Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Trần Thị Thanh Hảo

doc25 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 4 - Trần Thị Thanh Hảo, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Hiểu khi có lỗi thì nên nhận và sửa lỗi để mau tiến bộ và được mọi người yêu quý. Như thế mới là người dũmg cảm, trung thực.
- Biết tự nhận lỗi và sửa lỗi khi có lỗi, biết nhắc bạn nhận và sửa lỗi.
- Biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
II. Chuẩn bị:
- Vở bài tập đạo đức lớp 2, phiếu thảo luận.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
Mục tiêu: Giúp HS lựa chọn và thực hiện hành vi nhận và sửa lỗi.
Cách tiến hành:
1. Chia nhóm HS và phát phiếu giao việc.(Tình huống 1, 2, 3, 4 trang 6,7)
2. Các nhóm chuẩn bị đóng vai một tình huống.
3. Các nhóm trình bày cách ứng xử của mình.
4. Cả lớp nhận xét.
5. GV nêu kết luận ở từng tình huống.
Kết luận: Khi có lỗi, biết nhận và sửa lỗi là dũng cảm, đáng khen.
3. Hoạt động 2: Thảo luận.
Mục tiêu: Giúp HS hiểu việc bày tỏ ý kiến và thía độ khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình là việc cần thiết, là quyền của từng cá nhân.
Cách tiến hành:
1. Chia nhóm HS và phát phiếu giao việc.(Tình huống 1, 2 trang 7).
2. Các nhóm thảo luận.
3. Các nhóm trình bày kết quả thảo luận
4. Cả lớp nhận xét.
5. Kết luận: Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu lầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác, không trách lỗi nhầm cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn giúp bạn bè sửa lỗi, như vậy mới là bạn bè tốt.
3. Hoạt động 3: Tự liên hệ.
Mục tiêu: Giúp HS đánh giá, lựa chọn hành vi nhận và sửa lỗi từ kinh nghiệm bản thân.
Cách tiến hành:
1.GV mời một số em lên kể hững trường hợp mắc lỗi và sửa lỗi.
2. HS lên trình bày
3. GV cùng HS phân tích tìm ra cách giải quyết đúng.
4. GV khen ngợi những HS trong lớp biết nhận lỗi và sửa lỗi.
Kết luận chung: 
Ai cũng có khi mắc lỗi. Điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa lỗi. Như vậy em sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM (1)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ : loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy..và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
- Hiểu nội dung: không nên nghịch ác với các bạn . Rút ra bài học :phải đối xử tốt với các bạn gái.
II.Chuẩn bị:
- Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc thuộc bài “Gọi bạn”-Trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét.
Giới thiệu bài “Bím tóc đuôi sam”: HS quan sát tranh SGK
Bài văn là một đoạn trích từ truyện Tốt – tô –chan- cô bé bên cửa sổ, một truyện rất nổi tiếng của nhà văn Ku –rô – y –a-na-gi. Bà là người Nhật Bản, đã từng sang thăm Việt Nam sau khi khi truyện được dịch ra tiếng Việt. các em hãy tìm đọc truyện này.
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a)Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS : loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu.
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn .
- Hướng dẫn HS đọc: 
Khi Hà đến trường,/ mấy bạn gái cùng lớp reo lên:// “Ái chà chà!// Bím tóc đẹp quá!”//
- GV giải nghĩa từ: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
GV giải nghĩa thêm từ khác: đầm đìa nước mắt, đối xử tốt.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Toán
29 + 5
I.Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng dạng 29 + 5.
- Củng cố những hiểu biết về tổng, số hạng, về nhận dạng hình vuông.
- Giảm bài 2c
II.Chuẩn bị:
- Bảng gài, 3 bó mỗi bó 1 chục que tính, 14 que tính 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 9 + 5, 9 + 8, 9 + 9, 9 + 3.
- 3 HS đọc bảng công thức 9 cộng với một số. Gv nhận xét, cho điểm
 Giới thiệu bài : “29 + 5”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 29 + 5
Buớc 1: Giới thiệu
Nêu bài toán : Có 29 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?(kết hợp cài que tính vào bảng) 
- GV nêu 29 + 5 =?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 29 + 5 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính.
- GV huớng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép tính. 
 + 29 · 9 cộng 5 bằng 14, viết 4, nhớ 1.
