Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010

doc20 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp Lớp 2 - Tuần 6 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 6:
	Thứ hai ngày 28.9.2009.
	Chào cờ đầu tuần.
Môn: Tập đọc.
	Tên bài dạy: Mẫu giấy vụn.
	SGK/ 48,49. Thời gian dự kiến: 70’
	I/ Mục tiêu:
	- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó: rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, lắng nghe, sọt rác, cửa sổ.
	- Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
	- Biết đọc phân biệt lời kể với lới của các nhân vật.
	- Hiểu nghĩa các từ mới và nghĩa của câu chuyện.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh họa trong SGK.
	III/ Các hoạt động dạy và học:
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 3 hs lên đọc bài và trả lời theo câu hỏi trong SGK/44.
	- Nhận xét ghi điểm- nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV cho hs quan sát tranh đưa ra câu hỏi, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Luyện đọc.
	* GV đọc mẫu.
	* Luyện đọc câu: 
	- HS đọc nối tiếp câu lần 1, kết hợp rút từ khó mà hs đọc sai, gv ghi bảng, hướng dẫn đọc từng từ- cả lớp đọc đồng thanh hết các từ.
	- HS đọc câu nối tiếp lần 2- GV rút câu dài.
	+ Lớp học rộng rãi/ sáng sủa và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẫu giấy/ ngay giữa lối ra vào.//
	- Gọi hs lên bảng ngắt câu- HS đọc lại câu trên- nhận xét.
	* Luyện đọc đoạn.
	- GV hướng dẫn hs luyện đọc từng đoạn và kết hợp giải nghĩa từ như trong sách khoa.
	+ Đoạn 1:
	+Đoạn 2:
	+ Đoạn 3:
	Rút từ: Tiếng xì xào, đánh bạo, hưởng ứng.
	+ Đoạn 4:
	Rút từ: thích thú
	* Luyện đọc trong nhóm 2 em
	* Thi đọc diễn cảm.
	* Đồng thanh cả lớp đoạn 1,2
	TIẾT 2.
	a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung bài.
	* Gọi hs đọc câu hỏi lớp đọc thầm từng đoạn TLCH, nhận xét.
	- Câu 1:( đọc thầm đoạn 1,2): Nằm ngay giữa lối ra vào rất dể thấy.
	- Câu 2:( đọc thầm đoạn 2,3): cô giáo yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẫu giấy đang nói gì.
	- Câu 3:( đọc thầm đoạn 4): Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác!
	- Câu 4: Em hiểu ý cô giáo nhắc nhở em điều gì?( Phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.
	* nội dung: Mỗi hs phải có ý thức giữ vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.
	b/ Hoạt động 2: Luyện đọc lại.
	- GV hướng dẫn giọng đọc và phân vai:( người dẫn chuyện- mấy hs nói lời cả lớp đồng thanh “ có ạ!”; xì xào “ Thưa cô, đúng đấy ạ! Đúng đấy ạ!”- cô giáo- 1 hs nam- 1hs nữ).
	- HS phân vai.-đọc bài ,nhận xét.
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố:
	+ Tại sao cả lớp lại cười rộ thích thú khi bạn gái nói?( vì bạn gái tưởng tượng ra một ý bất ngờ và thú vị./ vì bạn hiểu ý cô giáo)
	+ Em có thích bạn gái trong truyện này không? Vì sao?( thích bạn vì bạn thông minh, hiểu ý cô giáo, biết nhặt rác bỏ vào sọt. Trong lớp chỉ có mình bạn hiểu ý cô giáo).
	b/ Dặn dò: xem lại bài.
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung:.
	Môn: Toán 
	Tên bài dạy: Bài toán về nhiều hơn.
	SGK/ 24. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu: Giúp hs.
	- Hiểu khái niệm “ nhiều hơn” và biết cách giải về nhiều hơn.
	- Rèn kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV : Bảng cài, hình quả cam.
	III/ Các hoạt động dạy và học:
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- gọi 2 hs lên bảng làm bài 3/23.
