lợi của việc ăn cá.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Hình 18, 19-SGK; phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
-Tại sao nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
 - Nhận xét và đánh giá
2. Dạy bài mới:
*HĐ1: Trò chơi thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 *)Mục tiêu:Lập được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
 *)Cách tiến hành:
B1: Tổ chức .
 - GV chia lớp thành 2 đội.
B2: Cách chơi và luật chơi.
 Cùng trong một thời gian 5phút thi kể tên...
Đội nào kể được nhiều hơn và đúng sẽ thắng cuộc.
B3: Thực hiện.
 - GV bấm đồng hồ và theo dõi.
*HĐ2: Tìm hiểu lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
 *)Mục tiêu: Kể tên món ăn vừa cung cấp đạm động vật và đạm thực vật. Giải thích tại sao...
 *)Cách tiến hành:
B1: Thảo luận cả lớp.
 - Cho HS đọc danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm và hướng dẫn thảo luận.
B2: Làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
 - GV chia nhóm và phát phiếu.
B3: Thảo luận cả lớp.
 - Trình bày cách giải thích của nhóm.
 - GV nhận xét và kết luận.
3. Củng cố- Dặn dò: 
 - Trong nhóm đạm động vật tại sao chúng ta nên ăn cá?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học
- Vận dụng bài học vào thực tế.
 -2 HS trả lời.
 - Nhận xét và bổ sung.
 - 2 đội thi kể tên món ăn chứa nhiều chất đạm.
-Nhận xét và bổ sung.
 - Một vài em đọc lại danh sách các món ăn chứa nhiều chất đạm vừa tìm được ở HĐ1.
 - HS chia nhóm,thảo luận. 
 - HS nhận xét và bổ sung.
...................................................................
Tập làm văn(T7)
Cốt truyện
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Nắm được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện.
 - Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của 1 câu chuyện tạo thành cốt truyện
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng lớp chép yêu cầu bài 1.
 - Bảng phụ chép 6 sự việc chính truyện cây khế.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
b. Phần nhận xét:
 Bài 1,2.
 - Chia lớp theo các nhóm 4 h/s.
- GV nhận xét, chốt lời giải.
 Bài 3
 - GV chốt lời giải đúng (SGV 109).
c. Phần ghi nhớ.
d. Phần luyện tập.
 Bài tập 1.
 - Treo bảng phụ.
 - GV chốt ý đúng( b,d,a,c,e,g )
 Bài tập 2.
- GV nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò: 
- Cốt truyện có mấy phần cơ bản?
- Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- 1 em nêu cấu trúc 1 bức thư.
 - 1 em đọc bức thư em viết cho bạn học ở trường khác.
 - Nghe, mở sách.
 - 1 em đọc yêu cầu bài 1, 2.
 - Hoạt động nhóm 4, tìm và ghi ý chính trong truyện : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu.
 - Trả lời miệng bài tập 2.
 - 1 em đọc yêu cầu bài tập 3.
 - Lớp làm bài cá nhân.
 - Vài em nêu 3 phần cơ bản cốt truyện.
 - HS nghe.
 - 3 em đọc nội dung ghi nhớ SGK.
 - Lớp đọc thầm.
 - 1 em đọc yêu cầu.
 - HS sắp xếp lại 6 ý chính để tạo thành cốt truyện..
 - 4-6 h/s kể lại câu chuyện theo cốt truyện ở bài 1.
 - Lớp nhận xét.
 - Lớp làm bài đúng vào vở.
.........................................................................................................................................
Thứ năm ngày 02 tháng 10 năm 2008
Toán. Tiết 20: 
Giây, thế kỷ
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
 	- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
 	- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỷ và năm.
II. Đồ dùng dạy học:
 	- Đồng hồ thật có 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
1giờ =? phút.
2.Bài mới
a. Hoạt động 1: Giới thiệu về giây.
- Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút.
- Kim giờ đi từ một só nào đó đến số tiếp liền là mấy giờ?
- Kim phút đi từ một vạch đến một vạch tiếp liền là mấy phút?
- Cho HS quan sát sự chuyển động của kim giây.
- Khoảng thời gian kim giây đi từ một vạch đến một vạch tiếp liền là 1 giây.
- Kim giây đi một vòng(trên mặt đồng hồ) là một phút.Vậy 1phút = 60 giây.
b. Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỷ.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 4 chi tiet.doc