 5 · 2 thêm 1 bằng 3, viết 3
 	34
- Chú ý: Tính từ phải sang trái.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 2: Giảm bài 2c
- HS làm bài vào vở. GV nhận xét. ( a. 65 b. 26)
Bài 3: HS nối các điểm để có hình vuông. GV nhận xét
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
Xem lại bài, học thuộc bảng 9 cộng với môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Tập đọc
BÍM TÓC ĐUÔI SAM (2)
I. Mục đích yêu cầu:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ : loạng choạng, ngã phịch, đầm đìa, ngượng nghịu. Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy..và giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ được chú giải trong bài: bím tóc đuôi sam, tết, loạng choạng, ngượng nghịu, phê bình.
- Hiểu nội dung: không nên nghịch ác với các bạn . Rút ra bài học :phải đối xử tốt với các bạn gái.
II.Chuẩn bị:
-Bảng phụ
III.Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Các bạn gái khen Hà thế nào ?
- Câu 2 : Vì sao Hà khóc ?
- Câu 3: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?
Vì sao lời khen của thấy làm cho Hà nín khóc và cười ngay ?
- Câu 4: Nghe lời thầy , Tuấn đã làm gì ? 
2. Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
- Các nhóm tự phân vai thi đọc lại chuyện.
- HS thi đọc lại bài.Cả lớp, GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện em thấy tuấn có điểm nào đáng chê và đáng khen?
- GV chốt ý :Phải đối xử tốt với các bạn, đặc biệt là các bạn gái.
- Nhận xét tiết học. Đọc bài ở nhà. Xem trước tiết kể chuyện.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ ba, ngày 23 tháng 9 năm 2008
Toán
49 + 25
I. Mục tiêu: 
- Biết thực hiện phép cộng dạng 49 + 25
- Củng cố phép cộng dạng 9 + 5 và 29 + 5 đã học.
- Tìm tổng của hai số hạng đã biết. Giảm bài 2
II. Chuẩn bị:
-Bảng gài, 6 bó mỗi bó 1 chục que tính, 14 que tính rời
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 89 + 6, 43 + 9, 79 + 2, 79 + 1. 
- 3 HS đọc bảng công thức 9 cộng với một số. GV nhận xét, cho điểm..
- Giới thiệu bài : “49 + 25”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 49 + 25
Buớc 1: Giới thiệu
Nêu bài toán : Có 49 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?(GV kết hợp cài que tính vào bảng) 
- GV nêu 49 + 25 =?
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 49 + 25 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính. 
- GV hướng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép tính. 
- Chú ý: Tính từ phải sang trái.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 2: Giảm
Bài 3: 1 HS đọc đề bài.
- GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.( Đáp số :54 học sinh )
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Xem lại bài, học thuộc bảng 9 cộng với môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Chính tả
BÍM TÓC ĐUÔI SAM
I. Mục đích yêu cầu:
1. Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài.
2. Củng cố quy tắc yê / iê, làm đúng các bài tập phân biệt r /d /gi.
II. Chuẩn bị:
 Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
-2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con: nghi ngờ, nghe ngóng, nghiêng ngả
-Gv nhận xét cho điểm.
-Giới thiệu bài: nêu mục đích, yêu cầu.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép.
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- GV đọc đoạn chép trên bảng, 2 HS đọc lại.
b. Hướng dẫn HS nắm nội dung:
+ Đoạn văn nói về cuộc trò chuyện giữa ai với ai ? (Cuộc trò chuyện giữa thầy giáo và Hà)
+ Vì sao Hà không khóc nữa? (Vì Hà được thầy khen có bím tóc đẹp nên rất vui, tự tin, không buồn tủi vì bị trêu chọc nữa)
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài chính tả có những dấu câu gì? (dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm than, dấu hỏi, dấu chấm)
- GV giúp HS phân tích các tiếng khó và cho HS đọc lại.
- Học sinh viết bảng con: khuôn mặt, nói, nín, xinh xinh
c. Học sinh chép bài vào vở. 
- GV theo dõi, uốn nắn.
d. Chấm, chữa bài :
- Chấm 5,7 bài
- GV nêu nhận xét rút kinh nghiệm.
3. Hoạt động 2: Làm bài tập
Bài 2: 
- Một HS đọc yêu cầu của bài.1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên
- Cả lớp, GV nhận xét nhận xét.