	- Kiểm tra 1 bàn. Lớp đổi vở kiểm tra chéo.
	- nhận xét ghi điểm- nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt dộng dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn.
	- GV vừa nói vừa thao tác.
	. Cành trên có 5 quả cam.( cài 5 quả cam)
	. Cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả cam( ứng với hàng trên 5 quả cài thêm 2 quả nữa)
	- Y/C hs so sánh số cam ở hai cành với nhau.
	- GV nêu bài toán: Cành trên có 5 quả, cành dưới có nhiều hơn cành trên 2 quả. Hỏi cành dưới có bao nhiêu quả cam?
	- Y/C hs dựa vào bài toán nêu lời giải và thực hiện phép tính.
	Bài giải: 
	Số quả cam cành dưới có là
	5+2=7 (quả cam)
	Đáp số: 7 quả cam.
	c/ Hoạt động 3: Thực hành làm bài tập.
	* Bài 1:
	- Gọi 2 hs đọc bài toán.
	- Gọi 1 hs đọc tóm tắt bài toán.
	- GV gợi ý để hs làm bài.
	. Bài toán cho ta biết gì?( Hòa 6 bút, lan hơn Hòa 2 bút)
	. Bài toán hỏi gì?( Lan có mấy bút chì màu)
	- HS làm bài,gọi hs lên bảng sửa bài, nhận xét.
	Bài giải:
	Số bút chì màu lan có là.
	6+2=8( bút chì)
	Đáp số: 8 bút chì.
	* Bài 3:( Cách thực hiện tương tự như bài 1)
	Bài giải.
	Hồng cao là.
	95+4=99(cm)
	Đáp số: 99 cm
	* Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ trống
	. Những số cho trước là số chẳn hay số lẽ?( lẽ)
	- Dựa vào bài đã cho sẳn, các em làm bài, hs làm bài, gọi hs lên bảng sửa bài, nhận xét.
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố: 
	. Hôm nay chúng ta học toán dạng gì?( nhiều hơn) 
	. Giải toán nhiêu hơn bằng phép tính gì?( tính cộng)
	b/ Dặn dò: BTVN: 2/ 24. Bài sau luyện tập.
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung: .
	Môn: Đạo đức
	Tên bài dạy: Gọn gàng ngăn nắp(tiết 1)
	VBTĐĐ/ 8,9. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu: Giúp hs ghi nhớ.
	- Ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp.
	- Biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
	- HS biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.
	- Biết yêu mến những người sống gọn gàng, ngăn nắp.
	II/ Đồ dùng học tập:
	- GV: Tranh minh họa, phiếu giao bài tập.
	III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 3 hs TLCH bài: Biết nhận lỗi và sửa lỗi( tiết 2)
	. Em hãy nêu cách ứng sử trong tình huống sau:
	+ Trong giờ ra chơi em vô ý làm bẩn áo bạn.
	+ Đến lớp không làm BTTVN trong giờ học toán.
	+ Khi hứa đi tiệc sinh nhật, nhưng vì lí do gì đó thật chính đángmà bạn không đi.
	. Theo em làm gì trong tình huống trên.
	+ Khi có lỗi ta cần phải làm gì?
	+ Em cần làm gì để trở thành người bạn tốt?
	- Nhận xét đánh giá- nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu.
	* Mục tiêu: Giúp hs thấy được lợi ích của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
	+ Kịch bản: Dương đang chơi bi thì Trung gọi:- Dương ơi. Đi học thôi!
	- Dương: - Đợi tí- Tớ lấy cặp sách đã. Dương loay hoay tìm nhưng không thấy.
	- Trung:( vẻ sốt ruột):- Sao lâu thế! Thế cặp sách của ai trên bệ cửa sổ kia?
	- Dương :( vỗ vào đầu)- À tớ quên. Hôm qua vội đi đá bóng, tớ để tạm đấy
	( Một cặp sách): - Sách toán đâu rồi? Hôm qua tớ vừa làm bài tập cơ mà.
	Cả hai cùng loay hoay tìm quanh nhà và hú gọi:
	- Sách ơi! Sách ở đâu? Sách ơi! Hãy ới lên một tiếng đi!