- GV nêu quy tắc chính tả với iê/ yê. 2 HS nhắc lại quy tắc
Bài 3: 
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 2 hs làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
- Cả lớp, GV nhận xét 
 da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. Về nhà sửa lỗi ( nếu có). Nhắc HS nhớ quy tắc iê/yê.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
 .............................................................................................................................
Tự nhiên - xã hội
LÀM GÌ ĐỂ CƠ VÀ XƯƠNG PHÁT TRIỂN TỐT?
I. Mục đích, yêu cầu;
- Nắm được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt.
- Giải thích tại sao không nên mang vác các vật quá nặng.
- Biết nhấc một vật đúng cách.
- HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.
II. Chuẩn bị:
- Sách TNXH.
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài: “Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?”
1. Hoạt động 1: Làm gì để cơ và xương phát triển tốt?
Mục tiêu: Nắm được những việc cần làm để xương và cơ phát triển tốt. Giải thích tại sao không nên mang vác các vật quá nặng. HS có ý thức thực hiện các biện pháp để xương và cơ phát triển tốt.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Chia nhóm HS và giao việc cho từng nhóm
- Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Nhóm 1: Quan sát hình 1 và cho biết: Muốn cơ và xương phát triển tốt ta làm thế nào? Hằng ngày em ăn uống những gì?
+ Nhóm 2: Quan sát hình 2 và cho biết : Bạn HS ngồi học sai hay đúng tư thế?
+ Nhóm 3: Quan sát hình 3 và cho biết : Bơi có tác dụng gì? Chúng ta nên bơi ở đâu? Ngoài bơi chúng ta có thể chơi các môn thể thao gì?
+ Nhóm 4: Quan sát hình 4, 5: Bạn nào sử dụng dụng cụ tưới cây vừa sức? Chúng ta có nên xách các vật nặng không? Vì sao?
Bước 3: Hoạt động cả lớp
- Các nhóm báo cáo kết quả. GV nhận xét
- Yêu cầu HS thảo luận: Nên làm gì để cơ và xương phát triển tốt? Không nên làm gì?
GV nhắc HS nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức và tập luyện thể dục thể thao sẽ có lợi cho sức khoẻ và giúp cơ, xương phát triển tốt.
2. Hoạt động 2:Trò chơi “ Nhấc một vật”.
Mục tiêu: Biết nhấc một vật đúng cách để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống?
Cách tiến hành:
- Bước 1: GV làm mẫu, phổ biến cách chơi
- Bước 2 :Tổ chức cho 2 đội chơi (mỗi đội 5 HS ). GV nhận xét đội nào nhấc nhanh, đúng. GV làm mẫu cả hai động tác đúng và sai để HS so sánh, phân biệt.
- Các em học gì qua trò chơi này?
3. Củng cố,dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Thực hiện nhấc 1 vật đúng cách.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
Kể chuyện
BÍM TÓC ĐUÔI SAM.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại đoạn 1, 2 của câu chuyện.Nhớ và kể lại nội dung đoạn 3 bằng lời của mình.
- Biết tham gia cùng với các bạn dựng lại câu chuyện.
- Có khả năng nghe bạn kể, nhận xét lời kể của bạn.
II. Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ. Các mảnh bìa ghi tên các nhân vật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ
- 3 HS tiếp nối nhau kể chuyện: “Bạn của nai nhỏ.” Theo lối phân vai.
- GV, cả lớp nhận xét
Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện.
2.1. Kể lại đoạn 1, 2.
- HS đọc yêu cầu của bài.HS quan sát tranh nhớ lại nội dung tranh.
GV: Hà có hai bím tóc ra sao? Khi Hà đến trường, mấy bạn gái reo lên như thế nào?
Tuấn đã trêu chọc Hà thế nào? Việc làm của Tuấn dẫn đến điều gì?
- 2, 3 HS thi kể đoạn 1 theo tranh 1. 2-3 HS thi kể đoạn 2 theo tranh 2. 
- Cả lớp, GV nhận xét, động viên những HS kể hay.
2.2. Kể lại đoạn 3:
- 1 HS đọc yêu cầu. GV nhấn mạnh :Kể bằng lời của em là không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong sgk. Có thể dùng từ đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ thêm một vài ý qua sự tưởng tượng của mình.
- HS tập kể theo nhóm. Đại diện các nhóm thi kể. GV nhận xét.
2.3. Phân vai dựng lại câu chuyện:
- Gv làm người dẫn chuyện, 3 HS đóng 3 vai còn lại
- 4 HS kể lại câu chuyện theo vai
- 2, 3 nhóm HS thi kể chuyện thi kể chuyện theo vai.
- Cả lớp,GV nhận xét:nội dung, thể hiện, cách diễn đạt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khen ngợi HS kể hay, lắng nghe bạn kể.
- Tập kể chuyện ở nhà. Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
Thể dục
ĐỘNG TÁC CHÂN-TRÒ CHƠI “KÉO CƯA LỪA XẺ”
I. Mục tiêu:
- Ôn 2 động tác vươn thở, tay, học động tác chân.
- Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
- Học động tác chân. Ôn trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường vệ sinh, an toàn.
- Còi, tranh
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu
cầu giờ học .
- Chạy nhẹ nhàng.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Trò chơi khởi động.
- 2 HS thực hiện động tác vươn thở, tay.
2.Phần cơ bản :
- Ôn 2 động tác vươn thở và tay.
- Học động tác chân.
- Ôn tập 3 động tác: vươn thở, tay, chân
- Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và cho 1 – 2 cặp HS lên làm mẫu, sau đó chia tổ để chơi.
3.Phần kết thúc: 
- Cúi người thả lỏng.
- Cúi lắc người thả lỏng.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.
8’
2’
1’
1’
1’
3’
20’
5’
3 - 4 lần
5’
6’
7’
2’
2’
2’
1’
Nhận lớp 
====
====
====
====
5GV
==========
==========
==========
==========
5GV
====
====
====
====
5GV
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008
Âm nhạc
XOÈ HOA
I. Mục tiêu:
- Xoè hoa là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc.
- Hát đúng giai điệu và lời ca. 
- HS biết cách gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị:
- Tập hát của lớp 1,nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2-3 HS hát bài “Thật là hay”. Gv nhận xét.
2. Hoạt động 2: Dạy bài hát “Xoè hoa”
Mục tiêu:.Hs biết bài “Xoè hoa”là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc. Hát đúng giai điệu và lời ca. 
Cách tiến hành:
a. Giới thiệu bài: “Xoè hoa”
b. Dạy hát
- GV cho HS nghe hát mẫu. Hướng dẫn HS đọc lời ca.
Bùng boong/ bính boong /ngân nga tiếng/ cồng vang vang.
Nghe tiếng chiêng / reo vui rộn ràng./
Theo tiếng khèn / tiếng sáo vang lừng./
Tay nắm tay / ta cùng xoè hoa.
- Dạy hát từng câu (theo lối móc xích).Hát cả bài
- Chia hai dãy hát. Hát lại bài hát.
3. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm 
Mục tiêu: Hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu lời ca. 
Cách tiến hành:
- Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
 x x x x x x x
- Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
 x x x x
- Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang.
 x x x x x x x x x x
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. Tập hát kết hợp gõ đệm ở nhà.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, 29 + 5, 49 + 25.
- Củng cố kĩ năng so sánh, kĩ năng giải toán có lời văn.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng: “Trắc nghiệm 4 lựa chọn”.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, bảng quay
Phiếu bài tập nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 69 + 24, 39 + 22, 19 + 53, 89 + 4 
- 1 em sửa bài trong VBT toán
- Gv nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài : “Luyện tập”
2. Hoạt động 2:. Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 9 + 5,
 29 + 5, 49 + 25
Bài 1: HS làm bài theo nhóm đôi nhẩm nhanh kết quả. GV nhận xét.
- Gọi bất kì học sinh đọc bảng quay
9 + 4 = 13 9 + 3 = 12 9 + 2 = 11 6 +9 = 15
9 + 6 = 15 9 + 5 = 14 9 + 9 = 18 5 + 9 = 14
9 + 8 = 17 9 + 7 = 16 9 + 1 = 10 2 + 9 = 11
Bài 2: HS làm trên bảng con, 2 em làm bảng lớp hàng trên
- Hàng dưới học sinh làm cá nhân, 1 em làm bảng.