	Trung ( giơ hai tay):- Các bạn ơi! Chúng mình nên khuyên Dương như thế nào đây?
	* GV chia nhóm và giao kịch bản
	- Gọi đại diện nhóm lên trình bày hoạt cảnh.
	* HS thảo luận lớp.
	+ Vì sao bạn dương không tìm thấy cặp và sách vở?
	+ Qua hoạt cảnh trên em rút ra điều gì?
	=> GV kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm bạn mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở, đồ dùng khi cần đến. Do đó các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt.
	c/ Hoạt động 3: Thảo luận nhận xét nội dung tranh.
	* Mục tiêu: Giúp hs phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.
	* Cách tiến hành:
	- GV chia nhóm( 4 nhóm) và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhận xét xem nơi học và sinh hoạt của các bạn trong mỗi tranh đã gọn gàng ngăn nắp chưa? Vì sao?
	- Gọi đại diện nhóm lên trình bày- nhận xét- gv kết luận.
	+ Nơi học và sinh hoạt của các em trong tranh 1,3 là gọn gàng ngăn nắp.
	+ Nơi học và sinh hoạt của các em trong tranh 2,4 là chưa gọn gàng, ngăn nắp vì đồ dùng, sách vở để không đúng nơi quy định.
	d/ Hoạt động 4: Bày tỏ ý kiến:
	* Mục tiêu: Giúp hs biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình với người khác.
	* cách tiến hành: 
	- GV nêu tình huống. Bố mẹ xếp cho nga góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.
	+ Theo em Nga cần làm gì để giữ cho góc học tập luôn gọn gàng ngăn nắp.
	- HS thảo luận, gọi hs trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung.
	=> GVKL: Nga nên trình bày rõ ý kiến yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi qui định
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố: Bày tỏ ý kiến từng tình huống.
	. Bạn Lan khi đi học về vức rác dưới bàn.
	. Góc học tập của mình, bạn Hùng đã bỏ đồ dùng lộn xộn khi đến nhà bạn.
	- Theo em , em sẽ làm gì trong những trường hợp trên.
	b/ Dặn dò: Về nhà học bài và sắp xếp lại góc học tập của mình.
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung:..
	Thứ ba ngày 29.9.2009
	Môn: Thể dục
	Tên bài dạy: Động tác bụng- chuyển đội hình hàng ngang
	Thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
	SGV/ 46->48. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, lườn học mới động tác bụng, y/c thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng.
	- Học chuyển đội hình hang ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh và trật tự hơn giờ trước.
	II/ Địa điểm, phương tiện
	- Trên sân trường
	- Tranh, còi.
	III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Phần- nội dung
 ĐLVĐ
 BPTC
1/ Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Khởi động: xoay các khớp cổ tay, cánh tay, cẳng tay
* Bài cũ: Tập 4 động tác đã học
2/ Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
-* Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại.
-GV dùng khẩu lệnh cho hs chuyển đội hình thành vòng tròn và ngược lại
- Chuyển hàng dọc thành vòng tròn và ngược lại. cho hs quay mặt vào trong tâm, giãn cách một sãi tay động tác thể dục
* Học động tác bụng.
- GV nêu tên động tác và làm mẫu
- Lớp trưởng hô, hs làm theo, gv theo dõi sửa sai.
* Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng.
- Gv theo dõi sửa sai
* Trò chơi qua đường lội
3/ Hoạt động cuối cùng: Phần kết thúc.
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng
- Hệ thống bài học và giao bài tập về nhà
- Gv hô “ giải tán” hs “khỏe”
 1-2’
 1-2’
 4-5 lần
 5’
 2-3 lần
 2-3 lần
 2-3 lần
 2-3 lần
 2-3 lần
 2-3 lần
 5-6’
 1-2’
 1-2’
 1-2’
 1’
 Hàng dọc
 Hàng dọc
Hàng ngang
Tổ 1
Hàng ngang
Vòng tròn
 “
Hàng ngang
Hàng dọc
Vòng tròn
Hàng ngang
Hàng ngang
Vòng tròn
Hàng dọc
 “
 “
 “
 “
	IV/ Phần bổ sung:
...
Môn: Toán
	Tên bài dạy: Luyện tập
	SGK/ 25.Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- Giúp hs củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn( chủ yếu là phương pháp giải).
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ.
	III/ Các hoạt động dạy học:
	1/ Hoạt động đàu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 1 hs lên bảng làm bài tập 2/ 24.
	- Chấm vở 2 bàn. Lớp đổi vở chéo để kiểm tra.
	- Nhận xét ghi điểm- nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
 	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập.
	* Bài 1: Toán giải.
	- Gọi 2 hs đọc đề toán.
	. Bài toán cho biết gì?( An có 8 bút chì màu, bình có nhiều hơn An 4 bút chì màu).
	. Bài toán hỏi gì?( Hộp của Bình có bao nhiêu bút chì màu)
	- HS làm bài, gọi hs lên bảng sửa bài, nhận xét.
	Bài giải
	Hộp bút của Bình có là.
	8+4=12(bút)
	Đáp số: 12 bút
	* Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
	- Gọi 2 hs dựa vào tóm tắt, nêu bài toán.
	- Tương tự bài 1, HS làm bài, gọi hs lên bảng sửa bài, nhận xét.
	Bài giải.
	Số người đội 2 có là:
	18+2=20( người)
	Đáp số: 20 người.
	* Bài 3: Giải bài toán theo bài tóm tắt sau:
	( tương tự bài 2) 
	Bài giải.
	Số nhãn vở Hồng có là:
	12+3=15( nhãn vở)
	Đáp số: 15 nhãn vở.
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố: Thi giải toán theo tóm tắt sau:
	Lớp 2A trồng: 12 cây.
	Lớp 2B trồng nhiều hơn 4 cây.
	Lớp 2B trồng? cây.
	b/ Dặn dò: BTVN: 4/25. Chuẩn bị bài sau 7 cộng với một số : 7+5
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung:
	Môn: Thủ công
	Tên bài dạy: Gấp máy bay đuôi rời( tiết 1)
	SGV/ 198->203. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- HS biết gấp máy bay đuôi rời.
	- HS yêu thích gấp hình.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Quy trình, vật mẫu.
	- HS: Giấy nháp.
	III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 3 hs nhắc lại các bước gấp máy bay phản lực
	- Nhận xét đánh giá- Nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- Đưa vật mẫu để giới thiệu, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Quan sát và nhận xét.
	- GV đưa vật mẫu- HS quan sát.
	+ Hình dáng( Phần mũi nhọn)
	+ Màu sắc( tùy thích)
	+ Các phần của máy bay đuôi rời( Đầu ,cánh, thân, đuôi)
	c/ Hoạt động 3: Làm mẫu
	- GV gắn quy trình và gấp mẫu hình minh họa lên bảng.
	- GV gấp và hướng dẫn cách gấp theo quy trình.
	+ Gấp đầu và cánh máy bay.
	+ Gấp thân và đuôi.
	- HS quan sát và thực hiện
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố: Nêu lại các bước gấp
	b/ Dặn dò: Về nhà tập làm tiết sau thực hành.
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung:
	Môn: Chính tả: ( tập chép)
	Tên bài dạy: Mẩu giấy vụn
	SGK/ . Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- chép lại đúng một trích đoạn của truyện mẩu giấy vụn.
	-Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn lộn ai/ay, s/x, thanh hỏi/ thanh ngã.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ viết đoạn văn cần tập chép, bài tập.
	- HS: Bảng con
	III/ Các hoạt động dạy và học: 
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- 2hs lên bảng , lớp viết vào bảng con: tìm kiếm, mỉm cười, long lanh, non nước, nướng bánh, chen chúc, lỡ hẹn, gõ kẻng.
	- Nhận xét – Nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV nêu mục tiêu ,rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Tập chép
	- GV đọc đoạn chính tả đã chép trên bảng phụ
	- 2hs đọc lại
	- GV hướng dẫn hs nhận xét.