- Lớp, GV nhận xét bài bảng 
3. Hoạt động 3: 
Bài 3: 
- Nhóm thi làm nhanh
9 + 9 < 19 9 + 8 = 8 + 9 9 + 5 < 9 + 6
9 + 9 > 15 2 + 9 = 9 + 2 9 + 3 > 9 + 2
- Nhận xét, sửa bài
Bài 4: 
- 1 HS đọc đề bài. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở. (Đáp số : 44 cm)
- Chấm vở 1 số em, nhận xét
Bài 5: 
- 1 em đọc đề bài
- HS chọn câu đúng và ghi vào bảng con. 
- HS nêu tên các đoạn thẳng
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng cộng 9
- Chuẩn bị bài: 8 cộng với 1 số. 8 + 5
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
 .............................................................................................................................
Luyện từ và câu
TỪ CHỈ SỰ VẬT
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: NGÀY, THÁNG, NĂM
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mở rộng vốn từ chỉ sự vật.
2. Biết đặt và trả lời câu hỏi về thời gian.
3. Biết ngắt đoạn văn thành những câu trọn ý.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, bảng lớp ghi bài 1
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học:	
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
- 2, 3 HS đặt câu theo mẫu Ai( cái gì, con gì) là gì? GV nhận xét.
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hoạt động 2: Mở rộng vốn từ chỉ sự vật.
Bài 1: (miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu. HS phát biểu. GV nhận xét, ghi bảng.
Chỉ người
Chỉ đồ vật
Chỉ con vật
Chỉ cây cối
Cha, mẹ, ông, bà, chú, dì.
Thước, kéo, bút, bảng.
Gà, chó, mèo
Na, xoài, bưởi, mận..
3. Hoạt động 3: Đặt và trả lời câu hỏi về thời gian. 
Bài 2: GV nêu yêu cầu.
- 2 HS nhìn SGK nói theo mẫu. Từng cặp HS thực hành hỏi đáp. Cả lớp, GV nhận xét
VD: Bạn sinh vào tháng mấy? Tôi sinh tháng tám.
 Tháng tám có mấy tuần? Tháng tám có bốn tuần.
4. Hoạt động 4: Ngắt đoạn văn
Bài 3: 
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài. 2 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.
Trời mưa to. Hoà quên mang áo mưa. Lan rủ bạn đi chung áo mưa với mình. Đôi bạn vui vẻ ra về.
5. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét tiết học. Tìm thêm các từ chỉ sự vật.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
Thủ công
GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách máy bay phản lực.
- Gấp được máy bay phản lực.
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Chuẩn bị:
- Mẫu máy bay phản lực gấp bằng giấy, Quy trình gấp máy bay phản lực.
- Giấy gấp thủ công (A4), bút màu, hồ dán, kéo
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Hoạt động 1: Thực hành gấp máy bay phản lực
Mục tiêu: Gấp được máy bay phản lực. Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
Cách tiến hành:
- HS nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực.
- Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực.
+ Gấp giống như gấp tên lửa: Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy dấu giữa. Mở tờ giấy ra, gấp theo đường dấu gấp ở hình 1 được hình 2.
+ Gấp toàn bộ phần trên vừa gấp xuống theo đường dấu gấp ở hình 2 sao cho đỉnh A nằm trên đường dấu giữa được hình 3.
+ Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho 2 đỉnh tiếp giáp nhau ở đường dấu giữa, điểm tiếp giáp cách mép gấp phía trên khoảng 1 / 3 chiều cao H như hình 4.
+ Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên đ6ẻ giữ chặt hai nếp gấp bên, được hình 5.
+ Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 5 sao cho 2 đỉnh phía trên và hai mép bên sát vào đường dấu giữa như hình 6.
- Bước 2: Tạo máy bay phản lực và và sử dụng.
+ Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo chiều dấu giữa, được máy bay phản lực như hình 7.
+ Cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh máy bay ngang sang hai bên, hướng máy bay chếch lên phía trên để phóng như phóng tên lửa.
- Tổ chức cho HS thực hành gấp máy bay phản lực.
- Trang trí sản phẩm, chọn ra sản phẩm đẹp.
- Đánh giá sản phẩm của HS 
- HS thi phóng máy bay phản lực. Giữ trật tự, vệ sinh, an toàn khi phóng.
2. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tinh thần, thái độ, kết quả học tập.