	+ Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy( 2 dấu phẩy)
	+ Tìm thêm những dấu câu khác trong bài chính tả( chấm, hai chấm, gạch ngang, ngoặc kép, chấm than).
	- HS viết bảng con những tiếng: bỗng, mẩu giấy, nhặt lên, sọt rác
	- HS chép bài trên bảng.
	- GV chấm chữa bài: 2 bàn
	c/ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 /vbt: điền vào chỗ trống ai hay ay ?
- HS tự điền từ thích hợp 
- HS đọc từ ngữ đúng đã điền
- 3 HS lên bảng làm bài – cả lớp nhận xét, sửa bài.
Mái nhà	máy cày
Thính tai	giơ tay
Chải tóc	nước chảy
Bài tập 2b/vbt: điền vào chỗ trống :
b. HS làm tương tự như bài tập 1
- 2 HS lên bảng làm bài – Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Ngã ba đường	ba ngả đường	vẽ tranh	có vẻ
3. Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò
a/ Củng cố: 
-b/ Dặn dò: Nhắc HS nhớ viết đúng của các từ đã tìm ở bài tập1, 2b.
và đẹp .
c/ Nhận xét tiết học:
IV/ Phần bổ sung: 
	Môn: Tập đọc
	Tên bài dạy: Ngôi trường mới
	SGK/ 50. Thời gian dự kiến: 35’
I/. Mục tiêu: HS yếu đọc được bài tập đọc. 
- HS đọc đúng từ khó: lợp lá, lấp ló, bỡ ngỡ, thân quen,Biết ngắt, nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy, sau mỗi câu.
- Hiểu nghĩa các từ mới, hiểu nội dung bài tả ngôi trường mới, tình cảm yêu mến, tự hào của HS đối với ngôi trường mới và cô giáo, bạn bè.
- Giáo dục HS yêu quý ngôi trường, thầy cô, bạn bè. 
II/. Đồ dùng dạy – học: 
GV: Bảng phụ ghi đoạn hướng dẫn HS đọc.
III/. Các hoạt động dạy - học:
1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi theo sgk của bài mẩu giấy vụn.
 	 - GV nhận xét- ghi điểm.
2/ Hoạt động dạy học bài mới
a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
b/ Hoạt động 2: Luyện đọc.
- GV đọc mẫu - HS nghe theo dõi sgk.
* Luyện đọc câu.
- HS luyện đọc câu: Đọc nối tiếp lần 1 - Gv rút từ khó ghi bảng. hướng dẫn đọc từng từ- cả lớp đồng thanh hết các từ.
- Đọc câu nối tiếp lần 2– GV rút câu dài.
+ Em bước vào lớp, / vừa bỡ ngỡ/ vừa thấy quen thân//
+ Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài!//
+ Cả chiếc thước kẻ,/ chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế!//
- GV gọi hs lên bảng ngắt câu- HS đọc lại câu trên- nhận xét
	* Luyện đọc đoạn.
- GV hướng dẫn hs luyện đọc từng đoạn và kết hợp giải nghĩa từ theo như trong sách giáo khoa.
+ Đoạn 1: rút từ: mảng tường,lấp ló.
+ Đoạn 2: rút từ: bỡ ngỡ, vân.
+ Đoạn 3:
* Luyện đọc đoạn trong nhóm 2 em
* Thi đọc giữa các nhóm( đoạn 3)
 Lớp nhận xét- Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
*Lớp đồng thanh đoạn 3.
c/ Hoạt động 3: Tìm hiểu bài 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm – Đọc câu hỏi sgk và TLCH. GV chốt ý.
Câu 1: HS đọc tứng ý trong câu hỏi và trả lời theo từng ý:
 a, Đoạn 1 – 2 câu đầu - b, Đoạn 2 – 2 câu tiếp theo - c, đoạn 3: đoạn còn lại
Câu 2: ngói đỏ, lấp ló, bàn ghế nổi vân đào, sáng lên và thơm tho...
Câu 3: Bạn HS cảm thấy tất cả đều mới lạ nhưng rất thân thương.
Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường như thế nào?( Bạn học sinh rất yêu ngôi trường mới)
- HS nêu ý kiến – GV chốt ý.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại. 
- GV hướng dẫn cách đọc (Giọng đọc trìu mến, thiết tha) - GV đọc mẫu. 
- HS luyện đọc (nối tiếp) - Thi đọc giữa các tổ - HS nhận xét bạn đọc, tuyên dương.
3/ Hoạt động cuối cùng:. Củng cố, dặn dò: 
a/ Củng cố: 1hs đọc lại toàn bài.
- Giáo dục HS biết yêu trướng lớp, thầy cô, bạn bè.
* b/ Dặn dò: Về nhà đọc lại bài và TLCH
c/ Nhận xét tiết học:
IV/ Phần bổ sung: .............................................................................................................
	Thứ tư ngày 30.9.2009
	HỌC SINH NGHỈ GV HỘI NGHỊ
	CNVC.
	Thứ năm ngày 1.10.2009
	Môn: Mĩ thuật
	Tên bài dạy: Vẽ trang trí: Màu sắc, vẽ màu vào hình có sẳn
	Vở tập vẽ/ 10. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- HS sử dụng được 3 màu cơ bản đã học được ở lớp một.
	- Biết thêm 3 màu mới do các cặp màu cơ bản pha trộn: da cam, tím, xanh lá cây.
	- Vẽ màu vào hình có sẳn theo ý thích.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh vẽ, màu cơ bản, màu nước, trái cây có màu, cam tím ,lục.
	- HS: Bút màu, vở vẽ.
	III/ Các hoạt động dạy và học.
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Kiểm tra dụng cụ học tập của hs.
	- Nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Quan sát nhận xét.
	- GV gợi ý cho hs nhớ lại các màu
	. 3 màu đã học ở lớp một là những màu nào? ( đỏ, vàng, lam)
	- GV đưa vật mẫu cho hs kể về các màu sắc
	. Quả cà rốt có màu gì?( cam)
	. Quả khế có màu gì?( xanh lá)
	. Quả cà có màu gì?( tím)
	-GV có thể liên hệ thực tế, mở rộng thêm 1 số quả: quả khế màu vàng, cà màu xanh
	- GV cho hs tìm những màu trong hộp bút màu có những màu nói trên.
	- GV treo hình minh họa, hs quan sát, TLCH.
	. Màu da cam là do sự kết hợp 2 màu cơ bản nào?( màu đỏ, vàng)
	.Màu tím là do sự kết hợp 2 màu cơ bản nào?( màu đỏ và màu lam)
	.Màu xanh là do sự kết hợp 2 màu cơ bản nào?( vàng, lam)
	- GV pha màu trên giấy trắng cho hs cảm nhận
	c/ Hoạt động 3: Cách vẽ màu
	- Cho hs xem: em bé, gà trống, bông hoa cúc.
	. Đây là bức tranh phóng to theo tranh dân gian Đông Hồ.
	- Hướng dẫn hs cách vẽ màu: chọn màu khác nhau và vẽ màu tươi vui, rực rỡ, đậm nhạt, có sử dụng các màu mình đã học.
	- Khi tô màu, hình ảnh chính-> phụ -> hình nền .HS quan sát tranh đã sơn màu.
	d/ Hoạt động 4: Thực hành vẽ màu.
	- HS vẽ màu tự do
	- Hướng dẫn hs vẽ màu vào đúng tranh.
	- Theo dõi, hướng dẫn giúp đỡ các em.
	đ/ Hoạt động 5: Nhận xét đánh giá.
	- HS và GV cùng nhận xét về màu sắc, cách vẽ màu.
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố- dặn dò.
	a/ Củng cố:
	- Gọi hs nhắc lại 3 màu cơ bản
	- Những màu kết hợp để tạo ra màu tím, lục, cam.
	b/ Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh.
	c/ Nhận xét tiết học.
	IV/ Phần bổ sung: .