- Dặn : mang giấy màu, kéo, giấy nháp, bút màu để học bài: Gấp máy bay đuôi rời.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
Thứ năm, ngày 25 tháng 9 năm 2008
Tập đọc
TRÊN CHIẾC BÈ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài.Đọc đúng các từ ngữ khó..Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, và giữa các cụm từ. Hiểu nghĩa từ mới: ngao du thiên hạ, bèo sen, bái phục, lăng xăng, váng.
- Hiểu nội dung:Tả chuyến du lịch thú vị trên “sông” của đôi bạn Dế Mèn và Dế trũi.
II. Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, Bảng phụ
III. Các hoạt động dạyhọc:
1. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
2 HS đọc bài “Bím tóc đuôi sam”-Trả lời câu hỏi về nội dung bài-GV nhận xét.
Giới thiệu bài “Trên chiếc bè”: HS quan sát tranh minh hoạ
2. Hoạt động 2:Luyện đọc 
2.1. GV đọc mẫu
2.2. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu
- HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS : Dế trũi, bèo sen, lăng xăng, bái phục, váng
b. Đọc từng đoạn trước lớp
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn . Hướng dẫn HS đọc: Mùa thu mới chớm/ nhưng nước đã trong vắt,/ trông thấy cả hòn cuội trắng tinh nằm dưới đáy .//
- Giải nghĩa từ: ngao du thiên hạ, bèo sen, lăng xăng, bái phục, váng, cua kềnh.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
d.Thi đọc giữa các nhóm.
e.Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hoạt động 3:Tìm hiểu bài
- Câu 1: Dế mèn và Dế Trũi đi chơi xa bằng cách gì ?
GV: Dòng sông đối với hai chú dế chỉ là một dòng nước nhỏ.
- Câu 2 : Trên đường đi đôi bạn nhìn thấy cảnh vật ra sao
- Câu 3: Tìm những từ ngữ chỉ thái độ của các con vật với 2 chú dế?
* GV :các con vật đều bày tỏ tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ, hoan nghênh hai chú dế.
4. Hoạt động 4 :Luyện đọc lại
- 3- 4 HS thi đọc lại bài. 
- Cả lớp, GV nhận xét.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Đọc bài ở nhà. Qua bài văn, em thấy cuộc đi chơi của hai chú dế có gì vui? Tìm đọc truyện: “Dế mèn phiêu lưu kí” của nhà văn Tô Hoài.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
Toán
8 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 8 +5
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 8+5
- Thành lập và học thuộc công thức 8 cộng với một số ( cộng qua 10).
- Củng cố ý nghĩa phép cộng qua giải toán có lời văn. Giảm bài 3
II. Chuẩn bị: Bảng phụ, 13 que tính, bảng gài.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
- 2HS làm bảng lớp, cả lớp làm bảng con: 39 + 22, 19 + 33, 98 + 4, 59 + 24
- GV nhận xét, cho điểm.
- Giới thiệu bài : “8 cộng với một số: 8 +5”
2. Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng dạng 8 + 5, thành lập và học thuộc công thức 8 cộng với một số.
Buớc 1: Giới thiệu
Nêu bài toán : Có 8 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
- GV nêu 8 + 5=?.(GV kết hợp cài que tính vào bảng)
Bước 2: Đi tìm kết quả
- HS thao tác với các que tính để tìm kết quả của phép cộng 8 + 5 =..?
Bước 3: Đặt tính rồi tính. 
 + 8 
 5 
 13
- Lập bảng công thức: 8 cộng với một số.
- HS sử dụng que tính để tìm kết quả các phép cộng, 2 HS lên bảng lập công thức.
- GV tổ chức cho HS học thuộc lòng.
3. Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS làm miệng. GV nhận xét
Bài 2: HS làm trên bảng con.GV nhận xét.
Bài 3: Giảm
Bài 4: 1 HS đọc đề bài.GV :Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? 1 HS nêu tóm tắt.
- 1 HS làm bảng phụ. Cả lớp làm vào vở.(Đáp số :15 con tem )
4. Củng cố, dặn dò:Nhận xét tiết học. Xem lại bài, học thuộc bảng 8 cộng với môt số.
Rút kinh nghiệm tiết dạy:	
..............................................................................................................................
...........................................................................

File đính kèm:

  • doctuan 4.doc