	Môn: Luyện từ và câu
	Tên bài dạy: Câu kiểu ai là gì? Khẳng định, phủ định
	Từ ngữ về đồ dùng học tập.
	SGK/ 52. Thời gian dự kiến: 35’
I/Mục tiêu:
	- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu giới thiệu( Ai, cái gì, con gì, là gì)
	- Biết đặt câu phủ định( không dạy cho hs thuật ngữ này)
	- Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về đồ dùng học tập.
	II/ Đồ dùng học tập:
	- GV: Tranh bài tập 3.
	III/ Các hoạt động dạy và học:
	1/ Hoạt động đàu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 2-3 hs viết tên bạn và tên dòng sông
	- Đặt câu theo kiểu ai là gì? Cái gì?
	- Nhận xét ghi điểm- nhận xét bài cũ.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới:
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Thực hành.
	* Bài 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm( Làm miệng).
	- Gọi 1 hs đọc y/c, gv ghi bảng
	. Câu a: Từ ngữ in đậm là từ gì?(em)
	. “ em” là bộ phận gì trong kiểu câu “ ai là gì”(Ai)
	- GV hướng dẫn cho hs thay thế bộ phận ai=em -> viết bảng: “ Ai là học sinh lớp 2”.
	- Các em suy nghĩ báo cáo kết quả, gv nhận xét.
	* Lời giải: Ai là hs lớp 2A?
	 Ai là hs giỏi nhất lớp?
	 Môn học em yêu thích là gì?
	* Bài 2: Tìm cách nói có nghĩa với nghĩa các câu sau.( Làm miệng)
	- 1 hs đọc yêu cầu 1, gv ghi bảng.
	- HS nêu câu mẫu ở câu a.
	- HS nhận xét cách nói của 3 câu có nghĩa như thế nào?
	- HS làm nhóm cặp, trình bày, hs, gv nhận xét.
	* Lời giải: Em không thích nghỉ học đâu.
	 Em có thích nghỉ học đâu.
	 Em đâu có thích nghỉ học.
	 Đây không phải là đường đến trường đâu.
	 Đây có phải là đường đến trường đâu.
	 Đây đâu có phải đường đến trường đâu.
	* Bài 3: Tìm những đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đò vật ấy dùng làm gì? (làm viết)
	- HS đọc y/c, gv ghi bảng.
	- GV cho học sinh làm theo nhóm 4, nhìn tranh vở bài tập tìm.
	- GV treo tranh lớn lên bảng, cho hs thi tiếp sức.( 1 người 1 đồ dùng)- nhận xét hs làm vào vở.
	* Lời giải: Quyển vở, chiếc cặp, lọ mực, thước kẻ, bút chì, ê ke ,com pa
	. Quyển vở: 4: để ghi bài.
	. Chiếc cặp: 3: Đựng sách vở bút
	. lọ mực: 1: để viết
	. bút chì 3: để vẽ, viết
	Thước kẻ 1: để gạch, kẻ đường thẳng
	3/ Hoạt động cuối cùng: Củng cố -dặn dò.
	a/ Củng cố: Thi đặt câu cho bộ phận in đậm
	- Trường em là trường tiểu học La Dạ 1
	- Bạn Hùng là hs lớp 2A.
	b/ Dặn dò: Đặt câu ai là gì, nhớ tên goi dụng cụ học tập.
	c/ Nhận xét tiết học:
	IV/ Phần bổ sung: .
	Môn: Toán
	Tên bài dạy: 7 cộng với một số: 7+5
	SGK/ 26. Thời gian dự kiến: 35’
	I/ Mục tiêu:
	- Biết thực hiện phép cộng dạng 7+5 từ đó lập và thuộc các dạng công thức 7 cộng với một số.
	- Củng cố giải bài toán về nhiều hơn.
	II/ Đồ dùng dạy học: 
	- GV+HS: bảng cài, que tính.
	III/ Các hoạt động dạy và học: 
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 1 hs lên bảng sửa BT:4/25 sgk.
	- Kiểm tra 2 bàn. Lớp đổi vở chéo kiểm tra.
	- Nhận xét ghi điểm- Nhận xét bài cũ
	2/ Hoạt động dạy học bài mới: 
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bải, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Giới thiệu phép cộng 7+5
	- GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? 
	- HS thao tác trên que tính, tìm ra kết quả 7+5=12
	7	Hay 7+5=12
	 +	 5+7=12
	5
	 12	
- GV yêu cầu HS thao tác trên que tính và nêu kết quả - Gv ghi bảng. 
 7 + 4 = 11 7 + 7 = 14
 7 + 5 = 12 7 + 8 = 15
 7 + 6 = 13 7 + 9 = 16
- HS học thuộc bảng cộng. GV xóa dần kết quả gọi HS đọc thuộc lòng. 
- GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. 
c/ Hoạt động 3: Thực hành 
Bài 1/vbt: Tính nhẩm. 
- HS làm vbt - HS nêu miệng kết quả - lớp nhận xét, sửa sai.
7+4=11	7+5=12	7+6=13	7+8=15
4+7=11	5+7=12	6+7=13	8+7=15
7+9=16	7+7=14
9+7=16	7+0=7
 GV: Khi đổi chổ các số hạng trong phép cộng thì tổng như thế nào?(không thay đổi)
Bài 2/vbt: Tính 
- HS làm bảng con từng phép tính – GV nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề toán – Gv tóm tắt đề toán lên bảng
Tóm tắt:
	Hoa:
	Chị :
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán
- HS làm vở bài tập, 1 em làm phiếu bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
	Bài giải
 Chị của Hoa có số tuổi là: 7 + 5 = 12 (tuổi)
 Đáp số: 12 tuổi 
3.Hoạt động cuối cùng: Củng cố, dặn dò: 
a/ Củng cố: gọi 2em đọc lại bảng cộng
b/ Dặn dò: BTVN:3/26
c/ Nhận xét tiết học:
IV/ Phần bổ sung:..
	Môn: Chính tả( nghe- viết)
	Tên bài dạy: Ngôi trường mới.
	SGK/ 54. Thời gian dự kiến.
	I/ Mục tiêu:
	- Nghe, viết chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài ngôi trường mới.
	- Làm đúng bài tập những từ chứa ai/ ay; s/x.
	II/ Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập.
	- HS: Bảng con
	III/ Các hoạt động dạy và học:
	1/ Hoạt động đầu tiên: Kiểm tra bài cũ.
	- Gọi 2hs lên bảng viết từ ngữ: mái nhà, máy cày, ngã ba, ngả đường.
	- GV nhận xét , tuyên dương.
	2/ Hoạt động dạy học bài mới.
	a/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV nêu mục tiêu, rút tên bài, ghi bảng.
	b/ Hoạt động 2: Nghe viết chính tả.
	- GV đọc bài chính tả, 2 hs đọc lại.
	- GV hỏi:
	. Dưới mái trường mới, bạn hs thấy có gì mới?( tiếng cô ấm áp, tiếng đọc bài vang vang)
	. Các dấu câu trong bài?( dấu phẩy, dấu chấm, dấu than)
	.những chữ nào viết hoa?( dầu đoạn, câu)
	. Cách trình bày?( đầu đoạn lùi 2 ô)
	- HS viết từ khó vào bảng con: mái trường, rung động, trang nghiêm, thân thương,
	* Nhận xét sửa sai.
	c/ Hoạt động 3: Viết chính tả
	- GV đọc bài, hs viết.
	- GV đọc lại, hs soát lỗi.
	- Chấm 2 bàn- lớp nhìn bảng, đổi vở chéo để soát lỗi.
	- GV nhận xét- tuyên dương.
	d/ Hoạt động 5: Thực hành làm bài tập.
	* Bài 2: Tìm nhanh tiếng có vần ai/ay.
	- HS đọc y/c, làm bài, gọi hs lên bảng sửa bài, nhận xét.
	=> Lời giải: ai: tai ,lái xe, bạn trai, con nai, thứ hai
	ay: Chân tay, máy cày, dòng 

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 6.doc